Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Trường THPT Lục Nam Bắc Giang - Năm học 2019-2020 - Khí cacbonic tác dụng với dung dịch kiềm

Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Trường THPT Lục Nam Bắc Giang - Năm học 2019-2020 - Khí cacbonic tác dụng với dung dịch kiềm

 Lí thuyết- Khí cacbonic là một oxit axit tan tương đối nhiều trong nước (độ tan của CO2 khoảng 3.10 2 , ở 25oC 1 lít nước hoà tan 1 lít khí CO2 ở điều kiện thường).

Khi tan trong nước, một phần nhỏ tương tác với nước tạo thành axit cacbonic (H2CO3):

 CO2 + H2O H2CO3

Dung dịch axit cacbonic ở điều kiện thường có pH  4.

Axit cacbonic rất kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ phân huỷ thành CO2 và H2O, nhất là khi đun nóng.

Axit cacbonic là một axit hai nấc và rất yếu:

 H2CO3 H+ + ; K1 = 4,16.107.

 H+ + ; K2 = 4,84.1011.

Axit cacbonic tạo nên hai muối: Muối cacbonat trung hoà và muối hiđrocacbonat.

Tính chất chung của muối cacbonat

Tính tan

- Chỉ có muối cacbonat trung hoà của của kim loại kiềm và amoni là tan được trong nước.

- Các muối hiđrocacbonat đều tan được trong nước nhưng NaHCO3 tan hơi ít.

Phản ứng thủy phân

Khi tan trong nước, muối cacbonat trung hoà của kim loại kiềm bị thuỷ phân cho dung dịch có phản ứng kiềm mạnh (làm xanh giấy quỳ tím).

 

doc 43 trang phuongtran 4280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Trường THPT Lục Nam Bắc Giang - Năm học 2019-2020 - Khí cacbonic tác dụng với dung dịch kiềm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TĂNG VĂN Y TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019-2020 
THPT LỤC NAM BẮC GIANG (chỉnh 02/12/2019)
 DẠNG BÀI TẬP (in tr 1 - 41 2 bản)
 KHÍ CACBONIC TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM 
 Lí thuyết- Khí cacbonic là một oxit axit tan tương đối nhiều trong nước (độ tan của CO2 khoảng 3.10 -2 , ở 25oC 1 lít nước hoà tan 1 lít khí CO2 ở điều kiện thường). 
Khi tan trong nước, một phần nhỏ tương tác với nước tạo thành axit cacbonic (H2CO3): 	 
 CO2 + H2O H2CO3
Dung dịch axit cacbonic ở điều kiện thường có pH ~ 4.
Axit cacbonic rất kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ phân huỷ thành CO2 và H2O, nhất là khi đun nóng.
Axit cacbonic là một axit hai nấc và rất yếu: 
 H2CO3 H+ + ; K1 = 4,16.10-7.
	 H+ + ; K2 = 4,84.10-11.
Axit cacbonic tạo nên hai muối: Muối cacbonat trung hoà và muối hiđrocacbonat.
Tính chất chung của muối cacbonat
Tính tan
- Chỉ có muối cacbonat trung hoà của của kim loại kiềm và amoni là tan được trong nước.
- Các muối hiđrocacbonat đều tan được trong nước nhưng NaHCO3 tan hơi ít.
Phản ứng thủy phân
Khi tan trong nước, muối cacbonat trung hoà của kim loại kiềm bị thuỷ phân cho dung dịch có phản ứng kiềm mạnh (làm xanh giấy quỳ tím).
 Ví dụ: Na2CO3 + H2O NaHCO3 + NaOH
Phương trình ion: + H2O + OH-
Khi tan trong nước, muối hiđrocacbonat bị thuỷ phân cho môi trường kiềm rất yếu (không đổi màu phenolphtalein).
Ví dụ: NaHCO3 + H2O H2CO3 + NaOH
Phương trình ion: + H2O H2CO3 + OH-
Chuyển đổi giữa các loại muối
Khi có dư khí CO2 , muối cacbonat trung hoà chuyển thành muối hiđrocacbonat.
Ví dụ: Na2CO3 + CO2 + H2O ® 2NaHCO3 
 CaCO3 + CO2 + H2O ® Ca(HCO3)2 (tan) (chỉ tồn tại trong dung dịch)
Khi đun nóng, muối hiđrocacbonat dễ chuyển thành muối cacbonat trung hoà. 
Ví dụ: 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2­ + H2O
 Ca(HCO3)2 CaCO3¯ + CO2­ + H2O 
Muối hiđrocacbonat có tính chất lưỡng tính
Tác dụng với dung dịch bazơ hoặc dung dịch axit:
Ví dụ: Ca(HCO3)2 + 2NaOH ® CaCO3¯ + Na2CO3 + 2H2O 
 Ca(HCO3)2 + NaOH ® CaCO3¯ + NaHCO3 + H2O (T4-tr8 17.Đề MH-2015)
Nhận xét: Khi Ca(HCO3)2 + NaOH, số mol NaOH cần tối thiểu, tỉ lệ mol là bao nhiêu ? (1 : 1) 
 Khi dư kiềm, sản phẩm tạo muối cacbonat trung hoà, tỉ lệ mol (1 : 2).
 	 Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 ® 2CaCO3¯ + 2H2O 
 NaHCO3 + HCl ® NaCl + CO2­ + H2O
Độ bền nhiệt
- Muối cacbonat trung hoà của kim loại kiềm (Na2CO3, K2CO3...) đều bền với nhiệt, chúng có thể nóng chảy mà không bị phân huỷ. Các muối cacbonat khác bị phân huỷ khi đun nóng. 
 Ví dụ: CaCO3 CaO + CO2­
Đặc biệt:	 (NH4)2CO3 2NH3 + CO2 + H2O (sản phẩm tạo thành là khí và hơi)
 NH4HCO3 NH3 + CO2 + H2O
 · Miền ưu thế (Biểu diễn sự phụ thuộc giữa pH và phần tử hoá học chính tồn tại trong dung dịch)
 pH 4 8,3 12 
Dạng tồn tại chính: H+ CO2 (H2O) OH-
 · Các chất/ion không liền kề có phản ứng với nhau tạo ra sản phẩm ở giữa. 
 H+ + HCO3- ® CO2­ + H2O
 CO2 + H2O + CO32- ® 2HCO3- 
 HCO3- + OH- ® + H2O
 CO2 không phản ứng với HCO3- ; không phản ứng với OH- 
1-Khí CO2 (hoặc khí SO2) tác dụng với dung dịch NaOH (hoặc KOH...)
 Tuỳ theo tỉ lệ số mol các chất, ta thu được các sản phẩm khác nhau.
 Khi sục từ từ khí CO2 vào dung dịch kiềm, xảy ra các phản ứng sau: 	 	
Phương trình phản ứng 
Phương trình phản ứng dạng ion
 CO2 + 2NaOH ® Na2CO3 + H2O (1)
 1 mol 1 mol (tỉ lệ mol 1 : 1)
 CO2 + 2OH- ® + H2O (1)
 1 mol 1 mol (tỉ lệ mol 1 : 1)
Khi có dư khí CO2, muối cacbonat trung hoà chuyển thành muối hiđrocacbonat:
 CO2 + Na2CO3 + H2O ® 2NaHCO3 (a)
 1 mol 1 mol (tỉ lệ mol 1 : 1)
 CO2 + + H2O ® 2 (a)
 1 mol 1 mol (tỉ lệ mol 1 : 1)
hoặc: CO2 + NaOH ® NaHCO3 (2)
 CO2 + OH- ® (2)
 · Phương trình phản ứng tạo hoàn toàn muối hiđrocacbonat:
 CO2 + OH- ® HCO3-
 Số mol CO2 (max) = số mol OH- (trong dung dịch). 
 Dự đoán sản phẩm tạo thành theo tỉ lệ số mol các chất: 
 - Tử số: số mol chất thêm vào. 
 - Mẫu số: số mol chất tan trong dung dịch ban đầu.
0 < < 0,5 < < 1 < 
Sản phẩm
Na2CO3 NaOH dư
Na2CO3 
Na2CO3
NaHCO3
NaHCO3
CO2 dư NaHCO3
NaOH
· Dự đoán sản phẩm theo tỉ lệ số mol , (dùng phương trình phản ứng (1) và (2)).
Phản ứng xảy ra: (1) (1) (1) và (2) (2) (2)
Ưu điểm: - Thể hiện đúng trật tự phản ứng khi sục khí CO2 vào dung dịch NaOH.
 - Vẽ được dạng đồ thị biểu diễn số mol CO32- tạo thành phụ thuộc vào số mol CO2. 
·0 < < 1 < < 2 < 
 Dự đoán sản phẩm theo tỉ lệ số mol , (dùng phương trình phản ứng (1) và (2)).
NaHCO3
Na2CO3
NaHCO3
CO2 dư
NaOH dư Na2CO3 
Na2CO3 
NaHCO3
Sản phẩm
 CO2
Phản ứng xảy ra: (2) (2) (2) và (1) (1) (1)
Có 5 trường hợp có thể xảy ra. 
(Trường hợp nào chỉ xảy ra một phản ứng ? Số muối trong dung dịch ?
 Vẽ đồ thị: Số liệu các chất thường được tính theo đơn vị mol.
 + Trục tung biểu diễn số mol chất sản phẩm tạo thành (CO32-). 
 + Trục hoành biểu diễn số mol chất thêm vào (CO2). 
 Dựng đồ thị dựa theo trục dự đoán sản phẩm theo tỉ lệ số mol các chất.
 · Giải thích đồ thị: Dựa theo trật tự phản ứng trong dung dịch (phản ứng (1) và (a)).
 · Tính số mol CO32- cực đại theo phương trình phản ứng (1).
0 < < 0,5 < < 1 < 
Sản phẩm
Na2CO3 NaOH dư
Na2CO3 
Na2CO3
NaHCO3
NaHCO3
CO2 dư NaHCO3
NaOH
Đồ thị (CO32- - CO2) (hai nửa đối xứng-hai tam giác vuông cân, vẽ đồ thị nên chọn a = 3 cm)
 a mol
0,5a
0
n
 a1 a a2 2a mol
n
) 45o
 45o (
CO32-max
CO32-
CO2
n
CO2 max
Phản ứng xảy ra: (1) (1) (1) và (2) (2) (2)n
 (dư OH- ) (dư CO2) (dư CO2)
 Sản phẩm: CO32- ; CO32- CO32- HCO3- ; CO2 dư 
 OH- dư ; và HCO3- ; HCO3- 
 Phản ứng xảy ra: (1) (1) (1) và (2) (2) (2)
 Dạng đồ thị: Nửa trái: đồng biến. ; Nửa phải: nghịch biến. 
 Số mol các chất: Nửa trái: ; Nửa phải: ;(biểu thức tính nhanh) 
 Hình 1: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol CO32- thu được vào số mol CO2 phản ứng với dung dịch chứa 2a mol OH-.
 Tính số mol các sản phẩm: 
 Cách 1: Tính tuần tự dựa theo trật tự phản ứng trong dung dịch (phản ứng (1) và (a)).
 Cách 2: Dự đoán sản phẩm trong dung dịch theo tỉ lệ số mol hoặc . 
 Tính theo các phương trình phản ứng tạo sản phẩm (phản ứng (1) và (2)). 
 Biểu thức tính nhanh số mol CO32-
Đồ thị
Nửa trái đồ thị 
Nửa phải đồ thị
Phản ứng
(tỉ lệ mol)
CO2 + 2OH- ® + H2O (1)
1 mol 1 mol 
 CO2 + + H2O ® 2 (a)
 1 mol 1 mol
(tỉ lệ số mol chất thêm vào : số mol sản phẩm p.ứng)
 hoặc CO2 + OH- ® (2) 
Nhận xét
Dư OH-, chỉ xảy ra phản ứng (1), đồ thị đồng biến.
Dư CO2 , xảy ra đồng thời phản ứng (1) và (2), đồ thị nghịch biến.
Tính nhanh
 · Thiết lập biểu thức tính nhanh: Gọi số mol CO32- và HCO3- lần lượt là x và y. 
 Ta có: 2x + y = số mol OH- (*) Giải hệ phương trình: Lấy (*) trừ (**)
 x + y = số mol CO2 (**) Þ x = 
 2- Khí CO2 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 (hoặc Ca(OH)2)
 Tuỳ theo tỉ lệ số mol các chất, ta thu được các sản phẩm khác nhau.
 Các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
 CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3¯ + H2O (1) (đồ thị đồng biến - nửa trái)
 Nếu dư CO2: BaCO3 + CO2 + H2O ® Ba(HCO3)2 (tan) (a) (đồ thị nghịch biến - nửa phải)
 hoặc: 2CO2 + Ba(OH)2 ® Ba(HCO3)2 (2)
 · Phương trình phản ứng tạo hoàn toàn muối hiđrocacbonat (2): (viết p-trình ion - so sánh)
 CO2 + OH- ® HCO3-
 Số mol CO2 (max) = số mol OH- (trong dung dịch) = 2´số mol Ba(OH)2. 
0 < < 1 < < 2 < 
Sản phẩm
BaCO3 Ba(OH)2 dư
BaCO3 
BaCO3
Ba(HCO3)2
Ba(HCO3)2
CO2 dư Ba(HCO3)2
Ba(OH)2
 · Dự đoán sản phẩm theo tỉ lệ số mol , (dùng phương trình phản ứng (1) và (2)).
Phản ứng xảy ra: (1) (1) (1) và (2) (2) (2)
Có 5 trường hợp có thể xảy ra. 
(Trường hợp nào chỉ xảy ra một phản ứng ? Số muối trong dung dịch ?)
 Vẽ đồ thị: Số liệu các chất thường tính theo đơn vị mol.
 + Trục tung biểu diễn số mol chất sản phẩm tạo thành (BaCO3). 
 + Trục hoành biểu diễn số mol chất thêm vào (CO2). 
 Dựng đồ thị dựa theo trục dự đoán sản phẩm theo tỉ lệ số mol các chất.
 · Giải thích đồ thị: Dựa theo trật tự phản ứng trong dung dịch (phản ứng (1) và (a)).
 · Tính lượng kết tủa cực đại theo phương trình phản ứng (1).
 · Dự đoán điều kiện có kết tủa, không có kết tủa theo phương trình phản ứng (2).
 Để có kết tủa BaCO3, theo phương trình phản ứng (2) ta có < 2.
Đồ thị (BaCO3 - CO2) (hai nửa đối xứng, vẽ đồ thị nên chọn a = 3 cm)
n
BaCO3 
BaCO3 max
n 
 a mol
0,5a
CO2 max
n
 45o (
) 45o
CO2
n
0
 a1 a a2 2a mol
 (dư Ba(OH)2) (dư CO2) (dư CO2)
 Sản phẩm: BaCO3 BaCO3 BaCO3 Ba(HCO3)2 CO2 dư 
 Ba(OH)2 dư ; và Ba(HCO3)2 ; Ba(HCO3)2 
 Phản ứng xảy ra: (1) (1) (1) và (2) (2) (2)
 Dạng đồ thị: Nửa trái: đồng biến. ; Nửa phải: nghịch biến. 
 Số mol các chất: Nửa trái: ; Nửa phải: ; 
 Hình 2: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol BaCO3 thu được vào số mol CO2 phản ứng với dung dịch chứa a mol Ba(OH)2.
 Tính số mol các sản phẩm: 
 Cách 1: Tính tuần tự dựa theo trật tự phản ứng trong dung dịch (phản ứng (1) và (a)).
 Cách 2: Dự đoán sản phẩm trong dung dịch theo tỉ lệ số mol . 
 Tính theo các phương trình phản ứng tạo sản phẩm (phản ứng (1) và (2)). 
 Biểu thức tính nhanh số mol BaCO3 (hoặc CaCO3)
Đồ thị
Nửa trái đồ thị 
Nửa phải đồ thị
Phản ứng
(tỉ lệ mol)
CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3¯+ H2O (1)
1 mol 1 mol 
CO2 + BaCO3 + H2O ® Ba(HCO3)2 (a)
 1 mol 1 mol
(tỉ lệ số mol chất thêm vào : số mol sản phẩm p.ứng)
 hoặc 2CO2 + Ba(OH)2 ® Ba(HCO3)2 (2) 
Nhận xét
Dư Ba(OH)2, chỉ xảy ra phản ứng (1), đồ thị đồng biến.
Dư CO2 , xảy ra đồng thời phản ứng (1) và (2), đồ thị nghịch biến.
Tính nhanh
· Thiết lập biểu thức tính nhanh: Gọi số mol BaCO3 và Ba(HCO3)2 lần lượt là x và y. 
 Ta có: x + y = số mol Ba(OH)2 (*) Giải hệ phương trình: Nhân (*) với 2, trừ (**)
 x + 2y = số mol CO2 (**) Þ x = 
· Trong phản ứng của khí CO2 với dung dịch kiềm M(OH)2 (với M là Ca hoặc Ba):
Nếu phản ứng có tạo kết tủa, lọc kết tủa, đun nóng dung dịch lại thu được kết tủa chứng tỏ phản ứng có tạo MCO3 và M(HCO3)2. 
Các phản ứng xảy ra:
 CO2 + M(OH)2 ® MCO3¯ + H2O (1) 
 Nếu dư CO2: MCO3 + CO2 + H2O ® M(HCO3)2 (tan) (a) 
 hoặc: 2CO2 + M(OH)2 ® M(HCO3)2 (2)
 M(HCO3)2 MCO3¯ + CO2­ + H2O (*)
Sơ đồ phản ứng: CO2 + M(OH)2 ® MCO3¯ (1)
 2CO2 + M(OH)2 ® M(HCO3)2 MCO3¯ + CO2­ (**)
Các dạng
 Có các đại lượng: OH- , CO2 , CO32-, HCO3- . Cho 2 đại lượng, tìm đại lượng còn lại.
Dạng 1: Cho lượng của hai chất tham gia phản ứng, xác định sản phẩm và tính lượng sản phẩm. 
 Phương pháp
 Cách 1: Tính tuần tự dựa theo trật tự phản ứng trong dung dịch (phản ứng (1) và (a)).
 Cách 2: - Dự đoán sản phẩm trong dung dịch theo tỉ lệ số mol hoặc . 
 - Đặt ẩn số, tính theo các phương trình phản ứng tạo sản phẩm (phản ứng (1) và (2)), hoặc áp dụng biểu thức tính nhanh. 
Ví dụ 1: Cho b mol khí CO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa a mol NaOH thu được dung dịch X chứa hai muối Na2CO3 và NaHCO3. Khối lượng muối Na2CO3 (m gam) tính theo a và b là: 
A. m = 53(a - b) (gam). 	B. m = 106(a - b) (gam).
C. m = 106(a - 2b) (gam). D. m = 53(2a - b) (gam).
Ví dụ 2:(T1-tr27.6.KB-07)-Câu 36: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là 
A. 6,3 gam.	B. 5,8 gam.	 C. 6,5 gam.	 D. 4,2 gam.
Ví dụ 3: (T2-tr18)-Câu 9: Cho 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) hấp thụ vào 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được lượng chất rắn khan là
 A. 20,8 gam. 	 B. 23,0 gam.	 C. 31,2 gam.	D. 18,9 gam.
Ví dụ 4: (T3-tr19-2.KB-13)Câu 37: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,55. 	B. 9,85. 	 C. 19,70. 	 D. 39,40.
Trường hợp khí CO2 + hỗn hợp bazơ (NaOH, KOH và Ba(OH)2 hoặc Ca(OH)2)
Trong trường hợp này, nên dùng phương trình dạng ion, dự đoán sản phẩm, tính theo các phương trình phản ứng hoặc áp dụng biểu thức tính nhanh. 
Ví dụ 5:(T2-tr19-1.CĐ-12)Câu 37: Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan ?
 A. 2,44 gam.	B. 2,22 gam.	 C. 2,31 gam.	 D. 2,58 gam.
Giải: Hỗn hợp bazơ. Trong trường hợp này, nên dùng phương trình dạng ion, tính theo số mol OH-, dự đoán sản phẩm. Tính theo các phương trình phản ứng hoặc áp dụng biểu thức tính nhanh. 
 mrắn = mcation + manion.
Ví dụ 6: (T1-tr27-3.KA-08)-Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
 A. 9,85.	B. 11,82. C. 17,73.	D. 19,70. 
Ví dụ 7: (T3-tr20-6.KB-14)Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
 A. 14,775. B. 9,850.	 C. 29,550.	 D. 19,700. 
Dạng 2: Cho lượng sản phẩm, tính lượng chất tham gia phản ứng.
 · Cho số mol NaOH (hoặc OH-), số mol CO32- tạo thành, tính số mol CO2.
 (hoặc cho số mol Ba(OH)2, Ca(OH)2, số mol BaCO3, CaCO3, tính số mol CO2).
 · Cho số mol CO2, số mol CO32-, tìm số mol OH-.
 (hoặc cho số mol CO2, số mol BaCO3, CaCO3, tìm số mol Ba(OH)2, Ca(OH)2)
Ví dụ 8: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 19,7 gam kết tủa. 
 a) Thể tích CO2 đã dùng là bao nhiêu ? 
 b) Thể tích khí CO2 lớn nhất đã dùng là bao nhiêu ?
Giải: Cùng một số mol CO32- tạo thành, có hai số mol CO2 (n1 và n2 (lớn nhất)).
 Tính theo phương trình phản ứng hoặc áp dụng biểu thức tính nhanh. 
Ví dụ 9:(T1-tr26)-Câu 5: Cho V lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch chứa KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M thu được 27,58 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là 
A. 6,272 lít. 	B. 8,064 lít.	C. 8,512 lít.	D. 2,688 lít. 
Ví dụ 10:(T1-tr27-2.KA-07)-Câu 24: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là 
A. 0,032.	B. 0,048.	C. 0,06.	D. 0,04.
Giải: Số mol CO2 = 0,12 > số mol BaCO3 = 0,08 mol Þ tạo hai muối.
Áp dụng tính nhanh: . Thay số 0,08 = 2.- 0,12 
 = 0,1 mol, CM = (0,1 : 2,5) = 0,04 mol/l.
Ví dụ 11:(T2-tr19-4.KB-11)Câu 29: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,6.	B. 1,2.	C. 1,0.	D. 1,4. 
Ví dụ 12:(ktr12)-Câu 7: Cho 6,72 lít CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 x (mol/l) thu được a gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, đun nóng nước lọc thu được a gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,0.	B. 0,5.	C. 0,25.	D. 0,75. 
Ví dụ 13:(T1-tr69-31.KA-07)-Câu 33: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 550.	B. 810.	C. 650.	D. 750.
Ví dụ 14:(T4-tr8 17.Đề MH-2015)-Câu 38. Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là
A. 72,0. 	B. 90,0.	C. 64,8.	D. 75,6.
Ví dụ 15:(T5-tr9-6.Đề MH-2018)Câu 66. Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,05 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 10 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 6,0.	B. 5,5.	C. 6,5.	D. 7,0.
Dạng 3: Áp dụng với dung dịch NaOH hoặc KOH (muối cacbonat CO32- tan).
 · Cho số mol NaOH, khối lượng muối (hoặc khối lượng chất rắn) thu được, xác định số mol CO2.
 Phương pháp 
- Tính số mol các chất: NaOH. Tìm mối quan hệ giữa khối lượng chất rắn với số mol NaOH, dự đoán sản phẩm tạo thành.
- Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Lập phương trình liên hệ, giải phương trình.
 (1) NaOH (0,5) Na2CO3 (1) NaHCO3
 40 gam 53 gam 84 gam
Chọn 1 mol NaOH, số mol và số gam các chất tạo thành:
 Số mol:
 Số gam:
 (a) NaOH (0,5a) Na2CO3 (a) NaHCO3 
 40a gam 53a gam 84a gam
Tổng quát: a mol NaOH.
 Số mol:
 Số gam:
+ Nếu: 40a < mrắn < 53a Þ tạo Na2CO3 và NaOH còn dư.
+ Nếu: 53a < mrắn < 84a Þ tạo hai muối Na2CO3 và NaHCO3.
Ví dụ 16:(T1-tr26)-Câu 4: Cho V lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 25,2 gam chất rắn. Giá trị của V là 
A. 8,96.	B. 4,48.	C. 6,72.	D. 5,33.
Giải: 
-Số mol NaOH = 0,5 mol.
- 20 gam < mrắn = 25,2 gam < 26,5 gam Þ chất rắn có Na2CO3 và NaOH còn dư.
- Gọi x là số mol CO2, ta có: 106x + 40(0,5 - 2x) = 25,2 Þ x = 0,2 ; V = 4,48 lít.
Ví dụ 17:(T2-tr18)Câu 10: Cho m gam hỗn hợp Mg, MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 22,4 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm H2 và CO2. Cho khí CO2 hấp thụ hoàn toàn vào 500ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng thu được 50,4 gam chất rắn khan. Phần trăm thể tích của khí CO2 là 
A. 50%. 	B. 40%. 	C. 60%. 	D. 75%.
 (hoặc: Giá trị của m là A. 59,0. B. 48,0. C. 46,0. D. 60,0.)
(Gợi ý: Dự đoán sản phẩm theo khối lượng rắn: NaOH - Na2CO3 - NaHCO3 , chọn a mol NaOH)
 · Cho số mol CO2, khối lượng muối (hoặc khối lượng chất rắn) thu được, xác định số mol NaOH.
 Phương pháp
- Tính số mol các chất: CO2. Tìm mối quan hệ giữa khối lượng chất rắn với số mol CO2, dự đoán sản phẩm tạo thành.
- Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Lập phương trình liên hệ, giải phương trình.
 NaOH (1) Na2CO3 (1) NaHCO3 
 106 gam 84 gam
Chọn 1 mol CO2, số mol và số gam các chất tạo thành:
 Số mol:
 Số gam:
 NaOH (b) Na2CO3 (b) NaHCO3 
 106b gam 84b gam
Tổng quát: b mol CO2.
 Số mol:
 Số gam:
+ Nếu: mrắn > 106b Þ tạo Na2CO3 và NaOH còn dư.
+ Nếu: 106b > mrắn > 84b Þ tạo hai muối Na2CO3 và NaHCO3.
Ví dụ 18:(T3-tr19-3.CĐ-14)Câu 41: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 33,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là
A. 0,5. 	B. 0,6. 	C. 0,4. 	D. 0,3. 
Ví dụ 19:(T2-tr17.KB-2005)-Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn 15,68 lít CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH a mol/lít. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 65,4 gam chất rắn. Giá trị của a là
A. 1,5 mol/lít. 	B. 1,75 mol/lít. 	C. 2,0 mol/lít. 	D. 2,5 mol/lít.
Ví dụ 20:(T2-tr18)-Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH a mol/lít. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 50,4 gam chất rắn. Giá trị của a là
A. 2,0 mol/lít. 	B. 1,75 mol/lít. 	C. 2,25 mol/lít. D.2,5 mol/lít.
(Gợi ý: Dự đoán sản phẩm theo khối lượng rắn: NaOH - Na2CO3 - NaHCO3 , chọn b mol CO2)
 Cách dự đoán sản phẩm tạo thành theo tỉ lệ số mol các chất. Dựng đồ thị
 Xác định các chất thêm vào, chất ban đầu trong dung dịch, chất sản phẩm.
 Dự đoán: số mol các chất trên tử số, dưới mẫu số.
 Biểu diễn: các chất trên trục hoành, trục tung. 
 Các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
 a) Khí CO2 tác dụng với dung dịch NaOH
 CO2 + 2NaOH ® Na2CO3 + H2O 	(1) 
 Nếu dư CO2:
 Na2CO3 + CO2 + H2O ® 2NaHCO3 	(a) 
 hoặc: CO2 + NaOH ® NaHCO3 	(2)
 b) Khí CO2 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 (hoặc Ca(OH)2)
 CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3¯ + H2O 	(1) 
 Nếu dư CO2:
 BaCO3 + CO2 + H2O ® Ba(HCO3)2 (tan) 	(a) 
 hoặc: 2CO2 + Ba(OH)2 ® Ba(HCO3)2 	(2)
 c) Dung dịch kiềm (OH-) tác dụng với dung dịch muối nhôm (Al3+)
 3NaOH + AlCl3 ® Al(OH)3¯ + 3NaCl 	(1) 
 Nếu dư NaOH: 
 NaOH + Al(OH)3 ® NaAlO2 + 2H2O 	(a) 
 hoặc: 4NaOH + AlCl3 ® NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O 	(2) 
 d) Dung dịch axit (H+) tác dụng với dung dịch aluminat (AlO2-)
 HCl + NaAlO2 + H2O ® Al(OH)3¯ + NaCl 	(1) 
 Nếu dư HCl: 
 3HCl + Al(OH)3 ® AlCl3 + 3H2O 	(a) 
 hoặc: 4HCl + NaAlO2 ® AlCl3 + NaCl + 2H2O 	(2)
Tóm tắt các trường hợp
Chất
 Các trường hợp
Dự đoán
Đồ thị
CO2 + dd NaOH, Ba(OH)2
dd: NaOH+AlCl3
dd: HCl+NaAlO2
thêm vào
CO2
NaOH
HCl
Tử số
Trục hoành
ban đầu 
NaOH, Ba(OH)2
 AlCl3
 NaAlO2
Mẫu số
sản phẩm
Na2CO3, BaCO3¯
Al(OH)3¯
Al(OH)3¯
Trục tung
NaHCO3, Ba(HCO3)2
NaAlO2
AlCl3
3- Nhỏ từ từ dung dịch axit (H+) vào dung dịch muối cacbonat () 
 Nhỏ từ từ dung dịch muối cacbonat () vào dung dịch axit (H+)
 · Miền ưu thế (Biểu diễn sự phụ thuộc giữa pH và phần tử hoá học chính tồn tại trong dung dịch)
 pH 4 8,3 12 
Dạng tồn tại chính: H+ CO2 (H2O) OH-
 Đề khối B-2004- Tiến hành các thí nghiệm sau:
 a) Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3.
 b) Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl.
 Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng.
Giải: a) Các phương trình phản ứng dạng ion:
 H+ + ® (1)
 nếu dư H+: H+ + HCO3- ® H2CO3 ® CO2­ + H2O (a)
 hoặc 2H+ + ® CO2­ + H2O (2)
· Khi nhỏ từ từ dung dịch axit vào dung dịch muối cacbonat, ban đầu chưa có khí thoát ra ngay. Khi ion cacbonat () chuyển hết thành ion hiđrocacbonat (), tiếp tục nhỏ axit, khí CO2 bắt đầu thoát ra (coi khí CO2 không tan trong nước).
b) · Khi nhỏ từ từ dung dịch muối cacbonat vào dung dịch axit, số mol H+ lớn hơn số mol CO32-, có khí CO2 thoát ra ngay. 
 Phương trình phản ứng:
 + 2H+ ® CO2­ + H2O 
Đồ thị (CO2 - H+). Nhỏ từ từ dung dịch axit (H+) vào dung dịch muối cacbonat ()
CO2
n
n
) 45o
CO2 max
 a mol
H+ max
n
H+
n
0
 a 2a mol
 (dư CO32-) (dư H+) (dư H+)
 Sản phẩm: HCO3- ; HCO3-; HCO3- CO2 
 và CO32- dư ; và CO2 ; 
 Phản ứng xảy ra: (1) ; (1); (1) và (2) ; (2);
 Dạng đồ thị: Khoảng (0 - a): không đổi; khoảng (a - 2a): đồng biến; khoảng (2a - ): không đổi. 
 Số mol các chất: Khoảng (0 - a): ; khoảng (a - 2a): = - . 
 Hình 3: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol CO2 thu được vào số mol H+ phản ứng với dung dịch chứa a mol CO32-.
 · Nhỏ từ từ dung dịch axit vào dung dịch muối cacbonat (), trường hợp tạo HCO3- và CO2. Xảy ra đồng thời phản ứng (1) và (2). Gọi số mol HCO3- và CO2 lần lượt là x và y.
 H+ + ® (1)
x + 2y = Số mol H+
x + y = Số mol CO32-
 2H+ + ® CO2­ + H2O (2)
Ta có: Þ · Tính nhanh số mol CO2 = y == - .
Ví dụ 1:(T1-tr28-11.KA-07)-Câu 11: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
 A. V = 22,4(a – b).	 B. V = 11,2(a – b).	 
 C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a + b).
Ví dụ 2:(T1-tr28-10.KA-09)-Câu 35: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
	A. 4,48.	B. 1,12.	 C. 2,24.	 D. 3,36.
Ví dụ 3:(Tổng quát-T4-tr28-50.Đề 2015)Câu 48: X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ y mol/l. Nhỏ từ từ 100 ml X vào 100 ml Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). 
 Biết tỉ lệ V1 : V2 = 4 : 7. Tỉ lệ x : y bằng
 A. 11 : 4.	 B. 11 : 7.	 C. 7 : 5.	 D. 7 : 3.
Giải: Số mol HCl (H+) = 0,1x mol, Na2CO3 (CO32-): 0,1y mol.
Cách 1: Tính theo phương trình phản ứng (1) và (2) hoặc áp dụng tính nhanh. 
Nhỏ dd H+ vào dd CO32- , có CO2­ (hết CO32-) 
Nhỏ dd CO32- vào dd H+, có CO2­ (hết H+)
 H+ + CO32- ® HCO3- (1)
 2H+ + CO32- ® CO2 + H2O (2)
 2H+ + CO32- ® CO2 + H2 (2)
Số mol CO2 = số mol H+ - số mol CO32-
x1 = (0,1x - 0,1y)
Số mol CO2= số mol H+
x2 = 0,05x
 Thay số: = = = Þ = .
Cách 2: Nhỏ dung dịch axit (H+) vào dung dịch muối cacbonat (CO32-). Giải tuần tự theo (1) và (a).
 H+ + CO32- ® HCO3- (1) , dư H+ (0,1x – 0,1y) mol.
 (mol) 0,1x 0,1y 0,1y
 H+ + HCO3- ® CO2 + H2O (a)
 (mol) (0,1x - 0,1y) (0,1x - 0,1y)
 Nhỏ dung dịch muối cacbonat (CO32-) vào dung dịch axit (H+ hết), tính CO2 theo (2).
 2H+ + CO32- ® CO2 + H2 (2)
 (mol) 0,1x 0,05x
Ví dụ 4:(T2-tr19-5.KA-12)Câu 30: Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là
	A. 3,94 gam.	B. 7,88 gam.	C. 11,28 gam.	 D. 9,85 gam.
Giải: K2CO3 x mol, NaHCO3 x mol, Ba(HCO3)2 y mol ® BaCO3 ? (Tìm x và y ?) 
 - Các chất trong bình phản ứng với H+: 
 CO32- (x) , HCO3- (x + 2y) + HCl 0,28 mol ® CO2­ + H2O
 - Chất trong dung dịch Y phản ứng với OH-:
 HCO3-(x + 2y) + NaOH 0,2 mol ® CO32- + H2O.
 Coi H+ và OH- phản ứng với các chất CO32- (x) và HCO3- (x + 2y) ban đầu trong bình. 
 H+ + HCO3- ® CO2­ + H2O
 (mol) (x + 2y) (x + 2y) (x + 2y)
 2H+ + CO32- ® CO2­ + H2O
 (mol) 2x x x
 OH- + HCO3- ® CO32- + H2O
 (mol) (x + 2y) (x + 2y)
 Ta có: Số mol H+ = 3x + 2y = 0,28 Þ x = 0,04 mol (CO32-),
 Số mol OH- = x + 2y = 0,2 y = 0,08 mol (Ba2+).
 Ba2+ + CO32- ® BaCO3¯
 (mol) 0,08 0,04 0,04 
 Þ khối lượng kết tủa = 197´0,04 = 7,88 gam.
Ví dụ 5:(T5-tr21-1.Đề MH-2019)Câu 65: Dung dịch X gồm KHCO3 1M và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 1M và HCl 1M. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y vào 200 ml dung dịch X, thu được V lít khí CO2 và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào E, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và V lần lượt là
A. 82,4 và 1,12.	 B. 59,1 và 1,12.	 C. 82,4 và 2,24.	 D. 59,1 và 2,24.
Nhỏ từ từ hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 vào dung dịch axit (HCl, H2SO4)
Các chất phản ứng theo tỉ lệ số mol Na2CO3 và NaHCO3 !
 · Nhỏ từ từ dung dịch muối cacbonat và hiđrocacbonat (HCO3- và CO32-) vào dung dịch axit, tạo khí CO2. Xảy ra đồng thời phản ứng (1) và (2). 
 Nhận xét
 - Có khí CO2 thoát ra ngay.
 - Số mol khí CO2 lớn nhất: =+.
 - Số mol H+ phản ứng lớn nhất: =+.
 Gọi nồng độ và HCO3- lần lượt là C1 và C2.
 Số mol và HCO3- phản ứng lần lượt là x và y.
 (Số mol các chất phản ứng x, y tỉ lệ với nồng độ ban đầu C1, C2 hoặc số mol ban đầu n1 , n2)
 2H+ + ® CO2­ + H2O (1)
 x : y = C1 : C2 = n1 : n2 (*)
2x + y = Số mol H+ (**)
 x + y = Số mol CO2 (***)
 H+ + ® CO2­ + H2O (2)
 Ta có: 
Các dạng:
 Dạng 1: + Cho số mol (hoặc nồng độ) của hai muối Na2CO3 và NaHCO3.
 + Cho số mol axit (HCl, H2SO4).
 Tìm số mol CO2 ? (sử dụng (*) và (**)).
 Dạng 2: + Cho số mol (hoặc nồng độ) của hai muối Na2CO3 và NaHCO3.
 + Cho số mol CO2.
 Tìm số mol axit (HCl, H2SO4) ? (sử dụng (*) và (***)).
 Dạng 3: + Cho số mol (hoặc nồng độ) của một muối Na2CO3 hoặc NaHCO3.
 + Cho số mol CO2 và số mol axit (HCl, H2SO4).
 Tìm số mol muối NaHCO3 hoặc Na2CO3 ? (sử dụng (**) và (***)).
 · Tính nhanh số mol = x = -. 
 Dạng 4: (Ví dụ10, ví dụ 11) Cho khí CO2 + dd (KOH, K2CO3) ® dung dịch X
 + X + Ba(OH)2 dư ® BaCO3¯
 + X + HCl ® CO2­ . 
 Tìm số mol KOH ban đầu.
Ví dụ 6:(T4-tr25 27.Đề MH-17 lần 2)Câu 26: Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M vào 125 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 224.	B. 168.	C. 280.	D. 200.
Giải: Số mol các chất phản ứng tỉ lệ với số mol ban đầu (tỉ lệ với nồng độ!).
 Gọi số mol Na2CO3 và NaHCO3 phản ứng lần lượt là x và y. Ta có
 x : y = 0,08 : 0,12 = 1 : 1,5
 2x + y = 0,0125 Þ x = , y = ; số mol CO2 = x + y.
Ví dụ 7:(ktra-12)Câu 16: Nhỏ từ từ dung dịch chứa 0,2 mol Na2CO3 và 0,1 mol KHCO3 vào dung dịch X chứa a mol HCl và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được 5,04 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của a là
	A. 0,375..	B. 0,350.	C. 0,425.	D. 0,225.
Ví dụ 8: (ktra-12)Câu 6: Nhỏ từ từ dung dịch chứa x mol K2CO3 và 0,2 mol NaHCO3 vào dung dịch X chứa 0,2 mol HCl và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của x là
	A. 0,15.	B. 0,10.	C. 0,20.	D. 0,25.
Ví dụ 9:(Đề thi thử Hải Phòng-2017)Câu 77: Cho từ từ đến hết 250 ml dung dịch X gồm NaHCO3 1M và K2CO3 1M vào 120 ml dung dịch Y chứa H2SO4 1M và HCl 1M, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Z. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Z thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V lần lượt là
A. 49,25 và 3,360.	B. 9,85 và 3,360.	C. 76,83 và 2,464.	D. 79,18và 5,376.
Ví dụ 10:(T4-tr25-28.Đề T.Khảo-17 lần 3)Câu 78. Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3, thu được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là
 A. 0,10. 	 B. 0,20. 	 C. 0,05. 	 D. 0,30.
(hoặc: Nếu cho từ từ dung dịch BaCl2 vào 100 ml dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 5,91. B. 9,85. C. 15.76. D. 7,88.) 
Giải: Cách 1: Áp dụng tính với 1/2 dung dịch X. 
 ¾® + Ba(OH)2 (dư) ® BaCO3¯
 Sơ đồ phản ứng: CO2 + d.d (KOH ; K2CO3) ® 1/2 d.d X 0,2
 0,1 0,5x 0,5y ¾® + HCl ® CO2­
 0,15 0,12
 - Phần 2: Số mol Cmax = Tổng số mol muối cacbonat (HCO3-, CO32-) = 0,2 mol 
 Bảo toàn C: 0,2 mol = 0,1 + 0,5y Þ y = 0,2 mol.
 - Phần 1: Tính % số mol muối cacbonat phản ứng = 60%.
 - Tính số mol HCl tối đa phản ứng: 60% --------------> phản ứng hết 0,15 mol HCl
 100% -------------> phản ứng hết 0,25 mol HCl.
 - Số mol HCl = số mol Cl- = số mol K+ = 0,25 = 0,5x + 2´0,5´0,2 Þ x = 0,1 mol.
Cách 2: Gọi số mol HCO3-, CO32- trong 1/2 dd X là a và b mol, số mol phản ứng với HCl là a' và b'.
 - Tìm tỉ lệ . HCO3- + H+ ® CO2 + H2O ; a' + 2b' = 0,15
 a' a' a' a' + b' = 0,12
 CO32- + 2H+ ® CO2 + H2O ; b' = 0,03 ; a' = 0,09
 b' 2b' b' ; a : b = a' : b' = 3 : 1 Þ a = 3b.
 - Bảo toàn C: a + b = 0,2 , thay a = 3b Þ b = 0,05 mol (CO32-) , a = 0,15 mol (HCO3-). 
 - Áp dụng bảo toàn K+: 0,5x + 2´0,1 = 0,15 + 2´0,05 Þ x = 0,1 mol. 
Ví dụ 11:(T5-tr14-12.Đề 2018 mã 202)Câu 65: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít CO2 (đktc). Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Tỉ lệ a : b tương ứng là 
A. 2 : 5. 	B. 2 : 3.	C. 2 : 1. 	D. 1 : 2.
Ví dụ 12:(Ôn HK2 mã 631)Câu 45. Dung dich X c

Tài liệu đính kèm:

  • docde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_truong_thpt_lu.doc