Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 18: đô thị hóa

Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 18: đô thị hóa

Bài 18: ĐÔ THỊ HÓA

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu được một số đặc điểm của đô thị hoá ở nước ta.

- Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội.

- Biết được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.

2. Kĩ năng

- Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ, Atlát.

- Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị.

- Phân tích biểu đồ.

3. Thái độ, hành vi

- Có ý thức học tập nghiêm túc

- Biết liên hệ kiến thức đã học và thực tiễn

 

docx 5 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 9720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 18: đô thị hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18: ĐÔ THỊ HÓA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được một số đặc điểm của đô thị hoá ở nước ta.
- Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội.
- Biết được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
2. Kĩ năng
- Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ, Atlát.
- Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị.
- Phân tích biểu đồ.
3. Thái độ, hành vi
- Có ý thức học tập nghiêm túc
- Biết liên hệ kiến thức đã học và thực tiễn
4. Kỹ năng được giáo dục trong bài
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin, sách giáo khoa, tranh ảnh phân tích được các đặc điểm của đô thị hóa, và những ảnh hưởng của nó đến việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, lắng nghe và phản hồi tích cực giao tiếp hợp tác trong quá trình thảo luận cặp đôi, nhóm.
- Làm chủ bản thân: có tinh thần học hỏi, và tiếp thu kiến thức, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm khi làm việc nhóm.
 5. Định hướng phát triển năng lực học sinh
-	Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ.
-	Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ 
II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp đàm thoại, gợi mở (HĐ2
- Phương pháp trò chơi (Khởi động)
- Phương pháp học tập theo nhón (HĐ1) 
III. Phương tiện học tập
Phiếu học tập
Atlat Địa lí Việt Nam
Bản đồ dân cư Việt Nam
IV. Tiến trình dạy học
 Khởi động (5 phút)
Cho học sinh chơi trò chơi: “con ong nhanh nhẹn” mỗi đội thi sẽ có 4 thành viên. Lần lượt các thành viên sẽ thay nahu viết những vấn đề liên quan đến đô thị hóa ở địa phương mình. Trong vòng 2 phút. Đội nào thắng cuộc sẽ được phần thưởng từ GV.
GV dẫn vào bài: Đô thị hoá là quá trình tăng nhanh số dân thành thị, sự tập trung dân cư vào các đô thị lớn và phổ biến lối sống thành thị. Đó là những đặc điểm chung của quá trình đô thị hoá. Vậy đô thị hoá ở nước ta có những đặc điểm gì? Đô thị hoá có ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế – xã hội? Để trả lời được các câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
 Kết nối ( 35 phút)
Cho học sinh quan sát một đoạn Video clip về tốc độ đô thị hóa.
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động củ HS
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm đô thị hoá ở nước ta (Cặp)
Các bước tiến hành
 *Các bạn có số lẻ:
+ Dựa vào SGK, vốn hiểu biết chứng minh rằng nước ta có quá trình đô thị hoá diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp.
Dựa vào hình 16.2, nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta.
*Các bạn có số chẵn: 
+ Dựa vào bảng 18.1 nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong giai đoạn 1990 - 2005.
Dựa vào bảng 18. 2 nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong nước.
- Chuẩn kiến thức.
- Chứng minh quá trình đô thị hoá chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
- Nhận xét sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị.
- Nhận xét sự phân bố đô thị và số dân đô thị của các vùng.
Vùng có nhiều đô thị nhất (Trung du và miền núi Bắc Bộ) gấp hơn 3 lần vùng có ít đô thị nhất (Duyên hải Nam Trung Bộ).
- Đông Nam Bộ có số dân đô thị cao nhất, số dân đô thị thấp nhất là Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Các nhóm tìm và thảo luận theo các nhiệm vụ GV đề ra.
- HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ các vùng có nhiều đô thị, vùng có số dân đô thị đông nhất, thấp nhất
Đặc điểm
Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ thấp
Tỉ lệ dân thành thị tăng 19.5% (1990) lên 26.9% (2005)
Quy mô đô thị không lớn, phân bố không đều giữa các vùng
Nguyên nhân
Nước ta đang trong quá trình CNH – HĐH
Dân số tăng nhanh
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
7 phút
HĐ2: Tìm hiểu về mạng lưới đô thị ở nước ta 
Các bước tiến hành
Dựa vào các tiêu chí cơ bản nào để phân loại các đô thị nước ta thành 6 loại?
Dựa vào SGK, nêu các loại đô thị ở nước ta?
- Xác định trên bản đồ 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt.
- Đọc SGK
- Suy nghĩ
- Trả lời 
Các tiêu chí: Số dân, chức năng, mật độ DS, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp).
3. Phân bố mạng lưới đô thị
Đô thị tập trung ở các vùng đòng bằng và ven biển
Số lượng, quy mô đô thị phân bố không đều giữa các vùng
HĐ3: Thảo luận về ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội. 
GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu học học sinh hoàn thành phiếu học tập sau:
+ Nhóm 1: tìm hiểu về ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa.
+ Nhóm 2: tìm hiểu về ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa.
+ Nhóm 3: tìm hiểu về ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa.
 + Nhóm 4: tìm hiểu về ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa
- GV chọn một nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
- Nhận xét đánh giá, chuẩn kiến thức
HS được chọn thảo luận với nhau
HS còn lại tự làm bài cá nhân
HS nhóm được chọn cử đại diện trình bày, ghi nội dung lên bảng
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế
(Phiếu học tập 1)
Luyện tập (2 phút)
Câu 1. So với các nước trong khu vực và thế giới, nhìn chung cơ sở hạ tầng của các đô thị nước ta ở vào
Cao
Khá cao 
Trung bình 
Thấp
Câu 2. Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là 
Phát triển và mở rộng hệ mạng lưới đô thị 
Giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn 
Kiểm soát việc nhập hộ khẩu của dân nông thôn về thành phố 
Xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn
Câu 3. Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là 
Đồng bằng sông Hồng 
Đồng bằng sông Cửu Long
Trung du và miền núi Bắc Bộ 
Bắc Trung Bộ
Câu 4. Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị cần 
Hạn chế dòng di dân từ nông thôn vào đô thị 
Ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sống thành thị
Giảm bớt tốc độ đô thị hóa 
Tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa
Câu 5. Nhận định nào dưới đây không đúng? 
Đô thị hóa tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế do các đô thị là 
Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng 
Nơi có các trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế lớn 
Nơi có động lực lao động đông đảo, được đào tạo chuyên môn kĩ thuật 
Nơi có cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tốt
Câu hỏi tự luận
Làm gì để hạn chế ảnh hưởng của đô thị hóa đến môi trường?
Là một học sinh, đô thị hóa đã mang lại cho bạn những lợi ích gì? Cho ví dụ
Vận dụng (2 phút)
Cho học sinh xem bản đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các thời kỳ và nhận xét
Mở rộng (2 phút)
Em hãy đưa ra một ý tưởng về việc vận dụng đô thị hóa để phát triển kinh tế gia đình của mình.
Phụ lục
Phiếu học tập
Ảnh hưởng của đô thị hóa
Tích cực
Tiêu cực
Thông tin phản hồi
Ảnh hưởng của đô thị hóa
Tích cực
Tiêu cực
+ Tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước và điạ phương
+ Đô thị hóa ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội: Năm 2005 đô thị góp:
 70.4% GĐP cả nước
84% GDP công nghiệp
87% GDP dịch vụ
 80% GDP ngân sách nhà nước
+ Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn tạo động lực phát triển kinh tế
+ Tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
+ Đô thị là thị trường có sức mua lớn, tập trung láo động có trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại
+ Gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội, trật tự an ninh .
+ Cần phải khắc phục những vấn đề trên để đảm bảo quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra có hiệu quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_12_bai_18_do_thi_hoa.docx