Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020 - Theo đề minh họa lần 2 - Đề số 21 (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020 - Theo đề minh họa lần 2 - Đề số 21 (Có đáp án)

Câu 81. Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?

A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới.

B. Sống ở vùng sa mạc.

C. Chỉ sống ở vùng Ôn đới và Á nhiệt đới.

D. Sống ở vùng nhiệt đới.

Câu 82. Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số:

A. tính trạng của loài.

B. NST trong bộ lưỡng bội của loài.

C. NST trong bộ đơn bội của loài.

D. giao tử của loài.

Câu 83. Thành phần nào sau đây thuộc hệ dẫn truyền tim?

A. Tĩnh mạch chủ. B. Động mạch chủ. C. Van tim. D. Nút nhĩ thất.

Câu 84. Vật chất di truyền chủ yếu ở vùng nhân của tế bào vi khuẩn là gì?

A. mARN. B. ADN. C. tARN. D. rARN.

 

doc 14 trang phuongtran 3730
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020 - Theo đề minh họa lần 2 - Đề số 21 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2020
THEO HƯỚNG TINH GIẢN 
BỘ GIÁO DỤC
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
ĐỀ SỐ 21
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi 01
Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: ..........................................................................
Câu 81. Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?
A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới.	
B. Sống ở vùng sa mạc.
C. Chỉ sống ở vùng Ôn đới và Á nhiệt đới.	
D. Sống ở vùng nhiệt đới.	
Câu 82. Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số:
A. tính trạng của loài.	
B. NST trong bộ lưỡng bội của loài.
C. NST trong bộ đơn bội của loài.	
D. giao tử của loài.
Câu 83. Thành phần nào sau đây thuộc hệ dẫn truyền tim?
A. Tĩnh mạch chủ. B. Động mạch chủ.	C. Van tim.	D. Nút nhĩ thất.
Câu 84. Vật chất di truyền chủ yếu ở vùng nhân của tế bào vi khuẩn là gì?
A. mARN. 	B. ADN.	C. tARN. 	D. rARN.
Câu 85. Một cá thể có kiểu gen BD/bd giảm phân tần số hoán vị gen giữa hai gen B và D là 20%. Tỉ lệ loại giao tử Bd là
	A. 10%. 	B. 15%.	C. 20%. 	D. 5%.
Câu 86. Cho biết alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho kiểu hoa đỏ ở đời con chiếm 75%?
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 87. Theo quan niệm hiện đại, nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là 
A. đột biến NST. B. thường biến, đột biến gen. C. thường biến. D. đột biến, biến dị tổ hợp. 
Câu 88. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào xuất hiện thực vật có hoa?
	A. Nguyên sinh.	B. Tân sinh	C. Cổ sinh	D. Trung sinh.
Câu 89. Sắp xếp nào sau đây đúng với thứ tự tăng dần đường kính của nhiễm sắc thể?
	A. Sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit.	B. Sợi cơ bản → crômatit → sợi nhiễm sắc.
	C. Crômatit → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc.	D. Sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit.
Câu 90. Để tạo được đời con có kiểu gen đồng hợp về tết cả các gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
	A. Dung hợp tế bào trần B. Cấy truyền phôi C. Nuôi cấy hạt phấn D. Nhân bản vô tính.
Câu 91. Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó
	A. nằm ở ngoài nhân. 	B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X
	C. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y. 	D. nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 92. Trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí, điều kiện địa lí là nhân tố 
	A. chọn lọc kiểu gen thích nghi. 	B. trực tiếp gây ra biến đổi trên cơ thể sinh vật. 
	C. tạo ra các biến dị tổ hợp. 	D. không có vai trò đối với chọn lọc kiểu gen. 
Câu 93. Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế
	A. 1 gen chi phối nhiều tính trạng.	B. 1 gen bị đột biến thành nhiều alen.
	C. nhiều gen không alen chi phối 1 tính trạng.	D. nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng.
Câu 94. Khi nào thì prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac?
	A. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.	B. Khi môi trường không có lactôzơ.
	C. Khi có hoặc không có lactôzơ.	D. Khi môi trường có lactôzơ.
Câu 95. Theo Kimura, nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa ở cấp độ phân tử là 
	A. quá trình tích luỹ các đột biến có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. 
	B. sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. 
	C. sự đào thải các đột biến có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. 
	D. sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. 
Câu 96. Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Aa. Sau 5 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể là 
	A. (1/2)5. 	B. 1/5. 	C. 1 - (1/2)5. 	D. (1/4)5
Câu 97. Mối quan hệ nào ảnh hưởng bất lợi đến các loài tham gia?
	A. Kí sinh	B. Hội sinh	C. Ức chế-cảm nhiễm	D. Cạnh tranh.
Câu 98. Trong hô hấp hiếu khí, sau chu trình Crep, những thành phần nào sẽ tham gia vào chuồi chuyền êlectron hô hấp?
	A. NADH; FADH2 	B. NADH; CO2 C. ATP; FADH2	D. NADPH; FADH2.
Câu 99. Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào:
	A. cường độ ánh sáng. 	B. hàm lượng phân bón.	C. nhiệt độ môi trường. 	D. độ pH của đất.
Câu 100. Tiến hóa lớn là quá trình hình thành 
	A. nòi mới. B. các cá thể thích nghi nhất. C. các nhóm phân loại trên loài. 	D. loài mới. 
Câu 101. Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 alen của 1 gen nằm trên cùng 1 NST?
	A. Thêm 1 cặp nuclêôtit	B. Mất 1 cặp nuclêôtit	C. Lặp đoạn NST	D. Đảo đoạn.
Câu 102. Sự khác nhau về hiệu quả năng lượng giữa quá trình hô hấp và quá trình lên men?
	A. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men gấp 19 lần quá trình hô hấp hiếu khí.
	B. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí gấp 19 lần quá trình lên men.
	C. Năng lượng ATP được giải phóng trong cả hai quá trình đó là như nhau.
	D. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men cao hơn quá trình hô hấp hiếu khí.
Câu 103. Dạng thích nghi nào sau đây là thích nghi kiểu gen? 
	A. Cây rau mác mọc trên cạn có lá hình mũi mác, mọc dưới nước có thêm loại lá hình bản dài. 
	B. Con bọ que có thân và các chi giống cái que. 
	C. Người lên núi cao có số lượng hồng cầu tăng lên. 
	D. Một số loài thú ở xứ lạnh mùa đông có bộ lông dày, màu trắng; mùa hè có bộ lông thưa hơn, màu xám. 
Câu 104. Cho các hoạt động sau của con người:
	I. Hạn chế sử dụng và xả thải túi nilon ra môi trường.
	II. Tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên không tái sinh.
III. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
	IV. Chống xói mòn, ngập úng và chống xâm nhập mặn cho đất. 
Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 1
Câu 105. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
	A. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A + T)/(G + X) của gen.
	B. Đột biến điểm có thể không gây hại cho thể đột biến.
	C. Đột biến gen có thể làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô của gen.
	D. Những cơ thể mang alen đột biến đều là thể đột biến.
Câu 106. Tại sao tim động vật làm việc suốt đời mà không mệt mỏi?
	A. Vì tim làm việc theo bản năng.	
	B. Vì cấu tạo của các cơ ở tim chắc và khỏe nên hoạt động được liên tục.	
	C. Vì thời gian làm việc của tim ít hơn thời gian tim được nghỉ ngơi.	
	D. Vì tim được cung cấp liên tục chất dinh dưỡng, đó là máu chứa đầy tim.
Câu 107. Cho các cây có kiểu gen AaBbDd giao phấn với nhau. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội hoàn toàn. Số loại kiểu gen và kiểu hình có thể được tạo ra ở thế hệ sau lần lượt là
	A. 18 và 6.	B. 8 và 27.	C. 27 và 8.	D. 30 và 16.
Câu 108. Khi nói về thể đa bội, phát biểu nào sau đây là không đúng? 
	A. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n. 
	B. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể là 2n + 2. 
	C. Những giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ. 
	D. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt. 
Câu 109. Trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào dưới đây có thể tạo ra được cơ thể mang kiểu gen ab/ab?
	A. Ab/ab x Ab/ab 	B. Ab/ab x Ab/aB 	C. Ab/aB x aB/ab 	D. AB/Ab x aB/ab 
Câu 110. Nhận định nào là đúng về sự trao đổi vật chất trong hệ sinh thái?
	A. Trao đổi vật chất luôn đi kèm với trao đổi năng lượng.
	B. Trao đổi vật chất trong quần xã thể hiện qua mật độ quần thể.
	C. Bậc dinh dưỡng cấp 2 là các sinh vật tiêu thụ bậc 2.
	D. Một quần xã có thể có nhiều chuỗi và lưới thức ăn khác nhau.
Câu 111. Mối quan hệ nào sau đây là quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật?
	A. Hợp tác. 	B. Cạnh tranh.	C. Dinh dưỡng.	D. Sinh sản.
Câu 112. Khi nói về tiêu hoá nội bào, phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Đây là quá trình tiêu hoá hoá học ở trong tế bào và ngoài tế bào.
	B. Đây là quá trình tiêu hoá thức ăn ở trong ống tiêu hoá.
	C. Đây là quá trình tiêu hoá hóa học ở bên trong tế bào nhờ enzim lizozim.
	D. Đây là quá trình tiêu hoá thức ăn ở trong ống tiêu hoá và túi tiêu hoá.
Câu 113. Xét một phân tử ADN vùng nhân của vi khuẩn E.Coli chứa . Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường , sau 3 thế hệ trong môi trường nuôi cấy có bao nhiêu phân tử ADN chỉ chứa N14?
	A. 2	B. 4	C. 6	D. 8.
Câu 114. Alen B ở sinh vật nhân thực có 900 nuclêôtit loại ađênin và có tỉ lệ A/G = 3/2. Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là
	A. 3600. 	B. 3599. 	 C. 3899. 	D. 3601.
Câu 115. Ở ngô, gen R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen r quy định hạt trắng. Giả thiết hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh, noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình thường. Cho phép lai P: ♂RRr x ♀Rrr. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
	A. 3 đỏ : 1 trắng.	B. 5 đỏ : 1 trắng.	C. 11 đỏ : 1 trắng.	D. 35 đỏ : 1 trắng.
Câu 116. Giả sử một loài có số liệu khảo sát là 122 kg/m3. Đây là số liệu khảo sát về
	A. kích thước quần thể	B. mật độ quần thể.	C. diện tích phân bố quần thể	D. tỉ lệ đực - cái.
Câu 117. Ở một loài động vật, cơ thể đực có kiểu gen Ab/aB Dd giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, ý nào sai?
	A. 3 tế bào giảm phân, trong đó có 1 tế bào giảm phân có hoán vị gen giữa alen A và alen a có thể tạo ra 6 loại giao tử với tỷ lệ 3:3:2:2:1:1
 	B. Nếu khoảng cách giữa 2 gen A và B là 20cM, thì cần có tối thiểu 5 tế bào tham gia quá trình giảm phân để tạo ra đủ các loại giao tử.
	C. Nếu không xảy ra hoán vị gen, 1 tế bào giảm phân tạo ra tối đa 4 loại giao tử với tỷ lệ 1:1:1:1
	D. 3 tế bào giảm phân đều xảy ra hoán vị gen giữa alen A và alen a sẽ tạo ra số lượng các giao tử liên kết và số lượng các giao tử hoán vị với tỉ lệ bằng nhau.
Câu 118. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh cùng nằm trên một NST thường. Alen D nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ (P), thu được F1 có 1% ruồi đực thân đen, cánh dài, mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Chọn 1 cá thể ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 đem lai phân tích, xác suất chọn được 1 cá thể ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở đời con là
	A. 23%	B. 25%	C. 46%	D. 50%.
Câu 119. Một loài thực vật đang cân bằng di truyền có tần số alen B là 0,3. Sau một thời gian ngẫu phối thì quần thể do sự tác động của con người loại bỏ các cá thể mang kiểu hình lặn, các cá thể có kiểu hình trội thực hiện tự thụ phấn. Qua 1 thế hệ, cấu trúc di truyền của quần thể là 
	A. 0,09 BB + 0,42Bb + 0,49 bb = 1	B. 3/17 BB + 14/17Bb = 1
	C. 7/34 BB + 7/17 Bb + 13/34 bb = 1	D. 13/34 BB + 7/17 Bb + 7/34 bb = 1.
Câu 120. Phả hệ sau mô tả sự di truyền 2 bệnh: bệnh P do 1 trong 2 alen của gen quy định, bệnh M do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau? 
	I. Bệnh P do alen lặn nằm trên NST thường quy định.
	II. Có thể xác định chính xác kiểu gen của 4 người trong phả hệ trên.
	III. Xác suất sinh con bình thường của cặp vợ chồng 11-12 là 5/16. 
	IV. Cặp vợ chồng 11-12 sinh được một người con gái bình thường, xác suất đứa con đó không mang alen gây bệnh về cả 2 bệnh là 1/5.
A. 3	B. 2	C. 1	D. 4 
MA TRẬN
Lớp
Nội dung chương
Mức độ câu hỏi
Tổng số câu
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Lớp 12 
Cơ chế di truyền và biến dị
82, 84, 89, 94, 105
101, 108
113, 114
9
Quy luật di truyền
91, 93, 99
85, 86, 107
100, 109, 115, 116
117, 118
12
Di truyền học quần thể
96
119
2
Di truyền học người
120
1
Ứng dụng di truyền học
90
1
Tiến Hóa
87, 88, 95
92
4
Sinh Thái
97, 104, 111
103, 110
5
Lớp 11
Chuyển hóa VCNL ở ĐV
83
106, 112
3
Chuyển hóa VCNL ở TV
81
98, 102
3
Tổng
17
13
6
4
40
ĐÁP ÁN
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
A
C
D
B
A
A
D
D
A
C
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
A
A
C
B
B
A
D
A
D
C
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
C
B
B
B
D
C
C
B
A
A
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
C
C
C
B
B
B
C
A
D
B
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 81. Đáp án A
Nhóm thực vật C3 phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới.
Câu 82. Đáp án C
Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số: NST trong bộ đơn bội của loài.
Câu 83. Đáp án D
Hệ dẫn truyền tim bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.
Câu 84. Đáp án B
Vật chất di truyền chủ yếu ở vùng nhân của tế bào vi khuẩn là ADN.
Câu 85. Đáp án A
Một cá thể có kiểu gen BD/bd (f= 20%)
Tỉ lệ loại giao tử Bd = f/2 = 10%
Câu 86. Đáp án A
A quy định hoa đỏ > a quy định hoa trắng. 
Phép lai cho kiểu hoa đỏ (A-) ở đời con chiếm 75%: .
Câu 87. Đáp án D
Theo quan niệm hiện đại, nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là đột biến, biến dị tổ hợp. 
Câu 88. Đáp án D
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại Trung sinh xuất hiện thực vật có hoa.
Câu 89. Đáp án A
Sắp xếp đúng với thứ tự tăng dần đường kính của nhiễm sắc thể: Sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit.
Câu 90. Đáp án C
Để tạo được đời con có kiểu gen đồng hợp về tết cả các gen, người ta sử dụng phương pháp nuôi cây hạt phấn.
Câu 91. Đáp án A
Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó nằm ở ngoài nhân.
Câu 92. Đáp án A
Trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí, điều kiện địa lí là nhân tố chọn lọc kiểu gen thích nghi.
Câu 93. Đáp án C
Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế nhiều gen không alen chi phối 1 tính trạng.
Câu 94. Đáp án B
Khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac.
Câu 95. Đáp án B
Theo Kimura, nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa ở cấp độ phân tử là sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. 
Câu 96. Đáp án A
P: 100% Aa (quần thể tự thụ phấn)
F5: đồng hợp (AA + aa) = 1 - Aa = (1/2)5.
Sau 5 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ thể đồng hợp (AA và aa) trong quần thể là 
Câu 97. Đáp án D
Mối quan hệ cạnh tranh ảnh hưởng bất lợi đến các loài tham gia.
Câu 98. Đáp án A
Trong hô hấp hiếu khí, sau chu trình Crep tạo ra các sản phẩm sau: NADH;FADH2; ATP;CO2, trong đó, NADH; FADH2 là những thành phần tham gia vào chuỗi chuyền êlectron. Vậy đáp án của câu hỏi này là: NADH;FADH2
Câu 99. Đáp án D
Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào độ pH của đất.
Câu 100. Đáp án C
Tiến hóa lớn là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài. 
Câu 101. Đáp án C
Dạng đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen nằm trên cùng 1 NST.
Câu 102. Đáp án B
	B. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí gấp 19 lần quá trình lên men.
Câu 103. Đáp án B
Thích nghi kiểu gen là sự thay đổi tần số kiểu gen do quá trình chọn lọc tự nhiên. Từ đó tạo nên đặc trưng về các tính trạng và tính chất cho từng loài, từng nòi trong loài.
à Đáp án B. Con bọ que có thân và các chi giống cái que. 
Câu 104. Đáp án B
Các hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên: 
I. Hạn chế sử dụng và xả thải túi nilon ra môi trường.
III. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
IV. Chống xói mòn, ngập úng và chống xâm nhập mặn cho đất. 
Câu 105. Đáp án D
	D. Những cơ thể mang alen đột biến đều là thể đột biến. à sai, thể đột biến là cơ thể mang alen đột biến được biểu hiện thành kiểu hình.
Câu 106. Đáp án C
Tim động vật làm việc suốt đời mà không mệt mỏi vì thời gian làm việc của tim ít hơn thời gian tim được nghỉ ngơi.	
Câu 107. Đáp án C
AaBbDd x AaBbDd (mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn)
Số KG = 33 = 27
Số KH = 23 = 8
Câu 108. Đáp án B
	B. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể là 2n + 2. à sai, 2n+2 là thể tứ nhiễm.
Câu 109. Đáp án A
Liên kết gen hoàn toàn, không có đột biến xảy ra. 
Phép lai tạo ra được cơ thể mang kiểu gen ab/ab là Ab/ab x Ab/ab 
Câu 110. Đáp án A
	A. Trao đổi vật chất luôn đi kèm với trao đổi năng lượng. à đúng
	B. Trao đổi vật chất trong quần xã thể hiện qua mật độ quần thể. à sai, trao đổi vật chất thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn.
	C. Bậc dinh dưỡng cấp 2 là các sinh vật tiêu thụ bậc 2. à sai, bậc dinh dưỡng cấp 2 là sinh vật tiêu thụ bậc 1.
	D. Một quần xã có thể có nhiều chuỗi và lưới thức ăn khác nhau. à sai, quần xã gồm các loài liên quan nhau về mặt dinh dưỡng, tức là có 1 lưới thức ăn.
Câu 111. Đáp án C
Mối quan hệ dinh dưỡng là quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật.
Câu 112. Đáp án C
	Tiêu hóa nội bào là quá trình tiêu hoá hóa học ở bên trong tế bào nhờ enzim lizozim.
Câu 113. Đáp án C
Xét một phân tử ADN vùng nhân của vi khuẩn E.Coli chứa . Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường , sau 3 thế hệ.
Số phân tử ADN được tạo ra = 23 = 8
Số phân tử ADN chứa cả N14 và N15 = 2
à số ADN chỉ chứa N14 = 6
Câu 114. Đáp án B
Alen B có nu A = 900 = T
A/G = 3/2 à G = 600 = X
Alen B bị thay thế 1 cặp G-X bằng 1 căp A-T thành b à alen b có:
A = T = 901; G = X = 599
Số liên kết hidro của alen b = 901x2 + 599x3 = 3599 
Câu 115. Đáp án B
R quy định hạt đỏ > r quy định hạt trắng. 
Giả thiết hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh, noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình thường. Cho phép lai 
P: ♂RRr 	x ♀Rrr
GP: 2/3 R; 1/3 r	1/6 R, 2/6 r, 2/6 Rr, 1/6 rr
F1: hạt trắng = 1/3 x (2/6 + 1/6) = 1/6 
à hạt đỏ = 1 – 1/6 = 5/6
Câu 116. Đáp án B
Giả sử một loài có số liệu khảo sát là 122 kg/m3. Đây là số liệu khảo sát về mật độ quần thể.
Câu 117. Đáp án C
Cơ thể đực có kiểu gen Ab/aB Dd giảm phân bình thường. 
	A. 3 tế bào giảm phân, trong đó có 1 tế bào giảm phân có hoán vị gen giữa alen A và alen a có thể tạo ra 6 loại giao tử với tỷ lệ 3:3:2:2:1:1 à đúng
Giao tử hoán vị
Giao tử liên kết
Giao tử 1
Giao tử 2
Giao tử 3
Giao tử 4
Giao tử 5
Giao tử 6
Tế bào có hoán vị
1
1
1
1
Tế bào không hoán vị (tế bào 1)
2
2
Tế bào không hoán vị (tế bào 2)
2
2
Tổng
1
1
3
3
2
2
 	B. Nếu khoảng cách giữa 2 gen A và B là 20cM, thì cần có tối thiểu 5 tế bào tham gia quá trình giảm phân để tạo ra đủ các loại giao tử. à đúng
Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra = 4x2 = 8 (4 giao tử liên kết, 4 giao tử hoán vị)
Để tạo đủ các giao tử hoán vị cần có ít nhất 2 tế bào xảy ra hoán vị gen
à số tế bào tối thiểu (gọi là x) tham gia giảm phân để tạo đủ các loại giao tử = = 20% à x = 5 
	C. Nếu không xảy ra hoán vị gen, 1 tế bào giảm phân tạo ra tối đa 4 loại giao tử với tỷ lệ 1:1:1:1 à sai, nếu ko hoán vị, 1 tế bào chỉ tạo 2 loại giao tử.
	D. 3 tế bào giảm phân đều xảy ra hoán vị gen giữa alen A và alen a sẽ tạo ra số lượng các giao tử liên kết và số lượng các giao tử hoán vị với tỉ lệ bằng nhau. à đúng
Câu 118. Đáp án A
Ở ruồi giấm, A quy định thân xám > a quy định thân đen, B quy định cánh dài > b quy định cánh cụt (gen màu thân và chiều dài cánh cùng nằm trên một NST thường)
D nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X 
D mắt đỏ > d mắt trắng. 
P: ♀ A-B-XDX- x ♂ aabb XDY 
F1: aaB-XdY = 1% à aaB- = 4% = 4% aB x 100% ab
Tỉ lệ aB < 25% à aB là giao tử liên kết
à kiểu gen của ruồi cái là AB/ab XDXd với f = 8%
Chọn 1 ruồi cái A-B- XD- lai phân tích
F: (1/2 AB/ab XDXd ; 1/2 AB/ab XDXD)x aabb XdY
Fa: ruồi xám, dài, mắt đỏ = A-B-XD- = =23%
Câu 119. Đáp án D
P: B = 0,3 à b = 1 – 0,3 = 0,7
Quần thể cân bằng: 0,09 BB: 0,42 Bb: 0,49 bb
Loại bỏ các cá thể lặn, còn lại: 3/17 BB: 14/17 Bb à tự thụ phấn 1 thế hệ: 13/34 BB + 7/17 Bb + 7/34 bb = 1.
Câu 120. Đáp án B
I. Bệnh P do alen lặn nằm trên NST thường quy định. à đúng
Xét con gái số 10 bị bệnh P mà cả bố mẹ đều không bị bệnh nên bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
A: bình thường về bệnh P > aa bị bệnh P
B: bình thường về bệnh M > bb bị bệnh M
II. Có thể xác định chính xác kiểu gen của 4 người trong phả hệ trên. à sai
Xét bệnh P: (6, 7, 12) Aa; (9, 10) aa; (1, 2, 3, 4, 8) A-; (5) 1/2 AA+ 1/2 Aa; (11) 1/3 AA+2/3Aa
Xét bệnh M: (1, 6, 9, 11) XBY; (8) XbXb; (2, 5, 7, 10) XBX-; (3) XBXb; (12) XBXb ; (4) XbY
Vậy xác định được kiểu gen của số: 6, 9, 12 về cả 2 bệnh.
III. Xác suất sinh con bình thường của cặp vợ chồng 11-12 là 5/16. à sai
(11) 1/3 AA+2/3Aa 
(12) Aa
à sinh con bình thường về bệnh P = 1 – aa = 1 – 1/3 x 1/2 = 5/6
(11) XBY
(12) XBXb
à sinh con bình thường về bệnh M = 1 – XbY = 1 – 1/2 x 1/2 = 3/4
à sinh con bình thường về cả 2 bệnh = 5/6 x 3/4 = 5/8.
IV. Cặp vợ chồng 11-12 sinh được một người con gái bình thường, xác suất đứa con đó không mang alen gây bệnh về cả 2 bệnh là 1/5. à đúng
Xác suất cần tính là AA XBXB / A-XBX- = = 1/5.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_2020_theo_d.doc