Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề: Đột biến gen (Phần 1) (Có đáp án)

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề: Đột biến gen (Phần 1) (Có đáp án)

Câu 1: Gen bình thường có các nuclêôtit như sau 600A và 900G. Gen đột biến sinh ra do thay thế nuclêôtit. Gen đột biến tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 601A và 899G. Đây là đột biến.

A. thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A.

B. thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.

C. thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.

D. thay thế 1 cặp X-G bằng 1 cặp G-X.

Câu 2: Gen có chiều dài 2550 A0 và có 1900 liên kết hidro gen bị đột biến thêm một cặp A- T . Số lượng nucleotit từng loại môi trường cung cấp cho gen đột biến tự sao mã 4 lần

A. A =T = 5265 , G = X = 6000.

B. A =T = 5250 , G = X = 6000.

C. A =T = 5265 , G = X = 6015.

D. A =T = 5250 , G = X = 6015.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng?

A. Đột biến gen lặn không được biểu hiện.

B. Đột biến gen trội chỉ được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp trội.

C. Đột biến gen trội được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp trội hoặc dị hợp.

D. Đột biến gen lặn chỉ được biểu hiện ở cơ thể dị hợp.

Câu 4: Hóa chất acridin khi gắn vào mạch mới được tổng hợp trên phân tử ADN sẽ gây ra đột biến gen loại:

A. mất 1 cặp nu.

 

doc 7 trang phuongtran 4430
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề: Đột biến gen (Phần 1) (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15 – Ôn tập phần đột biến gen số 1
Câu 1: Gen bình thường có các nuclêôtit như sau 600A và 900G. Gen đột biến sinh ra do thay thế nuclêôtit. Gen đột biến tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 601A và 899G. Đây là đột biến.
A. thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A. 
B. thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
C. thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T. 
D. thay thế 1 cặp X-G bằng 1 cặp G-X.
Câu 2: Gen có chiều dài 2550 A0 và có 1900 liên kết hidro gen bị đột biến thêm một cặp A- T . Số lượng nucleotit từng loại môi trường cung cấp cho gen đột biến tự sao mã 4 lần
A. A =T = 5265 , G = X = 6000.
B. A =T = 5250 , G = X = 6000.
C. A =T = 5265 , G = X = 6015.
D. A =T = 5250 , G = X = 6015.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng?
A. Đột biến gen lặn không được biểu hiện.
B. Đột biến gen trội chỉ được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp trội.
C. Đột biến gen trội được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp trội hoặc dị hợp.
D. Đột biến gen lặn chỉ được biểu hiện ở cơ thể dị hợp.
Câu 4: Hóa chất acridin khi gắn vào mạch mới được tổng hợp trên phân tử ADN sẽ gây ra đột biến gen loại:
A. mất 1 cặp nu.
B. thêm 1 cặp nu.
C. thay thế 1 cặp nu.
D. mất hoặc thêm 1 cặp nu.
Câu 5: Một đoạn của gen cấu trúc có trình tự các nucleotit trên mạch gốc là như sau
 3’.. TAX - AAG – ATT- TAT- AAA- AAX- XAT- XGG – GAG – GXX - GAA - XAT.. 5’
Nếu đột biến mất đi nucleotit thứ 19 là X thì số aa mà môi trường cần cung cấp cho quá trình dịch mã là bao nhiêu?
A. 8aa
B. 6aa
C. 4aa
D. 11aa
Câu 6: Khi nói về đột biến gen , xét các kết luận sau đây
1- Quá trình nhân đôi không tuân theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn tới đột biến gen
2- Đột biến gen trội ở thể dị hợp cũng được gọi là thể đột biến
3- Đột biến gen chỉ được phát sinh trong môi trường có tác nhân đột biến
4- Gen đột biến ở đời bộ mẹ luôn được truyền lại cho con cháu
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Mức phản ứng là giới hạn .... (1) .... của một .... (2) .... trước những điều kiện môi trường khác nhau:
A. (1) thường biến; (2) kiểu hình.
B. (1) đột biến; (2) kiểu gen.
C. (1) đột biến; (2) kiểu hình.
D. (1) thường biến; (2) kiểu gen.
Câu 8: Cho các nhận định sau 
1- Thường biến không di truyền còn mức phản ứng di truyền 
2- Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường 
3- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen với môi trường 
4- Thường biến phát sinh phải thông qua con đường sinh sản 
5- Thường biến là phản ứng thích nghi của sinh vật trước môi trường 
Các nhận định đúng là
A. 1, 2, 5.
B. 1,2, 3,4.
C. 1,2,3,5.
D. 1,3,4,5.
Câu 9: Ví dụ nào sau đây là thường biến?
A. Hầu hết những người châu Á có mắt đen.
B. Người châu Á thường có kích thước cơ thể bé hơn người châu Âu.
C. Những người sống ở vùng nóng, thường xuyên tiếp xúc với nắng da thường đen hơn.
D. Có rất nhiều người châu Âu có tóc bạch kim.
Câu 10: Guanin dạng hiếm G* kết hợp với ...(I)... trong quá trình nhân đôi tạo ra dạng đột biến ...(II).. I và II lần lượt là
A. Adenin , thay thế cặp G- X bằng cặp A- T.
B. Timin thay thế cặp G- X bằng cặp A- T.
C. Timin thay thế cặp G- X bằng cặp T- A.
D. Adenin , thay thế cặp G- X bằng cặp T- A.
Câu 11: Đặc điểm chung cuả các đột biến là
A. đồng loạt định hướng và di truyền được.
B. có tính chất cá thể và ngẫu nhiên.
C. ở từng cá thể định hướng và di truyền được.
D. có tính chất cá thể định hướng và không di truyền được.
Câu 12: Kết luận nào sau đây là không đúng
A. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì đột biến vẫn có thể xảy ra.
B. Cơ thể mang gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến.
C. Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình luôn được biếu hiện.
D. Quá trình nhân đôi không tuân theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến.
Câu 13: Một gen không phân mảnh mã hóa được 498 axit amin trong prôtêin hoàn chỉnh, gen này bị đột biến mất một bộ ba mã hóa. Khi gen đột biến phiên mã môi trường nội bào cung cấp 7485 ribônuclêôtit tự do. Có bao nhiêu phân tử mARN được tạo thành ?
A. 4
B. 6
C. 5
D. 8
Câu 14: Trình tự mã hóa cho một chuỗi polypeptit có hiệu số giữa nucleotit loại A với một loại khác là 20%, trình tự này chứa 2760 liên kết hidro. Sau khi xử lý đột biến điểm thì số lượng liên kết hidro của gen là 2759, số lượng A của gen sau khi đột biến là
A. 361 A.
B. 359 A.
C. 839 A.
D. 841 A.
Câu 15: Trong sản xuất nông nghiệp, phát biểu nào dưới đây về năng suất, giống, kỹ thuật sản xuất là không đúng:
A. Kỹ thuật là yếu tố quyết định trong việc tăng năng suất của vật nuôi và cây trồng. 
B. Năng suất là kết quả tác động của giống và kỹ thuật. 
C. Kỹ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen quy định.
D. Kiểu gen quy định giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hoặc cây trồng.
Câu 16: Hóa chất 5- BU thường gây đột biến gen dạng thay thế A- T bằng cặp G- X . Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN . Để xuất hiện loại đột biến trên gen đột biến cần trải qua mấy lần nhân đôi
A. 2 lần.
B. 3 lần.
C. 1 lần.
D. 4 lần.
Câu 17: Loại đột biến gen được phát sinh do tác nhân đột biến xen vào mạch khuôn khi ADN đang tự nhân đôi là :
A. Mất 1 cặp nucleotit. 
B. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A.
C. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X.
D. Thêm một cặp nucleotit. 
Câu 18: Những dạng đột biến không làm thay đổi số lượng nucleotit của gen là :
A. Mất và them 1 cặp nucleotit. 
B. Mất và thay thế một cặp nuleotit.
C. Thêm và thay thế 1 và 2 cặp nucleotit
D. Thay thế 1 và 2 cặp nucleotit
Câu 19:
Gen A có 6102 liên kết hidro và trên một mạch của gen có X = 2A = 4T , trên mạch còn lại có X = A+T . Gen bị đột biến điểm hình thành nên gen a , gen a có ít hơn gen A 3 liên kết H . Số nucleotit loại G của gen đột biến là 
A. 1581
B. 1583
C. 1580
D. 1582
Câu 20: Cho mạch mã gốc của gen cấu trúc 3’ TAX- TTT – XXG – AXX - TGX- TXG – TAT 5' Nếu đột biến mất 3 cặp nucleotit ở ba vị trí 11, 14 , 16 thì số aa trên chuỗi peptit được tạo thành từ gen này như thế nào ?
A. Chuỗi pêptit chỉ gồm 2 aa
B. Chuỗi peptit dài hơn do không xuất hiện bộ ba kết thúc 
C. Chuỗi peptit mất 1 aa 
D. Chuỗi peptit mất một aa và có thể thay đối ở 2aa
Câu 21: Gen đột biến nào sau đầy luôn biều hiện thành kiểu hình ngay khi ở trạng thái dị hợp
A. Gen quy định bệnh bach tạng 
B. Gen quy định bệnh mù màu 
C. Gen quy định bện máu khó động 
D. Gen quy định bệnh hồng cầu lưỡi liềm 
Câu 22: Gen D có 1560 liên kết H trong số các nucleotit loại G = 1.5 A . gen D bị đột biến điểm thành gen d làm cho gen d hơn gen D 1 liên kết H . Gen d nhân đôi 3 lần liên tiếp số nucleotit loại A mà môi trường cung cấp cho là
A. 1673
B. 1680 
C. 717 
D. 726
Câu 23: Gen B có chiều dài 0,51µm và tỷ lệ A/ G = 3/7 . gen B bị đột biến thành gen b có kích thước không đổi và có 4051 liên kết hidro . khi tế bào có kiểu gen Bb bước vào nguyên phân ở kì giữa , tổng số nucleotit các loại trong các gen B và b là
A. G= X = 1878 , A=T = 4202 
B. G= X = 2010 , A=T = 900
C. G= X = 2101 , A=T = 999
D. G= X = 4202 , A=T = 1798
Câu 24: Do phóng xạ một gen bị đột biến dẫn đến hậu quả làm mất aa thứ 12 trong chuỗi polipepetit do gen điều khiển tổng hợp . Biết gen đột biến it hơn gen bình thường 7 liên kết hidro . Khi gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số nucleotit mỗi loại do môi trường nội bào cung cấp giảm đi bao nhiêu so với gen chưa đột biến
A. A=T = 2 , G=X = 1 
B. A = T = 62 , G = X = 31 
C. A= T = 64 , G= X = 32
D. A = T = 62 , G = X = 32 
Câu 25: Trong chăn nuôi, trồng trọt, tính trạng chất lượng có mức phản ứng ..(H: hẹp; R: rộng), tính trạng số lượng có mức phản ứng ..(H: hẹp; R: rộng). Mức phản ứng của từng tính trạng thay đổi tuỳ theo kiểu gen của từng ..(G: giống; L: loài). 
A. R; H; L 
B. H; R; G. 
C. H; R; L. 
D. R; H; G
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: C
Gen ban đầu có 600 A và 900 G , gen đột biến có 601 A và 899 G => thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T 
Câu 2: A
Tổng nu = (2250 : 3,4) x 2 = 1500 nu
3G + 2A = 1900
=> G = X = 400 (nu)
A = T = 350 (nu)
Nên gen đột biến:
G = X = 400
A = T = 351
Tự sao mã 4 lần, số nu môi trường cung cấp
G = X = (24 - 1) x 400 = 15 x 400 = 6000
A = T = (24 - 1) x 351 = 15 x 351 = 5265
Câu 3: C
A- sai . Đột biến lặn được biểu hiện trong trạng thái đồng hợp lặn
B- Sai . Ở thể dị hợp và đồng hợp thì đột bién gen trội vẫn luôn được biểu hiện
C- Đúng .
D- Sai . ở trạng thái dị hợp gen luôn bị gen trội ức chế và không được biểu hiện
Câu 4: A
Khi hóa chất acridin khi được gắn vào mạch mới tổng hợp trên phân tử ADN thì sẽ gây ra đột biến mất 1 cặp nucleotit, khi gằn với mạch khuôn của phân tử ADN thì gây ra đột biên thêm một cặp nucleotit 
Câu 5: B
Đoạn gen ban đầu
 3’.. TAX - AAG – ATA- TAT- AAA- AAX- XAT- XGG – GAG – GXX - GAA - XAT.. 5’
Đoạn gen bị đột biến mất đi nucleotit thứ 19 là X ta có
 3’.. TAX - AAG – ATA- TAT- AAA- AAX- ATX-GGG-AGG- XXG- AAX- AT.. 5’
mARN .....AUG- UUX - UAU- AUA-UUU- UUG-UAG ( MÃ KẾT THÚC )
ð Có 6 bộ ba mã hóa aa nên có 6 môi trường cung cấp cho quá trình dịch mã 6 aa
Câu 6: B
1 – Đúng , Quá trình nhân đôi không tuân theo nguyên tắc bổ sung thì ADN con được sinh ra không giống với ADN mẹ ban đầu
2- Đúng , Gen trội đột biến biểu hiện thành kiểu hình ở trạng thái đồng hợp và dị hợp
3- Sai , ngay khi trong môi trường không có tác nhân đột biến thì đột biến vẫn xảy ra
5- Sai .Đột biến ở có thể bố mẹ ở tế bào sinh dưỡng không được truyền lại cho thế hệ sau
ð Số đáp án đúng là 2
Câu 7: D
Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau
Câu 8: C
Đáp án đúng là 1,2,3,5 
Câu 9: C
Ví dụ C thể hiện sự biến đổi của màu da dưới tác động của môi trường nóng nên da đen hơn - thường biến
Câu 10: B
Ta có quá trình thay thế G * - X bằng A-T trong quá trình nhân đôi được mô tả như sau
G * - X → G * - T →A- T
Câu 11: B
Đặc điểm chung của đột biến là có tính chất ngẫu nhiên và tính chất cá thể
Câu 12: C
A- Đúng . Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì trong hệ gen một số loài có chất di hiện tượng gen vận động, hoặc hiện tượng bazow hiếm gây nên đột biến gen
B- Đúng . Trạng thái dị hợp không được biểu hiện thành kiểu hình
D đúng quá trình nhân đôi không tuân theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn đến hiện tượng ADN con không giống với ADN mẹ , gây hiện tượng đột biến gen
=>C sai
Câu 13: C
Gen ban đầu có được 498 axit amin trong prôtêin hoàn chỉnh
Gen đột biến mất đi một bộ ba mã hóa aa nên số aa trong protein hoàn chỉnh do gen đó phiên mã là 498 - 1 = 497 . 
Số bộ ba trong phân tử m ARN đột biến là 497 + 1 + 1 = 499 bộ ba 
Gen đột biến phiên mã một lần cần số nu là: 499 x 3
=> Số mARN: = 5
Câu 14: D
Có A = T; G = X
A + G = 50%
A - G = 20%
=> A = 35%; G = 15%
=> G = A ;
3 x A + 2A = 2760 
=> A = 840; G = 360
=> Gen ban đầu A = T = 840
 G = X = 360
Gen đột biến điểm và số liên kết H bị giảm đi 1 nên đột biến đưuọc tạo ra là đột biến thay thế một cặp G X bằng một cặp A T . 
Số A của gen đột biến: 840 +1 = 841 (Do đột biến là đột biến thay thế)
Câu 15: A
A- Sai. Kiểu gen là yếu tố quyết định năng suất cảu giống vật nuôi và cây trồng , kĩ thuật thuật là yếu tố gọp phần tăng năng suất của vật nuôi và cây trồng .
B,C, D . Đúng
Câu 16: B
Quá trình đột biến thay thế A_ T được mô tả lại bằng quá trình sau
A- T →A- BU →G- BU →G- X
Để xuất hiện loại đột biến trên gen đột biến cần trải qua 3 lần nhân đôi
Câu 17: D
Khi một tác nhân đột biến xen vào mạch khuôn thì ADN polimeraza sẽ gắn các nucloetit tự do bắt cặp bổ sung với tác nhân gây đột biến nên trên mạch tổng hợp sẽ có nhiều hơn trên mạch khuôn một nucleotit . Mạch mới được tổng hợp tham gia vào quá trình nhân đôi tạo ra một gen mới có nhiều hơn gen gốc ban đầu 1 cặp nucleotit
Câu 18: D
Đột biến mất và thêm điều làm thay đổ số lượng nucleotit trong gen
Đột biến thay thế cặp nucleotit là đột biến thay thê cặp nucleoti này bằng cặp nucleotit khác loại nên không làm thay đổi số lượng nucleotit
Câu 19: A
Một mạch: X = 2A = 4T
Đặt: T = x => A = 2x; X = 4x
Mạch còn lại:A = x; T = 2x; G = 4x
=> X = A + T = 3x
Như vậy tính trên cả gen:
A = T = 3x và G = X = 7x
=> A = T = 678
G = X = 1582
Gen A bị đột biến mất 1 cặp G ≡ X nên G trong gen đột biến là 
G = 1582 -1 = 1581
Câu 20: A
Mạch mã gốc 3’ TAX- TTT – XXG – AXT- XTG – TAT5 '
m ARN 5’ AUG-AAA- GGX - UGA ( mã kết thúc ) 
= > Khoảng cách giưã mã mở đầu và mã kết thúc có 2 aa nên số aa trong chuỗi peptit là 2 
Câu 21: D
Gen đột biến nào sau đầy luôn biều hiện thành kiểu hình ngay khi ở trạng thái dị hợp khi gen đó là gen trội 
Trong tất cả các gen thì gen trội là gen quy định bệnh hồng cầu lưỡi liềm
Câu 22: A
Ta có 
G = 1.5 A và 2 A + 3 G = 1560
=> 2 A + 3 x 1, 5 x 3 A = 2 A + 4,5 A = 6,5 A = 1560
A = 240 ; G = 360
Gen d hơn gen D một liên kết H nên thay thế một cặp A - T bằng G - X, nên gen d có 
A = 239 và G = 361 
Số nucleotit loại A mà môi trường cần cung cấp là 
361 X = 1673 
Câu 23: D
Số nucleotit có trong gen A là 
(0.51 : 3,4)x 104x 2 = 3000
Số nucleotit loại A trong gen là 
3000 : ( 3+ 3 +7 +7 ) x3 = 450
Số nucleoetit loại G là 
3000:2 -450 = 1050
Số liên kêt H trong gen là 
1050 X 3 + 450x 2 = 4050
Trong gen đột biến có 4051 liên kết H nên gen đột biến thay thế một cặp G- X bằng một cặp A- T 
Số nucleoeotit từng loại trong gen đột biến là 
A = T = 449 
G = X = 1050 + 1 = 1051
Số nucleotit từng loại trong các gen B và b ở kì giữa nguyên phân là 
A = T = (450 + 451) x 2 = 1798
G = X =(1051 + 1050) x2 = 4202
Câu 24: B
Mất đi aa thứ 12 - mất 3 cặp nucleotit và gen đôt biến mất đi 7 liên kết H 
Gọi x là số nucleotit loại A mất đi trong đột biến 
y là số nucleotit loại G mất đi sau đột biến nên ta có 
x+ y = 3 và 2x+3y = 7 
=> x = 2 và y = 1 
Số nucleotit loại A môi trường cung cấp sẽ giảm đi là 
2 X ( 25 - 1 ) = 31x 2 = 62
Số nucleotit loại G môi trường cung cấp sẽ giảm đi là 
1 x ( 25 - 1 ) = 31
Câu 25: B

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_12_chuyen_de_dot.doc