Giáo án Chủ đề tự chọn Ngữ văn Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Dạ Ngân

Giáo án Chủ đề tự chọn Ngữ văn Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Dạ Ngân

TIẾT 2.

ÔN TẬP ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ

a. Kiến thức

- Giúp học sinh củng cố một số kiến thức trọng tâm để làm được bài tập đọc hiểu văn bản.

b. Kĩ năng

- Luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản và tiếp nhận văn bản bằng việc luyện đề đọc hiểu văn bản.

c. Tư duy, thái độ, phẩm chất

- Tư duy tổng hợp, vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học về văn bản; chăm chỉ và nỗ lực làm bài tập.

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

- Năng lực tự học.

- Năng lực thẩm mĩ.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, đề đọc hiểu.

2. Học sinh: Vở ghi.

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy. HS thực hành, thảo luận nhóm, GV hướng dẫn, chốt đáp án, khắc sâu những kiến thức quan trọng.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

 

docx 127 trang hoaivy21 7602
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chủ đề tự chọn Ngữ văn Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Dạ Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01/09/2019
TIẾT 1. 
ÔN TẬP ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ 
a. Kiến thức
- Giúp học sinh củng cố một số kiến thức trọng tâm để làm được bài tập đọc hiểu văn bản.
b. Kĩ năng
- Luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản và tiếp nhận văn bản bằng việc luyện đề đọc hiểu văn bản.
c. Tư duy, thái độ, phẩm chất
- Tư duy tổng hợp, vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học về văn bản; chăm chỉ và nỗ lực làm bài tập.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tổng hợp, so sánh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN 
1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, đề đọc hiểu.
2. Học sinh: Vở ghi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy. HS thực hành, thảo luận nhóm, GV hướng dẫn, chốt đáp án, khắc sâu những kiến thức quan trọng. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng
12A6
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của hs.
 3. Bài mới 
A. Hoạt động khởi động
Đọc hiểu văn bản là một phần thi được đưa vào đề thi môn Ngữ văn, chiếm 3 điểm/10 điểm. Đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề Đọc hiểu văn bản ngày càng được quan tâm. Trong bài học hôm nay, chúng ta hãy cùng ôn luyện kiến thức lí thuyết đọc hiểu và luyện tập một số bài tập đọc hiểu văn bản để thuần thục hơn với kiểu bài tập này.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS củng cố lại những kiến thức lí thuyết phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản.
GV đặt câu hỏi. HS trả lời.
GV chuẩn xác kiến thức.
? Kể tên các phương thức biểu đạt đã học. Nêu định nghĩa về từng phương thức biểu đạt đó.
? Kể tên các phép liên kết đã học. Lấy ví dụ minh họa.
? Kể tên các biện pháp tu từ đã học. Lấy ví dụ minh họa.
? Kể tên các hình thức lập luận của đoạn văn.
? Kể tên các thể thơ mà em biết.
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Các phương thức biểu đạt
1.1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật):
– Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
1.2.Miêu tả.
– Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.
1.3. Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
1.4.Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.
1.5.Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , người nghe
2. Phép liên kết : Thế – Lặp – Nối- Liên tưởng – Tương phản – Tỉnh lược
- Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
- Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa): Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
- Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
- Phép nối: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước
3. Các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật khác:
 Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản: So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nói tránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấu trúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy 
– Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu)
– Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng, 
– Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng, 
4. Các hình thức lập luận của đoạn văn: 
Có nhiều cách trình bày, trong đó có 7 cách chính sau: Diễn dịch, Quy nạp, tổng -phân -hợp, nêu phản đề, so sánh, phân tích nhân quả, vấn đáp
5. Các thể thơ: Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Song thất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ
II. LUYỆN TẬP
C. Hoạt động luyện tập
 Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
 Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.
 Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn. Những đức tính đó thường dễ thấy ở những người năm sáu mươi tuổi hơn là ở đa số thanh niên tuổi đôi mươi. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta chỉ già đi khi để tâm hồn mình héo hon.
 Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo những vết nhăn trong tâm hồn. Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta.
(Trích Điều kỳ diệu của thái độ sống – Mac Anderson)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Nêu quan niệm của tác giả về tuổi trẻ.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta?
Gợi ý :
1.	Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận.	
2.	– Nêu quan niệm của tác giả về tuổi trẻ:
+ Là trạng thái tâm hồn
+ Gắn liền với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.
+ Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm.
3.	Nêu sự hiểu biết về ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn
+ Thời gian hình thành tuổi tác: theo quy luật cuộc sống, cùng với sự chảy trôi của thời gian con người lớn lên về tuổi tác, già đi về mặt hình thức.
+ Thái độ tạo nên tâm hồn: Tuổi tác, thời gian không kiến tạo nên thế giới tinh thần chúng ta. Cái tạo nên nó chính là thái độ, tức là những ý nghĩ, tình cảm, là cách nhìn, cách ứng xử, cách lựa chọn lối sống của mỗi cá nhân trong cuộc đời.
. Thái độ sống tiêu cực sẽ khiến tâm hồn trở nên già cỗi, tàn lụi.
. Ngược lại, thái độ sống tích cực sẽ làm cho tâm hồn trở nên lành mạnh, khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng.
4	Học sinh tự do bày tỏ quan điểm.
– Đồng tình với quan điểm Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta.
– Vì:
+ Đây là những trạng thái tâm lí tiêu cực. Một khi xuất hiện thường xuyên, trở thành thói quen nó sẽ thao túng, nhấn chìm đời sống tâm hồn ta trong bóng tối, khiến đời sống bên trong ta luôn u ám, tẻ nhạt, rơi vào sự bế tắc, không lối thoát.
. Lo lắng sợ hãi khiến ta luôn cảm thấy bất an trước cuộc đời, khiến ta mất đi sức sống, sức trẻ, mất đi niềm vui sống.
. Việc mất lòng tin vào bản thân khiến ta không tìm được điểm tựa tinh thần vững chắc, từ đó đánh mất tiềm lực bản thân, luôn trong trạng thái mặc cảm, hoang mang, hoài nghi chính mình.
+ Tất cả những trạng thái tâm lý đó khiến ta không nhận thức được về giá trị bản thân, về ý nghĩa sự tồn tại của mình, thấy cuộc đời trở nên vô nghĩa, không còn cảm giác hào hứng sống nữa. Đó là lúc ta chết về mặt tinh thần. Cuộc đời còn gì thú vị khi đời sống bên trong bị hủy hoại.
+ Để tránh cho đời sống tâm hồn không bị hủy hoại chúng ta cần có ý nghĩ, tình cảm, cách nhìn, cách lựa chọn lối sống đúng đắn, tích cực.
D. Hoạt động vận dụng, mở rộng
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 Nếu bạn nỗ lực hướng tới những mục tiêu của mình, những mục tiêu đó sẽ nỗ lực hướng tới bạn. Nếu bạn nỗ lực hướng tới những kế hoạch của mình, những kế hoạch đó sẽ nỗ lực hướng tới bạn. Bất kể điều gì tốt đẹp chúng ta gây dựng, cuối cùng sẽ quay lại gây dựng chúng ta
 Đừng đặt mục tiêu quá thấp. Nếu bạn không khao khát nhiều, bạn không thể trở thành một điều đáng kể được.
 Chúng ta đều có hai lựa chọn: Sống qua ngày đoạn tháng hoặc thiết kế nên cuộc đời.
 Chúng ta đều cần có mục tiêu dài hạn mạnh mẽ để vượt qua những trở ngại trước mắt.
 Lí do quan trọng của việc đặt mục tiêu là nó tạo ra những biến chuyển trong bạn để giúp bạn đạt được nó. Những cái đó mãi mãi đáng giá hơn nhiều so với những gì bạn nhận được.
 Lí do tối thượng của việc đặt mục tiêu là nó khích lệ bạn trở thành con người,bạn phải trở thành để hành động và đạt được nó. 
 Có những người bị đè nặng vì những ngày khổ cực bởi vì họ chỉ nghĩ về những ngày đó. Họ không hướng tới ngày mai hay phác họa tương lai.
 (Triết lý cuộc đời, Jim Rohn, NXB Lao động, 2016, tr.57)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Theo tác giả, lý do quan trọng để đặt mục tiêu là gì?
Câu 3. Tại sao tác giả lại khuyên chúng ta “đừng đặt mục tiêu quá thấp”?
Câu 4. Theo anh/chị, mỗi người cần đặt ra những mục tiêu như thế nào để “thiết kế nên cuộc đời” của mình?
Gợi ý :
1. Phương thức nghị luận.
2. Theo tác giả, lý do quan trọng để đặt mục tiêu là tạo ra những chuyển biến trong chính chúng ta, giúp ta đạt được mục đích.
3. Vì : Như vậy sẽ không thúc đẩy sự nỗ lực, không phát huy hết năng lực sở trường và không thể đạt được những điều đáng kể.
4. HS trả lời ngắn gọn, rõ ý, tránh diễn đạt chung hoặc sáo rỗng. Ví dụ cần chỉ rõ mục tiêu có vai trò quan trọng, tạo ra những điểm mốc giúp con người đạt tới mục đích, muốn đặt ra mục tiêu phù hợp để thiết kế nên cuộc đời của mình chúng ta cần nhận thức đúng về bản thân, không nên đặt mục tiêu quá thấp nhưng cũng không nên đặt ra những mục tiêu không tưởng.
E. Hoạt động củng cố, dặn dò 
1. Củng cố 
- HS cần nắm vững một số kiến thức lí thuyết cơ bản để làm được bài tập đọc hiểu văn bản.
2. Dặn dò
- Ôn tập những kiến thức lý thuyết phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản. Tự luyện tập thêm ở nhà.
- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.
Ngày soạn : 05/09/2019
TIẾT 2. 
ÔN TẬP ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ 
a. Kiến thức
- Giúp học sinh củng cố một số kiến thức trọng tâm để làm được bài tập đọc hiểu văn bản.
b. Kĩ năng
- Luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản và tiếp nhận văn bản bằng việc luyện đề đọc hiểu văn bản.
c. Tư duy, thái độ, phẩm chất
- Tư duy tổng hợp, vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học về văn bản; chăm chỉ và nỗ lực làm bài tập.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tổng hợp, so sánh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN 
1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, đề đọc hiểu.
2. Học sinh: Vở ghi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy. HS thực hành, thảo luận nhóm, GV hướng dẫn, chốt đáp án, khắc sâu những kiến thức quan trọng. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng
12A6
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra một số kiến thức lí thuyết liên quan đến đọc hiểu văn bản. 
3. Bài mới 
A. Hoạt động khởi động
Ở tiết trước, chúng ta đã ôn tập một số kiến thức phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản . Trong bài học hôm nay, chúng ta hãy tiếp tục ôn luyện kiến thức lí thuyết đọc hiểu và luyện tập một số bài tập đọc hiểu văn bản để thuần thục hơn với kiểu bài tập này.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS củng cố lại những kiến thức lí thuyết phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản.
GV đặt câu hỏi. HS trả lời.
GV chuẩn xác kiến thức.
? Liệt kê các phong cách ngôn ngữ đã học. Nêu đặc điểm nhận diện từng phong cách ngôn ngữ. Lấy ví dụ minh họa.
? Liệt kê các thao tác lập luận đã học. Nêu đặc điểm nhận diện từng thao tác lập luận. Lấy ví dụ minh họa.
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
6. Phong cách ngôn ngữ 
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt Trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân. Gồm các dạng đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, chuyện trò/ nhật kí/ thư từ/ chuyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại, 
2. Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn): Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự (thông tấn = thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi)
3. Phong cách ngôn ngữ chính luận: Dùng trong lĩnh vực chính trị – xã hội; người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội
4. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện 
Như vậy trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao, và các tác phẩm văn học nói chung thì mình đều trả lời thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thật.
7. Các thao tác lập luận
1. Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
2. Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
3. Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề. ( Đưa lí lẽ trước – Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.)
4. Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
5. Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại ; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.
6. So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.
II. LUYỆN TẬP
C. Hoạt động luyện tập
Đọc văn bản :
Tôi vừa đọc một bài trong tạp chí GQ. Bài báo trích dẫn lời của diễn viên Andy Garcia nói rằng: “Điều quan trọng khi bạn theo đuổi một mục tiêu là không bao giờ quên tính toàn vẹn của hành trình ấy.” Tôi rất thích cách diễn tả này. Và Garcia đã đúng. Hành trình đến bất cứ kết quả nào – dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách sống tốt đẹp – cũng quan trọng ngang bằng với đích đến của nó (nếu không nói là quan trọng hơn). Có một điều tôi mong bạn hãy suy ngẫm: hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn việc đến được đỉnh núi. Tại sao? Bởi vì chính cuộc hành trình sẽ hình thành cá tính, tạo cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của mình và kiểm tra xem bạn thực sự muốn chiến thắng tới đâu. Chính hành trình mới dạy bạn, biến đổi bạn, và kêu gọi tài năng ẩn náu trong con người. Bạn phải phát huy những phẩm chất của một người xuất sắc, như sự kiên định, can đảm, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết. Tất nhiên, đạt tới ước mơ sẽ mang lại cảm giác tuyệt vời. Tôi luôn đồng ý như vậy. Nhưng nó không mang lại những quà tặng tương tự như những gì bạn nhận được qua cuộc hành trình. Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công.
Vậy mỗi khi bạn cảm thấy nôn nóng, tuyệt vọng hay chán nản trên đường tiến tới một cuộc đời mình mong muốn, hãy nhớ rằng chính nơi bạn dừng chân có thể là nơi tốt nhất dành cho bạn. Và có lẽ hành trình còn tốt hơn cả đích đến.
(Trích Hành trình và đích đến, trong Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma,
Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2018, tr 204 – 205)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Theo tác giả, hành trình theo đuổi một mục tiêu nào đó đem lại cho mỗi người những giá trị và phần thưởng nào?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn việc đến được đỉnh núi”?
Câu 4. “Mỗi khi bạn cảm thấy nôn nóng, tuyệt vọng hay chán nản trên đường tiến tới một cuộc đời mình mong muốn, hãy nhớ rằng chính nơi bạn dừng chân có thể là nơi tốt nhất dành cho bạn.”
Anh/Chị có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?
Gợi ý:
1. Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
2. Hành trình theo đuổi một mục tiêu nào đó đem lại những giá trị và phần thưởng: “ hình thành cá tính, tạo cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của mình và kiểm tra xem bạn thực sự muốn chiến thắng tới đâu”; “dạy bạn, biến đổi bạn, và kêu gọi tài năng ẩn náu trong con người”, “phát huy những phẩm chất của một người xuất sắc, như sự kiên định, can đảm, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết.”
3. “Hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn việc đến được đỉnh núi” có thể hiểu :
+ Hành trình leo núi được hiểu là quá trình đến đích, hay vươn đến mục tiêu.
+ Đỉnh núi: Là những mục tiêu, giá trị, thành công mà con người muốn đạt tới.
=> Ý cả câu : Quá trình chúng ta bỏ công sức theo đuổi một mục tiêu nào đó sẽ đem lại cho ta nhiều phần thưởng. Đó là những bài học, kinh nghiệm, sự tôi luyện về ý chí, tinh thần giúp ta có thể đạt đến những mục tiêu và thành công lớn lao hơn so với mục tiêu ban đầu.
4. Học sinh trả lời ngắn gọn rõ ý theo quan điểm cá nhân và giải thích hợp lí, tránh lối diễn đạt chung chung hoặc sáo rỗng.
D. Hoạt động vận dụng, mở rộng
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Câu chuyện về bốn ngọn nến
Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.
Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.
Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi.
Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?
Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. “Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?” – cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc.
Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng.
Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng.
(Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005)
Câu 1: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ trong văn bản trên.
Câu 2: Anh/chị hiểu thế nào về lời thầm thì của ngọn nến thứ nhất: Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi ? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.
Câu 3: Anh chị hiểu như thế nào về lời thì thầm của ngọn nến thứ hai: Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi ?
Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra được từ văn bản trên. Vì sao? 
Gợi ý:
1. HS chỉ ra 2 trong các biện pháp tu từ sau: Liệt kê, điệp cấu trúc, hoặc nhân hóa 	
2. Ngọn nến thứ nhất cho rằng mình quan trọng bởi nó là hiện thân của hòa bình.
– Hòa bình là một nơi không có chiến tranh và chết chóc, nơi mọi người gắn bó với nhau cùng giúp đỡ nhau phát triển vì sự phồn vinh và hạnh phúc của nhân loại.
– Hòa bình sẽ mang lại cuộc sống và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình và xã hội. Khi con người được sống trong cảm giác yêu thương, hòa ái, an lạc, vô ưu sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ cho con người sống, học tập và lao động cống hiến hết mình cho sự phát triển chung của nhân loại.
– Nếu không có hòa bình con người phải sống trong đau thương, đói nghèo, bệnh tật, chia li chết chóc 	
3. Ngọn nến thứ hai cho rằng mình quan trọng bởi nó là hiện thân của lòng trung thành.
– Trung thành là phẩm chất tốt đẹp cần có ở tất cả mọi người bởi đó là lối sống trước sau như một, một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin và tình cảm gắn bó không thay đổi trước bất kì hoàn cảnh nào trong quan hệ giữa người với người.
– Trung thành sẽ tạo dựng được niềm tin, sự tín nhiệm của mọi người và vun đắp các mối quan hệ ngày càng bền chặt, trở nên tốt đẹp hơn. 	
4. HS có thể rút ra những thông điệp khác nhau nhưng phải có căn cứ và thuyết phục.
Yêu cầu :
– Gọi tên thông điệp
– Lý giải thuyết phục
Sau đây là 1 số gợi ý: Thông điệp về hòa bình, về lòng trung thành, về tình yêu, về niềm hy vọng trong cuộc sống.
E. Hoạt động củng cố, dặn dò
1. Củng cố
- HS cần nắm vững một số kiến thức lí thuyết cơ bản để làm được bài tập đọc hiểu văn bản.
2. Dặn dò
- Ôn tập những kiến thức lý thuyết phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản. Tự luyện tập thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài: Tác gia Hồ Chí Minh.
Ngày soạn: 11/9/2019
Tiết 3. TÁC GIA HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ 
a. Kiến thức
- Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thật của Hồ Chí Minh.
b. Kĩ năng
- Vận dụng có hiệu quả những kiến thức nói trên vào việc đọc hiểu văn thơ của Người.
c. Tư duy, thái độ
- Kính trọng con người, tài năng, nhân cách Hồ Chí Minh; Trân trọng di sản văn học của Hồ Chí Minh.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tổng hợp, so sánh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN 
1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo 
2. Học sinh: Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng
12A6
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, người Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, người bạn đáng kính của nhân dân lao động trên thế giới. Bác đã dành trọn cuộc đời của mình vì sự ấm no, tự do, hạnh phúc của chúng ta. Bác còn là một nhà văn, nhà thơ lớn đã có nhiều đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam với một phong cách đa dạng và đặc sắc. Chúng ta sẽ cảm nhận và hiểu thêm về cuộc đời, quan điểm, tư tưởng, phong cách nghệ thuật của Bác qua bài : Tác gia Hồ Chí Minh.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Đọc và tìm hiểu phần tiểu sử Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
-GV:Dựa vào phần I SGK hãy tóm tắt một số nét chính về tác giả.
-HS:Suy nghĩ và trả lời.
-GV:Nhận xét và chốt ý.
Đọc và tìm hiểu sự nghiệp sáng tác.
-GV:Nêu vắn tắt quan điểm sáng tác của NAQ-Hồ Chí Minh?
-HS: Suy nghĩ và trả lời.
-GV:Nhận xét và chốt ý.
-GV:Sự nghiệp sáng tác của NAQ-Hồ Chí Minh gồm mấy bộ phận? Hãy tóm tắt nội dung chính và kể tên một số tác phẩm tiểu biểu của từng bộ phận?
-HS:Thảo luận và đại diện trình bày.
-GV:Nhận xét chung và chốt ý.
-GV:Trình bày ngắn gọn một vài nét phong cách nghệ thuật của NAQ-Hồ Chí Minh?
-HS:Suy nghĩ và trình bày.
-GV:Nhận xét và chốt ý.
I/.Tiểu sử.
- Hồ Chí Minh(1890-1969)-Kim Liên-Nam Đàn-Nghệ An.
- Xuất thân trong một nhà nho yêu nước.
- 1911 xuất dương ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.
- Là người tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạnh: VNTNĐCH(1925), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức á Đông (1925), thành lập Đảng CSVN(3/2/1930). 2/1941 Người về nước thành lập Mặt trận Việt Minh -> trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng -> CMT8 thành công.
- 2/9/1945 đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam.
- 1/1946 được bầu làm Chủ tịch nước. Từ đó đến khi qua đời Người luôn giữ những chức vụ trọng trách trong bộ máy lãnh đạo của Đảng-Nhà nước và lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
- 1990 tổ chức GD-KH và VH liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn người “Anh hùng giải phong dân tộc-nhà văn hoá lớn”.
II/. Sự nghiệp sáng tác.
1. Quan điểm sáng tác.
- Văn học là một hoạt động tình thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng ->nhà văn phải góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển xã hội.
- Văn chương phải lấy quảng đại quần chúng làm đối tượng phục vụ -> Trong sáng tác Người luôn xác định rõ mục đích và đối tượng cụ thể: viết đề làm gì? (mục đích), viết cho ai( đối tượng), sau đó mới xác định viết cái gì?(nội dung), viết ntn(hình thức).
- Văn chương phải có tính chân thực, hình thức tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn ngữ chọn lọc, nội dung phải thể hiện được tinh thần dân tộc và mang tính nhân dân sâu sắc.
2. Di sản văn học.
a. Truyện-kí:
- Truyện và kí của NAQ gây ấn tượng mạnh và sâu sắc cho người đọc vì nội dung mới, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo, lối kể chuyện dí dỏm, vừa truyền thống vừa hiện đại.
- Tố cáo tội ác giã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với các nước thuộc địa, đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Lời than vãn của bà Trưng Trắc-1922.
+ Vi hành-1923.
+ Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu-1925,...
b. Văn chính luận:
- Hồ Chí Minh viết nhiều bài văn chính luận đăng trên các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền.
- Tác phẩm nổi tiếng nhất của Người khi hoạt động ở Pháp là "Bản án chế độ thực dân Pháp" (1925). Trong tác phẩm này và một số bài báo khác , Người đã tố cáo chế độ thực dân Pháp và nói lên những nỗi thống khổ của người dan các nước thuộc địa.
- Cách mạng tháng Tám thành công Người viết "Tuyên ngôn độc lập"- một áng văn chính luận mẫu mực, hùng hồn tuyên bố về quyền độc lập-tự do của dân tộc Việt Nam.
- Sau này Hồ Chí Minh còn viết những tác phẩm chính luận khác như "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" (1946), "Không có gì quý hơn độc lập-tự do" (1966). Tác phẩm cuối cùng "Di chúc" để lại muôn vàn tình yêu thương cho nhân dân.
c. Thơ ca.
*. Nhật kí trong tù:
- Thời gian sáng tác: từ mùa thu 1942-mùa thu 1943.
- Nội dung: 
+ Giá trị hiện thực sâu sắc: phản ánh một cách chân thật bộ mặt đen tối của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch cũng như xã hội Trung Quốc những năm 1942-1943 (Lai Tân,Tự do,... 
+ Bức chân dung tinh thần tự hoạ con người Hồ Chí Minh:
- Nghệ thuật: 
+ Kết hợp hài hoà giữa bút pháp cổ điển và tinh thần hiện đại.
+ Hình tượng thơ luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai.
*. Thơ ca trước và sau cách mạng:
- Những bài thơ sáng tác nhằm mục đích tuyên truyền với bút pháp giản dị: Dân cày, Công nhân, Ca binh lính, Ca sợi chỉ,.. 
- Ngoài ra còn có những bài thơ mang bút pháp nghệ thuật cao vừa có màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần hiện đại, thể hiện một tâm hồn rất nhạy cảm trước cảnh đẹp của thiên nhiên và con người như: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Tin thắng trận, Nguyên tiêu,..
3. Phong cách nghệ thuật.
- Hồ Chí Minh sáng tác ở nhiều thể loại, đa dạng, phong phú, ở lĩnh vực nào cũng có những thành công. Phong cách sáng tác của Người ở những thể loại văn học vừa có những nét chung, vừa có những nét riêng.
- Thơ văn của Người có sự kết hợp hài hoà, sâu sắc giữa chính trị và văn học, tư tưởng và nghệ thuật, truyền thống và hiện đại.
- Văn chính luận: giàu tri thức văn hoá , giàu tính luận chiến , lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo.
- Truyện và kí: 
+ Là những tác phẩm mở đầu, đặt nền móng cho văn xuối cách mạng. 
+ Lối kể chuyện linh hoạt, giọng điệu uyển chuyển, giàu trí tuệ và rất hiện đại.
- Thơ ca: 
+ Hàm súc, uyên thâm, giàu tính nghệ thuật.
+ Có sự kết hợp giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.
+ Hình tượng thơ luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai,...
C. Hoạt động luyện tập
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
1. Bác Hồ đã cùng với gia đình sống ở Huế trong thời gian nào?
1895 – 1909
1895 – 1901
1906 – 1909
B và C x
2. Bác Hồ đã cùng với gia đình sống ở Thừa Thiên Huế ở những địa điểm nào ?
Làng Thai Dương ( Huyện Phú Vang )
Làng Dương Nỗ ( Huyện Phú Vang )
Làng Dương Nỗ và Thành Nội ( Huế )x
A và B
3. Bác Hồ từ nước ngoài về nước để hoạt động cách mạng và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam từ năm nào ?
1940
1941x
1942
1943
4. Thơ văn của Bác thể hiện những nội dung tư tưởng chủ đạo nào ?
Cảm thông số phận bất hạnh của người nông dân trước cách mạng tháng Tám năm1945.
Ca ngợi những thắng cảnh của quê hương đất nước.
Lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo sâu sắc.x
 D. Phê phán sâu sắc chế độ phong kiến-thực dân
D. Hoạt động vận dụng, mở rộng
Phân tích bức chân dung của HCM qua bài thơ " Chiều tối"(Mộ).
Gợi ý: 
a/ Qua bài thơ, người đọc đã cảm nhận được tâm hồn nghệ sĩ hết sức nhạy cảm và tinh tế của HCM.
- Điều đó thể hiện qua tâm tư, cảm xúc dễ rung động được đánh thức trong buổi chiều 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chu_de_tu_chon_ngu_van_lop_12_chuong_trinh_ca_nam_na.docx