Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 28+29+30: Máy điện ba pha - Năm học 2020-2021

Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 28+29+30: Máy điện ba pha - Năm học 2020-2021

Theo chương trình Công nghệ 12, Máy điện ba pha được đề cập đến ở các bài: 25, 26 một cách rời rạc; tuy nhiên nội dung của chúng lại rất liên quan đến nhau. Để tạo sự thuận lợi cho người học có thể hiểu một cách đầy đủ, liền mạch hơn về Máy điện ba pha; tôi gộp 2 bài trên thành một chủ đề: Máy điện ba pha (Dạy trong 3 tiết).

II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

1. Máy điện xoay chiều ba pha - máy biến áp ba pha.

2. Động cơ không đồng bộ ba pha.

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

1. Mục tiêu

1.1. Kiến thức, Kĩ năng

- Biết được khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha

- Biết công dụng, cấu tạo, cách nối dây, nguyên lí làm việc của máy biến áp 3 pha.

- Biết phân loại máy điện xoay chiều ba pha với các loại máy điện khác.

- Kỹ năng tuân thủ các quy trình và quy định về an toàn.

- Biết được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách đấu dây của động cơ không đồng bộ ba pha.

- Nhận biết được động cơ không đồng bộ ba pha.

- Vẽ được sơ đồ đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha.

- Có kỹ năng về an toàn điện khi sử dụng động cơ không đồng bộ ba pha.

- HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, hăng hái phát biểu xây dựng bài,

2. Định hướng các năng lực và phẩm chất có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề

- Tự giác chủ động trong xác định và thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình.

- Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.

- Qua bài học học sinh hình thành và phát triển: năng lực tự chủ, tự học, năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề, năng lực nghiên cứu, ứng dụng Khoa học kĩ thuật.

3. Chuẩn bị của GV và HS

3.1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đọc kỹ nội dung bài 25, 26 SGK.

- Các hình vẽ H25.2, H25.2, H25.3, H25.4, H26.1, H26.2, H26.3, H26.4.

- Đọc các tài liệu có liên quan đến nội dung giảng dạy, chú ý số liệu truyền tải điện năng.

- Tranh MBA ba pha.

- Máy chiếu projector

3.2. Chuẩn bị của học sinh:

Tìm hiểu trước bài 25, 26 liên hệ thực tế.

 

doc 5 trang hoaivy21 6791
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 28+29+30: Máy điện ba pha - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28, 29, 30
Ngày soạn: 04/03/2021
Chủ đề 3: Máy điện ba pha
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
12A
 / /202...
 /31
12B
/ /202...
 /34
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
12A
 / /202...
 /31
12B
/ /202...
 /34
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
12A
 / /202...
 /31
12B
/ /202...
 /34
I. Lý do chọn chủ đề : 
Theo chương trình Công nghệ 12, Máy điện ba pha được đề cập đến ở các bài: 25, 26 một cách rời rạc; tuy nhiên nội dung của chúng lại rất liên quan đến nhau. Để tạo sự thuận lợi cho người học có thể hiểu một cách đầy đủ, liền mạch hơn về Máy điện ba pha; tôi gộp 2 bài trên thành một chủ đề: Máy điện ba pha (Dạy trong 3 tiết).
II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Máy điện xoay chiều ba pha - máy biến áp ba pha.
2. Động cơ không đồng bộ ba pha.
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức, Kĩ năng
- Biết được khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha
- Biết công dụng, cấu tạo, cách nối dây, nguyên lí làm việc của máy biến áp 3 pha.
- Biết phân loại máy điện xoay chiều ba pha với các loại máy điện khác. 
- Kỹ năng tuân thủ các quy trình và quy định về an toàn.
- Biết được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách đấu dây của động cơ không đồng bộ ba pha.
- Nhận biết được động cơ không đồng bộ ba pha.
- Vẽ được sơ đồ đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha.
- Có kỹ năng về an toàn điện khi sử dụng động cơ không đồng bộ ba pha.
- HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, hăng hái phát biểu xây dựng bài, 
2. Định hướng các năng lực và phẩm chất có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề
- Tự giác chủ động trong xác định và thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình.
- Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học. 
- Qua bài học học sinh hình thành và phát triển: năng lực tự chủ, tự học, năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề, năng lực nghiên cứu, ứng dụng Khoa học kĩ thuật.
3. Chuẩn bị của GV và HS
3.1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đọc kỹ nội dung bài 25, 26 SGK.
- Các hình vẽ H25.2, H25.2, H25.3, H25.4, H26.1, H26.2, H26.3, H26.4.
- Đọc các tài liệu có liên quan đến nội dung giảng dạy, chú ý số liệu truyền tải điện năng.
- Tranh MBA ba pha.
- Máy chiếu projector 
3.2. Chuẩn bị của học sinh: 
Tìm hiểu trước bài 25, 26 liên hệ thực tế.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phát vấn, hoạt động nhóm, cặp đôi.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
1. Ổn định:
2. Bài mới: 45p
Tiết 1: Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - máy biến áp ba pha.
a. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập.
Nội dung:
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Hình thành kiến thức ban đầu về máy điện xoay chiều ba pha GV đưa ra yêu cầu các nhóm
H: Thế nào là máy điện xoay chiều ba pha
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
 Bước 3: HS hoạt động nhóm, báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm được của nhóm mình.
+ Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe kết quả của nhóm bạn, thảo luận các kết quả đó.
+ Giáo viên quan sát lắng nghe học sinh trình bày kết quả
Bước 4: Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
+ Giáo viên đánh giá, nhận xét câu trả lời của từng học sinh. Nhận xét thái độ học tâp và làm việc của cả lớp, của từng học sinh. Tính đúng sai trong kết quả của câu trả lời và chuẩn hóa kiến thức
b. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều 3 pha. 
- Mục tiêu: Hiểu khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha 
- Nội dung, phương thức tổ chức:
Nội dung và cách thức tổ chức hoạt động
Sản phẩm
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
H1: Máy phát điện 3 pha, ĐC không đồng bộ 3 pha thuộc loại máy điện tĩnh hay máy điện quay?
H2: Em hãy cho biết sự chuyển hóa năng lượng trong động cơ điện và máy phát điện?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
 Bước 3: HS hoạt động nhóm, báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện học sinh trình bày kết quả
+ Giáo viên quan sát lắng nghe học sinh trình bày kết quả
Bước 4: Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
+ Giáo viên đánh giá, nhận xét câu trả lời của từng học sinh. Nhận xét thái độ học tâp và làm việc của cả lớp, của từng học sinh. Tính đúng sai trong kết quả của câu trả lời và chuẩn hóa kiến thức
I. Khái niệm, phân loại và công dụng của máy phát điện xoay chiều ba pha:
1. Khái niệm:
 Máy điện xoay chiều 3 pha là máy điện làm việc với dòng điện xoay chiều 3 pha. Sự làm việc của chúng dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ và lực điện từ.
2. Phân loại và công dụng: chia thành 2 loại
- Máy điện tĩnh: khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động như máy biến áp, máy biến dòng 
- Máy điện quay: khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau và chia thành 2 loại: 
Máy phát điện 
Động cơ điện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về máy biến áp ba pha 
- Mục tiêu: Hiểu khái niệm, công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp ba pha 
- Nội dung, phương thức tổ chức:
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
H1: Để biến đổi điện áp của hệ thống nguồn điện xoay chiều 3 pha người ta dung máy điện gì??
H2: Em hãy cho biết cấu tạo của máy biến áp ba pha?
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
 Bước 3: HS hoạt động nhóm, báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện học sinh trình bày kết quả
+ Giáo viên quan sát lắng nghe học sinh trình bày kết quả
 Bước 4: Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
+ Giáo viên đánh giá, nhận xét câu trả lời của từng học sinh. Nhận xét thái độ học tâp và làm việc của cả lớp, của từng học sinh. Tính đúng sai trong kết quả của câu trả lời và chuẩn hóa kiến thức 
II. Máy biến áp ba pha:
Khái niệm và công dụng:
* KN: Máy biến áp 3 pha là máy điện tĩnh, dung để biến đổi điện áp của hệ thống nguồn điện xoay chiều ba pha nhưng giữ nguyên tần số.
* Công dụng:Máy biến áp 3 pha sử dụng chủ yếu trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng, trong các mạng điện xí nghiệp công nghiệp. Máy biến áp tự ngẫu ba pha thường dùng trong các phòng thí nghiệm.
Cấu tạo:
Máy biến áp ba pha gồm hai phần chính là lõi thép và dây quấn.
Sơ đồ đấu dây như hình 25.3
Có 3 cách đấu dây: Y/Y0 ; Y/ ; /Y0
Nguyên lí làm việc:
Làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Hệ số biến áp ba pha:
Hệ số biến áp dây:
Tiết 2: Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha.
a. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập.
Nội dung:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Hình thành kiến thức ban đầu về máy điện xoay chiều ba pha GV đưa ra yêu cầu các nhóm:
H: Trình bày cấu tạo của máy biến áp 3 pha
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
 Bước 3: HS hoạt động nhóm, báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm được của nhóm mình.
+ Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe kết quả của nhóm bạn, thảo luận các kết quả đó.
+ Giáo viên quan sát lắng nghe học sinh trình bày kết quả
Bước 4: Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:+ Giáo viên đánh giá, nhận xét câu trả lời của từng học sinh. Nhận xét thái độ học tâp và làm việc của cả lớp, của từng học sinh. Tính đúng sai trong kết quả của câu trả lời và chuẩn hóa kiến thức
b. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về động cơ không đồng bộ 3 pha. 
- Mục tiêu hoạt động: Hiểu khái niệm, công dụng của động cơ không đồng bộ ba pha 
- Nội dung:
Nội dung và cách thức tổ chức hoạt động
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
H1: Tại sao n1 luôn nhỏ hơn n?
H2: Hãy kể tên một số máy công tác dung động cơ KĐB 3 pha?
H3: Vì sao động cơ KĐB 3 pha được sử dụng rộng rãi trong thực tế?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
Bước 3: HS hoạt động nhóm, báo cáo, thảo luận: 
Bước 4: Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
- Giáo viên đánh giá, nhận xét câu trả lời của từng học sinh. Nhận xét thái độ học tâp và làm việc của cả lớp, của từng học sinh. Tính đúng sai trong kết quả của câu trả lời và chuẩn hóa kiến thức 
I/ KHÁI NIỆM VÀ CÔNG DỤNG
1. Khái niệm:
ĐC xoay chiều ba pha có tốc độ quay của roto (n) nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường (n1) gọi là ĐC không đồng bộ ba pha.
2. Công dụng:
Trong công nghiệp.
Trong nông nghiệp 
Trong đời sống.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha. 
- Mục tiêu: Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha 
- Nội dung, phương thức tổ chức:
Nội dung và cách thức tổ chức hoạt động
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
H1: Quan sát tranh vẽ và hãy cho biết cấu tạo của động cơ KĐB 3 pha?
H2: Em hãy nêu nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
Bước 3: HS hoạt động nhóm, báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện học sinh trình bày kết quả
+ Giáo viên quan sát lắng nghe học sinh trình bày kết quả
 Bước 4: Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
- Giáo viên đánh giá, nhận xét câu trả lời của từng học sinh. Nhận xét thái độ học tâp và làm việc của cả lớp, của từng học sinh. Tính đúng sai trong kết quả của câu trả lời và chuẩn hóa kiến thức 
II. CẤU TẠO
1. Stato:
- Lõi thép: Là các lá thép kỹ thuật điện ghép cách điện với nhau, mặt trong có rãnh để đặt dây quấn.
- Dây quấn: Là dây đồng có phủ sơn cách điện. Có 3 quận dây AX,BY,CZ
- 6 đầu dây ra được nối ra ngoài hộp đấu dây để nhận điện vào.
2. Rôto:
- Lõi thép: Là các lá thép kỹ thuật điện ghép cách điện vơi nhau, mặt ngoài có rãnh để đặt dây quấn.
- Dây quấn:
+ Kiểu roto lồng sóc.
 + Kiểu roto dây quấn.
III/ NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC
* Khi cho dòng điện ba pha vào ba cuộn dây stato trong stato sẽ có từ trường quay. Từ trường này quét qua các dây quấn của rôto xuất hiện suất điện động và dòng điện cảm ứng.Lực tương tác giữa từ trường và dòng điện cảm ứng tạo ra moment quay kéo rôto quay theo chiều quay của từ trường quay với tốc độ n < n1
Tốc độ từ trường quay :
( vg/ph); Trong đó: f là tần số dòng điện (Hz); p là số đôi cực từ.
Tốc độ trượt: n2 = n1 – n
Hệ số trượt tốc độ: 
c. Hoạt động luyên tập
Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài
Nội dung, phương thức tổ chức: GV đưa ra yêu cầu, học sinh hoạt động cặp đôi 
H1: Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha?
H2: Làm bài tập 3 sách giáo khoa trang 107.
- HS hoạt động nhóm, báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện học sinh trình bày kết quả
+ Giáo viên quan sát lắng nghe học sinh trình bày kết quả
- Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
+ Giáo viên đánh giá, nhận xét câu trả lời của từng học sinh. Nhận xét thái độ học tâp và làm việc của cả lớp, của từng học sinh. Tính đúng sai trong kết quả của câu trả lời và chuẩn hóa kiến thức
d. Hoạt động vận dụng, mở rộng
Mục tiêu: Nhằm phát triển tư duy, năng lực vận dụng kiến thức trong khoa học
Nội dung: H1: Một máy biến áp 3 pha có cách đấu dây sao/tam giác, Cuộn dây sơ cấp có 11000 vòng, cuộn dây thứ cấp có 550 vòng. Hãy:
Vẽ sơ đồ đấu dây
Tính hệ số biến áp pha
Tính hệ số biến áp dây
3. Hướng dẫn học sinh tự học
- Nghiên cứu bài mạng điện sản xuất quy mô nhỏ.	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_12_tiet_282930_may_dien_ba_pha_nam_hoc.doc