Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Chương trình ôn thi THPT quốc gia. Chuyên đề đọc hiểu

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Chương trình ôn thi THPT quốc gia. Chuyên đề đọc hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là Nghị luận

Câu 2: Chủ đề chính của đoạn trích: nói về sự tất yếu của thành công và thất bại trong cuộc sống của con người

 Câu 3: Tác giả khuyên “đừng sa vào vũng bùn bi quan”; “hãy thất bại một cách tích cực”

 Câu 4.

- HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình hoặc không hoàn toàn đồng tình với quan điểm của tác giả

- Yêu cầu: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, sáng tạo nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức của dân tộc

 

pptx 21 trang Hoài Vân Nam 05/07/2023 7691
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Chương trình ôn thi THPT quốc gia. Chuyên đề đọc hiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN THI THPT QUỐC GIA 
CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU 
ĐỌC . 
CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU 
Nguồn dẫn 
Câu hỏi 
Ngữ liệu 
CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU 
TRÌNH BÀY. 
1. Theo đúng thứ tự câu hỏi. 
2. Câu đã làm xong cách nhau 2 dòng. Câu chưa biết cách 8 dòng 
3. Câu hỏi có chính không được trả lời dư . Câu có các trả lời trên 1 đáp án . 
4. Không được trả lời trống không thiếu chủ ngữ, dẫn dắt. 
CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU 
KIẾN THỨC. 
Dạng câu hỏi số 1. Nhận diện phong cách ngôn ngữ 
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: 
3. Phong cách ngôn ngữ chính luận: 
4. Phong cách ngôn ngữ khoa học 
5. Phong cách ngôn ngữ báo chí. 
6. Phong cách ngôn ngữ hành chính- công vụ 
1 
CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU 
Dạng câu hỏi số 2. Phương thức biểu đạt 
Tự sự 
Miêu tả 
Biểu cảm 
Nghị luận 
Thuyết minh 
Hành chính-công vụ 
2 
CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU 
Dạng câu hỏi số 3. Thao tác lập luận 
Chứng minh 
Bác bỏ 
Bình luận 
So sánh 
Giải thích 
Phân tích 
3 
CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU 
Dạng câu hỏi số 4. Các biện pháp tu từ 
So sánh 
Ẩn dụ, Hoán dụ 
Nhân hóa 
Liệt kê 
Điệp từ-ngữ-cấu trúc 
Nói giảm 
Thậm xưng 
Câu hỏi tu từ 
Đảo ngữ 
Phép đối 
Một số biện pháp tu từ 
4 
CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU 
CÂU TRẢ LỜI CỦA HỌC SINH 
1. BPTT được sử dụng trong văn bản là: 
+ Gọi tên chính xác biện pháp tu từ . 
+ Chỉ ra biểu hiện của biện pháp qua từ ngữ ? Hình ảnh ?... 
Phân tích tác dụng hiệu quả nghệ thuật. 
BPTT này làm cho lời thơ/lời văn/ lời diễn đạt trở nên sinh động, gợi hình gợi cảm, hấp dẫn , ấn tượng, thú vị, dễ hiểu, có hồn, cụ thể , tăng tính nhạc , nhấn mạnh vào.....đồng thời thể hiện .....của tác giả. 
CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU 
Dạng câu hỏi số 5: Xác định phân biệt các thể thơ . 
1 
Các thể thơ Đường luật: ngũ ngôn , thất ngôn 
2 
Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói 
3 
Các thể thơ hiện đại: 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng, tự do... 
5 
CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU 
Dạng câu hỏi số 6: Xác định nội dung văn bản. 
* Muốn xác định nội dung của văn bản học sinh cần căn cứ vào : 
Căn cứ vào tiêu đề của văn bản 
Căn cứ vào những hình ảnh đặc sắc 
Căn cứ vào câu văn, câu thơ được nhắc đến nhiều lần 
Đây có thể là những từ khóa chứa đựng nội dung chính của văn bản. 
6 
CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU 
Dạng câu hỏi số 6: Xác định nội dung văn bản. 
* Đối với văn bản là một đoạn, hoặc một vài đoạn , việc cần làm là học sinh phải. 
 Xác định được đoạn văn trình bày theo cách nào: Diễn dịch, quy nạp, móc xích hay song hành . 
Xác định được kiểu trình bày đoạn văn học sinh sẽ xác định được câu chủ đề nằm ở vị trí nào . Thường câu chủ đề sẽ là câu nắm giữ nội dung của cả đoạn. Xác định bố cục của đoạn cũng là căn cứ để chúng ta tìm ra các nội dung chính của đoạn văn bản đó. 
Nếu có nhiều đoạn: Xác định nội dung từng đoạn, thâu tóm tất cả nội dung đó trong một câu. 
Thể hiện nội dung gì? Bộc lộ tình cảm, cảm xúc gì của tác giả 
CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU 
Dạng câu hỏi số 7: Rút ra bài học sâu sắc nhất / một thông điệp ý nghĩa nhất . 
CÂU TRẢ LỜI CỦA HỌC SINH CẦN : 
* Thông điệp sâu sắc nhất mà tôi rút ra được sau khi đọc văn bản là: Chúng ta cần ..; . nên ...; phải ....; đừng... 
* Đây là những thông điệp có ý nghĩa nhất với tôi vì nó giúp tôi nhận ra rằng...... 
giúp tôi hiểu rằng..... 
* Thiết nghĩ, thông điệp này không chỉ có ý nghĩa với riêng tôi mà tin rằng còn hữu ích với tất cả mọi người. . 
7 
CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU 
Dạng câu hỏi số 8: Anh / chị hiểu thế nào về ...? 
+ Theo tôi ...có ý nghĩa như sau.... 
CÂU TRẢ LỜI CỦA HỌC SINH 
Nếu nhiều vế thì chia vế , giải thích từ khóa . Từ đó rút ra cả câu nói muốn ca ngợi khẳng định cái gì ? Phê phán cái gì? 
+ Điều này là đúng hay sai có ý nghĩa ....? 
+ Tôi tán thành hay không tán thành ? 
8 
CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU 
Dạng câu hỏi số 9. Anh /chị có đồng tình với...? Vì sao? 
CÂU TRẢ LỜI CỦA HỌC SINH CẦN : 
* Tôi đồng tình / không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình . 
 - Tìm ý trong văn bản có thể trả lời cho câu hỏi đó . 
 - Tìm ý trong suy nghĩ của mình ( trả lời các câu hỏi : ...có ý nghĩa gì?) 
 - Lật ngược lại vấn đề ( trả lời câu hỏi : Nếu không như thế thì sao?) 
* 3 Vì: 
9 
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý 
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng 
Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ 
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong 
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ 
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường 
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ 
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân. 
 ( Trích Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân, ) 
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất 
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng 
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn 
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. 
Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng 
Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn 
Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm 
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công. 
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới 
Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ? Phương thức biểu đạt chính? 
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng.  Câu 3 . Đoạn thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với sự hy sinh của người chiến sĩ Giải phóng quân? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng). 
BÀI TẬP VẬN DỤNG 1. 
 Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuậ t. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm 
Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là so sánh đứng im lặng như bức thành đồng 
– Hiệu quả: làm nổi bật tư thế hiên ngang của người chiến sĩ mặc dù đã hy sinh; thể hiện thái độ ngưỡng mộ, khâm phục đối với người chiến sĩ 
Câu 3. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được vấn đề.Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc đối với sự hy sinh của người chiến sĩ (Cảm phục, thấu hiểu, biết ơn, ) 
BÀI TẬP VẬN DỤNG 1. 
	Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. 
	Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực. 
 (Trích từ cuốn “ Học vấp ngã để từng bước thành công ” - John C.Maxwell) 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích? 
Câu 2: Nêu chủ đề chính của đoạn trích? 
Câu 3: Tác giả khuyên chúng ta cần có thái độ ra sao trước thất bại? 
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “ Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa”? Vì sao? 
BÀI TẬP VẬN DỤNG 2. 
Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính là Nghị luận 
Câu 2 : Chủ đề chính của đoạn trích: nói về sự tất yếu của thành công và thất bại trong cuộc sống của con người 
 Câu 3: Tác giả khuyên “ đừng sa vào vũng bùn bi quan”; “hãy thất bại một cách tích cực” 
 Câu 4. 
- HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình hoặc không hoàn toàn đồng tình với quan điểm của tác giả 
 - Yêu cầu: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, sáng tạo nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức của dân tộc 
BÀI TẬP VẬN DỤNG 2. 
Tự sự 
Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả. (diễn biến sự việc) 
Miêu tả 
Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng. 
Biểu cảm 
Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật... 
Nghị luận 
Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận, trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục. 
Thuyết minh 
Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và có thái độ đúng đắn với chúng. 
Hành chính - công vụ 
 Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_12_chuong_trinh_on_thi_thpt_quoc_gia_c.pptx