Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 24: Hệ thống điện quốc gia - Năm học 2020-2021

Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 24: Hệ thống điện quốc gia - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức, kĩ năng:

Qua bài giảng học sinh phải:

- Hiểu được khái niệm và vai trò của hệ thống điện quốc gia

- Hiểu được sơ đồ lưới điện quốc gia.

- Vẽ được sơ đồ hệ thống điện và sơ đồ lưới điện.

- Tích cực hoạt động tìm hiểu kiến thức.

1.2. Phát triển phẩm chất và năng lực:

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về máy tăng âm bằng hệ thống câu hỏi;

- Năng lực tự học: Học sinh tự hình thành kiến thức bài học thông qua việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên;

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm;

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (CNTT): Học sinh tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của giáo viên;

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh có khả năng trình bày ý kiến của mình, của nhóm trước lớp;

II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC

- Hiểu được khái niệm và vai trò của hệ thống điện quốc gia

III. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

3.1. Chuẩn bị của GV:

Tranh vẽ hình 22.1 và 22.2 SGK.

- Hệ thống câu hỏi.

3.2. Chuẩn bị của HS : Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập

- Tham khảo bài 22.

- Đọc tài liệu liên quan đến bài học.

IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phát vấn, hoạt động nhóm, cặp đôi.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Bài mới: 45p

a. Hoạt động khởi động:

* Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế học tập, gợi mở, dẫn dắt học sinh vào bài, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới

 

docx 4 trang hoaivy21 5840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 24: Hệ thống điện quốc gia - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/3/2021
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
12A
 / /202...
 /31
12B
/ /202...
 /34
Tiết 24 - Bài 22:
HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
I. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức, kĩ năng:
Qua bài giảng học sinh phải:
- Hiểu được khái niệm và vai trò của hệ thống điện quốc gia
- Hiểu được sơ đồ lưới điện quốc gia.
- Vẽ được sơ đồ hệ thống điện và sơ đồ lưới điện.
- Tích cực hoạt động tìm hiểu kiến thức.
1.2. Phát triển phẩm chất và năng lực:
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về máy tăng âm bằng hệ thống câu hỏi;
- Năng lực tự học: Học sinh tự hình thành kiến thức bài học thông qua việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên;
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm;
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (CNTT): Học sinh tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của giáo viên;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh có khả năng trình bày ý kiến của mình, của nhóm trước lớp;
II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC
- Hiểu được khái niệm và vai trò của hệ thống điện quốc gia
III. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 
3.1. Chuẩn bị của GV: 
Tranh vẽ hình 22.1 và 22.2 SGK.
- Hệ thống câu hỏi.
3.2. Chuẩn bị của HS : Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập
- Tham khảo bài 22.
- Đọc tài liệu liên quan đến bài học.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phát vấn, hoạt động nhóm, cặp đôi.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Bài mới: 45p
a. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế học tập, gợi mở, dẫn dắt học sinh vào bài, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới
* Nội dung: 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Kiểm tra bài củ (GV treo tranh vẽ)
- HSK trả lời câu hỏi :
a) Nêu nhiệm vụ các khối trong sơ đồ khối của máy thu thanh ? 
 Dẫn dắt vấn đề vào bài mới: Đối với máy thu hình sơ đồ khối và nguyên lí hoạt động thế nào ?! Bài học hôm nay ta tìm hiểu vấn đề đó!
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi của GV.
- Hs khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- Tiếp nhận vấn đề bài học
b. Hoạt động hình thành kiến thức:
- Mục tiêu hoạt động: Nắm được khái niệm, sơ đồ và vai trò của hệ thống lưới điện quốc gia.
- Nội dung:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Chia lớp học thành 3nhóm. Mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung kiến thức của bài.
- Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giáo viên theo dõi để kịp thời có biện pháp hỗ trợ thích hợp nhưng không làm thay cho HS.
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả của nhóm mình.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
*Tích hợp bảo vệ môi trường:
Khi lắp đặt và vận hành lưới điện QG,tùy theo khoảng cách truyền tải và vị trí đặt các trạm BA để đảm bảo an toàn điện, người dân sống dưới đường dây cao thế không bị nhiễm điện
* Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
Hệ thống điện QG đảm bảo cung cấp điện năng cho các ngành SX ổn định, tin cậy, kinh tế.
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ.
Nhóm 1: Trả lời PHT số 1
* Hệ thống điện quốc gia gồm các khâu nào ?
* Trước 1994 hệ thống điện nước ta thế nào ?
* Tại sao đường dây truyền tải công suất lớn càng dài thì điện áp càng cao ?
Nhóm 2: Trả lời PHT số 2
* Lưới điện quốc gia là tập hợp gồm gì ?
* Cấp điện áp phụ thuộc gì? có những cấp điện áp nào ?
* Lưới điện phân các loại nào?
* Mạng điện trong các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư thuộc lưới điện phân phối hay truyền tải ? Tại sao ?
* Sơ đồ lưới điện gồm gì?
Nhóm 3: Trả lời PHT số 3
* Hệ thống điện quốc gia đảm bảo cho việc gì ?
* Nhờ hệ thống điện quốc gia nên việc diều hành tập trung do cơ quan điều khiển thống điện quốc gia thực hiện, đảm bảo được vấn đề gì ?
* Hãy giải thích vì sao nhờ hệ thống điện quốc gia, việc cung cấp và phân phối điện được đảm bảo độ tin cậy và kinh tế ?
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
I. Khái niệm :
 Hệ thống điện quốc gia gồm có : nguồn điện , các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc, được liên kết với nhau thành một hệ thống.
II. Sơ đồ lưới điện quốc gia :
1. Khái niệm :
 Lưới điện quốc gia là tập hợp gồm đường dây dẫn, các trạm điện và nơi tiêu thụ điện.
2. Cấp điện áp của lưới điện :
Phụ thuộc vào mỗi quốc gia, có thể có nhiều cấp khác nhau.
+ Lưới điện truyền tải 66kV trở lên.
+ Lưới điện phân phối 35kV trở xuống.
3. Sơ đồ lưới điện : Hình vẽ 22.2 SGK
III. Vai trò của hệ thống điện quốc gia:
+ Đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.
+ Việc điều hành tập trung, do đó đảm bảo cung cấp, phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện năng tốt, an toàn và kinh tế.
c. Hoạt động luyên tập, vân dụng và mở rộng:
Mục tiêu: Củng cố kiến thức trọng tâm bài
Nội dung, phương thức tổ chức: GV đưa ra yêu cầu, học sinh hoạt động cặp đôi 
Nội dung: 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS hoàn thành PHT số 4.
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đôi.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
3. Hướng dẫn học sinh tự học
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
Xem nội dung bài 23
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1.Chọn đáp án đúng về khái niệm hệ thống điện quốc gia
A. Là hệ thống gồm nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trên toàn quốc..
B. Là hệ thống gồm nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trên miền Bắc.
C. Là hệ thống gồm nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trên miền Trung.
D. Là hệ thống gồm nguồn điện, lưới điện, các hộ tiêu thụ điện trên miền Nam.
Câu 2.Lưới điện quốc gia có chức năng:
A. Truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy phát điện đến nơi tiêu thụ.
B. Gồm: các đường dây dẫn, các trạm điện liên kết lại.
C. Làm tăng áp
D. Hạ áp
Câu 3. Lưới điện truyền tải có cấp điện áp
A. 66KV	B. 35KV	C. 60KV	D. 22KV
Câu 4. Lưới điện phân phối có cấp điện áp:
A. 35KV	B. 66KV	C. 110KV	D. 220KV
Câu 5. Ở nước ta cấp điện áp cao nhất là:
A. 500KV	B. 800KV	C. 220KV	D. 110KV
Câu 6. Chức năng của lưới điện quốc gia là:
A. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến lưới điện.
B. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các nơi tiêu thụ.
C. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các trạm biến áp.
D. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các trạm đóng cắt.
Câu 7. Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm:
 A. Đường dây dẫn điện và các hộ tiêu thụ. B. Đường dây dẫn điện và các trạm đóng, cắt.
C. Đường dây dẫn điện và các trạm biến áp. D. Đường dây dẫn điện và các trạm điện.
Câu 8. Hệ thống điện quốc gia gồm:
A. Nguồn điện, các trạm biến áp và các hộ tiêu thụ.
B. Nguồn điện, đường dây và các hộ tiêu thụ.
C. Nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ.
D. Nguồn điện, các trạm đóng cắt và các hộ tiêu thụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_12_tiet_24_he_thong_dien_quoc_gia_nam.docx