Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Công nghệ Lớp 11- Trường THPT Trần Quang Diệu - Mã đề: 209
Câu 1: Thành xi lanh động cơ xe máy gắn chi tiết tản nhiệt bằng:
A. Cánh quạt gió. B. Cánh tản nhiệt.
C. Các áo nước. D. Các bọng nước và các cánh tản nhiệt.
Câu 2: Trong chu trình làm việc của động cơ xăng 2 kỳ, ở kỳ 1, trong xi lanh diễn ra các quá trình:
A. Cháy-dãn nở, thải tự do và quét-thải khí
B. Cháy-dãn nở, thải tự do, nạp và nén
C. Quét-thải khí, thải tự do, nén và cháy
D. Quét-thải khí, lọt khí, nén và cháy
Câu 3: Nhiên liệu được đưa vào xilanh của động cơ xăng 4 kỳ vào thời điểm :
A. Cuối kỳ nén. B. Kỳ thải. C. Kỳ nén. D. Kỳ nạp.
Câu 4: Nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng là:
A. Cung cấp hòa khí sạch vào xi lanh của động cơ và thải không khí ra ngoài.
B. Cung cấp hòa khí sạch vào xi lanh của động cơ theo đúng yêu cầu phụ tải và thải sạch khí cháy ra ngoài.
C. Cung cấp hòa khí sạch vào xi lanh của động cơ và thải khí cháy ra ngoài.
D. Cung cấp không khí sạch vào xi lanh của động cơ và thải khí cháy ra ngoài.
Câu 5: Trong hệ thống năng lượng dùng bộ chế hòa khí xăng được hút qua vòi phun vào họng khuếch tán là do:
A. Vận tốc khí tại họng khuếch tán lớn hơn tại buồng phao.
B. Vận tốc khí tại họng khuếch tán nhỏ hơn tại buồng phao.
C. Áp suất tại họng khuếch tán lớn hơn buồng phao.
D. Áp suất tại họng khuếch tán nhỏ hơn tại buồng phao
TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG DIỆU TỔ VẬT LÝ –KTCN Họ và tên: . LỚP .. KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN CÔNG NGHỆ 11 Thời gian: 45 phút (Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm) Mã đề: 209 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA Câu 1: Thành xi lanh động cơ xe máy gắn chi tiết tản nhiệt bằng: A. Cánh quạt gió. B. Cánh tản nhiệt. C. Các áo nước. D. Các bọng nước và các cánh tản nhiệt. Câu 2: Trong chu trình làm việc của động cơ xăng 2 kỳ, ở kỳ 1, trong xi lanh diễn ra các quá trình: A. Cháy-dãn nở, thải tự do và quét-thải khí B. Cháy-dãn nở, thải tự do, nạp và nén C. Quét-thải khí, thải tự do, nén và cháy D. Quét-thải khí, lọt khí, nén và cháy Câu 3: Nhiên liệu được đưa vào xilanh của động cơ xăng 4 kỳ vào thời điểm : A. Cuối kỳ nén. B. Kỳ thải. C. Kỳ nén. D. Kỳ nạp. Câu 4: Nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng là: A. Cung cấp hòa khí sạch vào xi lanh của động cơ và thải không khí ra ngoài. B. Cung cấp hòa khí sạch vào xi lanh của động cơ theo đúng yêu cầu phụ tải và thải sạch khí cháy ra ngoài. C. Cung cấp hòa khí sạch vào xi lanh của động cơ và thải khí cháy ra ngoài. D. Cung cấp không khí sạch vào xi lanh của động cơ và thải khí cháy ra ngoài. Câu 5: Trong hệ thống năng lượng dùng bộ chế hòa khí xăng được hút qua vòi phun vào họng khuếch tán là do: A. Vận tốc khí tại họng khuếch tán lớn hơn tại buồng phao. B. Vận tốc khí tại họng khuếch tán nhỏ hơn tại buồng phao. C. Áp suất tại họng khuếch tán lớn hơn buồng phao. D. Áp suất tại họng khuếch tán nhỏ hơn tại buồng phao Câu 6: Tìm phương án sai? A. Bộ chế hoà khí có cả trong ĐC xăng và ĐC điêzen. B. Bộ chế hoà khí chỉ có trong ĐC xăng. C. Bộ chế hoà khí hoà trộn xăng và không khí ở ngoài xilanh. D. Bộ chế hoà khí không có trong động Điêzen. Câu 7: Nếu nhiệt độ dầu bôi trơn trong động cơ vượt mức cho phép thì dầu sẽ được đưa đến . . . để làm mát. A. Cácte. B. Két dầu. C. Bơm nhớt. D. Mạch dầu chính. Câu 8: Ở động cơ dùng bộ chế hòa khí, lượng hoà khí đi vào xilanh được điều chỉnh bằng cách tăng giảm độ mở của: A. Bướm ga. B. Vòi phun. C. Bướm gió. D. Van kim ở bầu phao. Câu 9: Ở động cơ dùng bộ chế hòa khí, lượng không khí đi vào xilanh được điều chỉnh bằng cách tăng giảm độ mở của: A. Bướm gió. B. Vòi phun. C. Van kim ở bầu phao. D. Bướm ga. Câu 10: Câu nào KHÔNG phải là nhiệm vụ của cơ cấu phối khí: A. Thải sạch khí xả ra ngoài. B. Đóng mở cửa khí đúng lúc. C. Nén nhiên liệu trong xilanh. D. Nạp đầy nhiên liệu vào xilanh Câu 11: Ở động cơ hai kỳ, ta pha nhớt vào xăng để bôi trơn theo những tỉ lệ nào? A. 1/20 đến 1/30. B. 1/10 đến 1/20. C. 1/20 đến 1/40. D. 1/30 đến 1/40. Câu 12: Chi tiết nào KHÔNG phải của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền A. Bánh đà B. Pit-tông C. Xi lanh D. Cácte Câu 13: Bánh đà được lắp vào đâu? A. Cổ khuỷu B. Đuôi trục cam C. Đuôi trục khuỷu D. Chốt khuỷu Câu 14: Trong sơ đồ cấu tạo các bộ phận chính của hệ thống khởi động bằng động cơ điện, KHÔNG có bộ phận nào sau đây? A. Động cơ điện. B. Khớp truyền động. C. Cần rung. D. Lò xo. Câu 15: Xe máy thường dùng hệ thống làm mát nào sau đây ? A. Làm mát bằng không khí. B. Làm mát bằng nước bằng phương pháp đối lưu C. Làm mát bằng dầu. D. Làm mát bằng nước bằng phương pháp cưỡng bức. Câu 16: Đâu KHÔNG phải là chi tiết của động cơ Điêzen: A. Bugi B. Vòi phun C. Trục khuỷu D. Thân máy. Câu 17: Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu nhớt vào nhiên liệu được dùng ở động cơ nào? A. Động cơ điêzen. B. Động cơ xăng 2 kỳ. C. Động cơ xăng. D. Động cơ điêzen 4 kỳ. Câu 18: Đối với động cơ 4 kỳ thì nhiên liệu điêzen được nạp vào dưới dạng nào? A. Nạp dạng hoà khí ở cuối kì nén. B. Phun tơi vào buồng cháy cuối kì nén. C. Nạp dạng hoà khí trong suốt kì nạp. D. Nạp dạng hoà khí trong đầu kì nén. Câu 19: Pit-tông được làm bằng vật liệu gì? A. Nhôm hợp kim B. Gang hợp kim C. Thép hợp kim D. Đồng hợp kim Câu 20: Ở hệ thống làm mát bằng nước, khi nhiệt độ của nước làm mát vượt quá giới hạn cho phép thì: A. Van hằng nhiệt chỉ mở một đường cho nước qua két làm mát. B. Van hằng nhiệt chỉ mở một đường cho nước chảy tắt về bơm. C. Van hằng nhiệt đóng cả hai đường nước. D. Van hằng nhiệt mở cả hai đường để nước vừa qua két nước vửa đi tắt về bơm. Câu 21: Xéc măng được lắp vào đâu? A. Xi lanh B. Cổ khuỷu C. Thanh truyền D. Pit-tông Câu 22: Hệ thống khởi động bằng khí nén sử dụng cho động cơ nào? A. Động cơ xăng cỡ trung bình và cỡ lớn. B. Động cơ điêzen cỡ nhỏ và trung bình . C. Động cơ điêzen cỡ trung bình và cỡ lớn. D. Cả động cơ xăng và điêzen cỡ nhỏ và trung bình. Câu 23: Điểm chết trên (ĐCT) của pít-tông là gì? A. Là vị trí tại đó vận tốc tức thời của pit-tông bằng 0. B. Là điểm chết mà pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất. C. Là vị trí mà ở đó pit-tông bắt đầu đi lên. D. Là điểm chết mà pit -tông ở xa tâm trục khuỷu nhất. Câu 24: Van an toàn trong hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức được mắc: A. Song song với van khống chế. B. Song song với bầu lọc. C. Song song với két làm mát. D. Song song với bơm đầu bôi trơn. Câu 25: Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức, nếu bầu lọc tinh bị tắc thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? A. Không có dầu bôi trơn lên đường dầu chính, động cơ dễ bị hỏng. B. Vẫn có dầu bôi trơn lên đường dầu chính, không có sự cố gì xảy ra. C. Dầu bôi trơn lên đường dầu chính không được lọc, các chi tiết được bôi trơn bằng dầu bẩn. D. Động cơ có thể ngừng hoạt động. Câu 26: Khi tắt khoá khởi động các chi tiết của bộ phận điều khiển và truyền động trở về vị trí ban đầu là nhờ: A. Cần gạt. B. Rơ le điện từ. C. Lò xo. D. Khớp truyền động. Câu 27: Đỉnh pit-tông có dạng lõm thường được sử dụng ở động cơ nào? A. 4 kỳ. B. Xăng. C. 2 kỳ. D. Điêzen Câu 28: Động cơ nào thường dùng pit-tông làm nhiệm vụ đóng mở cửa nạp, cửa thải? A. Động cơ xăng 4 kỳ. B. Động cơ 2 kỳ. C. Động cơ Điêden 4 kỳ. D. Tất cả đều sai. Câu 29: Tấm hướng gió trong hệ thống làm mát bằng không khí có tác dụng gì? A. Giảm tốc độ làm mát cho động cơ. B. Ngăn không cho gió vào động cơ. C. Định hướng cho đường đi của gió. D. Tất cả đều sai. Câu 30: Trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận tạo nên sự tuần hoàn cưỡng bức trong động cơ là: A. Quạt gió. B. Bơm nước. C. Van hằng nhiệt. D. Ống phân phối nước lạnh. Câu 31: Pit-tông của động cơ xăng 4 kỳ thường có hình dạng nào? A. Đỉnh lồi. B. Đỉnh tròn C. Đỉnh bằng D. Đỉnh lõm. Câu 32: Ở kỳ 1 của động cơ xăng 2 kỳ, giai đoạn “Quét-thải khí” được diễn ra A. Từ khi pit-tông ở ĐCT cho đến khi pit-tông bắt đầu mở cửa thải. B. Từ khi pít-tông mở cửa thải cho tới khi pit-tông bắt đầu mở cửa quét. C. Từ khi pit-tông mở cửa quét cho đến khi pit-tông xuống tới ĐCD. D. Từ khi pit-tông đóng cửa thải cho tới khi pit-tông lên đến ĐCT. Câu 33: Cấu tạo man nhê tô hệ thống đánh lữa điện tử không tiếp điểm gồm: A. Cuộn WN và nam châm B. Cuộn WN và cuộn WĐK C. Cuộn WN, WĐK và nam châm D. Cuộn WĐK và nam châm Câu 34: Việc đóng mở các cửa hút, cửa xả của động cơ xăng 2 kỳ công suất nhỏ là nhờ chi tiết nào? A. Nắp xi lanh. B. Do cácte. C. Các xu pap. D. Lên xuống của pit-tông. Câu 35: Trong động cơ điêzen 4 kỳ, nhiên liệu được phun vào xi lanh ở thời điểm nào? A. Cuối kỳ nạp B. Đầu kỳ nén C. Đầu kỳ nạp D. Cuối kỳ nén Câu 36: Lượng nhiên liệu điêzen phun vào xilanh được điều chỉnh nhờ vào: A. Bơm chuyển nhiên liệu. B. Các chi tiết được nêu. C. Vòi phun D. Bơm cao áp. Câu 37: Trong hệ thống phun xăng, hòa khí được hình thành ở đâu? A. Hòa khí được hình thành ở vòi phun. B. Hòa khí được hình thành ở xi lanh. C. Hòa khí được hình thành ở đường ống nạp. D. Hòa khí được hình thành ở bộ chế hòa khí. Câu 38: Trong một chu trình làm việc của động cơ 2 kỳ, trục khuỷu quay bao nhiêu độ? A. 3600 B. 5400 C. 1800 D. 7200 Câu 39: Chi tiết nào KHÔNG phải là của hệ thống làm mát : A. Bơm nước. B. Van khống chế dầu. C. Van hằng nhiệt D. Két nước. Câu 40: Ở kỳ 2 của động cơ xăng 2 kỳ, giai đoạn “lọt khí” được diễn ra A. Từ khi pit-tông mở cửa quét cho đến khi pit-tông xuống tới ĐCD. B. Từ khi pit-tông đóng cửa quét cho tới khi pit-tông đóng cửa thải. C. Từ khi pit-tông ở ĐCT cho đến khi pit-tông bắt đầu mở cửa thải D. Từ khi pít- tông mở cửa thải cho tới khi pit-tông bắt đầu mở cửa quét. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_ii_mon_cong_nghe_lop_11_truong_thp.doc
- KIỂM TRA 1 TIẾT LOP 11 KỲ 2_KT 1 TIẾT 11 KỲ 2_phieudapan.doc