Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Bài 17: Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Hồng Gấm
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm hệ thống thông tin và viễn thông.
- Nêu được nguyên lí cơ bản của hệ thống thông tin và viễn thông thông qua sơ đồ mô hình hệ thống.
- Trình bày được nhiệm vụ, giải thích được sơ đồ khối tổng quát và nguyên lí của phần phát và phần thu thông tin của hệ thống thông tin và viễn thông.
(Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục)
2. Về năng lực:
Bài học giúp học sinh hình thành các thành phần năng lực sau:
- Năng lực chung:
+ NL tự chủ và tự học: Học sinh đọc SGK và tìm hiểu các tài liệu theo hướng dẫn của giáo viên để nêu được các nội dung: khái niệm, nguyên lí cơ bản của hệ thống thông tin và viễn thông
+ NL giao tiếp và hợp tác: Thực hiện được các hoạt động thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận nhóm thực hiện các phiếu học tập về nhiệm vụ, giải thích được sơ đồ khối tổng quát và nguyên lí của phần phát và phần thu thông tin của hệ thống thông tin và viễn thông.
- Năng lực công nghệ:
+ Nhận thức công nghệ: Nhận biết được các hệ thống thông tin và viễn thông; Vẽ được sơ đồ khối, mô tả được đặc điểm chính và nêu được nguyên lí làm việc của hệ thống thông tin và viễn thông; Kể tên một số thiết bị; phương tiện truyền thông tin trong hệ thống thông tin và viễn thông trong thực tế; Nhận biết được một số ảnh hưởng của hệ thống thông tin
(Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học/hoạt động giáo dục.)
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm: Tích cực, chủ động, tự giác trong các hoạt động học tập cá nhân và thảo luận nhóm; Có ý thức liên hệ kiến thức của bài học với thực tiễn.
(Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.)
TRƯỜNG: THPT THÁI NGUYÊN Tổ: Tự nhiên Họ và tên giáo viên: Lê Thị Hồng Gấm Ngày soạn: 04/03/2021 Lớp 12A1 12A2 12A4 Ngày dạy KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY TÊN BÀI DẠY: KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG Môn học/Hoạt động giáo dục: Công nghệ; lớp: 12 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Nêu được khái niệm hệ thống thông tin và viễn thông. - Nêu được nguyên lí cơ bản của hệ thống thông tin và viễn thông thông qua sơ đồ mô hình hệ thống. - Trình bày được nhiệm vụ, giải thích được sơ đồ khối tổng quát và nguyên lí của phần phát và phần thu thông tin của hệ thống thông tin và viễn thông. (Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục) 2. Về năng lực: Bài học giúp học sinh hình thành các thành phần năng lực sau: - Năng lực chung: + NL tự chủ và tự học: Học sinh đọc SGK và tìm hiểu các tài liệu theo hướng dẫn của giáo viên để nêu được các nội dung: khái niệm, nguyên lí cơ bản của hệ thống thông tin và viễn thông + NL giao tiếp và hợp tác: Thực hiện được các hoạt động thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận nhóm thực hiện các phiếu học tập về nhiệm vụ, giải thích được sơ đồ khối tổng quát và nguyên lí của phần phát và phần thu thông tin của hệ thống thông tin và viễn thông. - Năng lực công nghệ: + Nhận thức công nghệ: Nhận biết được các hệ thống thông tin và viễn thông; Vẽ được sơ đồ khối, mô tả được đặc điểm chính và nêu được nguyên lí làm việc của hệ thống thông tin và viễn thông; Kể tên một số thiết bị; phương tiện truyền thông tin trong hệ thống thông tin và viễn thông trong thực tế; Nhận biết được một số ảnh hưởng của hệ thống thông tin (Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học/hoạt động giáo dục.) 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ, trách nhiệm: Tích cực, chủ động, tự giác trong các hoạt động học tập cá nhân và thảo luận nhóm; Có ý thức liên hệ kiến thức của bài học với thực tiễn. (Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.) II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình ảnh (hoặc mẫu vật) một số thiết bị điện tử dùng trong hệ thống thông tin và truyền thông. - Bài giảng, giáo án, SGK, 1 số tài liệu mở rộng liên quan đến nội dung bài 17 (nếu có) (Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp). III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập (Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động) a) Mục tiêu: Huy động kiến thức, tạo hứng thú cho học sinh, kích thích học sinh tìm hiểu các vấn đề trong bài học. (Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.) b) Nội dung: Giáo viên đặt câu hỏi về các cách phát và thu nhận thông tin sử dụng trong trường học? (Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành ) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.) c) Sản phẩm: Học sinh kể tên được các phương pháp phát và thu nhận thông tin được sử dụng trong trường học: - Thông báo bằng Bảng tin - Thông báo qua loa - Thông báo bằng tin nhắn điện tử, sổ liên lạc điện tử, gọi điện thoại - Thông báo bằng đăng thông tin trên Trang tin điện tử của Trường (Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện) d) Tổ chức thực hiện: (Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập) * Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu hs thảo luận nhóm theo bàn để trả lời câu hỏi: Khi cần thông báo các nội dung cần thiết đến học sinh, phụ huynh học sinh Nhà trường đã sử dụng những phương pháp truyền tin nào? - HS tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ thảo luận trả lời - GV quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn * Báo cáo kết quả - GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi * Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Giáo viên đặt vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Các phương pháp để phát và nhận thông tin trong trường học mà các em vừa kể để có thể thực hiện được cần phải sử dụng đến các thiết bị và hệ thống đường truyền. Trong thực tế hiện nay chúng ta đang sử dụng các hệ thống thông tin và viễn thông với nhiều quy mô khác nhau như hệ thống thông tin quy mô nhỏ (hệ thống mạng nội bộ trong cơ quan, công ty, doanh nghiệp), hay hệ thống quy mô lớn cấp quốc gia, quốc tế. Vậy, hệ thống thông tin và viễn thông là gì, có nguyên lí hoạt động như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 17: Khái niệm hệ thống thông tin và viễn thông. - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Hoạt động 2: Các hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 2.1. Tìm hiểu khái niệm hệ thống thông tin và viễn thông a) Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm hệ thống thông tin và viễn thông - Nêu được nguyên lí cơ bản của hệ thống thông tin và viễn thông thông qua sơ đồ mô hình hệ thống. b) Nội dung: Học sinh quan sát, tìm hiểu mẫu vật dùng trong hệ thống thông tin và viễn thông và hình 17.1 SGK và trả lời các câu hỏi của giáo viên để tìm hiểu các nội dung: - Mô hình hệ thống thông tin và viễn thông - Các phương pháp truyền thông tin đi xa - Khái niệm hệ thống thông tin và viễn thông Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1. c) Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh về: - Giải thích mô hình hệ thống thông tin và viễn thông, nêu được nguyên lí cơ bản của hệ thống thông tin và viễn thông - Các phương pháp truyền thông tin đi xa - Nêu khái niệm hệ thống thông tin và viễn thông? Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được. d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các mẫu vật (nếu có) và mô hình hệ thống thông tin và viễn thông (hình 17.1 SGK), yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận nhóm theo bàn kết hợp đọc skg và trả lời các câu hỏi: - Hãy giải thích mô hình và nêu nguyên lí cơ bản của hệ thống thông tin và viễn thông? - Em hãy cho biết các phương pháp truyền thông tin hiện nay? - Em hãy cho biết khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông? - Giáo viên gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chuẩn hóa lại kiến thức: - HS: Quan sát, thảo luận nhóm theo bàn, đọc SGK và trả lời các câu hỏi. Đại diện HS trả lời theo sự hiểu biết của mình. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn. - Lắng nghe và ghi nhận kiến thức vào vở NỘI DUNG HỌC SINH CẦN TÌM HIỂU Mô hình hệ thống thông tin và viễn thông: - Các phương pháp truyền thông tin đi xa: Truyền bằng đường truyền dây cáp thông tin (cáp đồng/cáp quang) và truyền bằng sóng vô tuyến. - Khái niệm hệ thống thông tin và viễn thông: là những hệ thống truyền thông tin đi xa để thông báo cho nhau những thông tin cần thiết 2.2. Tìm hiểu sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của hệ thống thông tin và viễn thông a) Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, vẽ và mô tả được đặc điểm chính của sơ đồ khối tổng quát và nguyên lí của phần phát và phần thu thông tin của hệ thống thông tin và viễn thông. b) Nội dung: Học sinh quan sát và nghe giáo viên phân tích lại hình 17.1 SGK để hiểu và phân biệt được phần phát và phần thu trong 1 quá trình thu – phát của hệ thống thông tin và truyền thông. Đọc SGK và quan sát hình 17.1, 17.2 và thực hiện các nhiệm vụ trong PHT để tìm hiểu các nội dung: - Nhiệm vụ của phần phát và phần thu thông tin - Sơ đồ khối, đặc điểm và chức năng các khối của phần phát và phần thu thông tin - Liên hệ nội dung bài học với vấn đề sức khỏe và môi trường c) Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh (thực hiện các yêu cầu trong PHT) về: - Nhiệm vụ của phần phát và phần thu thông tin - Sơ đồ khối, đặc điểm và chức năng các khối của phần phát và phần thu thông tin - Liên hệ nội dung bài học với vấn đề sức khỏe và môi trường d) Tổ chức thực hiện: - Giáo viên phân tích lại hình 17.1, kết luận: “Một hệ thống thông tin và viễn thông bao gồm 2 phần là phần phát và phần thu”. - Yêu cầu HS chỉ ra phần thu, phát của hệ thống thông tin và viễn thông trên hình 17.1 - GV nhận xét và nói rõ các thiết bị như điện thoại, máy tính, máy fax là các thiết bị đầu – cuối vừa có thể là thiết bị nằm trong phần thu thông tin, vừa có thể là thiết bị phát thông tin. Còn các thiết bị như radio, TV là những thiết bị chỉ làm việc ở phần thu thông tin. - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 2 bàn, đặt tên nhóm theo số từ 1 đến hết. Giao nhiệm vụ cho các nhóm lẻ (nhóm 1, 3, 5..) tìm hiểu Phần phát thông tin theo PHIẾU HỌC TẬP 1, các nhóm chẵn (nhóm 2,4,6..) tìm hiểu Phần thu thông tin theo PHIẾU HỌC TẬP 2 bằng cách trả lời các câu hỏi của GV trong Phiếu học tập - GV gọi đại diện 1 HS đại diện 1 nhóm chẵn và 1 học sinh đại diện 1 nhóm lẻ trình bày nội dung thực hiện PHT. Đồng thời hướng dẫn các nhóm khác trao đổi kết quả với nhau để thực hiện kiểm tra chéo. - GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức và hướng dẫn các nhóm đánh giá kết quả của các nhóm trên PHT - Thu các PHT để kiểm tra và nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của học sinh - GV đưa ra kết luận: Những thông tin từ nơi phát đến nơi thu có thể ở khoảng cách xa, gần khác nhau. Tất cả nguồn phát và thu thông tin phải hợp thành một mạng thông tin quốc gia và toàn cầu. - HS lắng nghe và ghi nhận vấn đề - Trả lời câu hỏi - HS lắng nghe và ghi nhận vấn đề - Thực hiện chia nhóm và ngồi thành các nhóm. - Thảo luận nhóm thực hiện PHT theo nhóm được phân công. Cử đại diện nhóm chuẩn bị trình bày nội dung tìm hiểu. - HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - Nhận xét, bổ sung cho phần trình bày của các bạn - Lắng nghe, nghi nhận vấn đề và đánh giá kết quả PHT của nhóm bạn theo HD của giáo viên - Lắng nghe và ghi nhận vấn đề. PHIẾU HỌC TẬP 1: TÌM HIỂU PHẦN PHÁT THÔNG TIN HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau: 1. Em cho biết chức năng của phần phát thông tin? Cho ví dụ về phần phát thông tin. 2. Vẽ sơ đồ khối và giải thích nguyên lí của phần phát thông tin. 3. Vô tuyến truyền hình và truyền hình cáp giống và khác nhau ở điểm nào? PHIẾU HỌC TẬP 2: TÌM HIỂU PHẦN THU THÔNG TIN HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau: 1. Trong hệ thống thông tin phần thu được dùng để làm gì? Cho ví dụ về phần thu thông tin? 2. Vẽ sơ đồ khối và giải thích nguyên lí của phần thu thông tin. 3. Điện thoại cố định và di động giống và khác nhau ở điểm nào ĐÁP ÁN CÁC PHIẾU HỌC TẬP PHT1: 1. Phần phát thông tin có nhiệm vụ đưa nguồn thông tin cần phát tới nơi cần thu thông tin. 2. Sơ đồ khối phần phát thông tin: Nguồn thông tin: Nguồn tín hiệu cần phát đi xa như: âm thanh, hình ảnh, chữ và số. . . Xử lí thông tin: Nguồn tín hiệu cần được gia công và khuếch đại. Mã hoá: Những tín hiệu đã được xử lí có biên độ đủ lớn muốn truyền đi xa cần được mã hóa theo một kỹ thuật nào đó. Hiện nay có hai kỹ thuật mã hóa cơ bản là kỹ thuật tương tự và kỹ thuật số. Truyền đi: Tín hiệu sau khi được mã hóa được gửi vào phương tiện truyền dẫn để truyền đi xa (dây dẫn, cáp quang, sóng điện từ. . . ) 3. Vô tuyến truyền hình và truyền hình cáp - Giống nhau là đều là phần phát thông tin. - Khác nhau là: Vô tuyến truyền hình có đường truyền là bằng sóng điện từ còn truyền hình cáp có đường truyền là dây dẫn tín hiệu. PHT2: 1. Phần thu thông tin có nhiệm vụ thu, nhận tín hiệu đã điều chế, mã hóa, truyền đi từ phần phát, biến đổi tín hiệu thu được trở về trạng thái tín hiệu ban đầu để đưa tới thiết bị đầu cuối VD phần thu thông tin: Các thiết bị nghe, nhìn như máy thu thanh, máy thu hình. Các thiết bị có thể phát và thu thông tin: điện thoại, máy tính có kết nối, máy fax.. 2. Sơ đồ khối phần thu thông tin: Nhận thông tin Xử lí thông tin Thiết bị đầu cuối - Nhận thông tin: tín hiệu đã phát đi được máy thu nhận bằng một thiết bị hay một mạch nào đó (angten, modem, . . .) - Xử lí thông tin: các tín hiệu nhận về có công suất nhỏ và đã được mã hóa nên phải được xử lí như giải mã, điều chế, khuếch đại, . . . - Thiết bị đầu cuối: là khâu cuối cùng của hệ thống (loa, màn hình, in ra giấy, . . . ) 3. Điện thoại cố định và di động - Giống nhau là đều có cả chức năng phát thông tin và thu thông tin. - Khác nhau là: + Điện thoại di động có thể sử dụng linh hoạt hơn điện thoại cố định. + Điện thoại cố định thì truyền tin bằng dây dẫn còn điện thoại di động truyền tin bằng sóng điện từ. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Luyện tập để củng cố kiến thức trong bài học b) Nội dung: HS luyện tập bằng cách trả lời các câu hỏi: 1. Hãy mô tả các khối cơ bản của phần phát và phần thu thông tin? 2. Hãy chọn câu đúng: Sơ đồ khối một máy phát thông tin có trình tự là: a. Nguồn thông tin → Xử lý thông tin → Mã hoá → Truyền đi b. Xứ lý thông tin → Nguồn thông tin → Mã hoá → Truyền đi. c. Truyền đi → Mã hoá → Nguồn thông tin → Xứ lý thông tin d. Tất cả đều đúng. 3. Hãy chọn câu đúng: Sơ đồ khối một máy thu thông tin có trình tự như sau a. Xử lí thông tin → Nhận thông tin → Thiết bị đầu cuối b. Nhận thông tin → Xử lí thông tin → Thiết bị đầu cuối. c. Thiết bị đầu cuối → Nhận thông tin →Xử lí thông tin. d. Tất cả đều đúng. 4. Hãy chọn câu đúng: Phương pháp truyền thông tin hiện nay là a. Chỉ có truyền bằng dây dẫn thông tin b. Chỉ có truyền bằng sóng. c. Truyền bằng dây dẫn thông tin và truyền bằng sóng. d. Tất cả đều sai. (Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.) c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS: 1. Học sinh mô tả hình 17.2 và 17.3 SGK 2. A 3. B 4. C (Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình) d) Tổ chức thực hiện: - GV lần lượt đưa ra từng câu hỏi. - Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ (theo bàn) và xung phong trả lời câu hỏi. - GV nhận xét câu trả lời của học sinh, bổ sung các thông tin và nhận xét mức độ tích cực học tập của học sinh. Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Kể tên được một số thiết bị; phương tiện truyền thông tin trong hệ thống thông tin và viễn thông trong thực tế. - Nêu được sự ảnh hưởng của hệ thống thông tin và viễn thông tới môi trường tự nhiên, sức khỏe con người và môi trường xã hội (Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp). b) Nội dung: Học sinh thực hiện ở nhà thông qua việc đọc các tài liệu liên quan, tìm thông tin trên internet, sách, báo để tìm hiểu các nội dung: - Các phương tiện truyền thông hiện có tại địa phương. - Sự ảnh hưởng của hệ thống thông tin và viễn thông tới môi trường tự nhiên, sức khỏe con người và môi trường xã hội (Sự truyền thông tin bằng sóng điện từ có ảnh hưởng gì đến môi trường không khí? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con người? Có ảnh hưởng tiêu cực gì về môi trường xã hội như: bản quyền, sở hữu trí tuệ, thông tin rác trên mạng....?) Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết. c) Sản phẩm: Học sinh thực hiện theo nhóm, trình bày báo cáo dưới dạng sơ đồ tư duy trên giấy A3. Nộp kèm bản phân công nhiệm vụ và đánh giá hoạt động của các thành viên. Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn. d) Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn Hs chia nhóm (chia nhóm theo tổ, mỗi tổ 2 nhóm, do tổ trưởng chia) và hướng dẫn các nội dung học sinh cần thực hiện, gợi ý cách thực hiện - Các nhóm ghi lại yêu cầu nội dung cần tìm hiểu để thực hiện ngoài giờ lên lớp. - HS thực hiện hoạt động này ngoài giờ lên lớp, làm báo cáo dưới dạng sơ đồ tư duy trên giấy A3 (mỗi nhóm 1 bản), nộp cho giáo viên vào giờ học tiếp theo (Nộp kèm bản phân công nhiệm vụ và đánh giá hoạt động của các thành viên). Chuẩn bị để báo cáo, thuyết trình kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV sẽ kiểm tra và gọi đại diện nhóm bất kì lên báo cáo, thuyết trình để đánh giá và ghi điểm cho nhóm. (Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.) Ghi chú: 1. Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện hiệu quả. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển các kĩ năng. Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp và chủ yếu được giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học. 2. Trong Kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh mà tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của giáo viên: giáo viên giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; học sinh thực hiện/đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/. 3. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học và được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy. 4. Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học - Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện. - Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu. - Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên). - Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo./.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_12_bai_17_khai_niem_ve_he_thong_thong.docx