Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Hưng Khánh - Năm 2021 - Mã đề: 013

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Hưng Khánh - Năm 2021 - Mã đề: 013

Câu 1: Hình thức nhắc nhở, cảnh cáo, phạt tiền khi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước được áp dụng với người có hành vi nào dưới đây?

 A. Vi phạm kỉ luật. B. Vi phạm hình sự.

 C. Vi phạm hành chính. D. Vi phạm dân sự.

Câu 2: Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đình anh H đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?

 A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

 B. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.

 C. Bảo vệ quyền tham gia quản lý xã hội của công dân.

 D. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân.

Câu 3: Anh K đi xe máy vượt đèn đỏ nên bị Cảnh sát giao thông giữ xe lại và lập biên bản xử phạt vi phạm. Anh K phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

 A. Hành chính. B. Hình sự. C. Dân sự. D. Kỉ luật.

Câu 4: Anh K và anh G cùng đến cơ quan chức năng của tỉnh M để kê khai thành lập doanh nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép. Được cán

 

doc 4 trang phuongtran 3070
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Hưng Khánh - Năm 2021 - Mã đề: 013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TỈNH YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT HƯNG KHÁNH
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021
BÀI THI KHOA HỌC XÃ HỘI 
MÔN THI THÀNH PHẦN: Giáo dục công dân
 Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 40 câu)
ĐỀ CHÍNH THỨC
 (Đề có 4 trang)
Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ...................
Mã đề 013
Câu 1: Hình thức nhắc nhở, cảnh cáo, phạt tiền khi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước được áp dụng với người có hành vi nào dưới đây?
	A. Vi phạm kỉ luật.	B. Vi phạm hình sự.
	C. Vi phạm hành chính.	D. Vi phạm dân sự.
Câu 2: Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đình anh H đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
	A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
	B. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.
	C. Bảo vệ quyền tham gia quản lý xã hội của công dân.
	D. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân.
Câu 3: Anh K đi xe máy vượt đèn đỏ nên bị Cảnh sát giao thông giữ xe lại và lập biên bản xử phạt vi phạm. Anh K phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? 
	A. Hành chính. 	B. Hình sự. 	C. Dân sự. 	D. Kỉ luật. 
Câu 4: Anh K và anh G cùng đến cơ quan chức năng của tỉnh M để kê khai thành lập doanh nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép. Được cán bộ cơ quan cấp phép H gợi ý, anh G đã “bồi dưỡng” cho H 20 triệu đồng nên được cấp phép ngay. Một cán bộ khác tên U cũng hứa giúp K nếu anh chi ra 20 triệu nhưng anh K không đồng ý. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
	A. Anh G, H và U. 	B. Anh K, G, H và U.
	C. Anh K và anh G. 	D. Anh G và H. 
Câu 5: Hành vi bắt cóc trẻ em để tống tiền xâm phạm quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
	A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
	C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng. D. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm. 
Câu 6: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ 
	A. kỉ luật. 	B. công vụ. 	C. quản lí. 	D. tài sản. 
Câu 7: Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị Y bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị Y công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền một trăm triệu đồng và kí quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị Y trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật? 
	A. Ông H, anh M và anh K. 	B. Anh M, ông H, anh Q và anh K. 
	C. Anh M, anh K và anh Q. 	D. Chị Y, ông H và anh Q.
Câu 8: Nhà nước chủ trương “ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ” điều này thể hiện
	A. bất bình đẳng.	B. bình đẳng trong kinh doanh. 
	C. bình đẳng trong lao động. 	D. bình đẳng về việc làm.
Câu 9: Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh không đảm bảo quy định về an toàn phòng chống cháy nổ là vi phạm pháp luật nào dưới đây?
	A. Kỉ luật.	B. Dân sự.	C. Hành chính.	D. Hình sự.
Câu 10: Biết chị H thường xuyên bị chồng là anh K đánh đập nên bà M mẹ chị H đã thuê anh P đánh anh K gãy tay. Bức xúc, ông T là bố anh K đến nhà bà M lớn tiếng lăng nhục mẹ con bà trước mặt nhiều người khiến uy tín của chị H bị giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng giữa vợ và chồng?
	A. Bà M. 	B. Chị H.	C. Anh K.	D. Ông T.
Câu 11: Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua
	A. quyền khiếu nại.	B. quyền tự do ngôn luận.
	C. quyền bầu cử, ứng cử.	D. quyền tố cáo.
Câu 12: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ đó đến đâu lại phụ thuộc vào
	A. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người. B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người.
	C. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người. D. khả năng và trách nhiệm của mỗi người.
Câu 13: M là người dân tộc Kinh, X là người dân tộc thiểu số. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông cả hai cùng xin vào làm một công ty. Sau khi xem xét hồ sơ, công ty chọn M và không chọn X vì lí do X là người dân tộc thiểu số. Việc làm này của công ty đã vi phạm nội dung nào dưới đây về bình đẳng trong lao động?
	A. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. 
	B. Bình đẳng trong sử dụng lao động.
	C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
	D. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
Câu 14: Nhà nước bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa dân tộc trên phương diện trong lĩnh vực
	A. xã hội.	B. chính trị.	C. văn hóa.	D. kinh tế.
Câu 15: Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
	A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
	C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tình phù hợp về mặt nội dung.
Câu 16: Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật thuộc biểu hiện
	A. hành động. 	B. hợp pháp. 
	C. không hành động. 	D. có thể không hành động. 
Câu 17: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt người vi phạm pháp luật là thực hiện pháp luật theo hình thức 
	A. sử dụng pháp luật. 	B. thi hành pháp luật.
	C. tuân thủ pháp luật. 	D. áp dụng pháp luật. 
Câu 18: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
	A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
	C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 19: Nhận định nào dưới đây đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
	A. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.
	B. Người đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt.
	C. Chỉ được bắt người khi có quyết định của Toà án.
	D. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.
Câu 20: Công dân nam khi đủ 17 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự là thể hiện bình đẳng trong việc
	A. chịu trách nhiệm pháp luật. B. thực hiện nghĩa vụ của công dân. 
	C. thực hiện quyền của công dân. D. chịu trách nhiệm pháp lý. 
Câu 21: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
	A. Cha mẹ được quyền quyết định việc lựa chọn trường, chọn ngành học cho con.
	B. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.
	C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
	D. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.
Câu 22: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức 
	A. sử dụng pháp luật. 	B. áp dụng pháp luật. 
	C. thi hành pháp luật. 	D. tuân thủ pháp luật. 
Câu 23: Trong một cuộc họp, ông B là Chủ tịch phường đã ngắt lời không cho anh H tiếp tục phát biểu khi anh lên tiếng phê bình chị C. Do anh H phản đối nên ông B đã lệnh cho anh K là nhân viên bảo vệ ngoài hội trường buộc anh H phải rời cuộc họp. Anh G là nhân viên dưới quyền ông B nhân chuyện này đã viết bài bịa đặt ông bạo hành nhân viên đăng lên mạng xã hội làm cho uy tín của ông B bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
	A. Anh H và anh G. 	B. Ông B và anh G. 
	C. Ông B, và anh G, anh K . 	D. Ông B, và anh G. D anh H.
Câu 24: Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi vi phạm
	A. kỉ luật. B. dân sự. C. hình sự. D. hành chính. 
Câu 25: Thấy con gái mình là chị M bị anh T đe dọa giết phải bỏ nhà đi biệt tích nên ông K đã kể chuyện này với anh H con rể mình. Bức xúc, anh H đã nhờ chị Q bắt cóc con của anh T để trả thù. Phát hiện con mình bị bỏ đói tại nhà chị Q, anh T đã giải cứu và đưa con vào viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
	A. Anh T, anh H và chị Q.	B. Anh T, anh H, ông K và chị Q.
	C. Anh T, ông K và anh H.	D. Ông K, anh H và chị Q.
Câu 26: Theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động là 
	A. ủy quyền. 	B. đại diện. 	C. tự nguyện. 	D. định hướng. 
Câu 27: Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc sinh con?
	A. Vợ, chồng nhờ cha mẹ hai bên quyết định việc sinh con.
	B. Chồng thu nhập cao hơn nên có quyền quyết định việc sinh con.
	C. Vợ là người chăm con nên có quyền quyết định việc sinh con.
	D. Vợ, chồng cùng nhau bàn bạc, quyết định việc sinh con.
Câu 28: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây?
	A. Chê bai nhà trường, thầy cô ở nơi khác.
	B. Phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.
	C. Tự do nói bất cứ điều gì về trường học của mình.
	D. Đăng tin tức không hay về nhà trường lên Facebook.
Câu 29: Hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó là vi phạm quyền
	A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
	B. được bảo đảm an toàn đời sống cá nhân.
	C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
	D. được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 30: Trong buổi họp tổ dân phố, ông tổ trưởng khuyến khích bà Y phát biểu ý kiến về ý thức thực hiện quy định phòng, chữa cháy của các hộ kinh doanh. Việc làm của ông tổ trưởng dân phố là thực hiện tốt quyền nào dưới đây của công dân?
	A. quyền tự do ngôn luận. B. quyền bình đẳng trong kinh doanh.
	C. bất khả xâm phạm về thân thể. D. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 31: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
	A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
	B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
	C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
	D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 32: Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với
	A. mọi người từ 18 tuổi trở lên.	B. mọi cán bộ, công chức.
	C. mọi cá nhân, tổ chức.	D. mọi đối tượng cần thiết.
Câu 33: Ông T là Chủ tịch huyện ra quyết định điều động giáo viên tăng cường cho những trường tiểu học thuộc các xã khó khăn trong huyện. Ông T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? 
	A. Thi hành pháp luật.	B. Sử dụng pháp luật. 
	C. Tuân thủ pháp luật. 	D. Áp dụng pháp luật. 
Câu 34: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là khẳng định về
	A. đặc trưng của pháp luật.	B. bản chất của pháp luật.
	C. khái niệm pháp luật.	D. vai trò pháp luật. 
Câu 35: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có
	A. các hoạt động tín ngưỡng. 	B. việc thanh lí tài sản. 
	C. sự tranh chấp đất đai.	D. tội phạm bị truy nã.
Câu 36: Pháp luật không cấm kinh doanh ngành, nghề nào sau đây?
	A. Kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện, truyền thông. 
	B. Kinh doanh các chất nổ, chất cháy. 
	C. Kinh doanh các chất ma túy. 
	D. Kinh doanh các loại động vật quý hiếm.
Câu 37: Trên đường đến cơ quan bằng xe mô tô, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe nên anh H đã va chạm với xe đạp điện do chị C là sinh viên điều khỉển đi ngược đường một chiều khiến chị c bị thương nhẹ. Thấy anh H định bỏ đi, anh T là người chứng kiến sự việc đã đánh anh H chấn thương sọ não phải nhập viện điều trị dài ngày. Những ai dưới đậy vi phạm pháp luật hành chính?
	A. Anh T và chị C.	B. Anh H và chị C.
	C. Anh H, chị C và anh T.	D. Anh T và anh H.
Câu 38: Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền thành lập doanh nghiệp là quyền bình đẳng của công dân
	A. trong phát triển thị trường. B. trong mở rộng sản xuất.
	C. trong kinh doanh. D. trong kinh tế - xã hội
Câu 39: Cho rằng ông X là thủ phạm sát hại chị H, công an huyện T đã lập tức bắt giam ông X. Việc làm của công an huyện T đã xâm phạm quyền
	A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
	C. được bảo hộ về danh dự. D. được bảo hộ về nhân phẩm.
Câu 40: Việc xử lí người chưa thành niên (từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội theo nguyên tắc lấy
	A. cưỡng chế là chủ yếu. 	B. giáo dục là chủ yếu. 
	C. giúp đỡ là chủ yếu. 	D. trừng trị là chủ yếu. 
------ HẾT ------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_truo.doc
  • docxĐÁP ÁN THI THỬ LẦN 1.docx