Đề kiểm tra định kì môn Sinh học Lớp 12 (Khối B) - Trường THPT Nguyễn Khuyến - Năm 2019

Đề kiểm tra định kì môn Sinh học Lớp 12 (Khối B) - Trường THPT Nguyễn Khuyến - Năm 2019

Câu 1: Một loài có 2n = 16. Biết rằng các NST có cấu trúc khác nhau và không xảy ra đột biến trong giảm phân. Khi nói về giảm phân tạo thành giao tử, một học sinh đưa ra các nhận định sau, theo lí thuyết có bao nhiêu nhận định chưa chính xác?

(1) Nếu không có trao đổi chéo giữa các cặp NST thì số giao tử tối đa là 256.

(2) Một cặp đã xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm thì số loại giao tử tối đa là 512.

(3) Hai cặp đã xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm thì số loại giao tử tối đa là 1024.

(4) Hai cặp có trao đổi chéo kép không đồng thời tại 2 điểm thì số loại giao tử tối đa là 256

(5) Hai cặp có trao đổi chéo kép đồng thời tại 2 điểm thì số giao tử tối đa là 576

A.1. B 2 C. 3. D. 4.

Câu 2: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), có kí hiệu bộ NST là AaBbDdEe. Do đột biến đã làm xuất hiện các thể đột biến sau đây. Có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1) Thể một, bộ NST có kí hiệu là AaBbDEe

(2) Thể bốn, bộ NST kí hiệu là AaBBbbDdEe, AaBBBbDdEe, AaBbbbDdEe

(3) Thể bốn kép, bộ NST kí hiệu là AaBBbbDddEe.

(4) Thể ba kép, bộ NST có kí hiệu là AaaBBbDdEe

(5) Thể không, bộ NST có kí hiệu là AaBb.

(6) Thể ba, bộ NST có kí hiệu là AaaBbDdEe hoặc AAaBbDdEe

A.1. B 2. C. 3. D. 4

Câu 3: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 6. Trên mỗi cặp NST xét 1 gen có 3 alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp NST. Theo

docx 5 trang phuongtran 3820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Sinh học Lớp 12 (Khối B) - Trường THPT Nguyễn Khuyến - Năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THPT NGUYỄN KHUYẾN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN SINH – KHỐI 12B (2019)
 Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: Một loài có 2n = 16. Biết rằng các NST có cấu trúc khác nhau và không xảy ra đột biến trong giảm phân. Khi nói về giảm phân tạo thành giao tử, một học sinh đưa ra các nhận định sau, theo lí thuyết có bao nhiêu nhận định chưa chính xác?
(1) Nếu không có trao đổi chéo giữa các cặp NST thì số giao tử tối đa là 256.
(2) Một cặp đã xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm thì số loại giao tử tối đa là 512.
(3) Hai cặp đã xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm thì số loại giao tử tối đa là 1024.
(4) Hai cặp có trao đổi chéo kép không đồng thời tại 2 điểm thì số loại giao tử tối đa là 256
(5) Hai cặp có trao đổi chéo kép đồng thời tại 2 điểm thì số giao tử tối đa là 576
A.1. B 2 C. 3. D. 4.
Câu 2: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), có kí hiệu bộ NST là AaBbDdEe. Do đột biến đã làm xuất hiện các thể đột biến sau đây. Có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Thể một, bộ NST có kí hiệu là AaBbDEe
(2) Thể bốn, bộ NST kí hiệu là AaBBbbDdEe, AaBBBbDdEe, AaBbbbDdEe
(3) Thể bốn kép, bộ NST kí hiệu là AaBBbbDddEe.
(4) Thể ba kép, bộ NST có kí hiệu là AaaBBbDdEe
(5) Thể không, bộ NST có kí hiệu là AaBb.
(6) Thể ba, bộ NST có kí hiệu là AaaBbDdEe hoặc AAaBbDdEe
A.1. B 2. C. 3. D. 4
Câu 3: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 6. Trên mỗi cặp NST xét 1 gen có 3 alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp NST. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A. 1080 B. 108. C. 64. D. 36.
Câu 4: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở cả quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân sơ?
(1) Có sự hình thành các đoạn okazaki
(2) Nucleotit mới được tổng hợp sẽ liên kết vào đầu 3’của mạch mới
(3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
(4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bàn bảo tồn
(5) Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN
(6) Sử dụng các loại nucleotit A, T, G, X, U làm nguyên liệu
A. 5 B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 5: Cho biết mỗi cặp gen qui định 1 cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau:
(1)AAaaBbbb x aaaaBBbb (2) AAaaBBbb x AaaaBbbb. (3) AaaaBBBb X AaaaBbbb.
(4) AaaaBBbb x AaaaBbbb (5) AaaaBBbb x aaaaBbbb. (6) AaaaBBbb x aabb.
Theo lí thuyết, trong 6 phép lai trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 12 kiểu gen và 4 kiểu hình?
A. 4. B. 3. C. 2 D. 1.
Câu 6: Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì:
A. ADN của vi khuẩn có dạng vòng. B. Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon.
C. Mã di truyền có tính đặc hiệu. D. Mã di truyền có tính thoái hóa
Câu 7: Cho các thông tin sau: 
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào
(2) Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST
(3) Không làm thay đổi vị trí gen trên NST.
(4) Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
(5) Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
(6) Xảy ra ở cả động vật và thực vật
Trong 6 thông tin trên, có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn NST và đột biến lệch bội?
A. 4 B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 8: Trong một lần nguyên phân của 1 tế bào ở 1 cơ thể lưỡng bội, 1 NST của cặp số 3 và 1 NST của cặp số 6 không phân li, các NST còn lại phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nST là:
A. 2n + 1 và 2n – 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 2 -1.
B. 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1
C. 2n + 1 – 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 + 1 và 2n – 1 + 1.
D. 2n + 1 + 1 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 và 2n – 1 – 1.
Câu 9: Sự rối loạn phân ly một cặp NST trong quá trình phân bào đã tạo nên đột biến
A. thể ba hoặc thể một B. thể tam bội hoặc thể song nhị bội.
C. thể tứ bội hoặc thể ba. D. thể không hoặc thể tam bội.
Câu 10: Đột biến nào sau đây thuộc đột biến cấu trúc NST?
A. Đột biến gây bệnh máu khó đông. B. Đột biến gây ung thư máu
C. Đột biến gây nên hội chứng Đao. D. Đột biến tạo nên hội chứng Claiphentơ.
Câu 11: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả vàng. Cho các cây cà chua quả đỏ tam bội, tứ bội giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các loại giao tử tạo thành đều có khả năng thụ tinh. Có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình theo tỷ lệ 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng?
A. 6. B. 4 C. 2. D. 1.
Câu 12: Quan sát một loài thực vật, trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 28 loại giao tử. Lấy hạt phấn của cây trên thụ phấn cho một cây cùng loài thu được hợp tử. Hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 lần tạo ra các tế bào con với tổng số 384 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử trên thuộc thể 
A. tam bội B. ba nhiễm. C. tứ bội. D. lệch bội.
Câu 13: Xét một cơ thể đực ở một loài động vật (có cặp NST giới tính XY) giảm phân hình thành tối đa 768 loại giao tử. Biết rằng ở tất cả các tế bào đã xảy ra hiện tượng trao đổi chéo tại cặp NST số 1, 2, 3; cặp NST giới tính không phân li trong giảm phân II. Bội NST lưỡng bội của loài này là:
A. 2n = 10 B. 2n = 12. C. 2n = 8. D. 2n = 16.
Câu 14: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong tái bản ADN, sự kết cặp của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn
(2) Quá trình nhân đôi ADN là cơ chế truyền thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con
(3) Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều diễn tra theo nguyên tắc bổ sung và bán bào tồn
(4) Vì các gen nằm trong nhân của tế bào nên số lần nhân đôi bằng số lần phiên mã.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3
Câu 15: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEeHh. Nếu trong quá trình giảm phân có 0,8% số tế bào bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Dd ở trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác giảp phân bình thường. Tính theo lí thuyết loại giao tử abDdEh chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 0,025% B. 0,2%. C. 0,25%. D. 0,05%.
Câu 16: Xét các phát biểu sau:
(1) Mã di truyền có tính thoái hóa tức là một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit amin.
(2) Phân tử tARN có cấu trúc mạch kép.
(3) trong các loại ARN ở sinh vật nhân thực thì mARN có hàm lượng cao nhất.
(4) Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất
(5) ARN thông tin được dùng làm khuôn để tổng hợp phân tử protein nên mARN có cấu trúc mạch thẳng
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4. B. 3. C. 1 D. 2.
Câu 17: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Khi ribosom tiếp xúc với mã 5’UGA 3’ trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại
(2) Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribosom cùng thực hiện quá trình dịch mã
(3) Khi thực hiện quá trình dịch mã, ribosom dịch chuyển theo chiều 3’ à 5’ trên phân tử mARN.
(4) Mỗi phân tử tARN có một đến nhiều anticodon.
(5) Thời gian tồn tại của ARN trong tế bào sắp xếp từ ngắn đến dài là: mARN - tARN - rARN
A. 2. B. 3 C. 1. D. 4.
Câu 18: Một tế bào của người (2n = 46), quan sát trong phân bào giảm phân, người ta đưa ra các nhận xét sau, có bao nhiêu phát biểu chưa chính xác?
(1) Ở kì giữa của lần phân bào thứ I, có tất cả 92 cromatit.
(2) Ở kì đầu của giảm phân I, có tất cả là 46 tâm động và 46 NST kép.
(3) Ở cuối kì trung gian của lần phân bào thứ I, có tất cả 46 cromatit.
(4) Ở kì giữa của lần phân bào thứ II, có tất cả 23 NST đơn
A. 1 B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19: Ở một thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có 3 alen là A1, A2, A3 có quan hệ trội lặn hoàn toàn quy định (A1 quy định hoa màu vàng > A2 quy định hoa màu xanh > A3 quy định hoa màu trắng). Cho cây lưỡng bội hoa vàng thuần chủng lai với cây lưỡng bội hoa trắng thuần chủng được F1. Cho cây F1 lai với cây lưỡng bội hoa màu xanh thuần chủng dược F2. Gây tứ bội hóa F2 bằng conxisin thu được các cây tứ bội gồm các cây hoa màu xanh và các cây hoa màu vàng. Cho các cây tứ bội hoa vàng và cây tứ bội hoa xanh này lai với nhau thu được F3. Cho biết thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, thể lưỡng bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử đơn bội. Phát biểu nào sau đây không đúng về đời F3?
A. Có 3 kiểu gen qui định kiểu hình hoa xanh. B. Không có kiểu hình hoa vàng thuần chủng.
C. Trong số hoa xanh, tỷ lệ hoa thuần chủng là 1/6. D. Có 5 kiểu gen qui định kiểu hình hoa vàng 
Câu 20: Có 4 nòi ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lý khác nhau. Phân tích trật tự gen trên NST số 2, người ta thu được kết quả sau
Dòng 1: ABCDEFGH Dòng 2: ABCGFDEH
Dòng 3: ABFGCDEH Dòng 4: ABFEDCGH 
Nếu dòng 1 là dòng gốc , do một đột biến đảo đoạn NST đã làm phát sinh ra 3 dòng kia theo trật tự là
A. 1à2à3à4. B. 1à4à3à2 C. 1à3à4à2. D. 1à2à4à3.
Câu 21: Một gen có tỉ lệ A + T/ G + X = 2/3. Một đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỉ lệ A + T/ G + X = 65,2%. Đây là dạng đột biến
A. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. B. mất một cặp nucleotit.
C. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X D. thêm 1 cặp G-X. 
Câu 22: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z,Y,A trong operon Lac ở E. coli không hoạt động?
A. Khi môi trường có hoặc không có lactozơ. B. Khi trong tế bào có lactozơ.
C. Khi trong tế bào không có lactozơ D. Khi môi trường có nhiều lactozơ. 
Câu 23: Những dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi nhóm gen liên kết 
(1) Đột biến mất đoạn (2) Đột biến lặp đoạn
(3) Đột biến đảo đoạn (4) Đột biến chuyển đoạn trong một NST
Đáp án đúng là
A. 1, 2, 4. B. 1, 2, 3 C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 4. 
Câu 24: Ở một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Xét 3 thể đột biến có số lượng NST là thể một, thể ba và thể tam bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì sau nguyên phân theo thứ tự là:
A. 22, 26, 36. B. 10, 14, 18. C. 11, 13, 18 D. 5, 7, 15.
Câu 25: Sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của một loài và lớn hơn 2n là hiện tượng
A. tự đa bội B. tam bội. C. tứ bội. D. dị đa bội.
Câu 26: Một phân tử ADN khi thực hiện tái bản 1 lần có 50 đoạn Okazaki và 70 đoạn mồi, biết kích thước của các đơn vị tái bản đều bằng 0,306 micromet. Môi trường nội bào cung cấp tổng số nucleotit cho phân tử ADN trên tái bản 3 lần là
A. 126000. B. 34000. C. 270000 D. 180000.
Câu 27: Xét một cặp alen Aa, mỗi alen đều dài 4080 angstron. Alen A có 3120 liên kết hidro, alen a có 3240 liên kết hidro. Do đột biến dị bội đã xuất hiện thể 2n + 1 có số nucleotit loại A = 1320 ; G = 2280. Kiểu gen của thể dị bội là
A. Aaa. B. aaa. C. AAa D. AAA.
Câu 28: Hệ gen của người có kích thước lớn hơn hệ gen của E. coli khoảng 1000 lần, trong khi tốc độ sao chép ADN của E. coli nhanh hơn ở người khoảng 10 lần. Cơ chế giúp toàn bộ hệ gen người có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen của E. coli khoảng vài chục lần là do
A. tốc đô sao chép ADN của các enzim ở người lớn hơn E. coli nhiều lần.
B. hệ gen người có nhiều điểm khởi đầu tái bản
C. ở người có nhiều loại enzim ADN polimeraza hơn E. coli.
D. cấu trúc ADN ở người giúp cho enzim dễ tháo xoắn, dễ phá vỡ các liên kết hidro. 
Câu 29: Số mạch đơn ban đầu của một phân tử ADN chiếm 6,25% số mạch đơn có trong tổng số các phân tử ADN con được tái bản từ ADN ban đầu. Trong quá trình tái bản, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương 104160 nu. Phân tử ADN này có chiều dài là 
A. 11804,8 angstron B. 11067 angstron. C. 5712 angstron. D. 25296 angstron.
Câu 30: Trong các dạng đột biến gen thì
A. đột biến gen trội có ý nghĩa hơn đối với quá trình tiến hóa vì nó biểu hiện ngay ra ngoài kiểu hình mà đột biến gen trội thường có lợi cho sinh vật vì vậy có thể nhanh chóng tạo ra những dạng thích nghi thay thế những dạng kém thích nghi.
B. đột biến gen trội có nhiều ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì chỉ gen trội mới tạo ra kiểu hình thích nghi với điều kiện môi trường hiện tại, vì vậy mà nó làm tăng giá trị thích nghi của quần thể trước sự thay đổi của điều kiện môi trường.
C. đột biến trội hay đột biến lặn đều có ý nghĩa như nhau đối với quá trình tiến hóa vì nó tạo ra alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa.
D. đột biến lặn có nhiều ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa, vì khi nó tạo ra sẽ không biểu hiện ngay mà tồn tại ở trạng thái dị hợp tử, dù là đột biến có hại thì cũng không biểu hiện ngay ra kiểu hình vì vậy có nhiều cơ hội tồn tại và làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể 
Câu 31: Cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp NST số 1 không phân li, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp NST số 5 không phân li, các cặp NST khác phân li bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái đều mang 11 NST sẽ tạo ra hợp tử thể một nhiễm kép
(2) Sự thụ tinh giữa giao tử đực và cái đều mang 13 NST sẽ tạo ra hợp tử thể ba kép
(3) Tỷ lệ hợp tử có 24 NST chiếm 50%
(4) Thế hệ F1 xuất hiện 4 kiểu tổ hợp, với 3 loại thể đột biến theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
A. 1. B. 2. C. 3 D. 4.
Câu 32: Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực có các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời diểm khác nhau.
(2) Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặc alen
(3) Có độ dài và số lượng các loại nucleotit bằng nhau.
(4) Có cấu trúc mạch kép, thẳng
(5) Có số lượng, hàm lượng ổn định và dặc trưng cho loài
A 1. B. 2. C. 3 D. 4.
Câu 33: Ở một loài vi khuẩn, mạch bổ sung với mạch khuôn của gen có tỉ lệ các loại nucleotit A, T, G, X lần lượt là: 10%; 20%; 30% và 40%. Khi gen trên phiên mã 3 lần đã lấy từ môi trường nội bào 360 nucleotit loại A, trên mỗi mARN có 5 ribosom dịch mã 1 lần. Số lượng nucleotit môi trường cung cấp cho phiên mã và số lượt tARN đã tham gia quá trình dịch mã là
A. 3600 nu và 5985 lượt tARN B. 7200nu và 5985 lượt tARN.
C. 3600 nu và 1995 lượt tARN. D. 1800 nu và 2985 lượt tARN.
Câu 34: Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin chính xác khi nói về đột biến mất đoạn NST?
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân
(2) Không làm thay đổi số lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết.
(3) Làm thay đổi chiều dài của ADN
(4) Làm thay đổi số nhóm gen liên kết.
(5) Được sử dụng để lập bảng đồ gen
(6) Có thể làm ngừng hoạt động của gen trên NST
(7) Làm xuất hiện loài mới.
A. 2. B. 3. C. 4 D. 5.
Câu 35: Tế bào ban đầu có 3 cặp NST tương đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân li trong quá trình nguyên phân. Có thể gặp các tế bào con có thành phần NST là:
A. AAaaBBDd và AaBBbDd hoặc AAaBDd và aBBbDd.
B. AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd
C. AaBbDd và AAaBbbdd hoặc AAaBBDd và abbDd.
D. AaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và AaBbbDd.
Câu 36: Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST là
A. ADN. B. Nucleotit. C. Nucleosom D. Protein histon.
Câu 37: Ở ruồi giấm, phân tử protein biểu hiện tính trạng đột biến mắt trắng so với phân tử protein biểu hiện tính trạng đột biến mắt đỏ kém 1 axit amin và có 2 axit amin mới. Những biến đổi xảy ra trong gen qui định mắt đỏ là
A. Mất 3 cặp nucleotit nằm gọn trong 1 bộ ba mã hóa.
B. Mất 3 cặp nucleotit nằm trong 3 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau
C. Mất 2 cặp nucleotit nằm trong 2 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.
D. Mất 3 cặp nucleotit nằm trong 2 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.
Câu 38: Có hai loại protein bình thường có cấu trúc khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau. Nhưng 2 phân tử mARN được phiên mã từ 1 gen trong nhân tế bào. Hiện tượng này xảy ra do 
A. các exon trong cùng 1 gen được xử lí theo những cách khác nhau để tạo nên các phân tử mARN khác nhau
B. một đột biến xuất hiện trước khi gen phiên mã làm thay đổi chức năng của gen.
C. các gen được phiên mã từ những gen khác nhau.
D. hai protein có cấu trúc không gian và chức năng khác nhau.
Câu 39: Các nhà khoa học đã phát hiện ra khi để chung vỏ protein của thể thực khuẩn T2 và ADN của thực khuẩn T4 thì tạo được một thể thực khuẩn ghép. Nếu ta cho thể thực khuẩn ghép đó lây nhiễm vào một vi khuẩn, các thể thực khuẩn nhân bản lên trong tế bào vật chủ sẽ có
A. protein của T4 và ADN của T2. B. protein của T2 và ADN của T4.
C. protein của T2 và ADN của T2. D. protein của T4 và ADN của T4
Câu 40: Giả sử trình tự một đoạn AND thuộc gen mã hóa enzyme amylaza được dùng để ước lượng mối quan hệ nguồn gốc giữa các loài. Bảng dưới đây liệt kê trình tự đoạn AND này của 4 loài khác nhau.
Trình tự đoạn gen mã hóa enzyme amylaza
Loài A: X A G G T X A G T T
Loài B: X X G G T X A G GT
Loài C: X A G G A X A T T T
Loài D: X X G G T X A X G T
Hai loài gần nhau nhất là (I) và xa nhất là (II)
A. (I) A và B ; (II) C và D. B. (I) A và D ; (II) B và C.
C. (I) A và C ; (II) B và D. D. (I) B và D ; (II) B và C

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_mon_sinh_hoc_lop_12_khoi_b_truong_thpt_n.docx