Đề thi khảo sát lần 3 THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 -Tỉnh Vĩnh Long - Năm học 2017-2018

Đề thi khảo sát lần 3 THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 -Tỉnh Vĩnh Long - Năm học 2017-2018

Câu 1: Chất nào sau đây là đisaccarit?

A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Amilozơ.

Câu 2: Cho 3,2g bột Cu tác dụng với 100ml dd hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V (l) khí NO (sp khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là

A. 0,896 B. 0,672 C. 0,224 D. 0,336

Câu 3: Phát biểu không đúng là

A. Phenol phản ứng với dd NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với HCl lại thu được phenol.

B. Axit axetic phản ứng với dd NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO¬2 lại thu được axit axetic.

C. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat.

D. Amoniac phản ứng với dd HCl, lấy muối vừa tạo ra cho t/d với NaOH lại thu được amoniac.

Câu 4: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là

A. Pb. B. W. C. Hg. D. Li.

Câu 5: Hoà tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch NaOH loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí hiđro (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít.

 

doc 5 trang phuongtran 4680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát lần 3 THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 -Tỉnh Vĩnh Long - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT VĨNH LONG
KÌ THI KHẢO SÁT THPTQG LẦN 3-NĂM HỌC 2017-2018
ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC_KHỐI 12
Câu 1: Chất nào sau đây là đisaccarit?
A. Saccarozơ.	B. Xenlulozơ.	C. Glucozơ.	D. Amilozơ.
Câu 2: Cho 3,2g bột Cu tác dụng với 100ml dd hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V (l) khí NO (sp khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
A. 0,896	B. 0,672	C. 0,224	D. 0,336
Câu 3: Phát biểu không đúng là
A. Phenol phản ứng với dd NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với HCl lại thu được phenol.
B. Axit axetic phản ứng với dd NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic.
C. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat.
D. Amoniac phản ứng với dd HCl, lấy muối vừa tạo ra cho t/d với NaOH lại thu được amoniac.
Câu 4: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
A. Pb.	B. W.	C. Hg.	D. Li.
Câu 5: Hoà tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch NaOH loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí hiđro (ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 lít.	B. 3,36 lít.	C. 4,48 lít.	D. 6,72 lít.
Câu 6: Anken nào sau đây là thích hợp nhất dùng để điều chế 3-metylpentan-3-ol bằng phản ứng hiđrat hoá?
A. 2,2-đimetyl pent-2-en. B. 3-etyl pent-2-en. C. 3-metyl pent-2-en	D. 3-etyl pent-1-en
Câu 7: Cho từ từ dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa b mol ZnSO4. Đồ thị biểu diễn số mol kết tủa theo giá trị của a như sau.
Giá trị của b là
A. 0,1.	B. 0,12.	C. 0,08.	D. 0,11.
Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp 2 muối KNO3 và Fe(NO3)2 sau phản ứng thu được hỗn hợp X gồm hai khí có tỉ khối so với H2 bằng 21,6. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 là
A. 60%.	B. 40%.	C. 78,09%.	D. 34,3%.
Câu 9: Cho hợp chất X sau đây: . X có thể tạo được bao nhiêu dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau khi phản ứng thế với clo:
A. 7.	B. 6.	C. 4.	D. 5.
Câu 10: Có 5 dd riêng rẽ, mỗi dd chứa một cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ (nồng độ khoảng 0,1M). Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dd trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch ?
 A. 2 dung dịch	 B. 3 dung dịch	 C. 1 dung dịch	D. 5 dung dịch
Câu 11: Cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(HCO3)2 0,5 M và BaCl2 0,4 M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 29,55 gam	B. 19,7 gam	C. 23,64 gam	D. 17,73 gam
Câu 12: Ứng dụng nào sau đây không phải của thạch cao nung (CaSO4.H2O)?
A. Bó bột khi gẫy xương. B. Đúc khuôn. C. Thức ăn cho người và động vật. D. Năng lượng.
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn trong dd HNO3, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol NO. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 127 gam hỗn hợp muối. Vậy số mol HNO3 đã bị khử trong phản ứng trên là:
A. 0,40 mol	B. 0,30 mol	C. 0,45 mol	D. 0,35 mol
Câu 14: Cho các nhận xét sau:
(1) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là khoảng 0,1%;
(2) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương;
(3) Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều cho cùng một loại mono saccarit;
(4) Glucozơ là chất dinh dưỡng,được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm;
(5) Xenlulozơ là nguyên liệu được dùng để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo thuốc súng không khói;
(6) Mặt cắt củ khoai tác dụng với I2 cho màu xanh tím;
(7) Saccarozơ là nguyên liệu để thủy phân thành glucozơ và fructozơ dùng trong kỹ thuật tráng gương, tráng ruột phích.
 Số nhận xét đúng là: A. 5 B. 6 C. 7 D. 4
Câu 15: Cho m1 gam K2O vào m2 gam dung dịch KOH 30% được dung dịch mới có nồng độ 45%. Biểu thức nào sau đây là đúng
A. .	B. .	C. m1 – m2 = .	D. m2 – m1 = 2730.
Câu 16: Người ta có thể điều chế cao su Buna từ Xenlulozơ theo sơ đồ sau
XenlulozơglucozơC2H5OHButa-1,3-đien Cao su Buna
Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn cao su Buna là
A. 25,625 tấn.	B. 37,875 tấn.	C. 5,806 tấn.	D. 17,857 tấn.
Câu 17: Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X gồm AlCl3, ZnCl2 và FeCl3 thu được kết tủa Y. Nung kết tủa Y thu được chất rắn Z. Cho luồng khí H2 dư qua Z (đun nóng) thu được chất rắn T. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Trong T có chứa
A. Al2O3, ZnO, Fe	B. Al2O3, Fe	C. Fe	D. Al2O3, Zn
Câu 18: Cho phản ứng: SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4. Trong phương trình hóa học của phản ứng trên, khi hệ số của KMnO4 là 2 thì hệ số của SO2 là
 A. 6. B. 5. C. 7. D. 4.
Câu 19: Điểm giống nhau của glucozơ và saccarozơ là
A. đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
B. đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo Ag.
C. đều bị thuỷ phân trong dung dịch axit.
 D. đều phản ứng với H2 có xúc tác Ni nung nóng cùng thu được một ancol đa chứ
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 14,56 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được dung dịch Y chứa m gam muối và 2,016 lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là
 A. 20. B. 40. C. 24. D. 12.
Câu 21: Dẫn xuất A của benzen có công thức phân tử C8H10O, không tác dụng với NaOH và thoả mãn sơ đồ : A B polime .Dẫn xuất A là:
A. hoặc 	B. Chỉ có thể là: 
C. Chỉ có thể là : 	D. Chỉ có thể là : 
Câu 22: Để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95% , cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4(còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%. Giá trị của x là:
 A. 959,59 B. 1311,90 C. 1394,90 D. 1325,16
Câu 23: Hỗn hợp X gồm Na và Al4C3 hòa tan vào nước chỉ thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí C (đktc). Khối lượng Na tối thiểu cần dùng là?
 A. 0,15 gam. B. 2,76 gam. 	 C. 0,69 gam. D. 4,02 gam.
Câu 24: Phân tích định lượng hợp chất hữu cơ X ta thấy tỉ lệ khối lượng giữa 4 nguyên tố C, H, O, N là: mC : mH : mO : mN = 4,8 : 1 : 6,4 : 2,8. Tỉ khối hơi của X so với He bằng 18,75. Công thức phân tử của X là 
A. C3H7O2N.	B. C2H5O2N.	C. C2H8O2N2.	D. C4H10O4N2.
Câu 25: Cao su lưu hóa chứa khoảng 2%S. Biết cứ k mắt xích isopren lại có một cầu nối -S-S- và S đã thay thế H trong nhóm -CH2- của cao su. Gía trị của k là:
 A. 46 B. 48 C. 23 D. 24
Câu 26: Cho 5,7 gam hỗn hợp bột X gồm Cu, Zn, Al, Mg tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được hỗn hợp chất rắn Y có khối lượng 7,86 gam. Lượng dung dịch HCl 1M nào sau đây có thể hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn Y :
A. 100 ml.	B. 250 ml.	C. 270 ml.	D. 180 ml.
Câu 27: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y:
 Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây ?
 A. CuO (rắn) + CO (khí) → Cu + CO2. B. NaOH + NH4Cl (rắn) → NH3 + NaCl + H2O.
 C. Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2. D. K2SO3 (rắn) + H2SO4 → K2SO4 + SO2 + H2O.
Câu 28: Điều chế Cu bằng cách khử 8 g CuO bằng khí CO ở nhiệt độ cao thu được 6,56 g chất rắn. Hiệu suất quá trình điều chế là :
A. 90%	B. 91,25%	C. 73%	D. 80%
Câu 29: Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.
- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại
Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).
Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là:
A. 0,39; 0,54; 1,40. B. 0,39; 0,54; 0,56. C. 0,78; 0,54; 1,12. D. 0,78; 1,08; 0,56
Câu 30: Hỗn hợp M gồm một peptit X và một peptit Y (chúng cấu tạo từ 1 loại aminoaxit, tổng số nhóm–CO–NH– trong 2 phân tử là 5) với tỉ lệ số mol nX : nY=1:3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam
 M thu được 81 gam glixin và 42,72 gam alanin. m có giá trị là
A. 109,5 gam.	B. 104,28 gam.	C. 116,28 gam.	D. 110,28 gam.
Câu 31: Đem hòa tan hoàn toàn m gam Mg trong dung dịch chứa đồng thời a mol H2SO4 và b mol HCl, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối có tổng khối lượng là 4,1667m. Thiết lập biểu thức liên hệ giữa số mol của 2 axit:
A. b = 6a	B. b = 4a	C. b = 8a	D. b = 7a
Câu 32: Chia 14,2 gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn .Phần 1 thu được 15,4 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 43,2 gam bạc. Công thức cấu tạo của hai anđehit trên là:
 A. HCHO & CH2=CH-CHO B. HCHO & C4H3-CHO	
 C. CH2=CH-CHO & C3H7-CHO D. CH2=CH-CHO & C3H3CHO
Câu 34: Sục 2,016 lít (đktc) khí CO2 vào 100 ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch A . Rót thêm 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm BaCl2 0,15M và Ba(OH)2 x M vào dung dịch A thu được 5,91 gam kết tủa . Tiếp tục đun nóng thu thêm được m gam kết tủa nữa . Giá trị của x và m là
A. 0,1 và 1,97.	B. 0,1 và 3,94.	C. 0,05 và 1,97.	D. 0,05 và 3,94.
Câu 35: Trộn bột nhôm với một oxit sắt thu được hỗn hợp X. Nung nóng X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:
– Phần một phản ứng vừa đủ với 680 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Z và còn lại 13,44 gam chất rắn không tan.
– Phần hai tác dụng với dd HNO3 loãng vừa đủ thu được 7,168 lít khí NO (đktc) là spk duy nhất.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, công thức của oxit sắt là
 A. Fe3O4. B. FeO hoặc Fe2O3. C. Fe2O3. D. Fe3O4 hoặc Fe2O3.
Câu 36: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 (dư) vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là: 
 A. 23,4 và 56,3 B. 15,6 và 27,7 C. 23,4 và 35,9 D. 15,6 và 55,4 
Câu 37: X là amino axit có công thức H2NCnH2nCOOH, Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala-X-X và Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít khí O2 (đktc), thu được N2, Na2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là
 A. 14,55 gam. B. 12,30 gam. C. 26,10 gam. D. 29,10 gam.
Câu 38: Cho 15,84 gam este no, đơn chức, mạch hở vào cốc chứa 30ml dung dịch MOH 20% (d=1,2g/ml) với M là kim loại kiềm. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn X. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 9,54gam M2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O. Kim loại M và công thức cấu tạo của este ban đầu là
A. K và HCOO-CH3. B. Na và CH3COOC2H5. C. Na và HCOO-C2H5.	D. K và CH3COOCH3.
Câu 39: Hoà tan hết 20 gam hỗn hợp X gồm Cu và các oxit sắt (trong hh X oxi chiếm 16,8% về khối lượng) cần vừa đủ dung dịch hỗn hợp A chứa b mol HCl và 0,2 mol HNO3 thu được 1,344l NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y .Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được m gam kết tủa và dung dịch Z .Cho dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH ,lọc kết tuả ,nung đén khối lượng không đổi thu được 22,4 gam chất rắn.Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Gía trị của m là:
 A.70,33 B.76,81 C.83,29 D.78,97. 
Câu 40: Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm Clo và Oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư) hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của Clo trong hỗn hợp X là:
 A. 51,72% B. 76,70% C. 53,85% D. 56,36%.
Xét hỗn hợp CO2 và H2O sau khi đốt Z ta có :
{2nCO2+nH2O=2nO2+2nZ−3nNa2CO3
44nCO2+18nH2O=mhh→{2nCO2+nH2O=3,1544nCO2+18nH2O=50,75{2nCO2+nH2O=2nO2+2nZ−3nNa2CO344nCO2+18nH2O=mhh→{2nCO2+nH2O=3,1544nCO2+18nH2O=50,75
⇒{nCO2=0,775molnH2O=0,925mol⇒{nCO2=0,775molnH2O=0,925mol
- Xét hỗn hợp E có :
+ Áp dụng độ bất bão hòa khi đốt cháy hợp chất hữu cơ ta có : nXNa+nAlaNa=nH2O−nCO20,5=0,3molnXNa+nAlaNa=nH2O−nCO20,5=0,3mol
⇒nRCOOH=nNaOH−(nXNa+nAlaNa)=0,15mol⇒nRCOOH=nNaOH−(nXNa+nAlaNa)=0,15mol
- Xét hỗn hợp muối có : nXNa=23(nXNa+nAlaNa)=0,2molnXNa=23(nXNa+nAlaNa)=0,2mol
nAlaNa=13(nXNa+nAlaNa)=0,1molnAlaNa=13(nXNa+nAlaNa)=0,1mol
- Gọi m là số nguyên tử C trong Y ta có :
n.nXNa+3nAlaNa+m.nRCOOH=nCO2+nNa2CO3n.nXNa+3nAlaNa+m.nRCOOH=nCO2+nNa2CO3
→0,2n+0,1.3+0,15m=1⇒n=2;m=2→0,2n+0,1.3+0,15m=1⇒n=2;m=2
Vậy X là NH2CH2COOH và Y là CH3COOH.
Hỗn hợp muối gồm NH2CH2COONa (0,2 mol), CH3COONa (0,15 mol) và NH2CH(CH3)COONa
(0,1 mol) ⇒ mCH3COONa=0,15.82=12,3gam

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_lan_3_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_tinh.doc