Các câu hỏi trắc nghiệm luyện thi Y- Dược môn Hóa học - Chủ đề12.2 Cacbohiđrat - Lê Trọng Hiếu

Các câu hỏi trắc nghiệm luyện thi Y- Dược môn Hóa học - Chủ đề12.2 Cacbohiđrat - Lê Trọng Hiếu

Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Chất nào sau đây là monosaccarit?

A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Aminozơ. D. Glucozơ.

Câu 2: Nồng độ glucozơ trong máu người hầu như không đổi và vào khoảng

A. 0,001%. B. 1,0%. C. 0,01%. D. 0,1%.

Câu 3: Saccarozơ và glucozơ đều thuộc loại:

A. đisaccarit. B. monosaccarit. C. polisaccarit. D. cacbohiđrat.

Câu 4: Chất thuộc loại đường đisaccarit là

A. saccarorơ. B. fructozơ. C. glucozơ. D. xenlulozơ.

Câu 5: Amilozơ được tạo thành từ các gốc

A. α-glucozơ. B. β-fructozơ. C. β-glucozơ. D. α-fructozơ.

Câu 6: Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của

A. ancol. B. xeton. C. este. D. anđehit.

pdf 10 trang phuongtran 5761
Bạn đang xem tài liệu "Các câu hỏi trắc nghiệm luyện thi Y- Dược môn Hóa học - Chủ đề12.2 Cacbohiđrat - Lê Trọng Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 12.2 Cacbohiđrat_ Luyện thi Y – Dược Biên soạn: Lê Trọng Hiếu 
Hướng dẫn cập nhật đáp án tại: 1 
Chủ đề 12.2 CACBOHIĐRAT 
Tóm tắt tính chất hóa học của cacbohiđrat 
TC Nội dung Glucozơ Fructozơ Saccarozơ Mantozơ Tinh bột Xenlulozơ 
CTPT C6H12O6 C6H12O6 C12H22O11 C12H22O11 (C6H10O5)n (C6H10O5)n 
Phân nhóm Monosaccarit Đisaccarit Polisaccarit 
1 
Thủy phân (xúc 
tác H
+
). 
− − + + + + 
2 
Cu(OH)2, nhiệt 
độ thường. 
+ + + + − − 
3* 
Cu(OH)2/ OH
-
, 
t°. 
+ + − + − − 
4 AgNO3/ NH3. + + − + − − 
5 
Dung dịch 
nước Br2. 
+ − − + − − 
6 H2/ Ni, t°. + + − + − − 
7 Dung dịch I2. − − − − + − 
8* 
HNO3 đặc/ 
H2SO4 đặc. 
+ + + + + + 
9* (CH3CO)2O + + + + + + 
10* NaOH – CS2 − − − − − + 
 * Kiến thức ngoài SGK, hoặc thuộc nội dung tinh giản năm 2020 của Bộ GD & ĐT. 
Hệ thống kiến thức đã học 
- Chất cho được phản ứng tráng bạc thì đồng thời cũng cho phản ứng Cu(OH)2/ OH
-
, t° (kết tủa 
Cu2O, đỏ gạch) (xem chủ đề 12.1 (Phần 1)). 
- Chất làm mất màu dung dịch nước brom (xem chủ đề 12.1 (Phần 1)). 
Chủ đề 12.2 Cacbohiđrat_ Luyện thi Y – Dược Biên soạn: Lê Trọng Hiếu 
Hướng dẫn cập nhật đáp án tại: 2 
Câu hỏi ôn tập 
Câu 1: Chất nào sau đây là monosaccarit? 
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Aminozơ. D. Glucozơ. 
Câu 2: Nồng độ glucozơ trong máu người hầu như không đổi và vào khoảng 
A. 0,001%. B. 1,0%. C. 0,01%. D. 0,1%. 
Câu 3: Saccarozơ và glucozơ đều thuộc loại: 
A. đisaccarit. B. monosaccarit. C. polisaccarit. D. cacbohiđrat. 
Câu 4: Chất thuộc loại đường đisaccarit là 
A. saccarorơ. B. fructozơ. C. glucozơ. D. xenlulozơ. 
Câu 5: Amilozơ được tạo thành từ các gốc 
A. α-glucozơ. B. β-fructozơ. C. β-glucozơ. D. α-fructozơ. 
Câu 6: Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của 
A. ancol. B. xeton. C. este. D. anđehit. 
Câu 7: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại polisaccarit? 
A. Amilopectin. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Glucozơ. 
Câu 8: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh 
năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là 
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Mantozơ. 
Câu 9: Chất X có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. Hiđro hóa hoàn toàn X 
hoặc Y đều co cùng một sản phẩm. Y là chất nào sau đây? 
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Aminozơ. D. Fructozơ. 
Câu 10: Quả chuối xanh có chứa chất X làm iot chuyển thành màu xanh tím. Chất X là: 
A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ. 
Câu 11: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và 
A. CH3CHO. B. HCOOH. C. CH3COOH. D. C2H5OH. 
Câu 12: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng 
A. hoà tan Cu(OH)2. B. dung dịch Br2. C. tráng gương. D. thủy phân. 
Câu 13: Cho các gluxit (cacbohiđrat): saccarozơ, fructozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số gluxit khi thuỷ 
phân trong môi trường axit tạo ra glucozơ là: 
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. 
Câu 14: Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozơ? 
A. Sản xuất rượu etylic. B. Nhiên liệu cho động cơ đốt trong. 
C. Tráng gương, tráng ruột phích. D. Thuốc tăng lực trong y tế. 
Câu 15: Cho dãy các chất tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy 
thuộc loại monosaccarit là: 
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. 
Câu 16: Chọn phát biểu sai: 
Chủ đề 12.2 Cacbohiđrat_ Luyện thi Y – Dược Biên soạn: Lê Trọng Hiếu 
Hướng dẫn cập nhật đáp án tại: 3 
A. Glucozơ có nhiều trong quả nho chín, saccarozơ có nhiều trong mía. Glucozơ có vị ngọt hơn 
saccarozơ. 
B. Sobitol thuộc loại ancol đa chức. 
C. Cacbohyđrat đều là những hợp chất hữu cơ tạp chức. 
D. Saccarozơ chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng. 
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Saccarozơ có phản ứng tráng gương. 
B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. 
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. 
D. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. 
Câu 18: Trong công nghiệp chế tạo ruột phích, người ta thực hiện phản ứng hoá học nào sau đây? 
A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3. 
B. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3. 
C. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3. 
D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3. 
Câu 19: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường? 
A. Glucozơ, glixerol và metyl axetat. B. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic. 
C. Glucozơ, glixerol và saccarozơ. D. Glixerol, glucozơ và etyl axetat. 
Câu 20: Nhận xét nào sau đây không đúng? 
A. Nhỏ dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy có màu xanh, đem đun nóng thấy mất màu, để nguội lại 
xuất hiện màu xanh. 
B. Miếng cơm cháy vàng ở đáy nồi ngọt hơn cơm phía trên. 
C. Nhỏ dung dịch iot vào một lát chuối xanh thấy màu miếng chuối chuyển từ trắng sang xanh 
nhưng nếu nhỏ vào lát chuối chín thì không có hiện tượng gì. 
D. Glucozơ và fructozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều làm mất màu dung 
dịch nước brom. 
Câu 21: Cho các chất sau: xenlulozơ, amilozơ, saccarozơ, amilopectin. Số chất chỉ được tạo nên từ 
các mắt xích α-glucozơ là 
A. 1. B. 4. C. 5. D. 2. 
Câu 22: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? 
(1) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột. 
(2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. 
(3) Khi thủy phân hoàn toàn saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit. 
(4) Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ. 
(5) Fuctozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fuctozơ có nhóm –CHO . 
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. 
Câu 23: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: 
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. 
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. 
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. 
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu 
được một loại monosaccarit duy nhất. 
(e) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. 
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. 
Số phát biểu đúng là: 
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. 
Câu 24: So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ. 
(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH. 
(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc. 
Chủ đề 12.2 Cacbohiđrat_ Luyện thi Y – Dược Biên soạn: Lê Trọng Hiếu 
Hướng dẫn cập nhật đáp án tại: 4 
(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit. 
(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau. 
(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng. 
Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là: 
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. 
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn hai gluxit X và Y đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O. 
Hai gluxit đó là: 
A. Saccarozơ và fructozơ. B. Xenlulozơ và glucozơ. 
C. Tinh bột và glucozơ. D. Tinh bột và saccarozơ. 
Câu 26: Hai chất glucozơ và fructozơ đều 
A. tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường thành dung dịch màu xanh lam. 
B. có nhóm –CH=O trong phân tử. 
C. chủ yếu tồn tại dạng mạch hở. 
D. có phản ứng thủy phân trong môi trường axit. 
Câu 27: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: 
(a) Fructozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. 
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, khi đun với dung dịch H2SO4 loãng thì sản phẩm thu 
được đều có phản ứng tráng gương. 
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam đậm. 
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm xelulozơ và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu 
được một loại monosaccarit duy nhất. 
(e) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. 
Số phát biểu đúng là: 
A. 3. B. 5. C. 4. D. 1. 
Câu 28: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch 
glucozơ phản ứng với: 
A. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng. 
B. kim loại Na. 
C. H2 (Ni, t
o
). 
D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. 
Câu 29: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch phản ứng với 
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch có màu xanh lam là 
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. 
Câu 30: Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau : 
(1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thủy phân. 
(2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản 
ứng tráng bạc. 
(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau. 
(4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ. 
(5) Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ. 
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là : 
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. 
Câu 31: Cho các phát biểu sau: 
(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc; 
(2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác; 
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp; 
(4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit. 
Phát biểu đúng là 
A. (2) và (4). B. (3) và (4). C. (1) và (2). D. (1) và (3). 
Chủ đề 12.2 Cacbohiđrat_ Luyện thi Y – Dược Biên soạn: Lê Trọng Hiếu 
Hướng dẫn cập nhật đáp án tại: 5 
Câu 32: Cho dãy các chất: anđehit axetic, axetilen, glucozơ, axit axetic, metyl axetat. Số chất trong 
dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là 
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. 
Câu 33: Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl? 
A. Thực hiện phản ứng tráng bạc. 
B. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan. 
C. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic. 
D. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2. 
Câu 34: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun 
nóng là: 
A. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ. B. fructozơ, saccarozơ và tinh bột. 
C. glucozơ, saccarozơ và fructozơ. D. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. 
Câu 35: Cho các phát biểu sau : 
(a) Glucozơ và fructozơ phản ứng với H2 (t
o, Ni) đều cho sản phẩm là sobitol. 
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. 
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. 
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch 
màu xanh lam. 
(e) Fructozơ là hợp chất đa chức. 
(f) Có thể điều chế ancol etylic từ glucozơ bằng phương pháp sinh hóa. 
Số phát biểu đúng là : 
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. 
Câu 36: Cho các phát biểu sau: 
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic. 
(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước. 
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. 
(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết -1,4-glicozit. 
(e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc. 
(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. 
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là 
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. 
Câu 37: Phản ứng với chất nào sau đây có thể chuyển hoá glucozơ, fructozơ thành những sản phẩm 
giống nhau? 
A. Phản ứng với dung dịch nước brom. B. Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. 
C. Phản ứng với Na. D. Phản ứng với dd AgNO3/NH3. 
Câu 38: Hai chất đồng phân của nhau là 
A. fructozơ và glucozơ. B. mantozơ và glucozơ. 
C. fructozơ và mantozơ. D. Tinh bột và xenlulozơ. 
Câu 39: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. 
Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, t ), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là 
A. glucozơ, saccarozơ. B. glucozơ, sobitol. 
C. glucozơ, fructozơ. D. glucozơ, etanol. 
Câu 40: Nước ép quả chuối chín có thể cho phản ứng tráng gương là do 
A. có chứa đường saccarozơ. B. có chứa một lượng nhỏ anđehit. 
C. có chứa đường glucozơ. D. có chứa một lượng nhỏ axit fomic. 
Câu 41: Cho các phát biểu sau: 
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. 
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. 
Chủ đề 12.2 Cacbohiđrat_ Luyện thi Y – Dược Biên soạn: Lê Trọng Hiếu 
Hướng dẫn cập nhật đáp án tại: 6 
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch 
màu xanh lam. 
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. 
(f) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng và ). 
Số phát biểu đúng là 
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. 
Câu 42: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → glucozơ → X → Y → etyl axetat. X và Y lần lượt 
là: 
A. ancol etylic, natri axetat. B. glucozơ, ancol etylic. 
C. ancol etylic, axit axetic. D. ancol etylic, anđehit axetic. 
Câu 43: Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói  X Y Sobitol. Các chất X, Y lần lượt 
là 
A. xenlulozơ, glucozơ. B. tinh bột, etanol. C. xenlulozơ, etanol. D. tinh bột, glucozơ. 
Câu 44: Hai chất đồng phân của nhau là: 
A. glucozơ và mantozơ. B. fructozơ và glucozơ. 
C. fructozơ và mantozơ. D. saccarozơ và glucozơ. 
Câu 45: Cho các chất sau: axetilen, metanal, axit fomic, metyl fomat, glixerol, saccarozơ, metyl 
acrylat, vinyl axetat, triolein, fructozơ, glucozơ. Số chất trong dãy làm mất mầu dung dịch nước 
brom là: 
A. 9 B. 7 C. 6 D. 8 
Câu 46: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: 
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. 
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. 
(c) Glucozơ và saccarozơ đều có trong máu người và động vật. 
(d) Độ ngọt của fructozơ > saccarozơ > glucozơ. 
(e). Xenlulozơ không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng. 
(g). Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. 
Số phát biểu đúng là : 
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. 
Câu 47: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(a) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. 
(b) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng. 
(c) Cho glucozơ tác dụng với H2, Ni, đun nóng. 
(d) Đun nóng dung dịch saccarozơ có axit vô cơ làm xúc tác. 
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là 
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. 
Câu 48: Nhỏ vài giọt dung dịch loãng I2 vào mặt cắt củ khoai lang thấy xuất hiện màu xanh tím là 
do: 
A. tinh bột có cấu trúc xoắn. 
B. tinh bột là một polisaccarit. 
C. tinh bột hấp thụ iot nhờ cấu tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng. 
D. tinh bột hấp phụ iot nhờ cấu tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng. 
Câu 49: Ứng dụng nào sau đây là của tinh bột? 
A. Tinh bột là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo như tơ visco, tơ axetat. 
B. Tinh bột là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo phim ảnh,... 
C. Trong y học, tinh bột được dùng làm thuốc tăng lực. 
D. Trong công nghiệp, tinh bột được dùng để sản xuất bánh kẹo, glucozơ và hồ dán. 
Chủ đề 12.2 Cacbohiđrat_ Luyện thi Y – Dược Biên soạn: Lê Trọng Hiếu 
Hướng dẫn cập nhật đáp án tại: 7 
Câu 50: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: 
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng 
T Dung dịch iot Màu xanh tím 
X, Z Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường Dung dịch màu xanh lam 
X,Y Dung dịch brom Mất màu dung dịch brom 
X, Y, Z, T lần lượt là: 
A. Glucozơ, triolein, glixerol, hồ tinh bột. B. Triolein, glucozơ, glixerol, hồ tinh bột. 
C. Glucozơ, glixerol, hồ tinh bột, triolein. D. Triolein, glucozơ, hồ tinh bột, triolein. 
Câu 51: Ba chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức đơn giản nhất là CH2O. Kết quả thí nghiệm của 
các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau: 
 Chất 
Thuốc thử 
X Y Z 
Quỳ tím Hóa đỏ Không đổi màu Không đổi màu 
Dung dịch AgNO3/NH3 Không hiện tượng Kết tủa Ag Kết tủa Ag 
Cu(OH)2 nhiệt độ thường Tan Dung dịch xanh thẫm Không hiện tượng 
X, Y, Z lần lượt là các chất nào sau đây? 
A. Axit axetic, glucozơ, metyl fomat. B. Axit axetic, metyl fomat, glucozơ. 
C. Anđehit fomic, fructozơ, metyl axetat. D. Anđehit fomic, metyl axetat, fructozơ. 
Câu 52: Chỉ dùng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường và khi đun nóng, không thể nhận biết được tất cả các 
chất trong dãy nào dưới đây? 
A. Các dung dịch glucozơ, metyl axetat, metyl fomat, axit axetic. 
B. Các dung dịch saccarozơ, fructozơ, tinh bột, natri fomat. 
C. Các dung dịch glucozơ, glixerol, ancol etylic, anđehit axetic. 
D. Các dung dịch saccarozơ, glixerol, axit fomic, fructozơ. 
Câu 53: Glucozơ không phản ứng với tác chất nào sau đây? 
A. dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng). B. Cu(OH)2. 
C. H2, xúc tác Ni, t
o
. D. H2O, xúc tác H
+
. 
Câu 54: Lần lượt tiến hành các thí nghiệm với saccarozơ và fructozơ. Kết quả thí nghiệm được ghi 
nhận trong bảng sau: 
Thuốc thử Saccarozơ Fructozơ 
Dung dịch AgNO3/NH3, t°
 .(1) . .(2) . 
Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng dung dịch xanh lam .(3) . 
Những từ (hoặc cụm từ) thích hợp được điền vào các chỗ trống (1), (2) và (3) lần lượt là 
A. không phản ứng, kết tủa bạc, không phản ứng. 
B. không phản ứng, kết tủa bạc, dung dịch xanh lam. 
C. dung dịch xanh lam, không phản ứng, kết tủa bạc. 
D. dung dịch xanh lam, kết tủa bạc, không phản ứng. 
Câu 55: Cho các dung dịch không màu đựng trong lọ riêng biệt: glucozơ, axit propionic, etanol. Có 
thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên chỉ qua một lần thử? (điều kiện phản 
ứng xem như có đủ). 
A. Dung dịch AgNO3/NH3. B. Cu(OH)2. 
C. Nước brom. D. Quỳ tím. 
Câu 56: Cho chuỗi phản ứng sau: Amilopectin 2 o
H O
H ,t 
  X 2o
H /Ni
t
  Y (biết X, Y là các hợp chất 
hữu cơ, X không tham gia phản ứng thủy phân). Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. X là hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở. 
B. X chứa liên kết 1,4-glicozit trong phân tử. 
C. Y có công thức phân tử C6H14O6. 
Chủ đề 12.2 Cacbohiđrat_ Luyện thi Y – Dược Biên soạn: Lê Trọng Hiếu 
Hướng dẫn cập nhật đáp án tại: 8 
D. Thay amilopectin bằng amilozơ thì không thể tạo thành X. 
Câu 57: Oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được sản phẩm hữu cơ có 
công thức phân tử là 
A. C6H14O6. B. C6H14NO7. C. C6H15NO7. D. C6H12NO6. 
Câu 58: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ được 
tiến hành theo các bước sau: 
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng (II) oxit sau đó cho hỗn hợp 
vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi 
một nhúm bông có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn 
khí. 
Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng 
trong ống nghiệm (ống số 2). 
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có 
hỗn hợp phản ứng). 
Cho các phát biểu sau: 
(a) Sau bước 3, màu trắng của CuSO4 khan chuyển thành màu xanh của CuSO4.5H2O. 
(b) Thí nghiệm trên còn được dùng để định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ. 
(c) Dung dịch Ca(OH)2 được dùng để nhận biết CO2 sinh ra trong thí nghiệm trên. 
(d) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên. 
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ổng số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khi ra khỏi dung 
dịch trong ống số 2. 
Số phát biểu đúng là 
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. 
Câu 59: Cho các phát biểu sau : 
(1) Hidro hoá hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic 
(2) Phản ứng thuỷ phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ. 
(3) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo. 
(4) Saccarozơ bị hoá đen trong H2SO4 đặc. 
(5) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. 
(6) Nhóm cacbohidrat còn được gọi là gluxit hay saccarit thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
 (7) Fructozơ chuyển thành glucozơ trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm. 
(8) Cho nhúm bông vào dung dịch H2SO4 70% đun nóng khuấy nhẹ, bông tan ra. 
(9) Thủy phân (xúc tác H+ ,to ) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit. 
(10) Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2 
(11) Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to ) có thể tham gia phản ứng tráng gương 
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là: 
 A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. 
Câu 60: Hỗn hợp X gồm hai chất là glucozơ và fructozơ có khối lượng là 27 gam. Cho X tác dụng 
với một lượng dư AgNO3/NH3 (t
o) thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m 
A. 43,2. B. 32,4. C. 16,2. D. 27,0. 
Câu 61: Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong 
dung dịch NH3, thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch glucozơ đã dùng là: 
 A. 0,20M. B. 0,01M. C. 0,10M. D. 0,02M. 
Câu 62: Lên men 37,50 gam glucozơ với hiệu suất 60%, toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra được hấp 
thụ hết vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 69,44. B. 41,67. C. 25,00. D. 20,83. 
Câu 63: Thuỷ phân dung dịch chứa 34,2 gam mantozơ một thời gian. Lấy toàn bộ sản phẩm thu 
được sau phản ứng thuỷ phân cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản 
ứng hoàn toàn thu được 31,32 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân mantozơ là: 
Chủ đề 12.2 Cacbohiđrat_ Luyện thi Y – Dược Biên soạn: Lê Trọng Hiếu 
Hướng dẫn cập nhật đáp án tại: 9 
A. 50% B. 45% C. 72,5% D. 55% 
Câu 64: Lên men m gam gạo (chứa 80% khối lượng là tinh bột, hiệu suất lên men là 50%) thu được 
460 ml ancol etylic 50 . Biết % khối lượng riêng của ancol etylic là 0,80g/ml. Giá trị của m là: 
A. 810g B. 760g C. 520g D. 430g 
Câu 65: Người ta sản xuất rượu vang từ nho với hiệu suất 95%. Biết trong loại nho này chứa 60% 
glucozơ, khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml. Để sản xuất 100 lít rượu vang 10o cần khối 
lượng nho là: 
A. 20,59 kg. B. 26,09 kg. C. 27,46 kg. D. 10,29 kg. 
Câu 66: Thủy phân hoàn toàn 0,01 mol saccarozơ trong môi trường axit, với hiệu suất là 70%, thu 
được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X thu được dung dịch Y, đem dung dịch Y tác dụng với 
lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là: 
A. 6,48 B. 3,024 C. 3,672 D. 4,32 
Câu 67: Thủy phân m (gam) xenlulozơ trong môi trường axit. Sau một thời gian phản ứng, đem 
trung hòa axit bằng kiềm, sau đó cho hỗn hợp tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 
thu được m (gam) Ag. Xác định hiệu suất của phản ứng thủy phân xenlulozơ ? 
A. 80%. B. 66,67%. C. 75%. D. 50%. 
Câu 68: Thủy phân 68,4 gam saccarozơ với hiệu suất 70%. Dung dịch thu được sau phản ứng được 
chia thành 2 phần bằng nhau. Phần (I) cho phản ứng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu 
được x gam Ag. Phần (II) làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa y mol brom. Giá trị của x, y lần lượt 
là 
A. 15,12 và 0,07. B. 30,24 và 0,07. C. 15,12 và 0,14. D. 60,48 và 0,14. 
Câu 69: Lên men m gam glucozơ (hiệu suất 75%), thành ancol etylic và khí CO2. Dẫn toàn bộ 
lượng CO2 vào bình nước vôi trong thấy tách ra 40 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm từ từ dung 
dịch NaOH vào dung dịch X đến khi lượng kết tủa tối đa thì dừng lại và sử dụng hết 0,04 mol dung 
dịch NaOH. Giá trị của m là: 
A. 57,6. B. 52,8. C. 45,0. D. 43,2. 
Câu 70: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng 
CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch 
X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì 
cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là 
A. 72,0. B. 90,0. C. 64,8. D. 75,6. 
Câu 71: Để điều chế 26,73 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 
65% (d = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. V gần nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 20. B. 30. C. 18. D. 29. 
Câu 72: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glucozơ, axit axetic, anđehit fomic và etylen 
glicol. Sau phản ứng thu được 21,28 lít khí CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Thành phần % theo khối 
lượng của etylen glicol trong hỗn hợp X là 
A. 63,67%. B. 42,91%. C. 41,61%. D. 47,75%. 
Câu 73: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X (glucozơ, fructozơ, metanal và axit etanoic) cần 3,36 
lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu 
được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 10,0. B. 12,0. C. 15,0. D. 20,5. 
Câu 74: Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần vừa đủ 
4,48 lít O2 (đktc), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được khí CO2 và 3,51 gam H2O. 
Thể tích khí CO2 thu được (đktc) là 
A. 4,480 lít. B. 4,368 lít. C. 3,360 lít. D. 3,136 lít. 
Chủ đề 12.2 Cacbohiđrat_ Luyện thi Y – Dược Biên soạn: Lê Trọng Hiếu 
Hướng dẫn cập nhật đáp án tại: 10 
Câu 75: Đốt cháy hoàn toàn một cacbohiđrat X, thu được hỗn hợp sản phẩm Y chỉ gồm CO2 và 
H2O. Y được hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,4 mol Ca(OH)2 thu được 20 gam kết tủa, đồng thời 
khối lượng bình tăng 35,4 gam. X là 
A. Glucozơ. B. Xenlulozơ. C. Mantozơ. D. Saccarozơ. 
Câu 76: Cho 28,8 gam hỗn hợp X gồm propinal, glucozơ, fructozơ tác dụng với lượng dư dung 
dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 103,6 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của propinal trong X 
là 
A. 42,5%. B. 85,6%. C. 37,5%. D. 40,0%. 
Câu 77: Thủy phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic, toàn 
bộ khí CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 850 gam kết tủa. Biết hiệu suất giai 
đoạn thủy phân và lên men đều là 85%. Giá trị của m là: 
A. 952,9. B. 810,0. C. 688,5. D. 497,4. 
Câu 78: Chia m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ thành ba phần bằng nhau. Thực hiện 
phản ứng tráng gương đối với phần một, thu được 10,8 gam Ag. Phần hai hòa tan vừa đúng 5,88 
gam Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Thủy phân phần ba, trung hòa dung dịch sau thủy phân, tách và 
cho toàn bộ sản phẩm tạo tác dụng với H2 dư (Ni, t
o
), thu được m gam sobitol. Các phản ứng xảy ra 
hoàn toàn. Giá trị của m là: 
A. 21,84. B. 34,58. C. 25,48. D. 30,94. 
Câu 79: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường axit, 
với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được 
dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m 
gam Ag. Giá trị của m là: 
A. 6,480. B. 9,504. C. 8,208. D. 7,776. 
Câu 80: Người ta có thể sản xuất axit axetic từ tinh bột theo sơ đồ chuyển hóa sau: 
 Tinh bột  
h = 30%
 glucozơ 
h = 80%
 C2H5OH 
h = 60% CH3COOH (h: hiệu suất) 
Khối lượng tinh bột cần dùng để sản xuất 1 tấn dung dịch axit axetic 20% là: 
A. 0,545 tấn. B. 1,250 tấn. C. 3,750 tấn. D. 1,875 tấn. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_cau_hoi_trac_nghiem_luyen_thi_y_duoc_mon_hoa_hoc_chu_de1.pdf