Giáo án Bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Dạ Ngân

Giáo án Bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Dạ Ngân

TIẾT 2.

 ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ

a. Kiến thức

- Giúp học sinh củng cố một số kiến thức trọng tâm để làm được bài tập đọc hiểu văn bản.

b. Kĩ năng

- Luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản và tiếp nhận văn bản bằng việc luyện đề đọc hiểu văn bản.

c. Tư duy, thái độ, phẩm chất

- Tư duy tổng hợp, vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học về văn bản; chăm chỉ và nỗ lực làm bài tập.

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

- Năng lực tự học.

- Năng lực thẩm mĩ.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, đề đọc hiểu.

2. Học sinh: Vở ghi.

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy. HS thực hành, thảo luận nhóm, GV hướng dẫn, chốt đáp án, khắc sâu những kiến thức quan trọng.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

 

docx 350 trang hoaivy21 4991
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Dạ Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01/09/2019
TIẾT 1. 
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ 
a. Kiến thức
- Giúp học sinh củng cố một số kiến thức trọng tâm để làm được bài tập đọc hiểu văn bản.
b. Kĩ năng
- Luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản và tiếp nhận văn bản bằng việc luyện đề đọc hiểu văn bản.
c. Tư duy, thái độ, phẩm chất
- Tư duy tổng hợp, vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học về văn bản; chăm chỉ và nỗ lực làm bài tập.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tổng hợp, so sánh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN 
1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, đề đọc hiểu.
2. Học sinh: Vở ghi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy. HS thực hành, thảo luận nhóm, GV hướng dẫn, chốt đáp án, khắc sâu những kiến thức quan trọng. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng
12A6
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của hs.
 3. Bài mới 
A. Hoạt động khởi động
Phần thi đọc hiểu là phần thi bắt buộc trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn 2016, chiếm 3/10 điểm toàn bài và có 1 phần đọc cùng 4 câu hỏi. Năng lực đọc hiểu của học sinh đang được coi trọng, nhất là từ năm học 2013 – 2014, các đề thi cấp quốc gia (tốt nghiệp, đại học) đều có một phần bài tập kiểm tra đánh giá năng lực này. Xu hướng kiểm tra đánh giá mới là thay vì kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh (kiến thức do giáo viên đọc hộ, hiểu hộ, cảm hộ), thì các đề thi kể từ năm học 2013 – 2015 chuyển sang kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh, năng lực tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản. Phần kiểm tra đánh giá này chiếm 30% tổng số điểm trong đề thi THPT quốc gia với 1 văn bản và 4 câu hỏi nên chúng ta phải có sự chuẩn bị tốt về kiến thức và kĩ năng để có thể đạt điểm cao.
Bài học hôm nay giúp các em có được kĩ năng, phương pháp làm bài đọc – hiểu, rèn luyện kỹ năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
I.KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt
Nhận diện qua mục đích giao tiếp
1
Tự sự
Trình bày diễn biến sự việc
2
Miêu tả
Tái hiện trạng thái, sự vật, con người
3
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
4
Nghị luận
Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận 
5
Thuyết minh
Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp 
6
Hành chính – công vụ
Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người
2- Yêu cầu nhận diện phong cách chức năng ngôn ngữ:
Phong cách ngôn ngữ
Đặc điểm nhận diện
1
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
– Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt Trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân
– Gồm các dạng chuyện trò/ nhật kí/ thư từ 
2
Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn)
-Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự (thông tấn = thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi)
3
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Dùng trong lĩnh vực chính trị – xã hội, ; người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội
4
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện 
5
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu
6
Phong cách ngôn ngữ hành chính
-Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội ( giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, Nhân dân với các cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan )
3. Yêu cầu nhận diện và nêu tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) của các biện pháp tu từ:
– Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu)
– Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng, 
– Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng, 
Biện pháp tu từ
Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)
So sánh
 Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc
Ẩn dụ
Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
Nhân hóa
 Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn.
Hoán dụ
Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc
Điệp từ/ngữ/cấu trúc
Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cẳm
Nói giảm
Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng
Thậm xưng (phóng đại)
Tô đậm ấn tượng về 
Câu hỏi tu từ
Bộc lộ cảm xúc
Đảo ngữ
Nhấn mạnh, gây ấn tượng về
Đối
Tạo sự cân đối
Im lặng ( )
Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc
Liệt kê
Diễn tả cụ thể, toàn điện
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
ĐỀ 1.
Đọc văn bản dưới đây:
Cá lớn cũng chỉ thích sống ở đại dương. Chúng không thể trở nên lớn nếu chỉ quẩn quanh trong vùng nước nông chật hẹp thiếu dưỡng khí. Điều này vừa là thực tế vừa như một ẩn dụ cho con người. Con người muốn trở nên lớn, phải sống trong không gian rộng lớn để khuấy nước chọc trời. Khi ta là cá bé, ta dễ thành mồi ngon cho cá lớn. Một quốc gia “cá bé” thì khó vẫy vùng trước sự bủa vây của trật tự làm ăn do những quốc gia cá lớn áp đặt. Một cá nhân cho dù thân xác to lớn mà có lá gan bé và tầm nhìn không vượt chân trời thì cái lưỡi dễ thụt sâu xuống họng khi gặp phải kẻ quen dùng cách thị uy.
Khi tôi gặp em, em nói: Có thể em chỉ là rong, là rêu nhưng nhất định em phải là rong rêu của đại dương. Em phải là người của thế giới chứ không phải chỉ quẩn quanh với quê nhà. Tôi chợt nhớ đêm câu cá và những con cá lớn trên biển năm nào. Biết trong em âm ỉ một khát vọng trở thành con cá lớn hít thở bằng bóng nước đại dương chứ không cam chịu dập dềnh may rủi nơi cửa bể.
 Quốc gia mạnh giàu chỉ khi nơi đó có những con người mạnh mẽ, những cá thể như con cá lớn vẫy vùng với chuyện chọc trời khuấy nước. Một quốc gia có tương lai chỉ khi có cá nhân vượt lên với tầm nhìn toàn cầu. Cho dù bị đánh giá là lùn, thì văn hóa khí chất vẫn phải cao chất ngất. Cho dù bị xem là vóc dáng thấp bé hơn nhiều dân tộc thì tầm nhìn phải vượt lên cao rộng, vượt lên ngoài cái vỏ vật chất là thân xác hữu hạn này.
Em có đang nuôi khát vọng trở thành con cá lớn để hít thở bóng nước đại dương đấy không?
(Hà Nhân, Sống như cây rừng, NXB Văn học, 2016, tr 204- 206)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Theo tác giả, hình ảnh con cá lớn “thích sống ở đại dương”, “không thể lớn nếu ở vùng nước nông chật hẹp” trong văn bản trên là ẩn dụ chỉ điều gì?
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 3. Câu nói của nhân vật em (một nhân vật vô hình mà tác giả dùng để chia sẻ suy nghĩ): “Có thể em chỉ là rong, là rêu nhưng nhất định em phải là rong rêu của đại dương” mang ý nghĩa gì?
Câu 4. Anh/chị hãy trả lời câu hỏi của tác giả đặt ra trong phần kết của văn bản: “Em có đang nuôi khát vọng trở thành con cá lớn để hít thở bóng nước đại dương không?” Vì sao?
Gợi ý:
Câu 1	Theo tác giả, hình ảnh con cá lớn thích sống ở đại dương là ẩn dụ chỉ “Con người muốn trở nên lớn, phải sống trong không gian rộng lớn để khuấy nước chọc trời”.	
Câu 2	Học sinh diễn đạt bằng những cách khác nhau nhưng cần hướng đến nội dung trọng tâm:
– Con người cần vượt qua tầm nhìn hạn hẹp, nuôi khát vọng lớn lao và có tầm nhìn xa rộng để đón lấy những cơ hội, phát triển tiềm năng, làm nên những thành công lớn, sống một cuộc đời có ý nghĩa;
– Tầm nhìn của một cá nhân có mối quan hệ tác động đến sự phát triển của một quốc gia, một quốc gia giàu mạnh khi có những cá nhân có tầm nhìn toàn cầu.
Câu 3.	Câu nói: Có thể em chỉ là rong, là rêu nhưng nhất định em phải là rong rêu của đại dương” mang ý nghĩa:
– rong, rêu mang ý nghĩa chỉ những con người nhỏ bé, bình dị ; đại dương chỉ không gian rộng lớn, là thế giới toàn cầu;
– Từ đó rút ra ý nghĩa cả câu: cho dù làm một con người bình thường, nhỏ bé thì cũng cần chủ động vươn ra một không gian rộng lớn với những thách thức và cơ hội để trưởng thành và tiến xa hơn.
Câu 4	.– Hs trình bày theo suy nghĩ chân thành: có thể đang nuôi/hoặc không nuôi khát vọng vẫy vùng trong không gian rộng lớn cùng với phẩm chất và trí tuệ của mình để làm nên những công việc lớn lao.
– Hs cắt nghĩa cho câu trả lời của mình với những lí lẽ và dẫn chứng có căn cứ, thuyết phục, sau đây chỉ là gợi ý:
+ Khát vọng vươn ra thế giới giúp con người chủ động đón đầu những cơ hội khám phá, dám chấp nhận thử thách, dám sáng tạo để thành công bằng khí chất và trí tuệ của mình.
+ Khi nuôi khát vọng vươn ra thế giới nhưng chưa chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết, con người sẽ thất bại và dẫn đến tâm lí tự ti, lo sợ, vì thế tồn tại trong không gian quen thuộc là sự lựa chọn an toàn.
ĐỀ 2.
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
 Khi tâm trí có mục tiêu rõ ràng, nó có thể tập trung và định hướng, rồi tái tập trung và tái định hướng cho đến khi ta đạt được mục tiêu mong muốn. Nếu không thì năng lượng của tâm trí sẽ bị lãng phí. Chính mục tiêu là điều tạo nên sự khác biệt ở khả năng tận dụng triệt để nguồn lực của mỗi người. Một nghiên cứu với sự tham gia của những sinh viên tốt nghiệp năm 1953 của Đại học Yale đã thể hiện rõ điều này. Người ta phỏng vấn những sinh viên tốt nghiệp để biết xem họ có mục tiêu rõ ràng và cụ thể hay không, có viết chúng ra và có kế hoạch hành động cụ thể hay không. Chỉ 3% số lượng sinh viên viết ra mục tiêu cụ thể cho mình. 20 năm sau, năm 1973, các nhà nghiên cứu lại phỏng vấn những sinh viên ngày trước. Họ phát hiện thấy nhóm 3% sinh viên kia hiện có tổng tài sản cao hơn tổng tài sản của toàn bộ sinh viên trong nhóm 97% cộng lại. Dĩ nhiên, nghiên cứu này chỉ đánh giá phương diện vượt trội về tài chính. Tuy nhiên, những người phỏng vấn cũng phát hiện ra rằng với những tiêu chí khó đo lường và mang tính chủ quan (như mức độ hạnh phúc), kết quả của nhóm 3% vẫn hoàn toàn vượt trội. Đây là sức mạnh của việc xác lập mục tiêu. 
(Trích Đánh thức năng lực vô hạn, Anthony Robbins, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2018, tr.157-158)
Theo tác giả, việc xác định mục tiêu có tác dụng gì đối với tâm trí mỗi người?
Theo anh/chị điều quan trọng khi xác lập mục tiêu là gì?
Việc tác giả trích dẫn các số liệu cụ thể có tác dụng như thế nào?
Anh/chị có cho rằng lập mục tiêu là đủ để thành công không? Vì sao?
Gợi ý:
1	Theo tác giả, việc xác định mục tiêu giúp tâm trí: có thể tập trung và định hướng, rồi tái tập trung và tái định hướng cho đến khi ta đạt được mục tiêu mong muốn.	 
2	Điều quan trọng khi xác lập mục tiêu là: biết mình muốn gì, mục tiêu phải mang tính tích cực, đo lường được, có mốc thời gian hoàn thành, 	 
3	Việc tác giả trích dẫn các số liệu cụ thể có tác dụng:
– Tăng tính xác thực, sức thuyết phục, tính khách quan cho lập luận của mình.
– Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đặt ra mục tiêu và cách thức thức thực hiện nó: mục tiêu phải rõ ràng, chi tiết; phải được viết ra giấy, có kế hoạch hành động cụ thể để biến điều đó thành hiện thực.
4	Thí sinh có thể bày tỏ ý kiến của mình theo những cách khác nhau nhưng phải kiến giải lựa chọn của mình một cách hợp lý và thuyết phục.
III. BÀI TẬP VỀ NHÀ
Đọc đoạn văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Rất nhiều người đều có tâm lí ăn may. Ở người mắc bệnh trì hoãn thì dạng tâm lí này càng phổ biến. Họ luôn cho rằng trì hoãn công việc chẳng có gì là ghê gớm, mà không biết rằng rất có khả năng tới cuối cùng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Tại sao mọi người lại luôn có tâm lí ăn may?
Về mặt lí thuyết, tâm lí ăn may là một dạng phản ứng bản năng của con người. Khi người ta gặp phải các loại thiên tai hoặc nguy hiểm, nếu họ có ý thức một cách rõ ràng rằng khả năng sống sót của mình là bằng không thì trong trạng thái ấy hệ thống tinh thần của con người sẽ sụp đổ. Vì vậy, những lúc như thế này hệ thống tự bảo vệ của con người sẽ khởi động. Đại não sẽ phát ra mệnh lệnh “Nhất định sẽ có cơ hội thoát ra ngoài, nhất định sẽ sống sót” giúp người ta dựa vào sức mạnh để kiên trì, từ đó có cơ hội sống sót 
Rất nhiều người khi qua đường rõ ràng thấy đèn đỏ nhưng vẫn sải bước về phía trước. Thứ dung túng cho họ thực hiện hành vi vượt đèn đỏ chính là tâm lí ăn may. Họ cho rằng vượt đèn đỏ cũng không xui xẻo đến mức bị tai nạn giao thông. Nhưng thực tế hầu như những người bị tai nạn giao thông khi ấy đều có suy nghĩ như vậy.
Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết.
Con người luôn dễ dàng tin rằng, bi kịch chỉ xảy ra với người khác, cách mình còn rất xa. Chính tâm lí ấy khiến người ta coi thường dù chỉ là 1% khả năng xảy ra của bi kịch, nhưng đối với người mang tâm lí đó thì 1% cũng đồng nghĩa với 100%.
Vì vậy, các bạn mắc bệnh trì hoãn, muốn thoát khỏi trì hoãn, ngàn vạn lần đừng mang tâm lí ăn may.
(Trích Tuổi trẻ không trì hoãn trang 234, Thần Cách)
1.Theo tác giả, trong trường hợp cấp bách, hệ thống tự bảo vệ của con người khởi động có tác dụng gì?
2.Anh, chị hiểu thế nào là tâm lí ăn may?
3.Theo anh, chị tại sao mọi người lại luôn có tâm lí ăn may?
4.Anh, chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết. Vì sao? Hãy kể một số việc cụ thể để chứng minh cho ý kiến của anh chị.
Gợi ý:
1	Theo tác giả, trong trường hợp cấp bách, hệ thống tự bảo vệ của con người khởi động có tác dụng tạo ra sức mạnh tinh thần để kiên trì, con người có cơ hội sống sót.	
2	 HS có thể trả lời theo nhiều cách khác miễn là hợp lí.
Tâm lí ăn may là tâm lí/thói quen luôn nghĩ đến/trông chờ sự may mắn chứ không có sự nỗ lực của bản thân.
3. Mọi người luôn có tâm lí ăn may bởi vì:
– Để hóa giải những lo âu của bản thân/để an ủi bản thân khi gặp phải những áp lực, nguy hiểm, khó khăn 
– Bao biện cho những hành vi/thái độ/ hành động sai trái 
– Trông chờ, ỷ lại, không có sự nỗ lực, chủ động của bản thân 
4	Học sinh có thể đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm: Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết.
(có sự lí giải, dẫn chứng hợp lí)
C. Hoạt động củng cố, dặn dò 
1. Củng cố 
- HS cần nắm vững một số kiến thức lí thuyết cơ bản để làm được bài tập đọc hiểu văn bản.
2. Dặn dò
- Ôn tập những kiến thức lý thuyết phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản. Tự luyện tập thêm ở nhà.
- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.
Ngày soạn : 02/09/2019
TIẾT 2. 
 ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ 
a. Kiến thức
- Giúp học sinh củng cố một số kiến thức trọng tâm để làm được bài tập đọc hiểu văn bản.
b. Kĩ năng
- Luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản và tiếp nhận văn bản bằng việc luyện đề đọc hiểu văn bản.
c. Tư duy, thái độ, phẩm chất
- Tư duy tổng hợp, vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học về văn bản; chăm chỉ và nỗ lực làm bài tập.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tổng hợp, so sánh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN 
1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, đề đọc hiểu.
2. Học sinh: Vở ghi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy. HS thực hành, thảo luận nhóm, GV hướng dẫn, chốt đáp án, khắc sâu những kiến thức quan trọng. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng
12A6
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà của HS
3. Bài mới 
A. Hoạt động khởi động
Ở tiết trước, chúng ta đã ôn tập một số kiến thức phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản . Trong bài học hôm nay, chúng ta hãy tiếp tục ôn luyện kiến thức lí thuyết đọc hiểu và luyện tập một số bài tập đọc hiểu văn bản để thuần thục hơn với kiểu bài tập này.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
I.KIẾN THỨC CƠ BẢN
4. Yêu cầu nhận diện các phép liên kết ( liên kết các câu trong văn bản)
Các phép liên kết
Đặc điểm nhận diện
Phép lặp từ ngữ
Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa)
Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
Phép thế
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
Phép nối
Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước
5. Nhận diện các thao tác lập luận
TT
Các thao tác lập luận
Nhận diện
1
Giải thích
Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
2
Phân tích
Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
3
Chứng minh
 Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề. ( Đưa lí lẽ trước – Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.)
4
Bác bỏ
 Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
5
Bình luận
 Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại ; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.
6
So sánh
So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
ĐỀ 1.
Đọc đoạn trích dưới đây:
Có thể lâu nay chúng ta vẫn nghĩ về từ “hạnh phúc” như một từ sáo rỗng, bởi không thể xác định được một cách cụ thể nó bao hàm điều gì. Là thành đạt, giàu có? Là được tôn vinh? Là được hưởng thụ bất kỳ điều gì ta muốn? Là chia sẻ và được chia sẻ? Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?
(2) Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.
(3) Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim cương. Mỗi người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy.
(Trích Đơn giản chỉ là hạnh phúc, Sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn , Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, năm 2016, trang 40-41)
Câu 1. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc, cảm thấy không hạnh phúc?
Câu 2. Theo anh/Chị hạnh phúc được hiểu như thế nào trong đoạn trích trên?
Câu 3. Việc tác giả liên tục đặt ra sáu câu hỏi liên tục trong đoạn văn 1 có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/Chị có đồng ý rằng: “Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác”không? Vì sao?
Gợi ý:
1	Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn.	
 2	Hạnh phúc không phải là vấn đề cá nhân, riêng tư mà còn ảnh hưởng, tác động đến nhiều người khác, từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè tới cả những người xa lạ.
 3	Tác dụng:
– Nhấn mạnh những quan niệm khác nhau về hạnh phúc của con người
– Nhắn nhủ con người phải biết hài hòa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc tập thể để có hạnh phuc trọn vẹn.
4	HS nêu ra quan điểm của mình có thể đồng ý hoặc không đồng ý.
– Đồng ý: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” nên mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác.
– Không đồng ý: HS phải lí giải được quan điểm của mình
ĐỀ 2.
Đọc đoạn trích dưới đây:
 Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán, nhưng lại không có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. Khi bạn bắt đầu hiểu được tất cả những thứ bên trong của bản thân, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác một cách rất tự nhiên. Nếu như không hiểu được chính mình, bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến môi trường giao tiếp với mọi người. Sự tương tác giả dối với người khác sẽ là mầm họa lớn nhất khiến cho bạn tự trách mình và trách người, nó cũng là mầm mống tạo ra những giông bão cả phía bên trong và bên ngoài của bạn.
 Sự đối nhân xử thế rất quan trọng! Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, giao tiếp với chính mình, thì lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác. Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích cho hành trình xuất phát lại từ đầu của sự nghiệp cũng như sự điều chỉnh lại trong gia đình, tất cả đều bắt đầu từ việc bạn buộc phải hiểu được chính mình!
 (Lư Tô Vỹ, Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác, NXB Dân Trí, 2017, tr. 206 và tr. 207)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Theo tác giả, trên thế giới có quá nhiều loại sách nào và còn thiếu loại sách nào?
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng : “Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết người khác cần gì.”?
Câu 3. Trong đoạn trích trên, tác giả đề cao việc “ làm thế nào để đối thoại với chính mình”, vì từ “đối thoại với chính mình” mới hiểu được mình để có cách ứng xử và hành động hợp lí.
Theo anh/chị, có thể coi đoạn văn sau (trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao) là lời “ đối thoại với chính mình” của Chí Phèo không? Sau những lời này,Chí Phèo có thực sự “hiểu được chính mình” không?
Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng [ ]. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng : những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?
 Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời : Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa!
 (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục,2007, tr.150)
Câu 4. Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy rút ra cho mình thông điệp có ý nghĩa sâu sắc. Bình luận ngắn gọn về thông điệp ấy.
Gợi ý:
1	Theo tác giả, trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp nhưng lại thiếu loại sách dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình.	 	 
2	Tác giả cho rằng, biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì vì phải hiểu rõ nhu cầu của bản thân mới đủ sâu sắc để hiểu được nhu cầu của người khác. Không hiểu rõ bản thân mình cần gì sẽ khó có được sự cảm thông để hiểu nhu cầu của người khác.	 
3	-Đoạn văn được trích viết về những lời độc thoại nội tâm, cũng là đối thoại với chính mình của Chí Phèo.
-Sau những lời ấy, Chí Phèo bắt đầu tỉnh táo, ý thức sâu sắc về những buồn tủi, cay cực trong cuộc đời mình.
 4	-Học sinh có thể tự rút ra cho mình thông điệp ý nghĩa sâu sắc phù hợp và bình luận ngắn gọn về thông điệp ấy. Sau đây là một số gợi ý:
+Hãy cố gắng hiểu mình sâu sắc để biết thêm yêu bản thân và mọi người xung quanh
+Đừng sống thờ ơ, vô cảm mà hãy biết cảm thông, yêu thương và thấu hiểu người khác.
III. BÀI TẬP VỀ NHÀ
Đọc đoạn trích dưới đây:
SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG
(1) Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ 
(2) Tất cả mọi người đều cần có tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết, ta phải trao tặng tình yêu thương cho thế giới. Một đứa trẻ cần rất nhiều tình thương, mà người đời không phải ai cũng có đủ tình thương dành cho chúng. Có những đứa trẻ trở nên hư hỏng cũng vì thiếu tình thương. Con người ngày nay có rất nhiều thứ, song có hai thứ mà họ không có đó là sự bình an và tình yêu thương. Bình an cũng cần thiết như không khí để thở, nước để uống và thức ăn hàng ngày. Phải sống sao cho lương tâm của mình không bị cắn rứt.
(Nguyễn Hữu Hiếu, Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ, 2014, tr.92)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Tình yêu thương có sức mạnh như thế nào?
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường”?
Câu 3. Nêu tác dụng của phép lặp trong đoạn (1).
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau” không? Vì sao?
Gợi ý:
1. Sức mạnh của tình yêu thương: giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt 	 
 2. Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường
– Có tình thương, con người sẽ không ích kỷ, đố kị, tranh giành, giẫm đạp lên nhau để sống.
– Con người sẽ sống bao dung, vị tha hơn, nhân ái hơn.
3.– Lặp: Tình yêu thương
– Tác dụng: vừa tạo ra sự liên kết vừa nhấn mạnh ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.
4.– HS có thể trả lời “có” hoặc “không”.
– Lý giải thuyết phục
C. Hoạt động củng cố, dặn dò 
1. Củng cố 
- HS cần nắm vững một số kiến thức lí thuyết cơ bản để làm được bài tập đọc hiểu văn bản.
2. Dặn dò
- Ôn tập những kiến thức lý thuyết phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản. Tự luyện tập thêm ở nhà.
- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.
Ngày soạn : 03/09/2019
TIẾT 3. 
 ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ 
a. Kiến thức
- Giúp học sinh củng cố một số kiến thức trọng tâm để làm được bài tập đọc hiểu văn bản.
b. Kĩ năng
- Luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản và tiếp nhận văn bản bằng việc luyện đề đọc hiểu văn bản.
c. Tư duy, thái độ, phẩm chất
- Tư duy tổng hợp, vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học về văn bản; chăm chỉ và nỗ lực làm bài tập.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tổng hợp, so sánh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN 
1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, đề đọc hiểu.
2. Học sinh: Vở ghi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy. HS thực hành, thảo luận nhóm, GV hướng dẫn, chốt đáp án, khắc sâu những kiến thức quan trọng. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng
12A6
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà của HS
3. Bài mới 
A. Hoạt động khởi động
Ở tiết trước, chúng ta đã ôn tập một số kiến thức phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản . Trong bài học hôm nay, chúng ta hãy tiếp tục ôn luyện kiến thức lí thuyết đọc hiểu và luyện tập một số bài tập đọc hiểu văn bản để thuần thục hơn với kiểu bài tập này.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
I.KIẾN THỨC CƠ BẢN
6. Yêu cầu nhận diện các hình thức nghị luận (hoặc cách thức trình bày của đoạn văn/ Kết cấu đoạn văn)
– Diễn dịch 
– Qui nạp
– Tổng – Phân – Hợp
7. Yêu cầu nhận diện thể thơ:
Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Song thất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ 
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
ĐỀ 1.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
[ ] Thay đổi là chuyện đương nhiên, vì thế hãy ngưng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực. Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”. Nhưng điều gì cũng có hai mặt. Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực.
 Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình. Tờ báo lừng danh Washington Post có lẽ đã sớm lụn bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của tr

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_boi_duong_mon_ngu_van_lop_12_chuong_trinh_ca_nam_nam.docx