Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Tiết 67: Làm văn rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận - Phạm Thị Lụa

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Tiết 67: Làm văn rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận - Phạm Thị Lụa

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
 Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
 Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
 “Ngưòi ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

 

ppt 33 trang Hoài Vân Nam 05/07/2023 6020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Tiết 67: Làm văn rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận - Phạm Thị Lụa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Thị Thúy Nhài 
1 
Giáo viên: Phạm Thị Lụa 
Tiết 67: Làm văn 
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
CẤU TRÚC BÀI HỌC 
Viết phần Mở bài 
Viết phần Kết bài 
Thực hành luyện tập 
Câu hỏi: 
Trong ba phần mở bài sau, phần mở bài nào phù hợp hơn và hay hơn ? Vì sao ? 
I.VIẾT PHẦN MỞ BÀI: 
1. BÀI TẬP 1 
Thảo luận nhóm: 3 phút 
Nhóm 1: Mở bài 1 
Nhóm 2: Mở bài 2 
Nhóm 3: Mở bài 3 
Đề bài: Phân tích giá trị của tình huống truyện trong tác phẩm Vợ Nhặt (Kim Lân) 
MB(1): Nhà văn Kim Lân sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng ,huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941.Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ Bảy và Trung Bắc chủ nhật. Ông là tác giả của các tập truyện ngắn: Nên vợ nên chồng(1955),Con chó xấu xí(1962). Truyện ngắn Vợ nhặt lúc đầu có tên gọi Xóm ngụ cư. Tác phẩm được viết ngay sau khi cách mạng thángTám thành công. Sau khi hòa bình lập lại, nhà văn dựa vào cốt truyện cũ và viết lại tác phẩm này. Vợ nhặt được in trong tập Con chó xấu xí. Đây là tác phẩm có tình huống truyện đặc sắc.	 
MB(2): Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Cái tên mà tác giả chọn đặt cho truyện ngắn này đã cho thấy một tình huống rất “có vấn đề” của câu chuyện được kể. Từ chuyện “nhặt được vợ” của Tràng – nhân vật chính trong tác phẩm – đúng vào những ngày đói thê thảm của năm Ất Dậu (1945), nhà văn đã thâu tóm trong đó không chỉ cái bi kịch và khát vọng sống của một con người mà còn phản ánh trọn vẹn tấn bi kịch lịch sử và khát vọng sống, xu thế tất yếu của dân tộc. Tình huống “nhặt được vợ” (như nhan đề của truyện ngắn đã nêu rõ) có vai trò quyết định đối với toàn bộ giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. 	 	 	 
MB(3): Đọc Vợ nhặt của Kim Lân, cái ấn tượng đậm nét nhất mà truyện ngắn để lại trong tâm trí người đọc là hình ảnh Tràng dắt về “người vợ theo” trong cái cảnh “tối sầm lại vì đói khát”của năm Ất Dậu. Sự lựa chọn đầy táo bạo của con người trong tình huống trớ trêu ấy cũng là sự lựa chọn của cả một cộng đồng: phải sống và làm người, phải vượt lên cái đói và cái chết. Đó cũng là tình huống của lịch sử. Có thể nói, thành công của Vợ nhặt trước hết là thành công của tình huống truyện. 	 
 Nhà văn Kim Lân sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ 1941. Tác phẩm của Ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ Bảy và Trung Bắc chủ nhật . Ông là tác giả của các tập truyện ngắn: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962). Truyện ngắn Vợ nhặt lúc đầu có tên gọi Xóm ngụ cư . Tác phẩm được viết ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công. Sau khi hòa bình lặp lại, nhà văn dựa vào một cốt truyện cũ và viết lại tác phẩm này. Vợ nhặt được in trong tập Con chó xấu xí . Đây là tác phẩm có tình huống truyện đặc sắc. 
* Mở bài (1): 
Mở bài (1) 
 Thông tin thừa. 
 Không nêu đề tài chính. 
 Nêu tiền đề quá rộng. 
Không phù hợp 
 Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân được viết sau khi Cách mạng tháng 8 thành công. Cái tên mà tác giả chọn đặt cho truyện ngắn này đã cho thấy một tình huống “rất có vấn đề” của câu chuyện được kể. Từ chuyện “nhặt được vợ” của Tràng – nhân vật chính trong tác phẩm – đúng vào những ngày đói thê thảm của năm Ất Dậu (1945), nhà văn đã thâu tóm trong đó không chỉ cái bi kịch và khát vọng sống của một con người mà còn phản ánh trọn vẹn tấn bi kịch lịch sử và khát vọng sống, xu thế tất yếu của dân tộc. Tình huống “nhặt được vợ” (như nhan đề của truyện ngắn đã nêu rõ) có vai trò quyết định đối với toàn bộ giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. 
* Mở bài (2): 
Mở bài (2) 
 Nêu đúng đề tài. 
 Gợi hứng thú, dẫn dắt vấn đề tự nhiên, còn dài 
Phù hợp 
 Đọc Vợ nhặt của Kim Lân, cái ấn tượng đậm nét nhất mà truyện ngắn để lại trong tâm trí người đọc là hình ảnh Tràng dắt về “người vợ theo” trong cái cảnh “tối sầm lại vì đói khát” của năm Ất Dậu. Sự lựa chọn đầy táo bạo của con người trong tình huống trớ trêu ấy cũng là sự lựa chọn của cả một cộng đồng: phải sống và làm người, phải vượt lên cái đói và cái chết. Đó cũng là tình huống của lịch sử. Có thể nói, thành công của Vợ nhặt trước hết là thành công của tình huống truyện. 
* Mở bài (3): 
Mở bài (3) 
Phù hợp 
 Nêu đề tài ngắn gọn, rõ ràng, nổi bật, dẫn dắt tự nhiên, hấp dẫn. 
Mở bài (3) phù hợp hơn, hay hơn. 
BÀI TẬP 2 
Đọc các MB sau và trả lời câu hỏi 
-Vấn đề được trình bày trong từng mở bài là gì? 
-Phân tích tính hấp dẫn của các mở bài trên? 
MB(1): Hỡi đồng bào cả nước! 
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Ngưòi ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.	 
Vấn đề : Khẳng định quyền Độc Lập Tự Do của dân tộc Việt Nam. 
Tính hấp dẫn: Mở đầu bằng việc trích dẫn lời văn của 2 bản TNĐL nước Pháp, Mĩ. 
MB(2): Vị trí của Thâm Tâm đối với Thơ mới có cái gì na ná như Thôi Hiệu đối với thơ Đường. Nếu chọn mười nhà thơ Đường lớn nhất, chưa chắc đã có Thôi Hiệu , nhưng nếu chọn mười bài thơ Đường hay nhất không thể không có Hoàng Hạc lâu . Vâng, kể tên mười nhà thơ mới lớn nhất không chắc có Thâm Tâm, nhưng chọn mười bài thơ mới hay nhất khó có thể bỏ qua Tống biệt hành . Thi phẩm là sự thăng hoa đột xuất của ngòi bút Thâm Tâm.	 	 
Vấn đề nêu: Giới thiệu giá trị đặc sắc của bài thơ Tống Biệt Hành 
 Tính hấp dẫn: So sánh vị trí của Thâm Tâm và bài thơ Tống Biệt Hành với vị trí của Thôi Hiệu và bài thơ Hoàng Hạc Lâu để nêu giá trị bài thơ Tống Biệt Hành . 
MB(3): Năm thập kỉ trước đây, khi Nam Cao quyết định bắt tay vào viết Cái lò gạch cũ – tên đầu tiên của Chí Phèo – thì trong văn học hiện thực phê phán, đề tài nông thôn đã qua mùa nở rộ, và những sáng tác thành công về nông dân của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, đã tồn tại sừng sững giữa văn đàn. Tác phẩm của một cây bút hồi ấy còn chưa mấy ai biết đến tên tuổi như Nam Cao cầm chắc sẽ bị che khuất, sẽ bị rơi vào cõi lãng quên, nếu tác giả không tìm cho mình được một hướng khai thác riêng cho một đề tài đã thành quen thuộc . Thử thách đó, Nam Cao đã lặng lẽ chấp nhận, và đã vượt qua, với một Chí Phèo thật sự sâu sắc và độc đáo.	 
Vấn đề : Hướng khai thác riêng về đề tài người nông dân của Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo. 
Hấp dẫn: Đặt CP trong các tác phẩm cùng đề tài nông dân rất thành công của các tác giả nổi tiếng, để từ đó nêu ra vấn đề: hướng khai thác riêng, sâu sắc, độc đáo của Nam Cao ở đề tài này qua tác phẩm Chí Phèo 
3. Yêu cầu phần Mở bài 
Yêu cầu phần mở bài: 
Từ 2 bài tập trên, ta thấy phần mở bài cần đáp ứng những yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản? 
Thông báo 
chính xác, 
ngắn gọn 
vấn đề 
 cần 
nghị luận 
Hướng người 
đọc vào 
 nội dung 
 bàn luận 
một cách 
tự nhiên 
Gợi sự 
 hứng thú 
 với vấn đề 
được 
 trình bày 
CÁC CÁCH VIẾT MỞ BÀI 
TRỰC TIẾP 
GIÁN TIẾP 
BẮT ĐẦU TỪ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM (Đi thẳng vào vấn đề) 
BẰNG CÂU DẪN PHÙ HỢP 
Nêu vấn đề bằng cách so sánh với đối tượng khác có điểm tương đồng -> nhấn mạnh đối tượng NL 
Nêu vấn đề bằng cách so sánh với đối tượng khác có điểm tương đồng -> nhấn mạnh sự khác biệt của đối tương NL 
BẰNG THAO 
TÁC SO SÁNH 
THỰC HÀNH VIẾT MỞ BÀI 
Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong 
‘Vợ nhặt” của Kim Lân (Thi 24 tuần học kì II) 
Kim Lân sinh ra trong gia đình nghèo từ nhỏ đã phải làm lụng kiếm sống gắn liền với ruộng đồng . Những tác phẩm của ông thường viết về đề tài nông dân miền quê. Truyện ngắn Vợ nhặt được trích trong tập “Con chó xấu xí”. Tác phẩm được viết khi đất nước ta đang xảy ra nạn đói năm 1945 do Nhật bắt dân ta nhổ lúa trồng đay. 
(Bài làm của em Phạm Mạnh Hùng – 12B) 
Chưa giới thiệu được vấn đề; diễn đạt lủng củng, câu văn chưa rõ ý 
(Bài làm của em Phạm Mạnh Hùng- 12B) 
Kim Lân là một nhà văn chuyên viết về truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Tác phẩm của ông thường gắn bó chặt chẽ ? tuy nghèo đói nhưng tình cảm của họ vẫn yêu thương lẫn nhau. “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm hay và đặc sắc nhất của nhà văn Kim Lân, Trong tác phẩm Vợ nhặt, nổi bật nhất là người vợ nhặt được thể hiện trong bài. 
(Bài làm của em Phạm Thị Băng Băng- 
12B) 
(Câu văn chưa rõ ý, thiếu chủ ngữ, tối ý) 
(Bài làm của em Phạm Thị Băng Băng-12B) 
Có ai đó đã từng nói “Hoa hồng đi để lại một thứ hương thơm vô cùng đặc biệt không nồng nàn như hoa cúc hay đằm thắm như hoa ngọc lan. Loài chim sơn ca đi để lại giữa núi rừng một tiếng hót thánh thót như một bản nhạc. Cũng như thế phải chăng điều còn lại của mỗi nhà văn đó là cái giọng điệu của riêng mình. Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên. 
(Bài làm của em Bùi Diệu Thu -12B) 
MB1 : 
“Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, viết về đề tài người nông dân trong những năm 1945, khi cái đói đang hoành hành. Ngòi bút tinh tế của nhà văn lách sâu vào từng ngõ ngách của nông thôn Việt những năm 1945, tìm đến ngôi nhà rách nát vắng teo, để rồi khám phá ra những vẻ đẹp tâm hồn của những con người đang bị cái đói làm cho nhân hình trở nên xơ xác Trong ngôi nhà tăm tối của anh cu Tràng vẫn luôn được thắp sáng bởi trái tim nhân hậu của bà cụ Tứ - một bà mẹ thiếu thốn, đói khổ, nhưng từng chút một vẫn yêu thương, chăm lo và tin tưởng vào cuộc sống của con. 
Bài làm của em Bùi Diệu Thu -12B 
Điền các từ thích hợp vào dấu ba chấm 
Mở bài nhằm ..vấn đề nghị luận. Có cách mở bài . (Đi thẳng vào vấn đề), có cách mở bài .. (dẫn dắt để đi vào vấn đề) 
Kiểm tra 3 phút 
Viết phần Mở bài Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. 
MB1 : 
“Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, viết về đề tài người nông dân trong những năm 1945, khi cái đói đang hoành hành. Ngòi bút tinh tế của nhà văn lách sâu vào từng ngõ ngách của nông thôn Việt những năm 1945, tìm đến ngôi nhà rách nát vắng teo, để rồi khám phá ra những vẻ đẹp tâm hồn của những con người đang bị cái đói làm cho nhân hình trở nên xơ xác Trong ngôi nhà tăm tối của anh cu Tràng vẫn luôn được thắp sáng bởi trái tim nhân hậu của bà cụ Tứ - một bà mẹ thiếu thốn, đói khổ, nhưng từng chút một vẫn yêu thương, chăm lo và tin tưởng vào cuộc sống của con. 
MB2: 
	 Hiện thực chỉ là chất liệu thô, qua lăng kính nhà văn thì hiện thực được thăng hoa . Điều ấy thật đúng với Vợ nhặt của Kim lân. Về với xóm ngụ cư trước những năm 1945, Kim Lân khiến người đọc mãi ám ảnh bởi cái mẹt rách, một lùm rau chuối thái rối, và cuối cùng là một nồi cháo cám. Hiện thực càng lúc càng hiện ra một cách nghiệt ngã đến xé lòng. Nhưng trên nền tăm tối ấy , cuộc sống bỗng thăng hoa một cách diệu kì. Cuộc đời vẫn đẹp vẫn đáng sống vì ánh sáng của hy vọng, của niềm tin, của tình yêu , của tình mẫu tử thiêng liêng vẫn còn tồn tại. Và tất cả những vẻ đẹp diệu kì ấy nhà văn Kim Lân trân trọng gửi trọn vào bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo nhưng có trái tim nhân hậu giàu tình yêu thương. 
VẤN ĐỀ NL : NHÂN VẬT BÀ CỤ TỨ 
MỞ BÀI 1 
MỞ BÀI 2 
TRỰC TIẾP 
GIÁN TIẾP 
BẮT ĐẦU TỪ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 
BẰNG CÂU DẪN PHÙ HỢP 
Tham khảo phần Mở bài sau: 
Phân tích khát vọng hạnh phúc trong Vợ nhặt của Kim Lân 
Nếu đem triết lý: “Quý hồ tinh bất quý hồ đa” vào trong văn học thì Kim Lân là trường hợp thuyết phục nhất và tiêu biểu hơn cả. Ông thuộc lớp nhà văn trước cách mạng tháng 8-1945. Điểm đặc biệt là ông sáng tạo và trình diện trên văn đàn rất ít nhưng các tác phẩm của ông ngay từ khi mới ra đời đã được đọc giả đón nhận bằng cả trái tim mình. Các tác phẩm của ông đã nhanh chóng chiếm lĩnh tâm hồn người đọc lúc ấy, bây giờ và mãi mãi về sau một cách hoàn toàn thuyết phục. Một trong rất ít ỏi các tác phẩm ấy là “Vợ nhặt”. Câu chuyện viết về số phận người nông dân trước cách mạng tháng 8-1945. Họ phải sống trong cái đói quay quắt đến mức đe dọa cả mạng sống nhưng họ vẫn âm thầm mơ ước hạnh phúc riêng tư và trở nên nhân văn hơn, mạnh mẽ, cường tráng hơn bởi chính những ước mơ ấy. 
MỞ BÀI CHO DẠNG ĐỀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT 
Cách 1 : Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh s á ng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và nhà văn/nhà thơ .. đã để tiếng lòng của mình cất lên, để linh hồn của tác phẩm bay lên qua hình tượng  nhân vật .. 
Cách 2 : Văn học như một thiên thần mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người. Trong tác phẩm .., nhà văn/nhà thơ ..đã để ngòi bút của mình thực hiện trọn vẹn sứ mệnh cao cả đó qua hình tượng nhân vật thật ấn tượng. 
NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN TRÍCH, THƠ, VĂN XUÔI 
Cách 1: Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn/nhà thơ để tác phẩm ., đặc biệt là đoạn trích còn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc. 
Cách 2: Nếu phải tìm bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Bởi chỉ khi đến với văn chương, người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim dẫn dắt, được thể hiện quan niệm của chính mình và rồi mang đến cho người đọc biết bao giai điệu cảm xúc với nhiều cung bậc. Và tác giả .. đã để tác phẩm .. của mình là nốt ngân đầy sáng tạo trong bản hòa tấu của văn học, đặc biệt là đoạn trích .. 
CÁCH MỞ BÀI CHO DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 
ĐỀ TÀI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ 
Có thể nói văn học thời kì là một bộ phận của công cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Với trách nhiệm xã hội đó, mặc nhiên tinh thần yêu nước là nội dung bao trùm của toàn bộ nền văn học. Phẩm chất yêu nước ấy có từ văn học của cha ông qua các thời đại, mỗi khi dân tộc đứng trước họa xâm lăng, nhưng đến văn học giai đoạn chống Mỹ được thể hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất, biến thành sức mạnh vật chất cụ thể nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tồ quốc. Và ở đó ngời sáng vẻ đẹp của những chiến sĩanh dũng,kiên cường, một lòng hướng về dân tộc. Người đọc có thể sống trọn với những ngày tháng hào hùng ấy qua hình ảnh người lính trong tác phẩm của 
MỞ BÀI VỀ NGƯỜI NÔNG DÂN / NHỮNG CON NGƯỜI BẤT HẠNH 
Cách 1: “Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.” (Trích trong Nh ật ký của Nguyễn Văn Thạc). Có lẽ ta không thể cảm nhận trọn vẹn “niềm sầu buồn” hay “giọt nước mắt” đó nếu nhà văn/nhà thơ ..không dùng ngòi bút của mình để in dấu tất cả qua hình tượng nhân vật . với đầy những áp bức, bóc lột và bất công nhưng trên hết những người nông dân ấy vẫn giữ trọn vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn. Cách 2: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực .”(Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật .trong tác phẩm .., nhà văn/nhà thơ . đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy. 
Xin chào các em! Chúc tiết học của chúng ta thành công! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_12_tiet_67_lam_van_ren_luyen_ki_nang_m.ppt