Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Bộ 60 đề mức 6-7-8 điểm - Năm: 2021 - Hà Giữ Quốc

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Bộ 60 đề mức 6-7-8 điểm - Năm: 2021 - Hà Giữ Quốc

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 01

Câu 1: Hiđroxit nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Mg(OH)2. B. NaOH. C. Al(OH)3. D. Fe(OH)2.

Câu 2: Nhiệt phân CaCO3 thu được sản phẩm khí là

A. O3. B. CO2. C. CO. D. O2.

Câu 3: Chất nào sau đây là chất không điện li?

A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. NH4Cl. D. NaOH.

Câu 4: Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là

A. Fe2+, Cu2+, Mg2+. B. Mg2+, Fe2+, Cu2+. C. Cu2+, Mg2+, Fe2+. D. Mg2+, Cu2+, Fe2+

Câu 5: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Al. B. Ca. C. Na. D. Mg.

Câu 6: X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. X là

pdf 232 trang phuongtran 15851
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Bộ 60 đề mức 6-7-8 điểm - Năm: 2021 - Hà Giữ Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
60 đề mức 6-7-8 điểm, ôn thi TN Hóa học năm 2021, GV: Hà Giữ Quốc (0939.118.788). Email: hgquoc85@gmail.com 
1 
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố thường sử dụng (đvC): H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; 
C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 38; Ca = 40; 
Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Ag = 108; Ba = 137; 
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 01 
Câu 1: Hiđroxit nào sau đây có tính lưỡng tính? 
 A. Mg(OH)2. B. NaOH. C. Al(OH)3. D. Fe(OH)2. 
Câu 2: Nhiệt phân CaCO3 thu được sản phẩm khí là 
 A. O3. B. CO2. C. CO. D. O2. 
Câu 3: Chất nào sau đây là chất không điện li? 
 A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. NH4Cl. D. NaOH. 
Câu 4: Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là 
 A. Fe2+, Cu2+, Mg2+. B. Mg2+, Fe2+, Cu2+. C. Cu2+, Mg2+, Fe2+. D. Mg2+, Cu2+, Fe2+. 
Câu 5: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? 
 A. Al. B. Ca. C. Na. D. Mg. 
Câu 6: X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. X là 
 A. Al. B. Ag. C. Cu. D. Fe. 
Câu 7: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl? 
 A. Al. B. Zn. C. Cu. D. Fe. 
Câu 8: Saphia là một loại ngọc quý trong tự nhiên có thành phần chính là Al2O3 lẫn các tạp chất là 
 A. Fe2+, Fe3+ và Mg2+. B. Cr2+, Cr3+ và Ti4+. 
C. Fe2+, Fe3+ và Ti4+. D. Fe2+, Fe3+ và Cr3+. 
Câu 9: Một mẫu khí thải công nghiệp có nhiễm khí H2S. Cho mẫu khí đó qua dung dịch 
Pb(CH3COO)2 thấy xuất hiện kết tủa màu 
 A. đen. B. xanh. C. vàng. D. trắng. 
Câu 10: Công thức của oxit sắt từ là 
 A. Fe(OH)3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO. 
Câu 11: Thành phần chính của quặng pirit sắt là 
 A. FeS2. B. Fe2O3. C. FeCO3. D. Fe3O4. 
Câu 12: Tính chất hóa học đặc trưng của sắt là 
 A. tính bazơ. B. tính axit. C. tính oxi hóa. D. tính khử. 
Câu 13: Hợp chất Al(OH)3 tan được trong dung dịch 
 A. KCl. B. NaOH. C. NaCl. D. KNO3. 
Câu 14: Natri hiđrocacbonat là một hóa chất được dùng trong công nghiệp dược phẩm và công 
nghiệp thực phẩm. Natri hiđrocacbonat có công thức hoá học là 
 A. NaCl. B. NaHCO3. C. NaOH. D. Na2CO3. 
Câu 15: Công thức của nhôm sunfat là 
 A. AlBr3. B. Al2(SO4)3. C. AlCl3. D. Al(NO3)3. 
Câu 16: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch KMnO4? 
 A. Metan. B. Isopren. C. Axetilen. D. Etilen. 
Câu 17: Thủy phân hoàn toàn các peptit thu được các hợp chất 
 A. monosaccarit. B. muối và ancol. C. α-amino axit. D. β-aminoaxit. 
Câu 18: Polime nào sau đây thuộc loại polime bán tổng hợp? 
 A. Tơ visco. B. Tơ nilon-6,6. C. Cao su buna. D. Poli(vinyl clorua). 
60 đề mức 6-7-8 điểm, ôn thi TN Hóa học năm 2021, GV: Hà Giữ Quốc (0939.118.788). Email: hgquoc85@gmail.com 
2 
Câu 19: Glucozơ không tác dụng được với chất nào sau đây? 
 A. Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH. B. Fe kim loại. 
 C. AgNO3 trong dung dịch NH3. D. Na kim loại. 
Câu 20: Etyl axetat có công thức hóa học là 
 A. CH2=CHCOOCH3. B. CH3COOC2H5. 
C. CH3COOCH3. D. C2H5COOCH3. 
Câu 21: Thủy phân hoàn toàn tripanmitin trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối 
 A. C17H35COONa. B. C17H33COONa. C. C15H31COONa. D. C17H31COONa. 
Câu 22: Nhỏ dung dịch brom vào dung dịch phenol (C6H5OH) thì hiện tượng quan sát được là 
 A. hỗn hợp tách thành hai lớp. B. có khí thoát ra. 
 C. xuất hiện kết tủa màu xanh. D. xuất hiện kết tủa màu trắng. 
Câu 23: Sử dụng quỳ tím có thể phân biệt trực tiếp được dãy các dung dịch nào sau đây? 
 A. alanin, đimetylamin, lysin. B. anilin, glyxin, axit glutamic. 
 C. etylamin, anilin, axit glutamic. D. đimetylamin, glyxin, alanin. 
Câu 24: Dãy các polime nào sau đây đều là polime tạo nên từ phản ứng trùng hợp? 
 A. Poli(vinyl clorua) và tơ xenlulozơ axetat. B. Poli(vinyl clorua) và poli(metyl metacrylat). 
 C. Polietilen và poli(etylen-terephtalat). D. Polistiren và poli(hexametylen-ađipamit). 
Câu 25: Cho sơ đồ sau: 
(a) Glucozơ + H2 → X. 
(b) Glucozơ + AgNO3 + NH3 + H2O → Y + Ag + NH4NO3. 
Các chất X và Y tương ứng là 
 A. Sobitol và axit gluconic. B. Etanol và amoni gluconat. 
 C. Etanol và axit gluconic. D. Sobitol và amoni gluconat. 
Câu 26: Cho vào ống nghiệm vài viên canxi cacbua. Rót nhanh khoảng 1 ml nước vào ống nghiệm 
và đậy nhanh bằng nút có ống dẫn khí. Gần như ngay lập tức xuất hiện khí X. Khí X là 
 A. Axetilen. B. Etilen. C. Metan. D. Etan. 
Câu 27: Chất X có công thức (CH3)2CH–CH(NH2)–COOH. Tên gọi của X là 
 A. Glyxin. B. Lysin. C. Alanin. D. Valin. 
Câu 28: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển đỏ? 
 A. Metylamin. B. Glyxin. C. Lysin. D. Axit glutamic. 
Câu 29: Chất nào sau đây có hai liên kết đôi trong phân tử? 
 A. Axetilen. B. Metan. C. Etilen. D. Buta-1,3-đien. 
Câu 30: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng? 
 A. Polistiren. B. Poliacrilonitrin. 
 C. Poli(etylen terephtalat). D. Poli(metyl metacrylat). 
Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng ? 
 A. Trong công nghiệp giấy, phèn chua được sử dụng làm chất chống thấm. 
 B. Hàm lượng sắt trong gang nhiều hơn hàm lượng sắt trong thép. 
 C. Các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa. 
 D. Hợp kim Li-Al nhẹ và được sử dụng nhiều trong công nghiệp hàng không. 
Câu 32: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và 
khô, thuận lợi cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là 
 A. H2O rắn. B. CO2 rắn. C. CaCO3. D. CaSO4. 
60 đề mức 6-7-8 điểm, ôn thi TN Hóa học năm 2021, GV: Hà Giữ Quốc (0939.118.788). Email: hgquoc85@gmail.com 
3 
Câu 33: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, đun 
nóng? 
 A. Fructozơ. B. Amilozơ. C. Saccarozơ. D. Amilopectin. 
Câu 34: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch 
không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được chất Y còn được gọi 
là đường nho. Tên gọi của X, Y lần lượt là: 
 A. xenlulozơ và fructozơ. B. tinh bột và saccarozơ. 
 C. xenlulozơ và glucozơ. D. saccarozơ và glucozơ. 
Câu 35: Cho m gam hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thì có 0,3 mol NaOH 
đã phản ứng, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2. Giá trị của m là 
 A. 9,7. B. 12,9. C. 11,7. D. 8,1. 
Câu 36: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 
1,6 gam. Khối lượng Cu thu được là 
 A. 1,6 gam. B. 16,0 gam. C. 6,4 gam. D. 12,8 gam. 
Câu 37: Cho a mol Fe tác dụng với a mol khí Cl2, thu được chất rắn X. Cho X vào nước, thu được 
dung dịch Y. Chất nào sau đây không tác dụng với Y? 
 A. AgNO3. B. HNO3. C. Cu. D. NaOH. 
Câu 38: Trung hòa dung dịch chứa 7,08 gam amin X no, đơn chức mạch hở cần dùng 120 ml dung 
dịch H2SO4 0,5M. Số công thức cấu tạo của X là 
 A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. 
Câu 39: Lên men 200 gam glucozơ (với hiệu suất đạt 90%), thu được etanol và khí CO2. Hấp thụ 
hết khí CO2 bởi nước vôi trong dư thu được kết tủa có khối lượng là 
 A. 180. B. 200. C. 100. D. 225. 
Câu 40: Cho 0,1 mol Glu-Ala tác dụng với dung dịch KOH dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng 
xảy ra hoàn toàn, số mol KOH đã phản ứng là 
 A. 0,4 mol. B. 0,3 mol. C. 0,1 mol. D. 0,2 mol. 
-----HẾT----- 
60 đề mức 6-7-8 điểm, ôn thi TN Hóa học năm 2021, GV: Hà Giữ Quốc (0939.118.788). Email: hgquoc85@gmail.com 
4 
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 02 
Câu 1: Thạch cao nung dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương. Công thức hoá học 
của thạch cao nung là 
 A. CaCO3. B. CaSO4. C. CaSO4.H2O. D. CaSO4.2H2O. 
Câu 2: Chất nào sau đây có khả năng làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu? 
 A. Ca(OH)2. B. HCl. C. Na3PO4. D. NaCl. 
Câu 3: Quặng manhetit là quặng giàu sắt nhất nhưng hiếm có trong tự nhiên. Trong quặng manhetit 
chứa nhiều hợp chất sắt nào sau đây? 
 A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. FeO. 
Câu 4: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? 
 A. C6H12O6. B. NH3. C. CH3COOH. D. NaOH. 
Câu 5: Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng phương pháp 
 A. điện phân nóng chảy AlCl3. 
B. điện phân dung dịch AlCl3. 
 C. điện phân nóng chảy Al2O3 có mặt criolit. 
D. dùng khí CO khử Al2O3 ở nhiệt độ cao. 
Câu 6: Sắt có số oxi hoá +2 trong hợp chất nào sau đây? 
 A. Fe(OH)3. B. Fe(NO3)3. C. FeO. D. Fe2O3. 
Câu 7: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất? 
 A. Hg. B. Zn. C. Ag. D. Fe. 
Câu 8: Kim loại nào sau đây hiện nay được điều chế chủ yếu bằng phương pháp nhiệt luyện? 
 A. Al. B. Ca. C. Fe. D. Na. 
Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai ? 
 A. Các kim loại mạnh đều đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối. 
 B. Thành phần chính của vỏ các loài ốc, sò, hến là CaCO3. 
 C. Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế các kim loại có tính khử trung bình. 
 D. Đồ vật bằng gang, thép để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hoá. 
Câu 10: Kim loại nào sau đây tan tốt trong nước dư ở điều kiện thường? 
 A. Na. B. Al. C. Be. D. Mg. 
Câu 11: Khi cho sắt tác dụng với chất nào sau đây, thu được sản phẩm là hợp chất sắt(III)? 
 A. HCl (dung dịch). B. Khí clo. 
 C. Bột lưu huỳnh. D. H2SO4 (dung dịch loãng). 
Câu 12: Dung dịch FeCl2 không tham gia phản ứng với 
 A. dung dịch NaOH. B. khí Cl2. 
 C. dung dịch KMnO4/H2SO4. D. dung dịch HCl. 
Câu 12: Chất nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa? 
 A. Fe. B. Fe2O3. C. Fe2(SO4)3. D. Fe(NO3)2. 
Câu 14: Dãy kim loại điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là 
 A. Mg, Cu và Fe. B. Al, Zn và Ca. C. Cu, Fe và Cr. D. Cr, Na và Hg. 
Câu 15: Nước cứng tạm thời là nước loại nước có chứa anion 
 A. HCO3
-. B. NO3
-. C. HSO4
-. D. SO4
2-. 
Câu 16: Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Al(OH)3? 
 A. NaHSO4. B. NaOH. C. HCl. D. NH3. 
60 đề mức 6-7-8 điểm, ôn thi TN Hóa học năm 2021, GV: Hà Giữ Quốc (0939.118.788). Email: hgquoc85@gmail.com 
5 
Câu 17: Phèn chua có công thức hóa học là 
 A. AlCl3.KCl. 12H2O. B. (NH4)2SO4. K2SO4. 24H2O. 
 C. (NH4)2SO4. K2SO4. 12H2O. D. K2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O. 
Câu 18: Triolein không phản ứng với 
 A. hiđro /Ni, to. B. dung dịch NaCl. 
 C. dung dịch brom. D. dung dịch NaOH, đun nóng. 
Câu 19: Thực hiện thí nghiệm như trong hình vẽ bên. Hiện tượng xảy ra trong bình đựng dung dịch 
AgNO3/NH3 là 
 A. dung dịch chuyển sang màu da cam. B. có kết tủa màu vàng nhạt. 
 C. dung dịch chuyển sang màu xanh lam. D. có kết tủa màu nâu đỏ. 
Câu 20: Trong số các tơ sau: tơ nitron; tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ capron, có bao nhiêu tơ thuộc loại 
tơ hóa học? 
 A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. 
Câu 21: Phát biểu nào sau đây sai? 
 A. Phenylamoni clorua là muối dễ tan trong nước. 
 B. Dung dịch Ala–Gly–Gly có phản ứng màu biure. 
 C. Dung dịch anilin làm đổi màu quỳ tím. 
 D. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ poliamit. 
Câu 22: Thuỷ phân tripanmitin có công thức (C15H31COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH thu được 
glixerol và muối X. Công thức của X là 
 A. C15H31COONa. B. CH3COONa. C. C17H33COONa. D. C2H5COONa. 
Câu 23: Hợp chất thuộc loại đisaccarit là 
 A. tinh bột. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. glucozơ. 
Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai? 
 A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau. 
 B. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. 
 C. Dung dịch glucozơ làm mất màu dung dịch nước brom. 
 D. Dung dịch glucozơ và saccazozơ đều hòa tan được Cu(OH)2. 
Câu 25: Chất nào sau đây không phải là este? 
 A. HOOCCH3. B. CH3COOC2H3. C. C6H5OCOCH3. D. HCOOCH3. 
Câu 26: Dung dịch nào sau đây có pH < 7? 
 A. Anilin. B. Axit glutamic. C. Glyxin. D. Lysin. 
Câu 27: Cho các polime sau: cao su buna, bông, len, xenlulozơ, poli(vinyl clorua), poli etylen, tơ 
tằm, tơ visco, tơ enang. Số polime thuộc loại polime tự nhiên 
 A. 5. B. 6 C. 7. D. 4. 
60 đề mức 6-7-8 điểm, ôn thi TN Hóa học năm 2021, GV: Hà Giữ Quốc (0939.118.788). Email: hgquoc85@gmail.com 
6 
Câu 28: Thủy phân este X có công thức phân tử C5H8O2, thu được anđehit axetic. Tên gọi của X là 
 A. Vinyl propionat. B. Vinyl axetat. C. Metyl metacrylat. D. Etyl acrylat. 
Câu 29: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào một ống nghiệm sạch, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung 
dịch NH3 1M cho đến khi kết tủa tạo thành tan hết tạo dung dịch trong suốt. Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung 
dịch chất X, đun nóng nhẹ hỗn hợp ở nhiệt độ khoảng 60-700C trong vòng vài phút, trên thành ống 
nghiệm xuất hiện lớp kết tủa màu sáng bạc. Chất X là 
 A. glixerol. B. metyl fomat. C. etanol. D. but-1-in. 
Câu 30: X là hợp chất tripeptit được tạo ra từ 2 phân tử Ala và 1 phân tử Lys. Số nguyên tử nitơ 
trong X là 
 A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. 
Câu 31: Phản ứng nào sau đây không xảy ra? 
 A. C6H5NH2 + HCl. B. C6H5OH + HCl. 
 C. H2N-CH2-COOH + CH3OH. D. HCOOH + NaHCO3. 
Câu 32: Hiđrat hóa but-1-en thu được sản phẩm chính là 
 A. 2-metylpropan-2-ol. B. 2-metylpropan-1-ol. 
C. butan-2-ol. D. butan-1-ol. 
Câu 33: Chất nào sau đây tham gia phản ứng trùng hợp? 
 A. Benzen. B. Etan. C. Acrilonitrin. D. Etanol. 
Câu 34: Phát biểu nào sau đây đúng? 
 A. Anilin là chất lỏng tan nhiều trong nước. 
B. Phân tử glutamic có 2 nguyên tử nitơ. 
 C. Gly-Ala thuộc loại đipeptit. 
D. Dung dịch Gly-Ala có phản ứng màu biure. 
Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Mg trong dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá 
trị của V là 
 A. 7,84. B. 3,36. C. 4,48. D. 2,24. 
Câu 36: Cho m gam bột Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư, thu được 12,8 gam Cu. 
Giá trị của m là 
 A. 11,2. B. 5,6. C. 8,4. D. 16,8. 
Câu 37: Để hòa tan hoàn toàn 4,64 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 (trong đó số mol FeO 
bằng số mol Fe2O3), cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là 
 A. 160. B. 120. C. 80. D. 240. 
Câu 38: Đun nóng dung dịch chứa 27,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, 
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là 
 A. 32,4. B. 10,8. C. 21,6. D. 16,2. 
Câu 39: Cho 0,15 mol glyxin tác dụng vừa đủ với V ml NaOH 1M. Giá trị của V là 
 A. 75. B. 300. C. 150. D. 100. 
Câu 40: Thực hiện phản ứng este hoá giữa 6 gam axit axetic với lượng dư ancol metylic, thu được 
4,44 gam este. Hiệu suất phản ứng este hoá là 
 A. 60%. B. 40%. C. 30%. D. 20%. 
-----HẾT----- 
60 đề mức 6-7-8 điểm, ôn thi TN Hóa học năm 2021, GV: Hà Giữ Quốc (0939.118.788). Email: hgquoc85@gmail.com 
7 
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 03 
Câu 1: “Nước đá khô” được sử dụng để bảo quản thực phẩm, công thức hóa học của nước đá khô là 
 A. SO2. B. H2O. C. CO. D. CO2. 
Câu 2: Quặng manhetit có thành phần chính là 
 A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeS2. D. FeCO3. 
Câu 3: Kim loại nào có tính khử mạnh nhất? 
 A. Mg. B. Ag. C. Cs. D. Fe. 
Câu 4: Thành phần chính của phân đạm ure là 
 A. NH4Cl. B. (NH4)2SO4. C. (NH2)2CO. D. NH4NO3. 
Câu 5: Kim loại nào có khả năng dẫn điện tốt nhất? 
 A. Au. B. Ag. C. Cu. D. Fe. 
Câu 6: Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra hai muối? 
 A. Cl2 + KOH →. B. Fe3O4 + HCl →. 
 C. NO2 + NaOH (dư) →. D. NaHCO3 + Ca(OH)2 (dư) →. 
Câu 7: Phản ứng nào sau đây tạo ra hợp chất Fe3+? 
 A. Fe + H2SO4 (đặc, nguội). B. Fe + AgNO3 (dư). 
 C. Fe + H2SO4 (loãng, nóng). D. Fe (dư) + HNO3 (đặc, nóng). 
Câu 8: Cho x mol K tan hết vào dung dịch có chứa y mol HCl, sau đó nhỏ dung dịch CuSO4 vào 
dung dịch thu được thấy xuất hiện kết tủa xanh. Mối quan hệ giữa x và y là 
 A. x > y. B. y < x < 2y C. x < y. D. x = y. 
Câu 9: Cho các chất : Na2CO3, Ca(OH)2, HCl và Na3PO4. Số chất có thể làm mềm nước có tính 
cứng tạm thời là: 
 A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. 
Câu 10: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là 
 A. Fe3O4. B. Fe(OH)2. C. FeO. D. Fe2O3. 
Câu 11: Dung dịch NaOH không tác dụng với dung dịch nào sau đây? 
 A. CuSO4. B. KCl. C. Al(OH)3 D. HCl. 
Câu 12: Thành phần chính của quặng đolomit là 
 A. MgCO3 B. CaCO3.MgCO3. C. CaCO3 D. FeCO3 
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng? 
 A. Kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa. 
 B. Cho một đinh sắt vào dung dịch CuSO4 chỉ xảy ra ăn mòn hóa học. 
 C. Nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do nhôm có tính khử yếu. 
 D. Vôi sống có công thức là Ca(OH)2 
Câu 14: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là 
 A. ns2. B. ns1. C. ns2np1. D. ns2np2. 
Câu 15: Phản ứng hoá học nào sau đây có phương trình ion rút gọn: H+ + OH–  . H2O? 
 A. Ba(OH)2 + 2HCl  BaCl2 + 2H2O. B. Cu(OH)2 + 2HCl  CuCl2 + 2H2O. 
 C. Fe(OH)2 + 2HCl  FeCl2 + 2H2O. D. Ba(OH)2 + H2SO4  BaSO4 + 2H2O. 
Câu 16: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? 
 A. Mg. B. Cu. C. Al. D. Na. 
Câu 17: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? 
 A. Li. B. K. C. Al. D. Ba. 
60 đề mức 6-7-8 điểm, ôn thi TN Hóa học năm 2021, GV: Hà Giữ Quốc (0939.118.788). Email: hgquoc85@gmail.com 
8 
Câu 18: Trong các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất? 
 A. Butan. B. Etan. C. Metan. D. Propan. 
Câu 19: Số nhóm –OH trong một mắt xích của xenlulozơ là 
 A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. 
Câu 20: Cho các polime sau: Tinh bột, cao su buna, tơ visco, polietilen, tơ tằm, xenlulozơ, và tơ 
nilon-6. Số polime thiên nhiên là 
 A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. 
Câu 21: Polime nào sau đây dùng làm chất dẻo? 
 A. Policaproamit. B. Poli buta-1,3-đien 
 C. Poliisopren. D. Poli(metyl metacrylat). 
Câu 22: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với glyxin, vừa tác dụng được với metylamin? 
 A. NaCl. B. NaOH. C. CH3OH. D. HCl. 
Câu 23: Ở điều kiện thường, X là tinh thể, không màu, tan tốt trong nước, có vị ngọt, có trong hầu 
hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ, và nhất là trong quả chín, đặc biệt X có nhiều trong quả 
nho. Chất X là chất nào trong các chất sau đây? 
 A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột. 
Câu 24: Thủy phân este trong môi trường kiềm, đun nóng gọi là phản ứng 
 A. Hidro hóa. B. Hidrat hóa. C. Tráng bạc. D. Xà phòng hóa. 
Câu 25: Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc 3? 
 A. Trimetylamin. B. Phenylamin. C. Đietylamin. D. Etylmetylamin. 
Câu 26: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? 
 A. Axit glutamic. B. Metylamin. C. Glyxin D. Lysin. 
Câu 27: Thủy phân este X có công thức C4H8O2, thu được CH3COONa và ancol Y. Tên gọi 
của X là 
 A. Metylpropionat. B. Ancol metylic. C. Ancol etylic. D. Etyl axetat. 
Câu 28: Amin nào sau đây là amin bậc 2? 
 A. Metylamin. B. Phenylamin. C. Đimetylamin. D. Trimetylamin. 
Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng? 
 A. Poli (metyl acrylat) có mạch phân nhánh. 
 B. Amilopectin có mạch phân nhánh. 
 C. Tơ niton (olon) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. 
 D. Nilon - 6 thuộc loại poliamit. 
Câu 30: Các loại thủy hải sản như lươn, cá...thường có nhiều nhớt, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng 
hầu hết các chất này đều là protein (chủ yếu là muxin). Để làm sạch nhớt thì không thể sử dụng 
biện pháp nào sau đây? 
 A. Rửa bằng nước lạnh. B. Dùng nước cốt chanh. 
C. Dùng tro thực vật. D. Rửa bằng giấm ăn. 
Câu 31: Tổng số đồng phân đơn chức mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là 
 A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. 
Câu 32: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín 
nên còn gọi là đường nho. Lên men X, thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là 
 A. fructozơ và sobitol. B. saccarozơ và glucozơ. 
 C. glucozơ và sobitol. D. glucozơ và ancol etylic. 
60 đề mức 6-7-8 điểm, ôn thi TN Hóa học năm 2021, GV: Hà Giữ Quốc (0939.118.788). Email: hgquoc85@gmail.com 
9 
Câu 33: Cho các phát biểu sau: 
(a) Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac. 
(b) Phân tử tetra peptit Ala - Gly - Val - Glu có 10 nguyên tử oxi. 
(c) Dung dịch anilin có thể làm hồng phenolphatalein. 
(d) Các peptit đều tham gia phản ứng thủy phân. 
Số phát biểu sai là 
 A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. 
Câu 34: Cho các phát biểu sau: 
(a) Fructozơ và glucozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc. 
(b) Saccarozơ và tinh bột đều bị thủy phân trong môi trường kiềm. 
(c) Tinh bột được tạo thành từ cây xanh nhờ quá trình quang hợp. 
(d) Amilozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit. 
Số phát biểu đúng là 
 A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. 
Câu 35: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 1M, sau khi kết thúc phản ứng 
thu được m gam Ag. Giá trị của m là 
 A. 10,8. B. 21,6. C. 27,0. D. 32,4. 
Câu 36: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na và Al bằng nước dư, sau phản ứng thu được 
dung dịch chứa một chất tan duy nhất và 11,2 lít khí H2. Giá trị của m là 
 A. 12,5. B. 5,0. C. 6,5. D. 10,7. 
Câu 37: Hoà tan hoàn toàn 13,44 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 cần dùng vừa đủ V ml dung 
dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 4,032 (lit) khí H2 (đktc). Giá trị của V là 
 A. 320. B. 220. C. 300. D. 200. 
Câu 38: Lên men 81 gam tinh bột thành ancol etylic (hiệu suất cả quá trình lên men đạt 80%). Hấp 
thụ hoàn toàn lượng CO2 sinh ra vào 350 ml dung dịch Ca(OH)2 2M, thu được m gam kết tủa. Giá 
trị của m là 
 A. 40. B. 60. C. 70. D. 50. 
Câu 39: Cho 33 gam tripeptit Gly-Ala-Glu tác dụng với dung dịch KOH dư, đun nóng. Sau khi các 
phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là: 
 A. 51 gam. B. 45,24 gam. C. 53,64. D. 55,56 gam. 
Câu 40: Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), đun nóng, 
thu được 41,25 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hoá là 
 A. 62,50%. B. 50,00%. C. 40,00%. D. 31,25%. 
-----HẾT----- 
60 đề mức 6-7-8 điểm, ôn thi TN Hóa học năm 2021, GV: Hà Giữ Quốc (0939.118.788). Email: hgquoc85@gmail.com 
10 
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 04 
Câu 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không xảy ra ăn mòn điện hoá? 
 A. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển. 
 B. Sự gỉ của gang thép trong tự nhiên. 
 C. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 
 D. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4. 
Câu 2: Công thức của sắt(III)sunfat là 
 A. FeSO4 B. FeS2. C. Fe2(SO3)3. D. Fe2(SO4)3. 
Câu 3: Kim loại Fe không tan trong dung dịch nào sau đây? 
 A. FeCl3. B. HCl. C. HNO3 đặc, nguội D. H2SO4 loãng. 
Câu 4: Trong số các ion kim loại sau đây, ion nào có tính oxi hóa yếu nhất? 
 A. Cu2+. B. Al3+. C. Ag+. D. Fe2+. 
Câu 5: X là một muối trung hòa. Công thức hóa học của X là 
 A. NaHSO4. B. Na2HPO3. C. NaH2PO4. D. NaHSO3. 
Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai? 
 A. Amoniac lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh. 
 B. Diêm tiêu natri có công thức là NaNO3. 
 C. Khí nitơ được dùng làm bảo quản máu và các mẫu sinh vật. 
 D. Photpho có trong xương, răng, bắp thịt của người và động vật. 
Câu 7: Kim loại M có thể điều chế được bằng cả 3 phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện và điện 
phân. Kim loại M là 
 A. Na. B. Mg. C. Al. D. Cu. 
Câu 8: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch X. Dung dịch X phản 
ứng được với 
 A. CuSO4. B. MgSO4. C. Ag. D. Cl2. 
Câu 9: Cho thí nghiệm sau: 
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng. 
(b) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3. 
(c) Cho thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng. 
(d) Cho thanh kẽm vào dung dịch CuSO4. 
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là 
 A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. 
Câu 10: Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan 
những chất nào sau đây? 
 A. Ca(HCO3)2, MgCl2. B. CaSO4, MgCl2. 
 C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. D. Mg(HCO3)2, CaCl2. 
Câu 11: Oxit kim loại không tác dụng với nước là 
 A. CaO. B. BaO. C. K2O. D. MgO. 
Câu 12: Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH? 
 A. Fe(OH)3. B. Mg(OH)2. C. Al(OH)3. D. Al2(SO4)3 
Câu 13: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? 
 A. Fe. B. Na. C. Mg. D. K. 
Câu 14: X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. X là 
 A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. Al. 
60 đề mức 6-7-8 điểm, ôn thi TN Hóa học năm 2021, GV: Hà Giữ Quốc (0939.118.788). Email: hgquoc85@gmail.com 
11 
Câu 15: Dung dịch chất nào sau đây vừa hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh, vừa tham 
gia phản ứng tráng bạc ? 
 A. Sobitol. B. Saccarozơ. C. Amoni gluconat. D. Fructozơ. 
Câu 16: Cho từ từ tới dư dung dịch NH3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa keo trắng. Chất X 
là 
 A. AlCl3. B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)2. D. CuSO4. 
Câu 17: Chất X được dùng làm điện cực, làm nồi để nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt, chế tạo chất 
bôi trơi, làm bút chì đen. Chất X là 
 A. sắt. B. kim cương. C. than hoạt tính. D. than chì. 
Câu 18: Valin có tên thay thế là 
 A. axit 2 – amino – 3 – metylbutanoic B. axit aminoetanoic 
 C. axit 3 – amino – 2 – metylbutanoic D. axit 2 – aminopropanoic 
Câu 19: Metylamin không phản ứng được với dụng dịch nào sau đây? 
 A. HNO3. B. CH3COOH. C. HCl. D. NaOH. 
Câu 20: Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là 
 A. C2H5COOCH2C6H5. B. C2H5COOC6H5. 
C. CH3COOC6H5. D. CH3COOCH2C6H5. 
Câu 21: Saccarozơ thuộc loại 
 A. chất béo. B. monosaccarit. C. polisaccarit. D. đisaccarit. 
Câu 22: Đun chất béo X với dung dịch NaOH thu được natri oleat và glixerol. Công thức của X là 
 A. (CH3COO)3C3H5. B. (C17H31COO)3C3H5. 
C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C17H35COO)3C3H5. 
Câu 23: Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit tactric gây ra vị chua cho quả sấu xanh. 
Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nào sau đây để làm giảm vị 
chua của quả sấu? 
 A. Muối ăn. B. Phèn chua. C. Nước vôi trong. D. Giấm ăn. 
Câu 24: Cho các polime sau: nilon-6, tơ nitron, cao su buna, PE, nilon-6,6, PVC, cao su thiên 
nhiên, tinh bột. Số loại polime thuộc loại chất dẻo là 
 A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. 
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng? 
 A. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ 
 B. Etylamin tác dụng với axit clohiđric tạo ra muối etylamoni clorua 
 C. Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit 
 D. Protein là những polime cao phân tử có phân tử khối lớn từ vài chục nghìn đến vài triệu 
Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng? 
 A. Các este là những chất lỏng hoặc chất rắn ở nhiệt độ thường và chúng tan nhiều trong 
nước. 
 B. Giữa các phân tử este tạo được liên kết hidro với nhau. 
 C. Phản ứng xà phòng hóa este là phản ứng một chiều. 
Câu 27: Cho các chất: axit axetic; saccarozơ; axeton; anđehit fomic. Số chất có thể tác dụng được 
với Cu(OH)2/OH
– là 
 A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. 
Câu 28: Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là 
 A. đường kính. B. đường phèn. C. đường mía. D. mật ong. 
60 đề mức 6-7-8 điểm, ôn thi TN Hóa học năm 2021, GV: Hà Giữ Quốc (0939.118.788). Email: hgquoc85@gmail.com 
12 
Câu 29: Axit panmitic trong phân tử có tỉ lệ số nguyên tử H:C là 
 A. 31 : 15. B. 33 : 17. C. 31 : 17. D. 2 : 1. 
Câu 30: Trong phân tích định tính hợp chất hữu cơ, để nhận biết sự có mặt của H2O người ta dùng 
 A. Cu(OH)2. B. Ca(OH)2. C. CuSO4 khan. D. CaCl2 khan. 
Câu 31: Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có 
nhiều trong gỗ, bông nõn. Công thức của xenlulozơ là 
 A. C2H4O2. B. C6H12O6. C. (C6H10O5)n. D. C12H22O11. 
Câu 32: Este nào sau đây tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2? 
 A. C2H5COOCH3. B. C6H5COOCH3. C. CH3COOC6H5. D. HCOOCH3. 
Câu 33: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)? 
 A. To nilon - 6,6. B. Tơ tằm. C. Tơ visco. D. Bông. 
Câu 34: Tinh bột và xenlulozơ là 
 A. monosaccarit. B. polisaccarit. C. đồng phân. D. đisaccarit. 
Câu 35: Hoà tan hoàn toàn 3,6 gam Mg bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2. Giá trị của 
V là 
 A. 1,12. B. 3,36. C. 4,48. D. 2,24. 
Câu 36: Cho khí H2 dư qua ống đựng 12 gam hỗn hợp Fe2O3 và MgO nung nóng. Sau khi các phản 
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 9,6 gam chất rắn. Thành phần % về khối lượng của MgO trong hỗn 
hợp ban đầu là 
 A. 25%. B. 33,33%. C. 75%. D. 66,67%. 
Câu 37: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 
(không có không khí) đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được chất rắn Y. Các chất trong rắn Y 
gồm: 
 A. Al2O3, Fe và Al. B. Al2O3, Fe, Fe3O4 và Al. 
 C. Al2O3, Fe và Fe3O4. D. Al2O3 và Fe. 
Câu 38: Cho 27 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được V lít khí CO2. Giá trị của 
V là 
 A. 5,6. B. 5,376. C. 6,72. D. 8,4. 
Câu 39: Este X có công thức phân tử là C4H8O2. Cho X tác dụng với NaOH đun nóng thu được 
muối Y và ancol Z. Oxi hóa Z bằng CuO, thu được chất hữu cơ Z1. Khi cho Z1 tác dụng với dung 
dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được tối đa 4 mol Ag. Tên gọi của X là 
 A. isopropyl fomat. B. metyl propionat. C. etyl axetat. D. propyl fomat. 
Câu 40: Tripeptit X có công thức sau: H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–COOH 
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được 
khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là 
 A. 35,9 gam. B. 31,9 gam. C. 28,6 gam. D. 22,2 gam. 
-----HẾT----- 
60 đề mức 6-7-8 điểm, ôn thi TN Hóa học năm 2021, GV: Hà Giữ Quốc (0939.118.788). Email: hgquoc85@gmail.com 
13 
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 05 
Câu 1: Nung nóng Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là 
 A. FeO. B. Fe. C. Fe3O4. D. Fe2O3. 
Câu 2: Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là 
 A. H2S. B. NaOH. C. NaCl. D. AgNO3. 
Câu 3: Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ? 
 A. Al. B. Mg. C. Fe. D. Cu. 
Câu 4: Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây? 
 A. NaOH. B. BaCl2. C. Fe. D. Ag. 
Câu 5: Canxi hiđroxit (còn gọi là nước vôi trong) có công thức hóa học là 
 A. Ca(OH)2. B. CaSO4.2H2O. C. Ca(HCO3)2. D. CaCO3. 
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng? 
 A. Quặng xiđerit là nguyên liệu để sản xuất Al trong công nghiệp. 
 B. Điện phân (với điện cực trơ) dung dịch NaCl luôn thu được khí H2 ở catot. 
 C. Nhúng miếng Fe vào dung dịch HCl, xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. 
 D. Cho bột sắt dư vào dung dịch CuSO4, thu được dung dịch chứa hai muối. 
Câu 7: Nung hỗn hợp FeS2 và Fe2O3 ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn 
X là một oxit duy nhất. Chất X là 
 A. FeO2. B. Fe2O3. C. FeO. D. Fe3O4. 
Câu 8: Chất nào sau đây là muối trung hòa? 
 A. K2HPO4. B. K2HPO3. C. NaHS. D. NaHSO4. 
Câu 9: Sắt có Z = 26. Cấu hình electron của Fe2+ là 
 A. [Ar]3d44s2. B. [Ar]3d6. C. [Ar]3d54s1. D. [Ar]4s23d4. 
Câu 10: Chất nào sau đây trong công nghiệp được điều chế bằng phương pháp chưng cất phân đoạn 
không khí lỏn

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_thi_tot_nghiep_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_bo_60.pdf