Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020 - Theo đề minh họa lần 2 - Đề số 45 (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020 - Theo đề minh họa lần 2 - Đề số 45 (Có đáp án)

Câu 1 (NB): Chất được tách ra khôi chu trình Canvin đề khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là:

A. RiDP (ribulôzơ - 1.5 - điphôtphat). B. APG (axit phốtphoglixêric).

C. AlPG (anđêhit photphoglixêric) D. AM (axit malic).

Câu 2 (NB): Khi nói về mức phản ứng, điều nào sau đây không đúng?

 A. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen

 B. Ở loài sinh sản vô tính, cá thể con có mức phản ứng khác với cá thể nhẹ

 C. Ở giống thuần chủng, các cá thể đều có mức phản ứng giống nhau.

 D. Mức phản ứng do kiểu gen quy định, không phụ thuộc môi trường.

Câu 3 (NB): Trong khí quyển nguyên thủy của vỏ Trái Đất không có khí nào sau đây?

 A. Khí Oxi. B. Khí NH3. C. Khí CO2. D. Khí CH4.

Câu 4(NB): Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, thứ tự xuất hiện của các đại

 

doc 15 trang phuongtran 3150
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020 - Theo đề minh họa lần 2 - Đề số 45 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THEO HƯỚNG TINH GIẢN BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA 2020
Đề số 45 – Lần 2
ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2020 
CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC 
Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:	
Số báo danh:	
Câu 1 (NB): Chất được tách ra khôi chu trình Canvin đề khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là:
A. RiDP (ribulôzơ - 1.5 - điphôtphat). 	 B. APG (axit phốtphoglixêric).
C. AlPG (anđêhit photphoglixêric) 	D. AM (axit malic).
Câu 2 (NB): Khi nói về mức phản ứng, điều nào sau đây không đúng?
	A. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen
	B. Ở loài sinh sản vô tính, cá thể con có mức phản ứng khác với cá thể nhẹ
 	C. Ở giống thuần chủng, các cá thể đều có mức phản ứng giống nhau.
	D. Mức phản ứng do kiểu gen quy định, không phụ thuộc môi trường. 
Câu 3 (NB): Trong khí quyển nguyên thủy của vỏ Trái Đất không có khí nào sau đây?
	A. Khí Oxi.	B. Khí NH3.	C. Khí CO2.	D. Khí CH4.
Câu 4(NB): Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, thứ tự xuất hiện của các đại là
	A. Tân sinh →Trung sinh →Thái cổ →Cổ sinh → Nguyên sinh.
	B. Thái cổ →Nguyên sinh →Cổ sinh →Trung sinh →Tân sinh.
	C. Nguyên sinh →Thái cổ →Cổ sinh →Tân sinh →Trung sinh.
	D. Nguyên sinh →Thái cổ →Cổ sinh →Trung sinh →Tân sinh.
Câu 5 (NB): Nuclêôtit nào sau đây không tham gia cấu tạo nên ADN?
	A. Ađênin. 	 B. Xitôzin. 	C. Guanin. 	 D. Uraxin.
Câu 6 (NB): Nhân tố nào sau đây làm xuất hiện các alen mới trong quần thể?
	A. Đột biến và di-nhập gen.	B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến và yếu tố ngẫu nhiên.	D. Chọn lọc tự nhiên và di nhập gen.
Câu 7 (NB): Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở mức
A. dịch mã. B. sau dịch mã. C. trước phiên mã. D. phiên mã
Câu 8 (NB): Phát triển nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật?
A. Manh tràng kém phát triển. B. Ruột non ngắn,
C. Có răng nanh. D. Dạ dày một ngăn hoặc bốn ngăn.
Câu 9 (NB): Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước, mắc xích đầu tiên là.
	A. sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.
	B. sinh vật sản xuất.
	C. sinh vật sản xuất hoặc sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.
	D. các loại tảo đơn bào, vi khuẩn quang hợp và thực vật nổi
Câu 10 (NB): Chức năng nào sau đây không thuộc về hệ tuần hoàn?
	A. Đưa các sản phẩm tổng hợp của tế bào đến nơi cần (hoocmôn, enzim, kháng thể ).
	B. Thải các chất cặn bã ra ngoài (khí CO2, ure, các chất độc ).
	C. Vận chuyển các chất cần thiết từ môi trường ngoài vào tế bào (oxi, chất dinh dưỡng).
	D. Đưa các sản phẩm phân hủy trong quá trình dị hóa đến cơ quan bài tiết.
Câu 11 (NB): Loài có vai trò quan trọng trong quần xã vì có số lượng nhiều hoặc hoạt động mạnh là
A. loài thứ yếu B. loài ưu thế. C. loài chủ chốt	 D. loài đặc trưng.
Câu 12 (NB). Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? 
	A. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. 
	B. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài. 
	C. Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể. 
	D. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.
Câu 13 (NB): Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng không phải là đặc trưng của quần thể giao phối?
(1) Độ đa dạng về loài. (2) Tỉ lệ giới tính. 	(3) Mật độ cá thể. 
(4) Tỉ lệ các nhóm tuổi.	(5) Kích thước.	 (5) Sự phân bố của các cá thể.
	A. 1.	 B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 14 (NB): Sự kết hợp giữa giao tử (n) và giao tử (n+1) trong thụ tinh sẽ tạo ra thể đột biến?
A. Thể bốn B. Thể ba C. Thể một D. Tam bội.
Câu 15 (NB): Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, một
nucleoxom gồm
A. 146 nucleotit và 8 protein histon.	 B. 146 cặp nucleotit và 8 protein histon.
C. 8 cặp nucleotit và 146 protein histon. D. 8 nucleotit và 146 protein histon
Câu 16(NB): Ở một loài thực vật có 2n = 24. Số nhóm gen liên kết của loài là
	A. 6 	B. 12 	C. 24 	D. 2
Câu 17 (NB): Từ một giống cây trồng ban đầu có thể tạo ra được nhiều giống cây trồng mới có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen nhờ áp dụng phương pháp nào sau đây?
	A. Nuôi cây hạt phấn
	B. Dung hợp tế bào trần
	C. Cho tự thụ phấn liên tục nhiều đời
	D. Chọn dòng tê bào xôma có biến dị
Câu 18 (NB): Cho các bước sau:
	(1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen
	(2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen
	(3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau
	A. (1)→(2)→(3).	B. (3)→(1)→(2).	C. (1)→(3)→(2).	D. (2)→(1)→(3).
Câu 19 (NB): Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số kiểu gen aa là 0,16. Theo lý thuyết tần số alen A của quần thể này là
A. 0,4 B. 0,32 C. 0,48 D. 0,6
Câu 20 (NB): Bệnh pheninketo niệu xảy ra do :
	A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính X.
	B. Chuỗi bêta trong phân tử hemoglobin có sự biến đổi 1 axit amin.
	C. Thừa enzim xác tác cho phản ứng chuyển pheninalanin trong thức ăn thành tirozin
	D. Thiếu enzim xác tác cho phản ứng chuyển pheninalanin trong thức ăn thành tirozin.
Câu 21 (NB): Một gen qui định một tính trạng và các gen phân li độc lập. Trong một phép lai bố mẹ đều có ba cặp gen dị hợp tương ứng, trong đó một cặp trội hoàn toàn và hai cặp trội không hoàn toàn. Số loại kiểu hình xuất hiện ở thế hệ lai là 
	A. 8 loại. 	B. 12 loại. 	C. 27 loại. 	D. 18 loại. 
Câu 22 (NB). Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về tần số hoán vị gen? 
A. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen 
B. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50% 
C. Tần số hoán vị gen càng lớn các gen càng xa nhau 
D. Tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể 
Câu 23 (TH): Để nâng cao năng suất cây trồng, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây:
	A. Tạo giống mới có cường độ quang hợp cao hơn giống gốc.
	B. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm làm gia tăng diện tích lá và chỉ số diện tích lá.
	C. Tăng bón phân đạm để phát triển mạnh bộ lá đến mức tối đa.
	D. Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trường thích hợp, trồng vào mùa vụ phù hợp.
Câu 24 (TH): Hoạt động của nhóm sinh vật nào dưới đây có thể chuyển nitrate (NO3-) thành amôn (NH4+) để phục vụ cho quá trình tổng hợp axit amin?
A. Vi khuẩn cố định đạm 	B. Thực vật tự dưỡng
C. Vi khuẩn phản nitrat hóa 	D. Động vật đơn bào
Câu 25 (TH): Những nguyên nhân nào sau đây làm huyết áp giảm dần trong hệ mạch?
Do lực ma sát của máu với thành mạch.
Do lực ma sát giữa các phân tử máu với nhau.
Do sự co bóp của tim ngày càng giảm.
Do độ dày của thành mạch giảm dần từ động mạch đến mao mạch. Số đáp án đúng
là:
A. 2 B. 1 C. 4 	D. 3
Câu 26 (TH): Một đoạn mạch gốc ADN vùng mã hóa của gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit như sau:
3’ ..GXXAAAGTTAXXTTTXGG .5’
Phân tử protein do đoạn gen đó mã hóa có bao nhiêu axit amin?
	A. 3 	B. 5	C. 8	D. 6
Câu 27 (TH): Loài cải củ có 2n= 18, số lượng NST ở thể tam bội là: 
	A. 9 	B. 18 	C. 27 	D. 36
Câu 28 (TH): Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả
Thành phần kiểu gen
Thế hệ F1
Thế hệ F2
Thế hệ F3
Thế hệ F4
Thế hệ F5
AA
0,64
0,64
0,2
0,16
0,16
Aa
0,32
0,32
0,4
0,48
0,48
Aa
0,04
0,04
0,4
0,36
0,36
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyển của quần thể ở thế hệ F3 là
	A. các yếu tố ngẫu nhiên.	B. đột biến
	C. giao phối không ngẫu nhiên.	D. giao phối ngẫu nhiên.
Câu 29 (TH): Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. 
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này? 
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng. 
II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn. 
III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài D thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể. 
IV. Nếu loài C bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài A sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài C. 
	A. 1. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 3. 
Câu 30 (VD): Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người: 
(1) Bệnh phêninkêtô niệu. 	(2) Bệnh ung thư máu. 	(3) Tật có túm lông ở vành tai. 
(4) Hội chứng Đao. 	(5) Hội chứng Tơcnơ. 	(6) Bệnh máu khó đông.
(7) Hội chứng mèo kêu. 	(8) Hội chứng Claiphentơ. 	(9) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. 
Trong các bệnh, tật và hội chứng trên có bao nhiêu loại bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ đồng thời trong tế bào của cơ thể chứa 47 NST ?
	A. 2	B. 1	C. 3	D. 4
Câu 31 (VD): Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai: 
(1) aaBbDd x AaBBdd.	 (2) AaBbDd x aabbdd. 	 (3) AAbbDd x aaBbdd. 
(4) aaBbDD x aabbDd.	 (5) AaBbDD x aaBbDd.	 (6) AABbDd x Aabbdd.
Theo lý thuyết trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25%.
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 32 (VD). Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là
	A. 5'AUG3'.	B. 3'XAU5'.	C. 5'XAU3'.	D. 3'AUG5'.
Câu 33 (VD). Đậu Hà lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh. Cho hai dòng thuần chủng hạt vàng lai với hạt xanh, được F1, cho F1 lai phân tích được kết quả: 
	A. 25% vàng: 75% xanh 	B. 75% vàng: 25% xanh 	C. 3 vàng: 1 xanh 	D. 50% vàng: 50% xanh 
Câu 34 (VD). Cho biết không có đột biến, hoán vị gen giữa alen B và b ở cả bố và mẹ đều có tần số 40%. Tính theo lí thuyết, phép lai AB/ab x Ab/aB cho đời con có kiểu gen Ab/Ab chiếm tỉ lệ 
A. 10%. 	B. 6%. 	C. 4%. 	D. 40%. 
Câu 35 (VD). Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh; gen B quy định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn. F1 thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt xanh, trơn ở F1 là 
A. 1/4. 	B. 2/3. 	C. 1/3. 	D. 1/2. 
Câu 36 (VD). Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên? 
(1) AAbb × AaBb (3) AAbb × AaBB (5) aaBb × AaBB 
(2) aaBB × AaBb (4) AAbb × AABb (6) Aabb ×AABb
Đáp án đúng là: 
A. (2), (4), (5), (6). 	B. (3), (4), (6). 	C. (1), (2), (3), (5). 	D. (1), (2), (4). 
Câu 37 (VDC). Cho biết tính trạng màu quả do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định, trong đó A-B- quy định hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa vàng; D quy định quả to trội hoàn toàn so với d quy định quả nhỏ. Cho cây quả to, màu đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 34,5% số cây quả to, màu vàng. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 
I. P có thể có kiểu gen là 
II. Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
III. Đời F1 có tối đa 10 kiểu gen quy định kiểu hình quả to, màu đỏ. 
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây to, màu đỏ ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 2/81. 
	A. 1.	B. 2.	C. 3. 	D. 4.
Câu 38 (VDC): Phân tử AND mạch kép có tỉ lệ , khi phân tử này nhân đôi liên tiếp 3 lần, tỉ lệ các loại nuclêôtit môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen là
	A. A = T= 18,75%; G = X = 31,25% 	B. A + T = 31,25%; G + X = 18,75%
C. A = T = 31,25%; G = X = 18,75% 	D. A + T = 18,75%; G + X = 31,25%
Câu 39 (VDC): Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen năm trên NST thường, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Bốn quần thể của loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ các cá thể mang kiểu hình trội như sau:
Quần thể I II III IV
I
II
III
IV
Tỉ lệ kiểu hình trội
96%
64%
75%
84%
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quần thể II có tần số kiểu gen AA là 0,16.
B. Quần thể I có tần số kiểu gen Aa là 0,32.
C. Quần thể III có thánh phần kiểu gen 0.25ẠA: 0,5Aa: 0,25 aa.
D. Trong bốn quần thế trên, quần thể IV có tần số kiểu gen Aa lớn nhất.
Câu 40 (VDC): Ở người, bệnh M di truyền do một gen có 2 alen quy định, trội lặn hoàn toàn. Người đàn ông (1) không mang alen bệnh lấy người phụ nữ (2) bình thường, người phụ nữ (2) có em trai (3) bị bệnh M. Cặp vợ chồng (1) và (2) sinh một con trai bình thường (4). Người con trai (4) lớn lên lấy vợ (5) bình thường, nhưng người vợ (5) có chị gái (6) mắc bệnh M. Những người khác trong gia đinh đều không mắc bệnh M. Khả năng nào sau đây có thể xảy ra với con của cặp vợ chồng (4) và (5)?
A. Khả năng con đầu lòng mắc bệnh là 1/18.
B. Khả năng con họ không mang alen bệnh là 18,75%
C. Chắc chắn con gái của họ không mang alen bệnh.
D. Khả năng con trai của họ bình thường là 15/18.
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
MA TRẬN 
LỚP
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ TƯ DUY
TỔNG
NB
TH
VD
VDC
11
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở TV
1
2
3
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở ĐV
2
1
3
12
Cơ chế di truyền và biến dị
4
2
2
1
9
Quy luật di truyền
6
5
1
12
Ứng dụng di truyền học
1
1
Di truyền học quần thể
1
1
2
Di truyền học người
1
1
Tiến hóa
3
1
4
Sinh thái cá thể và quần thể
2
2
Sinh thái quần xã và hệ sinh thái
2
1
3
Tổng
22
7
7
4
40
ĐÁP ÁN
1-C
2-B
3-A
4-B
5-D
6-A
7-D
8-D
9-C
10-B
11-B
12-C
13-A
14-B
15-B
16-B
17-A
18-C
19-D
20-D
21-D
22-A
23-C
24-B
25-A
26-D
27-C
28-A
29-D
30-B
31-B
32-C
33-D
34-B
35-C
36-D
37-D
38-C
39-D
40-A
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Chọn C.
Giải chi tiết:
Chất tách ra khỏi chu trình Calvin để tổng hợp glucose là AlPG ( Aldehit phosphogluceric).
SGK Sinh học 11 cơ bản trang 41.
	Câu 2: Chọn đáp án B
Tập hợp các kiểu hình khác nhau của mọi kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng. Mức phản ứng do kiểu gen quy định, được di truyền và không phụ thuộc vào môi trường →A, D đúng.
Ở các giống thuần chủng các cá thể có kiểu gen giống nhau nên có mức phản ứng giống nhau → C đúng
Ở các loài sinh sản vô tính, kiểu gen của các cá thể con giống kiểu gen của cá thể mẹ do đó các cá thể con có mức phản ứng giống giá thể mẹ → B sai
Câu 3: Chọn đáp án A
Trong khí quyển nguyên thủy của vỏ Trái Đất (được hình thành cách đây 4,6 tỉ năm) có chứa các khí như hơi nước, khí cacbonic, khí amoniac, và rất ít khí nitơ ... và không có chứa ôxi.
Câu 4: Chọn đáp án B
Câu 5: Chọn đáp án D.	
Câu 6: Chọn đáp án A.	
- Chọn lọc tự nhiên loại bỏ những kiểu gen kém thích nghi nên CLTN làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
- Các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các cá thể trong quần thể nên loại bỏ một số kiểu gen có trong quần thể à Làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
- Trong các nhân tố tiến hóa, chỉ có đột biến và sự nhập cư mới làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Câu 7: Chọn đáp án D.	
Câu 8. Chọn D. 
Giải chi tiết:
Ý A sai vì manh tràng ở thú ăn thực vật phát triển vì có tác dụng tiêu hóa xenlulozo Ý B sai, ruột non dài để hấp thụ các chất tốt nhất
Ý C sai, răng nanh không phát triển
Câu 9. Chọn C. 
Câu 10. Chọn B.
Giải chi tiết:
Chức năng B không phải của hệ tuần hoàn, đây là chức năng của hệ bài tiết
Câu 11. Chọn B. 
Câu 12: Đáp án phải chọn là C. 
Vì kích thước cá thể thường lớn thì kích thước quần thể thường nhỏ và ngược lại (tỉ lệ nghịch chứ không phải tỉ lệ thuận). 
Câu 13: Giải:
* Đặc trưng không phải là đặc trưng của quần thể giao phối là: Độ đa dạng về loài, đây là đặc trưng cơ bản của quần xã. [Đáp án A]
* Các đặc trưng của quần thể giao phối là:
- Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ số lượng cá thể đực và tỉ lệ số lượng cá thể cái trong quần thể.
- Mật độ cá thể: là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
- Tỉ lệ các nhóm tuổi: là tỉ lệ số lượng cá thể thuộc các nhóm tuổi khác nhau. Có 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản.
+ Nhóm tuổi đang sinh sản.
+ Nhóm tuổi sau sinh sản.
- Kích thước quần thể: là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
- Sự phân bố của các cá thể: Sự phân bố trong không gian tạo thuận lợi cho các cá thể sử dụng tối ưu nguồn sống trong môi trường khác nhau. Các cá thể phân bố theo 3 dạng:
+ Phân bố đều.
+ Phân bố ngẫu nhiên.
+ Phân bố theo nhóm.
Câu 14. Chọn B.
Câu 15. Chọn B. 
Câu 16. Chọn B
Câu 17: Chọn đáp án A
Nuôi cấy hạt phấn sẽ tạo ra các dòng tế bào đơn bội, sau đó gây lưỡng bội hoá sẽ tạo được các dòng lưỡng bội thuần chủng. Trong 4 phương pháp nêu trên thì chỉ có phương pháp nuôi cấy hạt phấn mới mới tạo được dòng thuần chủng
Câu 18: Đáp án C
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ta cần phải tạo ra các cá thể có cùng kiểu gen, sau đó mang đi trồng trong những điều kiện môi trường khác nhau. Tập hợp các kiểu hình của các cá thể có kiểu gen giống nhau chính là mức phản ứng của kiểu gen đó. 
Câu 19. Chọn D. 
Giải chi tiết: Phương pháp:
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc: p2AA + 2pqAa + q2aa =1
Cách giải:
Kiểu gen aa = q2 = 0,16 → qa = 0,4 → pA= 0,6
Câu 20. Chọn D.
Câu 21: D
Giả sử bố mẹ có kiểu gen là AaBbDd, cặp A,a trội hoàn toàn còn 2 cặp kia trội không hoàn toàn
Cặp trội hoàn toàn: Aa x Aa, đời con sinh ra 2 loại kiểu hình là A- và aa
Hai cặp trội không hoàn toàn, đời con sẽ cho ra 3 loại kiểu hình
Vậy số loại kiểu hình đời con là: 2 x 3 x 3 = 18
Câu 22: A
Tần số hoán vị gen bằng tổng tỷ lệ các giao tử hoán vị.
Tần số hoạn vị gen không vượt quá 50%, tỷ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen.
Các gen càng xa nhau, tần số hoán vị gen càng lớn.
Câu 23. Chọn C.
Giải chi tiết:
Người ta thường không tăng bón phân đạm. vì khi đó bộ lá quá lớn có thể làm che khuất lớp lá dưới, lớp lá dưới quang hợp kém nhưng vẫn hô hấp tiêu phí nguyên liệu làm giảm năng suất cây trồng.
Câu 24: đáp án B
3	4
Qúa trình chuyển nitrate (NO -) thành amôn (NH +) xảy ra ở trong mô thực vật
Chọn B
Câu 25. Chọn A.
Giải chi tiết:
Huyết áp giảm dần trong hệ mạch là do các nguyên nhân : (1),(2) Ý (3) không đúng, huyết áp sẽ giảm khi lực co bóp của tim giảm
Ý (4) sai, độ dày của mao mạch nhỏ hơn của tĩnh mạch nhưng huyết áp ở tĩnh mạch thấp hơn ở mao mạch.
Câu 26: Đáp án D
Mạch mã gốc: 3’ ..GXX AAA GTT AXX TTT XGG .5’
mARN: 5’ ..XGG UUU XAA UGG AAA GXX .3’
Đoạn mARN trên mã hóa cho 6 a.a. (không có mã kết thúc)
Câu 27: C
2n =18=> n = 9 , thể tam bội 3n có số lượng NST là 27
Câu 28: Chọn đáp án A.
Muốn xác định nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền thì phải dựa vào sự thay đổi tần số alen qua mỗi thế hệ.
- F1 có tần số alen 
- F2 có tần số alen 
- F3 có tần số alen 
- F4 có tần số alen 
- F5 có tần số alen 
Như vậy, tần số chỉ thay đổi ở giai đoạn từ F2 sang F3. Và sự thay đổi này diễn ra một cách đột ngột (Tần số A từ 0,6 chuyển xuống còn 0,4) nên đây là tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 29. Chọn đáp án D
Có 3 phát biểu đúng là các phát biểu II, III và IV.
- I đúng. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng là các chuỗi:
A → B → E → C → D A → G → E → C → D
A → B → E → H → D A → G → E → H → D
- II đúng. Ngoài 4 chuỗi thức ăn như ở phần I, còn có 7 chuỗi:
A → B → E → D. A → B → C → D A → E → D
A → E → C → D A → E → H → D A → G → E → D
A → G → H → D
- III sai. Loại bỏ D thì tất cả các loài còn lại đều có xu hướng tăng số lượng cá thể.
- IV sai. Nếu loài C bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài D sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài C. Loài A sẽ không bị nhiễm độc.
Câu 30: Đáp án B
Các loại các bệnh, tật và hội chứng có 47NST chỉ gồm Đao (3 NST 21), Hội chứng Claiphentơ (XXY). Tuy nhiên hội chứng Claiphentơ chỉ xảy ra ở Nam, không xảy ra ở Nữ. Vì vậy chỉ có hội chứng Đao là phù hợp.
Câu 31. Đáp án B. 
Đối với những bài dạng này các em tách ra từng cặp lai rồi xem xét tỉ lệ kiểu gen và suy ra tỉ lệ kiểu hình. Câu này dễ nên các em hãy lưu ý lấy điểm ở những câu này nhé!! 
Các phép lai đúng là (1),(3),(6). 
Phép lai (1) aaBbDd x AaBBdd =>( 1aa: 1Aa).(1Bb: 1BB). (1Dd: 1dd) => (1 lặn: 1 trội).1 trội(1 lặn: 1 trội) => tỉ lệ kiểu hình: 1:1:1:1. 
Phép lai (3) AAbbDd x aaBbdd Þ 1Aa.(1Bb:1bb)(1Dd:1dd) => tỉ lệ kiểu hình: 1:1:1:1. 
Phép lai (6) AABbDd x Aabbdd Þ (1AA:1Aa)(1Bb:1bb)(1Dd:1dd) Þ 1 trội. (1 trội:1 lặn)(1 trội: 1 lặn) Þ tỉ lệ kiểu hình: 1:1:1:1. 
Câu 32 : đáp án C
Câu 33: D
A-vàng, a-xanh. Lai hai dòng thuần chủng hạt vàng × hạt xanh → AA× aa → Aa.
Lai phân tích F1: Aa× aa → 1Aa: 1aa → 50% vàng: 50% xanh 
Câu 34: B
Hoán vị gen f=40% → giao tử = 20%.
→ giao tử =30%
Phép lai × → = 20%× 30% = 6%.
Câu 35: C
ở đậu Hà Lan, gen A-hạt vàng, a-hạt xanh, B-hạt trơn; b-hạt nhăn. Hai cặp gen phân li độc lập, cho giao phấn cây vàng trơn với cây xanh trơn. F1 thu được 120 vàng trơn: 40 vàng, nhăn: 120 hạt xanh, trơn: 40 hạt xanh, nhăn → tỷ lệ 3:3:1:1 → bố mẹ: vàng trơn AaBb × xanh trơn aaBb.
Hạt F1 xanh, trơn: aaBB; aaBb → aaBB =1/2aa × 1/4 BB =1/8; aaBb = 1/2 aa × 2/4 Bb = 2/8 → Tỷ lệ hạt xanh, trơn đồng hợp trên tổng số hạt xanh trơn là: 1/3.
Câu 36: D
Hoa hồng thuần chủng(AAbb, aaBB) lai với hoa đỏ(A_B_) → loại (5),(6) vì hoa hồng không TC.
F1 có tỉ lệ KH 1 : 1 = 1 x (1 : 1) = (1 : 1) x 1. → (1),(2),(4) đúng.
(3) sai do tỉ lệ KH 1 x 1 = 1 khác 1 : 1.
Câu 37: D
Có 4 phát biểu đúng. → Đáp án D. 
F1 có 4 loại kiểu hình, chứng tỏ P dị hợp 3 cặp gen. 
Tỉ lệ của kiểu hình cây quả to, màu vàng + tỉ lệ của kiểu hình cây quả to, màu đỏ = tỉ lệ của kiểu hình quả to = 3/4 (vì P dị hợp Dd nên ở đời F1 có 3/4 kiểu hình D-). → Kiểu hình quả to, màu đỏ có tỉ lệ = 0,75 – 0,345 = 0,405. 
- Cây quả to, màu đỏ có kí hiệu A-B-D- = 40,5% → A-D- = 40,5%:0,75 = 54% = 0,54. 
→ Kiểu gen = 0,04 → Giao tử ad = 0,2 → Kiểu gen của P là ; tần số hoán vị = 40%.
- Kiểu hình quả to, màu đỏ có kí hiệu A-B-D- = (A-D-)(B-) sẽ có số kiểu gen = 5×2 = 10 kiểu gen. 
- Lấy ngẫu nhiên 1 cây quả to, màu đỏ ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng = 
Câu 38 : Đáp án C. 
Vì 	(1)
Mặt khác ta lại có A + G = 0,5	(2)
Giải (1), (2) ta được A = 31,25% và G = 18,75%.
Do đó khi gen này nhân đôi liên tiếp 3 lần thì tỉ lệ các loại nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho gen là:
A = T = 31,25%; G = x = 18,75%.
Câu 39 : đáp án D
Giải chi tiết:
Quần thể
I
II
III
IV
Tỉ lệ kiểu
hình trội
96%
64%
75%
84%
Tần số
alen
A = 0,8; a = 0, 2
A = 0, 4; a = 0, 6
A = a = 0,5
A = 0, 6; a = 0, 4
Cấu trúc di truyền
0, 64 AA : 0,32 Aa
: 0, 04aa
0,16 AA : 0, 48Aa
: 0,36aa
0, 25AA : 0,5Aa
: 0, 25aa
0,36 AA : 0, 48Aa
: 0,16aa
A đúng 
B đúng 
C đúng 
D sai
Câu 40. Chọn A.
Giải chi tiết:
Bố mẹ của người (5),(6) không bị bệnh nhưng sinh con gái (6) bị bệnh →gen gây bệnh
là gen lặn trên NST thường
Quy ước gen: A – bình thường; a- bị bệnh.
Người (5) có bố mẹ có kiểu gen Aa × Aa → người 5: (1AA:2Aa)
Người (1) không mang alen : AA; Người 2 có em trai (3) bị bệnh, bố mẹ bình thường
→ người 2 : (1AA:2Aa)
Cặp vợ chồng (1) × (2): AA × (1AA:2Aa) → Người (4) có kiểu gen: 2AA:1Aa
Cặp vợ chồng (4) × (5) : (2AA:1Aa) × (1AA:2Aa) ↔ (5A:1a)(2A:1a) → 10AA
:7Aa:1aa
Xét các phương án:
A đúng ,
B sai, khả năng con họ không mang alen gây bệnh là 10/18
C sai, khả năng con gái họ mang alen bệnh là 8/36 
D sai, khả năng con trai bình thường là 17/36 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_2020_theo_d.doc