Bài giảng Sinh học Khối 12 - Bài 34: Sự phát sinh loài người

Bài giảng Sinh học Khối 12 - Bài 34: Sự phát sinh loài người

- Tổ tiên chung của người và các loài vượn hiện nay là loài vượn người sống trên cây (Các bằng chứng hóa thạch cho thấy người và các loài linh trưởng châu Phi (tinh tinh) có chung tổ tiên cách đây khoảng 5 à 7 triệu năm là Australopithecus afarensis. )

- Khi rừng thu hẹp, loài vượn cổ đại chuyển xuống sống trên các đồng cỏ, khả năng đi thẳng là có lợi vì có thể phát hiện kẻ thù từ xa. Đi thẳng bằng chân đã giải phóng 2 tay khỏi chức năng di chuyển à tay trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động, vũ khí

 

pptx 12 trang Hoài Vân Nam 04/07/2023 6891
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học Khối 12 - Bài 34: Sự phát sinh loài người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 34: SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI 
TỔ 1 
II.NGƯỜI HIỆN ĐẠI VÀ SỰ TIẾN HOÁ VĂN HOÁ 
01 
02 
 Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người 
 Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người 
I. QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI HIỆN ĐẠI 
I. QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI HIỆN ĐẠI  
1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người 
Các đặc điểm giống nhau giữa người và vượn người 
b. Các đặc điểm khác nhau giữa người và vượn người 
- Cột sống hình chữ S 
- Xương chậu rộng, tay ngắn hơn chân 
- Não người có nhiều nếp nhăn, khúc cuộn, thuỳ trán phát triển, sọ lớn hơn mặt 
- Có lồi cằm 
- Tín hiệu trao đổi ở người: có tiếng nói, biết tư duy trừu tượng do vỏ não có vùng cử động nói và hiểu tiếng nói 
- Xuất hiện cuộc sống xã hội 1 vợ 1 chồng làm tăng khả năng chăm sóc và dạy dỗ con cái. 
c. Các đặc điểm thích nghi nổi bật của người 
- Kích thước não bộ tăng dần (từ 450 cm3 ở vượn người tăng lên 1350 cm3 ở người hiện đại) làm tăng khả năng tư duy, ngôn ngữ và tiếng nói. 
- Xương hàm ngắn dần cùng với biến đổi về răng, thích nghi với việc ăn tạp. 
- Đi thẳng bằng 2 chân cùng với sự tiêu giảm bộ lông trên bề mặt cơ thể. 
- Giảm dần sự khác biệt về kích thước giữa 2 giới đực và cái (loài gôrila con đực gấp 2 lần con cái; tinh tinh gấp 1,3 lần; người còn 1,2 lần). 
- Xuất hiện cấu trúc gia đình làm tăng khả năng chăm sóc và dạy dỗ con cái. 
2. Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người 
- Tổ tiên chung của người và các loài vượn hiện nay là loài vượn người sống trên cây (Các bằng chứng hóa thạch cho thấy người và các loài linh trưởng châu Phi (tinh tinh) có chung tổ tiên cách đây khoảng 5 à 7 triệu năm là Australopithecus afarensis. ) 
- Khi rừng thu hẹp, loài vượn cổ đại chuyển xuống sống trên các đồng cỏ, khả năng đi thẳng là có lợi vì có thể phát hiện kẻ thù từ xa. Đi thẳng bằng chân đã giải phóng 2 tay khỏi chức năng di chuyển à tay trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động, vũ khí 
 3. Quê hương của loài người  
- Các bằng chứng về ADN và ti thể ủng hộ giả thuyết cho rằng loài người được phát sinh tại châu Phi, sau đó phát tán sang các châu lục khác. 
II.NGƯỜI HIỆN ĐẠI VÀ SỰ TIẾN HOÁ VĂN HOÁ 
1.Nguyên nhân: 
Người hiện đại có những đặc điểm thích nghi nổi bật: 
-Đôi tay được giải phóng: 
 Bàn tay chế tạo và sử dụng công cụ lao động... 
-Xuất hiện hệ thống tín hiệu thứ 2: Bộ não lớn: 
+Tiếng nói có âm tiết phát triển: Do cấu trúc thanh quản phù hợp cho phép phát triển tiếng nói 
+Chữ viết: Giúp việc truyền đạt kinh nghiệm có hiệu quả. 
 Kích thích bộ não phát triển. 
2.Kết quả: 
Xuất hiện tiến hoá văn hoá: Là quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi không có sự biến đổi về gen. 
-XH ngày càng phát triển: Sử dụng lửa, tạo quần áo, chăn nuôi, trồng trọt....KH,CN 
-Con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính mình. 
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_khoi_12_bai_34_su_phat_sinh_loai_nguoi.pptx