Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 20: Máy tăng âm - Năm học 2020-2021

Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 20: Máy tăng âm - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức, kĩ năng:

Qua bài giảng học sinh phải:

- Hiểu được sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm.

- Biết được nguyên lí hoạt động của khối khuếch đại công suất.

- Sử dụng thành thạo máy tăng âm.

1.2. Phát triển phẩm chất và năng lực:

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về máy tăng âm bằng hệ thống câu hỏi;

- Năng lực tự học: Học sinh tự hình thành kiến thức bài học thông qua việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên;

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm;

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (CNTT): Học sinh tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của giáo viên;

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh có khả năng trình bày ý kiến của mình, của nhóm trước lớp;

II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC

- Biết được nguyên lí hoạt động của khối khuếch đại công suất.

III. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

3.1. Chuẩn bị của GV:

- Tranh vẽ hình 18.2 và 18.8.

- Hệ thống câu hỏi.

3.2. Chuẩn bị của HS : Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập

- Nghiên cứu Bài 18 trong SGK.

- Đọc tài liệu liên quan đến bài học.

IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phát vấn, hoạt động nhóm, cặp đôi.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Bài mới: 45p

a. Hoạt động khởi động:

* Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế học tập, gợi mở, dẫn dắt học sinh vào bài, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới

* Nội dung:

 

docx 4 trang hoaivy21 4960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 20: Máy tăng âm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/1/2021
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
12A
 / /202...
 /31
12B
/ /202...
 /34
Tiết 20 - Bài 18:
MÁY TĂNG ÂM
I. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức, kĩ năng:
Qua bài giảng học sinh phải:
- Hiểu được sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm.
- Biết được nguyên lí hoạt động của khối khuếch đại công suất.
- Sử dụng thành thạo máy tăng âm.
1.2. Phát triển phẩm chất và năng lực:
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về máy tăng âm bằng hệ thống câu hỏi;
- Năng lực tự học: Học sinh tự hình thành kiến thức bài học thông qua việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên;
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm;
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (CNTT): Học sinh tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của giáo viên;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh có khả năng trình bày ý kiến của mình, của nhóm trước lớp;
II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC
- Biết được nguyên lí hoạt động của khối khuếch đại công suất.
III. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 
3.1. Chuẩn bị của GV: 
- Tranh vẽ hình 18.2 và 18.8.
- Hệ thống câu hỏi.
3.2. Chuẩn bị của HS : Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập
- Nghiên cứu Bài 18 trong SGK.
- Đọc tài liệu liên quan đến bài học.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phát vấn, hoạt động nhóm, cặp đôi.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Bài mới: 45p
a. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế học tập, gợi mở, dẫn dắt học sinh vào bài, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới
* Nội dung: 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Nêu ví dụ cụ thể và đặt câu hỏi gợi mở vào bài mới
 Một người thuyết trình trong một hội nghị có cả 2000 người tham dự để cho người đó đủ sức nói lớn để cho người nghe được hay không?
 Để giải quyết được một vấn đề trên ta cần một thiết bị khuyết đại âm thanh đó là máy tăng âm. 
 Vậy máy tăng âm là gì?
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Tiếp nhận vấn đề bài học
b. Hoạt động hình thành kiến thức:
- Mục tiêu hoạt động: Nắm được khái niệm về máy tăng âm.
- Nội dung:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Chia lớp học thành 3 nhóm. Mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung kiến thức của bài.
- Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giáo viên theo dõi để kịp thời có biện pháp hỗ trợ thích hợp nhưng không làm thay cho HS.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả của nhóm mình.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ.
Nhóm 1: Trả lời PHT số 1
* Nêu khái niệm và phân loại máy tăng âm? Cho ví dụ về máy tăng âm trong thực tế?
Nhóm 2: Trả lời PHT số 2
* Tìm hiểu sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm Nhóm 3: Trả lời PHT số 3
* Tìm hiểu nguyên lí hoạt động của khối khuếch đại công suất?
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
I. Khái niệm về máy tăng âm :
+ Máy tăng âm là một thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh.
+ Theo chất lượng : tăng âm thông thường và tăng âm chất lượng cao.
+ Theo công suất : tăng âm công suất lớn, công suất vừa, công suất nhỏ.
+ Theo linh kiện : dùng linh kiện rời hoặc dùng IC.
II. Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm :
a)Sơ đồ khối : hình vẽ.
b)Nguyên lí làm việc :
Chức năng các khối tăng âm:
+ Khối mạch vào: tiếp nhận tín hiệu âm tần từ các nguồn khác nhau.
+ Khối mạch tiền khuếch đại: khuếch đại tới một trị số nhất định.
+ Khối mạch âm sắc: dùng để chiều chỉnh độ trầm – bổng của âm thanh.
+ Khối mạch khuếch đại trung gian: khuếch đại tiếp để đủ công suất kích cho tầng công suất.
+ Khối mạch khuếch đại công suất có nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần đủ lớn để phát ra loa
+ Khối nguồn nuôi: cung cấp điện cho toàn bộ máy tăng âm
III. Nguyên lí hoạt động của khối khuếch đại công suất :
+ Sơ đồ của khối 
+ Hoạt động :
-Nửa chu kì đầu VB > VC, T1 dẫn T2 khóa. Tín hiệu ra ở nửa trên BA2.
-Nửa chu kì sau VB < VC, T2 dẫn T1 khóa. Tín hiệu ra ở nửa dưới BA2.
-Tín hiệu ra loa cả hai nửa chu kì.
c. Hoạt động luyên tập
Mục tiêu: Củng cố kiến thức trọng tâm bài
Nội dung: 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS hoàn thành PHT số 4.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đôi.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
d. Hoạt động vận dụng, mở rộng
Mục tiêu: Nhằm phát triển tư duy, năng lực vận dụng kiến thức trong khoa học
Nội dung:
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS lấy thêm một số ứng dụng của máy tăng âm trong thực tế?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Chính xác hóa các kiến thức cần hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đôi.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
3. Hướng dẫn học sinh tự học
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
Xem nội dung bài 19
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1.Máy tăng âm là một thiết bị khuếch đại
A. tín hiêu hình.	 B.tín hiện âm thanh. 	C. tín hiệu màu. 	 D. tín hiệu hình và âm thanh. 
Câu 2.Cường độ âm thanh trong máy tăng âm do khối nào quyết định ?
A. Mạch khuyếch đại công suất.	B. Mạch trung gian kích.
C. Mạch âm sắc.	D. Mạch tiền khuyếch đại.
Câu 3.Tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất trong máy tăng âm là:
A. Tín hiệu cao tần. B. Tín hiệu âm tần.	C. Tín hiệu trung tần. D. Tín hiệu ngoại sai.
Câu 4.Đặc điểm của tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất:
A. Cùng pha. B. Cùng biên độ.	C. Cùng tần số. 	 D. Cùng tần số, biên độ.
Câu 5.Ở mạch khuếch đại công suất (đẩy kéo )nếu một tranzito bị hỏng
A. Mạch hoạt động trong nửa chu kỳ	B. Mạch vẫn hoạt động bình thường
C. Mạch ngừng hoạt động	D. Tín hiệu không được khuyếch đại
Câu 6.Chọn đáp án sai trong chức năng các khối trong máy tăng âm:
A. Khối mạch tiền khuyếch đại: Tín hiệu âm tần qua mạch vào có biên độ rất nhỏ nên cần khuyếch đại tới một trị số nhất định.
B. Khối mạch âm sắc: dùng để điều chỉnh độ trầm, bổng của âm thanh.
C. Khối mạch vào: tiếp nhận tín hiệu cao tần
D. Khối mạch khuyếch đại công suất: khuyếch đại công suất âm tần đủ lớn để đưa ra loa.
Câu 7. Các khối cơ bản của máy tăng âm gồm
A. 7 khối	B. 5 khối	C. 4 khối	D. 6 khối 
Câu 8. Mức độ trầm bổng của âm thanh trong máy tăng âm do khối nào quyết định ?
A. Mạch khuyếch đại công suất.	B. Mạch khuyếch đại trung gian.
C. Mạch âm sắc.	D. Mạch tiền khuếch đại.
Câu 9. Máy tăng âm thường được dùng
A. Khuếch đại tín hiệu âm thanh.	B. Biến đổi tần số.
C. Biến đổi điện áp.	D. Biến đổi dòng điện.
Câu 10. Khối nào của máy tăng âm thực hiện nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần đủ lớn để phát ra loa?
A. Khối mạch khuếch đại trung gian.	B. Khối mạch tiền khuếch đại.
C. Khối mạch âm sắc.	D. Khối mạch khuếch đại công suất.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_12_tiet_20_may_tang_am_nam_hoc_2020_20.docx