Đề khảo sát chất lượng đội tuyển HSG liên trường khối THPT huyện Triệu Sơn mở rộng lần 2 môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2020-2021

Đề khảo sát chất lượng đội tuyển HSG liên trường khối THPT huyện Triệu Sơn mở rộng lần 2 môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2020-2021

Câu 1: (2,0 điểm)

1. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ xM, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Tính giá trị của m và x?

2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi dùng nước vôi để loại bỏ mỗi khí độc sau đây ra khỏi không khí bị ô nhiễm: Cl2 , SO2 , H2S , NO2.

Câu 2: (2,0 điểm)

1. Sắp xếp tính axit của các axit sau: HF, HCl, HBr, HI theo chiều giảm dần, giải thích?

2. Từ quặng photphorit, có thể điều chế axit photphoric theo sơ đồ sau:

Biết hiệu suất chung của quá trình là 90%. Để điều chế được 1 tấn dung dịch H3PO4 49%, cần khối lượng quặng photphorit chứa 73% Ca3(PO4)2 là bao nhiêu tấn?

Câu 3: (2,0 điểm)

1. Cho các dung dịch muối A, B, C, D chứa các gốc axit khác nhau. Các muối B, C đốt trên ngọn lửa vô sắc phát ra ánh sáng màu vàng.

- A tác dụng với B thu được dung dịch muối tan, kết tủa trắng E không tan trong nước và axit mạnh, giải phóng khí F không màu, không mùi, nặng hơn không khí. Tỉ khối hơi của F so với H2 bằng 22.

 

docx 8 trang phuongtran 6730
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đội tuyển HSG liên trường khối THPT huyện Triệu Sơn mở rộng lần 2 môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG
LIÊN TRƯỜNG KHỐI THPT HUYỆN TRIỆU SƠN MỞ RỘNG
LẦN 2 - NĂM HỌC 2020-2021
Môn: HÓA HỌC - Lớp 12 THPT
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày khảo sát: 12 tháng 11 năm 2020
(Đề khảo sát có 03 trang, gồm 10 câu)
Cho biết khối lượng nguyên tử (u): H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na= 23; S = 32; 
Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: (2,0 điểm)
1. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ xM, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Tính giá trị của m và x? 
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi dùng nước vôi để loại bỏ mỗi khí độc sau đây ra khỏi không khí bị ô nhiễm: Cl2 , SO2 , H2S , NO2.
Câu 2: (2,0 điểm)
1. Sắp xếp tính axit của các axit sau: HF, HCl, HBr, HI theo chiều giảm dần, giải thích?
2. Từ quặng photphorit, có thể điều chế axit photphoric theo sơ đồ sau:
Biết hiệu suất chung của quá trình là 90%. Để điều chế được 1 tấn dung dịch H3PO4 49%, cần khối lượng quặng photphorit chứa 73% Ca3(PO4)2 là bao nhiêu tấn?
Câu 3: (2,0 điểm) 
1. Cho các dung dịch muối A, B, C, D chứa các gốc axit khác nhau. Các muối B, C đốt trên ngọn lửa vô sắc phát ra ánh sáng màu vàng. 
- A tác dụng với B thu được dung dịch muối tan, kết tủa trắng E không tan trong nước và axit mạnh, giải phóng khí F không màu, không mùi, nặng hơn không khí. Tỉ khối hơi của F so với H2 bằng 22.
- C tác dụng với B cho dung dịch muối tan không màu và khí G không màu, mùi hắc, gây ngạt, nặng hơn không khí, làm nhạt màu dung dịch nước Brôm.
- D tác dụng với B thu được kết tủa trắng E. Mặt khác D tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa trắng. 
Hãy tìm A, B, C, D, E, F, G và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Cho a mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi H2O qua than nung đỏ, thu được 1,6a mol hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, H2. Dẫn toàn bộ X qua dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,02 mol KHCO3 và 0,06 mol K2CO3, thu được dung dịch Y chứa 12,76 gam chất tan, khí thoát ra còn có CO và H2. Bỏ qua sự hoà tan các khí trong nước. Tính giá trị của a?
Câu 4: (2,0 điểm)
1. Lập phương trình hóa học cho các phản ứng oxi hóa – khử sau:
a. C6H5CH2CH3 + KMnO4 (đun nóng) + H2SO4 → C6H5COOH + CO2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O.
b. Cr2S3 + Mn(NO3)2 + K2CO3 → K2CrO4 + K2SO4 + K2MnO4 + NO + CO2.
2. Trộn 8,1 gam Al với 35,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch chứa 1,9 mol HCl và 0,15 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z (không chứa muối amoni) và 0,275 mol hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Z. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch M; 0,025 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5) và 280,75 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong Y là bao nhiêu?
Câu 5: (2,0 điểm)
Cho hidrocacbon X tác dụng với dung dịch brom dư được dẫn xuất tetrabrom chứa 75,8% brom (theo khối lượng). Khi cộng brom (1:1) thu được cặp đồng phân cis-trans.
1. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên của X.
2. Viết phương trình của X với:
a. Dung dịch KMnO4 (trong môi trường H2SO4)
b. Dung dịch AgNO3/NH3
c. H2O (xúc tác Hg2+/H+)
d. HBr theo tỉ lệ 1:2
Câu 6: (2,0 điểm)
1. A là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O2. A phản ứng hết với Na dư sinh ra H2 có số mol bằng số mol của A. A tác dụng được với Na2CO3, nhưng không phản ứng với NaHCO3. Khi tác dụng với HCl tạo hợp chất có công thức C7H7OCl, còn tác dụng với Br2 tạo được dẫn xuất tribrom. 
a. Lập luận xác định cấu tạo A và gọi tên.
b. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta – 1,3 – đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là bao nhiêu?
Câu 7: (2,0 điểm)
Mắc nối tiếp 2 bình điện phân: Bình X chứa 800 ml dung dịch MCl2 nồng độ a (mol/l) và HCl nồng độ 4a (mol/l). Bình Y chứa AgNO3. Sau 3 phút 13 giây điện phân thì khối lượng kim loại tụ ở bình X là 0,16 gam, bình Y là 0,54 gam. Sau 9 phút 39 giây điện phân thấy khối lượng kim loại tụ ở bình X là 0,32 gam, bình Y là 1,62 gam. Ngưng điện phân, lọc lấy các dung dịch ở 2 bình trên rồi đổ vào nhau thì được dung dịch Z có tổng thể tích là 1,6 lít và thu được 0,61705 gam kết tủa.
a. Xác định kim loại M?
b. Tính nồng độ mol của các dung dịch X, Y, Z?
c. Hãy so sánh thể tích khí thoát ra ở anôt của các bình X và Y. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Coi thể tích của các dung dịch không thay đổi khi điện phân.
Câu 8: (2,0 điểm)
1. Bốn chất hữu cơ A, B, C, D có cùng CTPT là C6H10O4 đều không tác dụng với Na. Khi tác dụng với dd NaOH thì:
- A cho 1 muối và 2 ancol đồng đẳng kế tiếp.
- B cho 2 muối và 1 ancol.
- C tạo 1 muối và 1 ancol.
- D cho 2 muối, 1 xeton và nước.
 Xác định CTCT của A, B, C, D và viết phương trình hóa học các phản ứng. 
2. Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là bao nhiêu?
Câu 9: (2,0 điểm)
Hỗn hợp E gồm một este hai chức và hai este đơn chức (đều mạch hở và được tạo bởi từ các ancol no). Hiđro hóa hoàn toàn 0,2 mol E cần dùng 0,2 mol H2 (xúc tác Ni, to) thu được hỗn hợp X gồm hai este. Đun nóng toàn bộ X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol và 24,06 gam hỗn hợp Z gồm các muối của axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 0,72 mol O2, thu được CO2 và 12,78 gam H2O. Phần trăm về khối lượng của este có phân tử khối lớn nhất trong E là bao nhiêu?
Câu 10: (2,0 điểm)
1. Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế những chất khí nào trong số các khí sau: O2, NH3, SO2, CO2, H2, CH4, NO2? Giải thích. Mỗi khí C điều chế được, hãy chọn một cặp chất A và B thích hợp và viết phản ứng điều chế chất khí đó? 
2. Từ metan, các chất vô cơ và điều kiện cần thiết viết các PTHH điều chế: vinyl axetat, phenol.
 .HẾT 
Họ tên thí sinh:..................................................................SBD:..................
Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
HDC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG
LIÊN TRƯỜNG KHỐI THPT HUYỆN TRIỆU SƠN
LẦN 2 - NĂM HỌC 2020-2021
Môn: HÓA HỌC - Lớp 12 THPT
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày khảo sát: 12 tháng 11 năm 2020
 (Đáp án khảo sát có 06 trang, gồm 10 câu)
Câu
Nội dung
Điểm
1
1
H+ = 0,025 mol
Ba(OH)2 0,25x mol
pH = 12 ® pOH = 2 ® mol OH- = 5.10-3 .
mol OH- ban đầu = 0,5x = 0,025 + 5.10-3.
® x = 0,06 
Mol Ba2+ = 0,015 mol; mol SO42- = 0,0025
Kết tủa BaSO4 = 0,0025 mol ® m = 0,5825 gam
0,25
0,25
0,25
0,25
2
2Ca(OH)2 + 2Cl2 → CaCl2 + Ca(ClO)2 + 2H2O
 Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3↓ + H2O
Ca(OH)2 + H2S → CaS + 2H2O
2Ca(OH)2 + 4NO2 → Ca(NO2)2 + Ca(NO3)2 + 2H2O
0,25
0,25
0,25
0,25
2
1
Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự F, Cl, Br, I
Þ độ dài liên kết HF, HCl, HBr, HI tăng dần 
Þ độ bền liên kết giảm dần 
Þ lực axit giảm dần theo thứ tự HI, HBr, HCl, HF.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
KL H3PO4 = 0,49 tấn.
Sơ đồ Ca3(PO4)2 ® 2H3PO4.
 310 2.98 (tấn)
 ? 0,49
m Ca3(PO4)2 = 0,775 (tấn)
 ® m quặng = 1,18 (tấn)
0,25
0,5
0,25
3
1
A: Ba(HCO3)2; B: NaHSO4 C: Na2SO3; D: BaCl2; E: BaSO4; F: CO2; G: SO2.
Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 ® BaSO4 ↓+Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O 
Na2SO3+ 2NaHSO4 ® Na2SO4 + SO2↑ + H2O
BaCl2 + 2NaHSO4 ® BaSO4↓ + Na2SO4 + 2HCl 
BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl↓.
0,5
0,25
0,25
2
Nếu chất tan chỉ có KHCO3 (0,14 mol) thì mKHCO3 = 14 gam > 12,76 gam
® chất tan gồm KHCO3 và K2CO3 có mol tương ứng là x, y.
Bảo toàn K ® x + 2y = 0,14 và bảo toàn m, 100x + 138y = 12,76
 x = 0,1; y = 0,02
Bảo toàn C ® CO2 trong X = 0,04 mol = a – mol ( CO2 + H2O) phản ứng
= a –0,6a = 0,4 a ® a = 0,1.
0,25
0,25
0,5
4
1
a. 5C6H5CH2CH3 + 12KMnO4 (đun nóng) + 18H2SO4 → 5C6H5COOH + 5CO2 + 6K2SO4 + 12MnSO4 + 28H2O.
C-2 + C-3 → C+3 + C+4 + 12e (x5)
Mn+7 + 5e → Mn+2 (x12)
b. Cr2S3 → 2Cr+ 6 + 3S+ 6 + 30e (x 1) 
 Mn(NO3)2 + 2e → Mn+ 6 + 2N+2 (x 15)
Cr2S3 + 15Mn(NO3)2 + 20K2CO3 →2K2CrO4 +3K2SO4 +15 K2MnO4 +30NO +20CO2
0,25
0,25
0,25
0,25
43,3 gam gồm: Al, Fe, O, NO3-.
2
Ta có nNO=0,025mol =>nH+dư=0,025.4=0,1mol và nFe2+=0,075mol
ta có mAgCl + mAg=280,75 =>nAg=0,075mol=>nFe2+ tạo Ag = 0,075mol
=>trong Y nFe2+=0,15mol
Trong Y có Fe2+=0,15 mol, Al=0,3, Cl-=1,9, H+=0,1, Fe3+=x
BT điện tích =>nFe3+=0,2 mol
=>trong X nFe=0,2+0,15=0,35 mol
vì nH+dư=0,1=>BT H nH2O=(1,9+0,15-0,1)/2=0,975
trong X nO=a, nNO3-=b
BT O a+3b+0,15.3=0,275+0,975
BT KL 16a+62b=35,2-0,35.56
=>a=b=0,2mol=>Fe(NO3)2=0,1mol=>mFe(NO3)2=18g
=>% mFe(NO3)2=18/43,3=41,57%
0,25
0,25
0,25
0,25
5
Hidrocacbon X: CxHy
CxHy + 2Br2 → CxHyBr4 ; theo giả thiết: %Br = =75,8 → 12x + y = 102
Giá trị thỏa mãn: x=8 , y=6. CTPT của X: C8H6 (k= 6).
Vì X có khả năng phản ứng với brom theo tỉ lệ 1:1 và 1:2 chứng tỏ phân tử X có 2 liên kết p kém bền và 1 nhân thơm. CTCT của X: phenyl axetilen.
Phương trình phản ứng:
5 + 8KMnO4 + 12H2SO4 → 5 + 5CO2 + 4K2SO4 + 8MnSO4 + 12H2O
 + AgNO3 + NH3 → + NH4NO3
 + H2O 
 + 2HBr → 
0,5
0,5
Mỗi PTHH đúng được 0,25
6
1
A phản ứng hết với Na dư sinh ra H2 có số mol bằng số mol của A → A có hai nguên tử H linh động.
A tác dụng được với Na2CO3, nhưng không phản ứng với NaHCO3 → A có nhóm chức phenol chứ không có chức axit.
Khi A tác dụng với HCl tạo hợp chất có công thức C7H7OCl → A có 1 nhóm ancol phản ứng với HCl.
→ A có 1 nhóm chức ancol và 1 nhóm phenol.
A tác dụng với Br2 tạo được dẫn xuất tribrom nên A có CTCT là m- HOC6H4CH2OH.
3-(hidroxi metyl)phenol
PTHH
m- HOC6H4CH2OH + 2Na → m- NaOC6H4CH2ONa + H2.
m- HOC6H4CH2OH + Na2CO3 → m- NaOC6H4CH2OH + NaHCO3.
m- HOC6H4CH2OH + HCl → m- HOC6H4CH2Cl + H2O.
m- HOC6H4CH2OH + 3Br2 → m- HOC6HBr3CH2OH + 3HBr
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Phản ứng trùng hợp tổng quát:
nCH2=CH-CH=CH2 +mCH2=CH-C6H5 →
-(-CH2-CH=CH-CH2-)-n-(-CH(C6H5)-CH2-)-m.
-(-CH2-CH=CH-CH2-)-n-(-CH(C6H5)-CH2-)-m + n Br2 
Ta thấy polime còn có phản ứng cộng Br2 vì mạch còn có liên kết đôi.
Khối lượng polime phản ứng được với 1 mol Br2: (2,834.160)/1,731=262. 
Cứ một phân tử Br2 phản ứng với một liên kết C=C, khối lượng polime chứa 1 liên kết đôi là 54n + 104m = 262.
Vậy chỉ có nghiệm n = 1 và m = 2 phù hợp.
Tỉ lệ butađien : stiren = 1 : 2.
0,25
0,25
0,25
0,25
7
a) Có hai bình điện phân mắc nối tiếp:
• Bình X chứa 800 ml dd MCl2 và HCl
• Bình Y chứa 800 ml dd AgNO3
Ta lại có các thí nghiệm
Sau 3 phút 13 giây = 193s = t1, khối lượng kim loại ở X là 0,16 gam và ở Y là 0,54 g
Sau 9 phút 39 giây = 579s = t2 = 2t1, khối lượng kim loại ở X là 0,32 gam và ở Y là 1,62 g
Khi tăng gấp 3 thời gian, khối lượng kim loại ở X tăng gấp 2, khối lượng kim loại ở Y tăng gấp 3. Do đó, ta có thể suy ra khi tăng gấp 2 thời gian (t = 386s) muối MCl2 ở bình X điện phân hết và phần thời gian còn lại (193s) HCl bị điện phân. Ở bình Y, sau 579s muối AgNO3 có thể bị điện phân chưa hết.
Ta có các pt:
Bình X:
MCl2 	= M + Cl2 	2HCl = H2 + Cl2
0,005 	 0,005 mol 	0,005	 0,0025 mol
Bình Y:
2AgNO3 +H2O = 2Ag + 1/2O2 + 2HNO3
0,015 0,015 0,015
Gọi số mol MCl2, HCl lần lượt có trong X là x, 4x (mol) ; số mol AgNO3 ở bình Y là y (mol). Ứng với thời gian tăng gấp đôi (khi t = 386s) ta có các khối lượng kim loại M ở X =0,32 gam và khối lượng Ag ở Y =1,08 gam
Ta có các pt sau:
Bảo toàn điện lượng 2.0,32/M = 0,01® M = 64. Vậy M là Cu
b) Sau thời gian 6 phút 26 giây (2t1) ở bình X điện phân
nCu = 0,32:64= 0,005 mol ® điện phân nCuCl2 = 0,005 mol = ban đầu
nHCl ban đầu = 0,02 mol
Sau 9 phút 39 giây 
Bình Y đã điện phân AgNO3 0,015 mol, sau điện phân dung dịch có AgNO3(dư).
Bình X đã điện phân CuCl2 (hết) = 0,005 mol và HCl = 0,005 mol, sau điện phân dung dịch có HCl dư = 0,015 mol
Mà kết tủa thu được sau khi trộn hai dung dịch là AgNO3 4,3.10-3 mol
® AgNO3(dư) = 4,3.10-3 mol
® tổng mol AgNO3 ban đầu = 0,015 + 4,3.10-3 = 0,0193 mol
® Trong dung dịch Y, CM AgNO3 = 0,024125M (VddY = 1,6-0,8 = 0,8 lít)
Trong dung dịch X, CM (CuCl2) = 0,005/0,8 = 6,25.10-3 (M)
	CM (HCl) = 6,25.10-3.4= 0,025M
Trong dung dịch Z, HCl dư = (0,015 – 4,3.10-3)/1,6 = 6,6875.10-3M.
c) 
Anôt bình X có pứ: 2Cl- = Cl2 + 2e ; 
Anôt bình Y có pứ: H2O =1/2O2 + 2H+ + 2e.
Suy ra thể tích khí sinh ra ở X gấp đôi ở bình Y.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
8
1
Dễ thấy A, B, C, D là các este.
A là CH3OCO – CH2 – COOC2H5 
B là HCOO-CH2-CH2-CH2-OCOCH3 Hoặc HCOO-CH2-CH2-OCOC2H5.
C là C2H5OCO-COOC2H5 Hoặc CH3OCO-CH2CH2 -COOCH3
 Hoặc CH3OCO-CH(CH3) -COOCH3.
D là HCOO-C(CH3)2- OCOCH3
PTHH
CH3OCO – CH2 – COOC2H5 + 2NaOH® CH2(COONa)2 + CH3OH + C2H5OH.
HCOO-CH2-CH2-CH2-OCOCH3 + 2NaOH ® HCOONa+CH3COONa + HO[CH2]3OH
HCOO-CH2-CH2-OCOC2H5 + 2NaOH ® HCOONa+C2H5COONa + C2H4(OH)2.
C2H5OCO-COOC2H5 + 2NaOH ® (COONa)2 + 2C2H5OH
HCOO-C(CH3)2- OCOCH3 + NaOH ® HCOONa+CH3COONa + (CH3)2CO + H2O
0,5
 0,5
2
0,75
0,25
9
Các muối của axit đơn chức nên nY = nE = 0,2 
→ Đốt Y được 
→ nO (trong Y) = 0,71 + 0,51.2 – 0,72.2 = 0,29 > nY 
=> hỗn hợp Y chứa →
 0,09.CR + 0,11.CR’ = 0,51 → 
Tìm este:
* BTKL: mX = 12,78 + 0,51.44 – 0,72.32 + 24,06 – 0,29.40 = 24,64 gam
* Hai este trong X : 
→ C2H5COOC3H7 và 
* Este hai chức trong E là : 0,09 mol => Este có phân tử khối lớn nhất trong E.
* %m = 0,09.132/(24,64-0,2.2) = 49,01%.
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
10
1
Để điều chế được khí C như bộ dụng cụ vẽ thì khí C phải có đặc điểm: không tan trong nước (hoặc ít tan trong nước) và không tác dụng với nước 
→ có thể điều chế được các khí: O2, CO2, H2, CH4.
	- Phản ứng điều chế: 
2H2O2 H2O + O2
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4
0,5
 0,5
2
Từ metan, các chất vô cơ và điều kiện cần thiết viết các PTHH điều chế: vinyl axetat, phenol.
2CH4 1500oC, làm lạnh nhanh C2H2 + 3H2. 
C2H2 + H2O HgSO4, 80oC CH3CHO
CH3CHO + O2 to CH3COOH
C2H2 + CH3COOH to CH3COOCH=CH2.
C2H2 600oc, bột C C6H6.
C6H6 + Cl2 to C6H5Cl + HCl.
C6H5Cl + 2NaOH đặc to ,P C6H5ONa + NaCl + H2O.
C6H5ONa + HCl to C6H5OH + NaCl.
 0,5
 0,5
Thí sinh làm cách khác đúng, vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_doi_tuyen_hsg_lien_truong_khoi_thpt_h.docx