Đề kiểm tra cuối năm môn Vật lí Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 132

Đề kiểm tra cuối năm môn Vật lí Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 132

Câu 1: Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp nhiều hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp là 1200 vòng, tổng số vòng dây của hai cuộn là 2400 vòng. Nếu đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điệnáp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 V thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là

A. 60 V. B. 360 V. C. 40 V . D. 240 V.

Câu 2: Cho bộ nguồn gồm 6 acquy giống nhau được mắc thành ba dãy song song với nhau, mỗi dãy gồm 2 acquy mắc nối tiếp. Mỗi acquy có suất điện động E = 2V và điện trở trong r=0,3Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là

A. Eb = 6 (V); rb = 2 (Ω) B. Eb = 4 (V); rb = 0,2 (Ω)

C. Eb = 6 (V); rb = 0,3 (Ω) D. Eb = 12 (V); rb = 3 (Ω)

 

doc 4 trang phuongtran 3160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Vật lí Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 132", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM KHỐI 12
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp nhiều hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp là 1200 vòng, tổng số vòng dây của hai cuộn là 2400 vòng. Nếu đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điệnáp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 V thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là
A. 60 V.	B. 360 V.	C. 40 V .	D. 240 V.
Câu 2: Cho bộ nguồn gồm 6 acquy giống nhau được mắc thành ba dãy song song với nhau, mỗi dãy gồm 2 acquy mắc nối tiếp. Mỗi acquy có suất điện động E = 2V và điện trở trong r=0,3Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là 
A. Eb = 6 (V); rb = 2 (Ω)	B. Eb = 4 (V); rb = 0,2 (Ω)
C. Eb = 6 (V); rb = 0,3 (Ω)	D. Eb = 12 (V); rb = 3 (Ω)
Câu 3: Đoạn mạch A, B được mắc nối tiếp theo thứ tự, cuộn dây với hệ số tự cảm , biến trở R và tụ điện có điện dụng . Điểm M là điểm nối giữa R và C. Nếu mắc vào hai đầu A, M một ắc quy có suất điện động 12V và điện trở trong 4Ω điều chỉnh R= R1 thì có dòng điện cường độ 0,1875A. Mắc vào A, B một hiệu điện thế (V) rồi điều chỉnh R= R2 thì công suất tiêu thụ trên biến trở đạt cực đại bằng 160W. Tỷ số R1:R2 là 
A. 1,6.	B. 0,125.	C. 0,45.	D. 0,25.
Câu 4: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hoà với phương trình x = Acosωt (cm). Trong quá trình dao động của quả cầu, tỉ số giữa lực đàn hồi cực đại của lò xo và lực hồi phục cực đại là 1,5. Tỉ số giữa thời gian lò xo giãn và lò xo nén trong một chu kỳ bằng
A. 0,5.	B. 1,5.	C. 2.	D. 3.
Câu 5: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Nếu gọi u là hiệu điện thế giữa bản A và bản B của tụ điện thì điện tích của bản A biến thiên
A. ngược pha với u.	B. cùng pha với u.	C. sớm pha π/2 so với u.	D. trễ pha π/2 so với u.
Câu 6: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, người ta sử dụng nguồn sáng gồm các ánh sáng đơn sắc đỏ, vàng, chàm và lam. Vân sáng gần vân trung tâm nhất là vân sáng của ánh sáng màu
A. vàng.	B. đỏ.	C. chàm.	D. lam.
Câu 7: Một ống Cu-lít-giơ (ống tia X) đang hoạt động, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 11 kV. Bỏ qua tốc độ đầu của êlectron phát ra từ catôt. Lấy e = 1,6.10–19 C và me = 9,1.10–31 kg. Tốc độ của êlectron khi đến anôt (đối catôt) bằng
A. 4,4.106 m/s.	B. 4,4.107 m/s.	C. 6,22.106 m/s.	D. 6,22.107 m/s.
Câu 8: Tương tác từ không xảy ra khi 
A. một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.
B. hai thanh nam châm đặt gần nhau .
C. một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.
D. một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau.
Câu 9: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa, đại lượng nào sau đây của con lắc được bảo toàn?
A. Động năng và thế năng.	B. Động năng.
C. Cơ năng và thế năng.	D. Cơ năng.
Câu 10: Một điện áp xoay chiều có biểu thức (V) , giá trị điện áp hiệu dụng là 
A. V.	B. 100V	C. 220V.	D. .
Câu 11: Các hạt trong tia phóng xạ nào sau đây không mang điện tích?
A. Tia β–.	B. Tia α.	C. Tia β+.	D. Tia γ.
Câu 12: Dây đàn hồi AB dài 32 cm với đầu A cố định, đầu B nối với nguồn sóng. Bốn điểm M, N, P và Q trên dây lần lượt cách đều nhau khi dây duỗi thẳng (M gần A nhất, MA = QB). Khi trên dây xuất hiện sóng dừng hai đầu cố định thì quan sát thấy bốn điểm M, N, P, Q dao động với biên độ bằng nhau và bằng 5cm,đồng thời trong khoảng giữa M và A không có bụng hay nút sóng. Tỉ số khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa M và Q khi dây dao động là
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 13: Đặt điện áp u = 100√2cos100πt (V)(t tính bằng giây) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở 80Ω, tụ điện có điện dung F, cuộn dây có độ tự cảm 1/π(H). Khi đó, cường dòng điện trong đoạn mạch lệch pha π/4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. Điện trở của cuộn dây có giá trị là
A. 80 Ω.	B. 20 Ω.	C. 100 Ω.	D. 40 Ω.
Câu 14: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số được gọi là hai dao động ngược pha nếu độ lệch
pha của chúng bằng
A. với k.	B. với k .	C. với k.	D. với k .
Câu 15: Một sợi dây đàn hồi dài 130 cm, được rung với tần số f, trên dây tạo thành một sóng dừng ổn định. Người ta đo được khoảng cách giữa một nút và một bụng ở cạnh nhau bằng 10 cm. Sợi dây có
A. hai đầu cố định.	B. một đầu cố định và một đầu tự do.
C. sóng dừng với 13 bụng.	D. sóng dừng với 13 nút.
Câu 16: Một tụ điện có điện dung không đổi khi mắc vào mạng điện 110V - 60 Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 1,5 (A) Khi mắc tụ điện đó vào mạng điện 220 V - 50 Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 
A. 2,5 A.	B. 3,0 A.	C. 0,9 A.	D. 1,8 A.
Câu 17: Một người mắt cận có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Để nhìn rõ vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết, người đó cần đeo sát mắt một kính có độ tụ bằng 
A. – 2 dp.	B. 2 dp.	C. 0,5 dp.	D. – 0,5 dp.
Câu 18: Một con lắc đơn gồm vật nhỏ, sợi dây không dãn có chiều dài . Cho con lắc dao động diều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Tần số góc của dao động được tính bằng 
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 19: Tai con người có thể nghe được những âm có tần số nằm trong khoảng
A. từ 16 Hz đến 20 000 kHz.	B. từ 16 kHz đến 20 000 kHz.
C. từ 16 kHz đến 20 000 Hz.	D. từ 16 Hz đến 20 000 Hz.
Câu 20: Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch có biểu thức là i = 6√2cos(100πt - 2π/3) (A). Tại thời điểm t = 0, giá trị của i là	 
A. 3√6	B. −3√2 A.	C. −3√6 A.	D. 3√2 A.
Câu 21: Một chất quang dẫn có giới hạn quang điện là 1,88 μm. Lấy c = 3.108 m/s. Hiện tượng quang điện trong xảy ra khi chiếu vào chất này ánh sáng có tần số nhỏ nhất là
A. 1,452.1014 Hz.	B. 1,956.1014 Hz.	C. 1,875.1014 Hz.	D. 1,596.1014 Hz.
Câu 22: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số góc tại vị trí có gia tốc trọng trường . Khi qua vị trí , vật có vận tốc . Lực đàn hồi cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động có độ lớn:
A. 0 N.	B. 0,2 N.	C. 0,1 N.	D. 0,4 N.
Câu 23: Đặt điện áp vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở , tụ điện có dung kháng và cuộn dây thuần cảm có cảm kháng mắc nối tiếp. Công suất tiêu thụ của mạch bằng
	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 24: Quan sát những người thợ hàn điện, khi làm việc họ thường dùng mặt nạ có tấm kính để che mặt. Họ làm như vậy là để
A. chống bức xạ nhiệt làm hỏng da mặt.
B. chống hàm lượng lớn tia hồng ngoại tới mặt, chống lóa mắt.
C. tránh làm cho da tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại và chống lóa mắt.
D. ngăn chặn tia X chiếu tới mắt làm hỏng mắt.
Câu 25: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, người ta đo được khoảng cách giữa vân sáng bậc hai và vân sáng bậc năm cùng một phía vân trung tâm là 3 mm. Số vân sáng quan sát được trên màn biết bề rộng trường giao thoa là 11 mm :
A. 11	B. 8	C. 10	D. 9
Câu 26: Trong máy thu thanh vô tuyến, bộ phận dùng để biến đổi trực tiếp dao động điện thành dao động âm có cùng tần số là
A. mạch tách sóng.	B. mạch chọn sóng.	C. micrô.	D. loa.
Câu 27: Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 8.10-4H và tụ điện có điện dung C = 4nF. Vì cuộn dây có điện trở thuần nên để duy trì dao động của mạch với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản của tụ điện là 12 V, người ta phải cung cấp cho mạch một công suất P = 0,9 mW. Điện trở của cuộn dây có giá trị:
A. 10 Ω.	B. 2,5 Ω.	C. 5 Ω.	D. 1,25 Ω.
Câu 28: Một máy phát điện xoay chiều ba pha đang hoạt động bình thường, ba suất điện động xuất hiện trong ba cuộn dây của máy có cùng tần số, cùng biên độ và từng đôi một lệch pha nhau một góc
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 29: Khi bị nung nóng đến 3000oC thì thanh vonfam phát ra
A. tia tử ngoại, tia Rơn-ghen và tia hồng ngoại.
B. tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy.
C. ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại và tia Rơn-ghen.
D. tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia tử ngoại.
Câu 30: Một sóng truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 500 Hz, người ta thấy khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng phương truyền sóng dao động cùng pha là 80 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. v = 400 m/s.	B. v = 6,25 m/s.	C. v = 400 cm/s.	D. v = 16 m/s.
Câu 31: Một sóng cơ có tần số f lan truyền trong môi trường đàn hồi với vận tốc là v, khi đó bước sóng được tính theo công thức 
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 32: Một nguồn âm đặt tại O trong môi trường đẳng hướng. Hai điểm M và N trong môi trường tạo với O thành một tam giác đều. Mức cường độ âm tại M và N đều bằng 14,75 (dB) Mức cường độ âm lớn nhất mà một máy thu thu được khi đặt tại một điểm trên đoạn MN bằng
A. 16 dB	B. 18,5 dB	C. 16,8 dB	D. 18 dB.
Câu 33: Một con lắc đơn có chiều dài 1 m, được treo tại nơi có gia tốc trọng trường g = π2 m/s2. Giữ vật nhỏ của con lắc ở vị trí có li độ góc −9o rồi thả nhẹ vào lúc t = 0. Phương trình dao động của vật là
A. s = 5πcos(πt + π) (cm).	B. s = 5cos(πt + π) (cm).
C. s = 5πcos2πt (cm).	D. s = 5cos2πt (cm).
Câu 34: Một vật dao động điều hòa với biên độ 4 cm và chu kì 2 s. Quãng đường vật đi được trong 4s là
A. 32 cm.	B. 16 cm.	C. 64 cm.	D. 8 cm.
Câu 35: Một cần rung dao động với tần số 20 Hz tạo ra trên mặt nước những gợn lồi và gợn lõm là những đường tròn đồng tâm. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s. Ở cùng một thời điểm, hai gợn lồi liên tiếp (tính từ cần rung) có bán kính chênh lệch nhau
A. 4 cm.	B. 2 cm.	C. 6 cm.	D. 8 cm.
Câu 36: Một nguyên tử trung hòa có hạt nhân giống với một hạt trong chùm tia α. Tổng số hạt nuclôn và êlectron của nguyên tử này là
A. 4.	B. 2.	C. 6.	D. 8.
Câu 37: Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt?
A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.	B. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. Hiện tượng quang - phát quang.	D. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
Câu 38: Một ánh sáng đơn sắc khi truyền từ thuỷ tinh vào nước thì tốc độ ánh sáng tăng 1,35 lần. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng này là 4/3. Khi ánh sáng này truyền từ thuỷ tinh ra không khí thì bước sóng của nó
A. giảm 1,8 lần.	B. giảm 1,35 lần.	C. tăng 1,35 lần.	D. tăng 1,8 lần.
Câu 39: Khi nói về dao động duy trì của một con lắc, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dao động duy trì không bị tắt dần do con lắc không chịu tác dụng của lực cản.
B. Dao động duy trì được bổ sung năng lượng sau mỗi chu kì.
C. Biên độ của dao động duy trì giảm dần theo thời gian.
D. Chu kì của dao động duy trì nhỏ hơn chu kì dao động riêng của con lắc.
Câu 40: Một vật dao động với phương trình x = 6cos(4πt + π/6) (cm) (t tính bằng s). Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có li độ 3 cm theo chiều dương đến vị trí có li độ −3√3 cm là
A. 1/8s.	B. 1/4s.	C. 7/24s.	D. 5/24s.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_nam_mon_vat_li_lop_12_nam_hoc_2019_2020_tru.doc
  • xlsLY 12_LY 12_dapancacmade.xls