Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 24: Ôn tập Chương 4 - Năm học 2020-2021

Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 24: Ôn tập Chương 4 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức, kĩ năng:

Qua bài giảng học sinh phải:

- Nắm được các kiến thức của chương 4.

1.2. Phát triển phẩm chất và năng lực:

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: vận dụng được kiến thức của chương vào thực tế;

- Năng lực tự học: Học sinh tự hình thành kiến thức bài học thông qua việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên;

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm;

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh có khả năng trình bày ý kiến của mình, của nhóm trước lớp;

- Rèn luyện phẩm chất yêu nước, yêu thiên nhiên, con người: từ câu hỏi củng cố rèn cho các em có ý thức với rác thải từ các thiết bị điện dân dụng, hạn chế thói quen sử dụng điện thoại gây ảnh hưởng sức khỏe.

II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC

- Các khái niệm, sơ đồ khối, nguyên lý làm việc.

III. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

3.1. Chuẩn bị của GV:

- Máy chiếu, bảng phụ, kế hoạch bài dạy.

3.2. Chuẩn bị của HS : Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập

- Nghiên cứu các Bài 17, 18, 19, 20 trong SGK.

- Đọc tài liệu liên quan đến bài giảng.

IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phát vấn, hoạt động nhóm, khăn trải bàn.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Bài mới: 45p

a. Hoạt động khởi động:

* Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế học tập, gợi mở, dẫn dắt học sinh vào bài, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới: trình chiếu trên máy chiếu các thiết bị điện tử dân dụng từ đó dẫn dắt vào tiết ôn tập.

* Nội dung:

 

docx 4 trang hoaivy21 4831
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 24: Ôn tập Chương 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/02/2021
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
12A
 / /202...
 /31
12B
/ /202...
 /34
Tiết 24: ÔN TẬP CHƯƠNG 4:
MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG
I. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức, kĩ năng:
Qua bài giảng học sinh phải:
- Nắm được các kiến thức của chương 4.
1.2. Phát triển phẩm chất và năng lực:
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: vận dụng được kiến thức của chương vào thực tế;
- Năng lực tự học: Học sinh tự hình thành kiến thức bài học thông qua việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên;
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh có khả năng trình bày ý kiến của mình, của nhóm trước lớp;
- Rèn luyện phẩm chất yêu nước, yêu thiên nhiên, con người: từ câu hỏi củng cố rèn cho các em có ý thức với rác thải từ các thiết bị điện dân dụng, hạn chế thói quen sử dụng điện thoại gây ảnh hưởng sức khỏe. 
II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC
- Các khái niệm, sơ đồ khối, nguyên lý làm việc.
III. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 
3.1. Chuẩn bị của GV: 
- Máy chiếu, bảng phụ, kế hoạch bài dạy.
3.2. Chuẩn bị của HS : Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập
- Nghiên cứu các Bài 17, 18, 19, 20 trong SGK.
- Đọc tài liệu liên quan đến bài giảng.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phát vấn, hoạt động nhóm, khăn trải bàn.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Bài mới: 45p
a. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế học tập, gợi mở, dẫn dắt học sinh vào bài, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới: trình chiếu trên máy chiếu các thiết bị điện tử dân dụng từ đó dẫn dắt vào tiết ôn tập.
* Nội dung: 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Trình chiếu hình ảnh cây tổng hợp kiến thức các bài của chương 4. Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm chọn bài đã được chuẩn bị trên bài giảng điện tử, sau đó nêu nội dung cần nắm được của từng bài đã chọn và thảo luận làm vào giấy a0 đã được chuẩn bị
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả của nhóm mình.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Chia thành 4 nhóm và thực hiện yêu cầu của giáo viên. Mỗi nhóm làm ra giấy:
Bài 17:
I. Khái niệm :
+ Hệ thống thông tin là hệ thống dùng các biện pháp để thông báo cho nhau những thông tin cần thiết.
+ Hệ thống viễn thông là hệ thống truyền những thông tin đi xa bằng sóng vô tuyến điện.
II. Sơ đồ khối, nguyên lí làm việc của hệ thống thông tin và viễn thông :
1.Phần phát thông tin:
a) Sơ đồ khối :
Nguồn thông tin
Xử lí tin
Điều chế, mã hoá
Đường truyền.
b) Nguyên lý làm việc :
 Nguồn tín hiệu cần phát đi xa được khối xử lí thông tin gia công và khuếch đại. Sau đó chúng được điều chế, mã hóa và gửi vào môi trường truyền dẫn để truyền đi xa.
2. Phần thu thông tin :
a) Sơ đồ khối :
Nhận thông tin
Xử lí tin
Giải điều chế, giải mã
Thiết bị đầu cuối
b) Nguyên lý làm việc :
 Khối xử lí thông tin gia công và khuếch đại tín hiệu nhận được ở khối nhận thông tin. Sau đó chúng được biến đổi về dạng tín hiệu ban đầu nhờ khối giải điều chế, giải mã và hiển thị ở thiết bị đầu cuối.
Bài 18:
I. Khái niệm về máy tăng âm :
+ Máy tăng âm là một thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh.
+ Theo chất lượng : tăng âm thông thường và tăng âm chất lượng cao.
+ Theo công suất : tăng âm công suất lớn, công suất vừa, công suất nhỏ.
+ Theo linh kiện : dùng linh kiện rời hoặc dùng IC.
II. Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm :
a) Sơ đồ khối : hình vẽ.
b) Nguyên lí làm việc :
Chức năng các khối tăng âm:
+ Khối mạch vào: tiếp nhận tín hiệu âm tần từ các nguồn khác nhau.
+ Khối mạch tiền khuếch đại: khuếch đại tới một trị số nhất định.
+ Khối mạch âm sắc: dùng để chiều chỉnh độ trầm – bổng của âm thanh.
+ Khối mạch khuếch đại trung gian: khuếch đại tiếp để đủ công suất kích cho tầng công suất.
+ Khối mạch khuếch đại công suất có nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần đủ lớn để phát ra loa
+ Khối nguồn nuôi: cung cấp điện cho toàn bộ máy tăng âm
Bài 19:
I. Khái niệm về máy thu thanh :
 Là thiết bị điện từ thu sóng điện từ do các đài phát thanh phát ra trong không gian, sau đó chọn lọc xử lí, khuếch đại và phát ra âm thanh.
II. Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh 
1. Sơ đồ khối :
2. Nguyên lí làm việc các khối :
+ Khối chọn sóng: điều chỉnh cộng hưởng chọn sóng cao tần cần thu.
+ Khối khuếch đại cao tần : khuếch đại tín hiệu cao tần nhận được.
+ Khối dao động ngoại sai : Tạo sóng cao tần trong máy fd > ft sóng định thu là 465kHzhoặc 455kHz
+ Khối trộn sóng : Trộn sóng ft và fd cho ra sóng fd – ft gọi sóng trung tần.
+ Khối khuếch đại trung tần : khuếch đại tín hiệu trung tần.
+ Khối tách sóng : Tách, lọc tín hiệu âm tần ra khỏi sóng mang trung tần.
+ Khối khuếch đại âm tần : khuếch đại tín hiệu âm tần để phát ra loa.
+ Khối nguồn : cung cấp điện cho máy.
Bài 20:
I. Khái niệm máy thu hình:
 Là thiết bị nhận và tái tạo tín hiệu âm thanh và hình ảnh của đài truyền hình. Âm thanh và hình ảnh được xử lí độc lập trong máy thu hình.
II. Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc :
1. Sơ đồ khối máy thu hình màu:
2.Nguyên lí làm việc :
1. Khối cao tần, trung tần, tách sóng : Nhận tín hiệu cao tần từ anten, KĐ, xử lí, tách sóng hình, tự động điều chỉnh tần số ngoại sai và hệ số KĐ. 
2. Khối xử lí tín hiệu âm thanh : Nhận tín hiệu sóng mang âm thanh, KĐ, tách sóng điều tần và khuếch đại âm tần để phát ra loa.
3. Khối xử lí tín hiệu hình : Nhận tín hiệu hình, KĐ, giải mã màu, sau đó KĐ ba tín hiệu màu đỏ, lục lam rồi đưa đến ba catôt đèn hình màu.
4. Khối đồng bộ và tạo xung quét : Tách xung đồng bộ dòng, xung đồng bộ mành và tạo xung quét dòng, xung quét mành đưa đến cuộn lái tia của đèn hình. Đồng thời còn tạo ra cao áp đưa tới anôt đèn hình.
5. Khối phục hồi hình ảnh : Nhận tín hiệu hình ảnh màu, tính hiệu quét để phục hồi hình ảnh hiện lên màn hình.
6. Khối xử lí và điều khiển : Nhận lệnh điều khiển từ xa hay từ phím bấm để điều khiển các hoạt động của máy.
7. Khối nguồn : Tạo các mức điện áp cần thiết cung cấp cho máy làm việc.
* Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
c. Hoạt động luyên tập
Mục tiêu: Củng cố kiến thức
Nội dung: 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Giáo viên trình chiếu câu hỏi củng cố:
C1: Truyền thông tin nội bộ của một công ty có được coi là hệ thống thông tin và viễn thông hay không?
C2: Nêu một số hạn chế của hệ thống thông tin và viễn thông
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Từ câu hỏi C2 rèn luyện phẩm chất yêu nước: không tuyên truyền những thông tin sai lệch gây chống phá đất nước, thông tin làm hoang mang dư luận như vừa qua một số thông tin không đúng về covid-19; phẩm chất yêu thiên nhiên: không thải những rác thải của các thiết bị điện tử dân dụng ra MT; yêu con người: hạn chế sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, 
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận:
C1: Việc truyền thông tin nội bộ trong một cơ quan hiện nay được truyền bằng mạng nội bộ, do đó đây cũng chính là một hệ thống thông tin quy mô nhỏ
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
C2: rác thải không tái chế được, gây ra hiện tượng nhiễm điện; ảnh hưởng đến sức khỏe con người (não, tim); ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xã hội như bản quyền, an ninh mạng, thông tin rác...
3. Hướng dẫn học sinh tự học
- Trả lời các câu hỏi cuối bài 17, 18, 19, 20.
Xem nội dung bài 22, giờ sau học sang chương 5, bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_12_tiet_24_on_tap_chuong_4_nam_hoc_202.docx