Đề thi chọn học sinh giỏi môn Giáo dục công dân - Mã đề: 632

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Giáo dục công dân - Mã đề: 632

Câu 1. Đồng phạm là:

 A. Trường hợp có nhiều người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

 B. Trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

 C. Trường hợp có ba người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

 D. Trường hợp có bốn người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Câu 2. Việc làm chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của quy luật giá trị?

 A. Điều tiết trong lưu thông. B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.

 C. Điều tiết sản xuất. D. Tự phát từ quy luật giá trị.

Câu 3. Hình phạt nào sau đây có thể là hình phạt chính cũng có thể là hình phạt bổ sung?

 A. Quản chế, trục xuất B. Phạt tiền, trục xuất

 C. Phạt tù, phạt tiền, phạt cảnh cáo D. Phạt tù, quản chế

Câu 4. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với trường hợp nào sau đây?

 A. Các trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

 B. Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi

 C. Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ

 D. Người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử

Câu 5. Chị T nộp hồ sơ xin làm việc trong công ty may mặc. Đến ngày hẹn, giám đốc đưa cho chị một bản hợp đồng và đề nghị chị kí. Chị T đọc thấy hợp đồng không có điều khoản quy định về lương nên chị đề nghị bổ sung. Giám đốc cho rằng chị là người lao động thì không có quyền thỏa thuận về tiền lương nên không cần ghi trong hợp đồng. Theo em, giám đốc đã vi phạm nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng lao động?

 A. Tự nguyện. B. Tự do. C. Bình đẳng. D. Trực tiếp.

 

doc 4 trang phuongtran 4250
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Giáo dục công dân - Mã đề: 632", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trộn thử
Mã đề: 632
Câu 1. Đồng phạm là: 
 A. Trường hợp có nhiều người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
 B. Trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
 C. Trường hợp có ba người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
 D. Trường hợp có bốn người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Câu 2. Việc làm chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của quy luật giá trị?
 A. Điều tiết trong lưu thông.
B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
 C. Điều tiết sản xuất.
D. Tự phát từ quy luật giá trị.
Câu 3. Hình phạt nào sau đây có thể là hình phạt chính cũng có thể là hình phạt bổ sung?
 A. Quản chế, trục xuất
B. Phạt tiền, trục xuất
 C. Phạt tù, phạt tiền, phạt cảnh cáo
D. Phạt tù, quản chế
Câu 4. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với trường hợp nào sau đây?
 A. Các trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
 B. Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
 C. Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ
 D. Người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử
Câu 5. Chị T nộp hồ sơ xin làm việc trong công ty may mặc. Đến ngày hẹn, giám đốc đưa cho chị một bản hợp đồng và đề nghị chị kí. Chị T đọc thấy hợp đồng không có điều khoản quy định về lương nên chị đề nghị bổ sung. Giám đốc cho rằng chị là người lao động thì không có quyền thỏa thuận về tiền lương nên không cần ghi trong hợp đồng. Theo em, giám đốc đã vi phạm nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng lao động?
 A. Tự nguyện.
B. Tự do.
C. Bình đẳng.
D. Trực tiếp.
Câu 6. Qua kiểm tra việc buôn bán của các hộ gia đình trong dịp tết nguyên đán, đội quản lí thị trường N đã lập biên bản xử phạt một số hộ kinh doanh do kinh doanh nhiều mặt hàng không có trong giấy phép. Bà M đã đưa phong bì cho đội trưởng K để không phải lập biên bản bị phạt. Anh C trong đội nhìn thấy nhưng cũng lờ đi. Bà M đã thực hiện không đúng những hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
 A. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.
 B. Tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật .
 C. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
 D. Thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật.
Câu 7. Đến hạn nộp tiền điện mà X vẫn không nộp. Vậy X không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?
 A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 8. Ông D viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống tai nạn thương tích cho người dân. Ông D đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
 A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 9. Sau khi bị bạn gái là chị L chia tay và nhiều lần níu kéo không thành, anh K đã rủ bạn thân là anh S đột nhập vào nhà chị L để cướp tài sản. Do lối vào nhà chị L rất kiên cố nên kế hoạch của anh K, anh S không thực hiện được. Ngày hôm sau, anh K tiếp tục rủ anh S đi cùng nhưng anh S nói dối là bị ốm không đi được. Sau đó, anh K rủ một người bạn khác là anh T đi cùng, anh T đồng ý với điều kiện chỉ cướp tài sản chứ không giết người. Khi đột nhập vào được nhà chị L và lấy đi một số tài sản có giá trị thì bị bố mẹ chị L phát hiện, anh K đã ra tay giết chết bố mẹ chị L. Mặc dù anh T can ngăn nhưng anh K vẫn tiếp tục ra tay sát hại chị L và em gái chị L rồi mới tẩu thoát. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
 A. Anh K.
B. Anh K và anh T.
 C. Anh K, anh S và chị L.
D. Anh K, anh S và anh T.
Câu 10. Khi đo đất để cấp sổ đỏ cho nhà ông A, cán bộ địa chính xã H vì tư lợi nên đã đo lấn chiếm sang nhà ông N 10m đất. Gia đình ông N đã gửi đơn lên ông Q Chủ tịch UBND xã. Do trước đó đã nhận 50 triệu đồng từ phía ông A nên ông Q đã chỉ đạo cán bộ địa chỉ sửa lại hồ sơ gốc nhằm cấp sổ đỏ cho gia đình ông A. Trong trường hợp này những ai có thể vừa vi phạm hình sự vừa vi phạm kỷ luật?
 A. Ông Q và anh H.
B. Ông A và ông Q và anh H
 C. Ông A và ông Q.
D. Ông A và anh H.
Câu 11. Khi trên thị trường giá cả tăng thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
 A. Cung giảm, cầu tăng.
B. Cung và cầu giảm.
C. Cung và cầu tăng.
D. Cung tăng, cầu giảm.
Câu 12. Chị N và anh Q yêu nhau đã được hai năm. Đến khi hai người bàn tính chuyện kết hôn thì mẹ chị N nhất định không đồng ý vì cho rằng nhà anh Q nghèo không môn đăng hộ đối, bắt chị N lấy anh T là một chủ doanh nghiệp. Anh T đã nhiều lần đến nhà chị N quà cáp để lấy lòng mẹ chị N và xúi giục mẹ chị N ngăn cản hôn nhân của chị N và anh Q. Đồng thời còn nói xấu nhằm xúc phạm đến danh dự của anh Q. Trong trường hợp trên những ai đã vi phạm pháp luật? 
 A. Anh T và mẹ chị N. 
B. Anh T.
C. Chị N và mẹ chị N.
D. Anh Q và chị N. 
Câu 13. Anh A có hành vi chống đối hành vi kiểm tra y tế tại chốt kiểm dịch và có hành vi lăng mạ chống đối các cán bộ tại chốt kiểm dịch. Anh A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
 A. Hòa giải.
B. Đối chất.
C. Hành chính.
D. Hình sự.
Câu 14. Người uống rượi bia, sử dụng các loại chất kích thích là người? 
 A. Không có năng lực hành vi
B. Có năng lực hành vi
 C. Hạn chế năng lực hành vi
D. Mất năng lực hành vi
Câu 15. Khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động phải tuân theo nguyên tắc nào dưới đây?
 A. Tự nguyện.
B. Đại diện.
C. Gián tiếp.
D. Ủy quyền.
Câu 16. Nội dung nào nói về quyền bình đẳng của công dân trong thực hiện quyền lao động?
 A. Bắt buộc ký hợp đồng lao động theo ý muốn chủ quan của mình.
 B. Tự do sử dụng sức lao động của mình.
 C. Tự do việc làm trong công ty theo sở thích của mình.
 D. Lựa chọn điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
Câu 17. Do có người thân là cán bộ cơ quan chức năng X nên dù hồ sơ của chị M không đầy đủ như hồ sơ của anh H nhưng vẫn được cấp phép kinh doanh trong khi hồ sơ của anh H thì không được phê duyệt. Cơ quan chức năng X đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
 A. Tích cực tìm kiếm thị trường.
B. Khuyến khích tự do liên kết.
 C. Tự chủ đăng kí kinh doanh.
D. Chủ động mở rộng quy mô.
Câu 18. Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các điều kiện lao động khác là nói về bình đẳng
 A. trong giao kết hợp đồng lao động.
B. giữa lao động nam và lao động nữ.
 C. trong tự do lựa chọn việc làm.
D. trong thực hiện quyền lao động
Câu 19. Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
 A. Một đòn bẩy kinh tế.
B. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá.
 C. Một động lực kinh tế.
D. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 20. Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
 A. Bỏ phiếu kín.
B. Bình đẳng.
C. Phổ thông.
D. Trực tiếp.
Câu 21. Văn kiện Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam có viết: “ Mọi vi phạm đều được xử lí. Bất cứ ai vi phạm đều bị đưa ra xét xử theo pháp luật ”. Đoạn trích đó đề cập đến nội dung:
 A. công dân bình đẳng về quyền.
 B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
 C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
 D. quy định xử lý những trường hợp vi phạm
Câu 22. Do bố mẹ mất sớm, bản thân lại hay phải đi công tác xa nên anh M gửi em trai là anh N đang học đại học cho ông H và bà K là ông bà nội của mình nuôi dưỡng. Mặc dù được vợ chồng bà K quản lí chặt chẽ nhưng anh N vẫn thường xuyên trốn học đi chơi điện tử. Một lần, do cố tình chống đối ông bà nội nên N bị ông H tuyên bố cắt đứt quan hệ và đuổi ra khỏi nhà mặc cho bà K ra sức can ngăn. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
 A. Anh M, anh N và bà K.
B. Ông H, anh M và anh N.
 C. Ông H và anh N.
D. Ông H và anh M.
Câu 23. Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định ở đâu?
 A. Chỉ thị, thông tư. 
B. Quyết định, chính sách. 
 C. Hiến pháp, luật pháp.
D. Nghị quyết, văn bản.
Câu 24. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội là nội dung bình đẳng về
 A. nghĩa vụ và trách nhiệm.
B. trách nhiệm pháp lí.
 C. nghĩa vụ pháp lý.
D. quyền và nghĩa vụ.
Câu 25. Anh A là cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn anh B nên được sắp xếp vào làm công việc được nhận lương cao hơn anh B. Mặc dù vậy, giữa anh A và anh B vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
 A. Trong thực hiện quyền lao động.
B. Trong nhận tiền lương.
 C. Trong tìm kiếm việc làm.
D. Trong lao động.
Câu 26. Giám đốc P điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám độc P yêu cầu bảo vệ khóa cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng S kiểm tra tư trang của mọi người. Chồng nhân viên B đến đón vợ nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai bên quát nạt, mắng chửi nhau thậm tệ. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
 A. Giám độc P, trưởng phòng S, chồng cô B và bảo vệ.
 B. Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B.
 C. Chồng cô B và bảo vệ.
 D. Giám đốc P và trưởng phòng S.
Câu 27. Cửa hàng của anh A được cấp giấy phép bán đường sữa, bánh kẹo. Nhận thấy nhu cầu về thức ăn nhanh trên thị trường tăng cao nên anh A đăng kí bán thêm mặt hàng này. Anh A đã thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
 A. Tích cực nhập khẩu nguyên liệu.
B. Chủ động mở rộng quy mô.
 C. Tự do tuyển dụng chuyên gia.
D. Thay đổi loại hình doanh nghiệp.
Câu 28. Bắt người trong trường hợp nào khi có dấu vết của tội phạm ở người hoặc chổ ở của người bị tình nghi thực hiện phạm tội và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn?
 A. Trường hợp khẩn cấp.
B. Trường hợp quả tang.
 C. Trường hợp truy nã.
D. Trường hợp có nhân chứng.
Câu 29. Để có vốn kinh doanh cùng bạn, chị N tự ý lấy toàn bộ số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để đầu tư. Biết chuyện, anh V chồng chị N đã đánh đập và đuổi chị ra khỏi nhà nên giữa hai bên đã xảy ra xô xát, lớn tiếng lăng mạ nhau. Anh V thực hiện không đúng quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
 A. Tài sản chung
B. Nhân thân
C. Thân thể
D. Tài sản riêng
Câu 30. Anh T và chị B kết hôn với nhau đã 6 năm. Cuộc sống anh chị đang rất hạnh phúc nhưng khi chị B nói chuyện với anh T rằng chị muốn đi học nâng cao trình độ thì anhT phản đối quyết liệt.Theo em, trong trường hợp này anh T đã vi phạm quan hệ nào giữa vợ và chồng?
 A. Tài sản.
B. Hôn nhân.
C. Gia đình.
D. Nhân thân.
Câu 31. Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm
 A. xã hội.
B. pháp lí.
C. cá nhân.
D. đạo đức.
Câu 32. Ông H thuê anh S tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết trên mạng xã hội bịa đặt việc mình có con ngoài giá thú với chị K. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm nên anh S đã đánh anh T gãy chân. Tức giận, ông Q là bố anh T đến nhà ông H để gây rối và đẩy ông H ngã khiến ông bị chấn thương sọ não. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
 A. Ông H, anh S và ông Q.
B. Anh T, ông Q và anh S.
 C. Anh S và ông Q.
D. Ông H và anh S.
Câu 33. Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?
 A. Bồi dưỡng để phát triển tài năng.
B. Đăng kí chuyển giao công nghệ.
 C. Tiếp cận thông tin đại chúng.
D. Tham gia hoạt động văn hóa.
Câu 34. Nếu hành vi tố cáo có dấu hiệu phạm tội hình sự thì ai giải quyết?
 A. Các cơ quan điều tra.
B. Các cơ quan chính quyền.
 C. Các cơ quan tố tụng.
D. Cơ quan người bị tố cáo.
Câu 35. Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất?
 A. Đối tượng lao động.
B. Công cụ lao động.
C. Tư liệu lao động.
D. Vật chất nhân tạo.
Câu 36. Cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt giam người?
 A. Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra các cấp.
 B. Các đội cảnh sát tuần tra giao thông.
 C. Công an cấp huyện.
 D. Phòng điều tra tội phạm, an ninh trật tự tỉnh.
Câu 37. Để có đủ số hàng giao đúng hẹn cho công ty của anh A theo hợp đồng đã ký kết, ông B đã bất chấp điều khoản quy định về chất lượng sản phẩm trong hợp đồng đó bằng cách hợp tác với anh C làm hàng giả số lượng lớn nhằm thu lời bất chính. Biết được việc này, vợ anh C là chị D liền tìm cách can ngăn chồng chấm dứt làm hàng giả và dọa sẽ tố cáo ông B ra công an. Để bảo vệ công việc làm ăn của chồng mình, bà E đã thuê anh G và H chặn đánh và gây thương tích 11% cho chị D. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?
 A. Anh C, G, D và H.
B. Bà E, chị D, G, và H.
 C. Ông B, anh A và H.
D. Vợ chồng ông B, C, G và H.
Câu 38. Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, việc làm nào sau đây được dân thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định?
 A. Xây dựng các hương ước, quy ước gia đình.
 B. Giám sát, kiểm tra dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước.
 C. Mức đóng góp xây dựng công trình phúc lợi địa phương.
 D. Đề án xây dựng nhà máy thủy điện.
Câu 39. Doanh nghiệp A đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng doanh thu cho doanh nghiệp và chú trọng việc tăng lương cho công nhân nhưng lại không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Vậy, quan điểm của doanh nghiệp A là 
 A. Được, vì doanh nghiệp gắn phát triển kinh tế với giải quyết việc làm cho con người.
 B. Không được, vì doanh nghiệp không gắn hoạt động sản xuất với tình hình địa phương.
 C. Không được, vì doanh nghiệp không gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
 D. Được, vì cả doanh nghiệp và công nhân cùng có lợi ích trong quan hệ kinh tế.
Câu 40. Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc thực hiện
 A. công việc chung.
B. trách nhiệm.
C. nhu cầu riêng.
D. nghĩa vụ.
---------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_giao_duc_cong_dan_ma_de_632.doc