Bài giảng Ngữ Văn 12 - Tuần 8: Bài thơ Việt bắc

Bài giảng Ngữ Văn 12 - Tuần 8: Bài thơ Việt bắc

- Gợi tả vẻ đẹp êm đềm nên thơ, lãng mạn của núi rừng Việt Bắc

 + “rừng thu”: vừa gợi tả không gian và thời gian

 + “ánh trăng”: ánh sáng của trăng là ánh sáng biểu tượng cho hòa bình, khát vọng, tự do

 + “rọi”: khiến ánh trăng không những là ánh trăng của cuộc sống an lành mà còn mang ý nghĩa biểu trưng. Là tiếng hát cuối của một trường đoạn hoài niệm làm nên sự tượng trưng và bao quát

 

pptx 11 trang Hoài Vân Nam 04/07/2023 1150
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn 12 - Tuần 8: Bài thơ Việt bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆT BẮC 
- TỐ HỮU- 
Bức tranh tứ bình 
BỨC TRANH TỨ BÌNH VỚI VẺ ĐẸP CỦA THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI VIỆT BẮC 
KHÁI QUÁT NỖI NHỚ 
“Ta về, mình có nhớ ta 
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người” 
- Câu hỏi tu từ: “mình có nhớ ta” 
- Đại từ xưng hộ quen thuộc: “ta”, “mình” 
- Nỗi nhớ gắn với thiên nhiên “những hoa”, gắn với con người “cùng người” da diết 
- Điệp từ “nhớ”: nhấn mạnh nỗi nhớ, tình cảm yêu thương 
=> Tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc, nhấn mạnh vẻ đẹp trong lối sống chan hòa của người dân Việt Bắc với thiên nhiên 
NỖI NHỚ GƯI GẮM VỚI 4 MÙA 
, 
Bức tranh mùa đông 
Tín hiệu mùa đông “hoa chuối”: đặc trưng của vùng Tây Bắc 
“xanh”, “đỏ tươi”: màu sắc tươi sáng rực rỡ 
Nghệ thuật điểm xuyết với cách phối màu đôc đáo: xanh, đỏ 
--> Nổi bật nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối và màu vàng của ánh nắng --> Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, tràn trề sức sống, ấm áp 
“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” 
“ nắng ánh dao gài thắt lưng”: hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng 
 ->Gợi dáng vẻ khỏe khoắn lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống 
“ Đèo cao”: con người xuất hiện ở một vị trí, tư thế đẹp -> tư thế làm chủ đầy kiêu hãnh và vững chãi 
--> Hình ảnh con người khỏe khắn, tự tin và người ấy đã trở thành linh hồn của bức tranh mùa đông Việt Bắc 
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” 
Bức tranh mùa xuân 
Màu trắng tinh khôi của hoa mơ tràn ngập không gian núi rừng, thiên nhiên tràn đầy sức sống khi xuân về 
+ “ngày xuân”: xác định thời gian, không gian 
+ “mơ”: hình ảnh đặc trưng của núi rừng vào mùa xuân VB 
+ “mơ nở trắng rừng”: đảo ngữ “trắng rừng” -> sự sinh sôi, căng tràn sức sống 
-> Cái nhìn bao quát toàn diện để cảm nhận về sức sống mùa xuân tràn ngập khắp không gian. Cảnh vật nên thơ, lãng mạn, đơn sơ, bình dị 
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng” 
- Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo 
- “chuốt từng sợi giang”: hình ảnh con người cần cù lao động 
-> Con người xuất hiện trong công việc lao động giữa không gian mùa xuân tươi đẹp hiện lên vẻ cần cù, siêng năng, hăng say 
“Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang” 
Bức tranh mùa hạ 
“Ve kêu rừng phách đổ vàng” 
- “Ve kêu”: âm thanh đặc trưng của mùa hè --> rộn ràng, sinh động, gợi tả không khí oi bức của mùa hè 
- “đổ”: diễn tả sự chuyển biến nhanh chóng mạnh mẽ của thiên nhiên rực rỡ, kì thú 
- “Ve kêu” - “rừng phách đổ vàng”: động từ “đổ” dùng một cách tinh tế tạo nên một hiệu ứng dây chuyền, tương giao giữa âm thanh và màu sắc 
--> Hình ảnh thiên nhiên với màu sắc, âm thanh rộn ràng 
“Nhớ cô em gái hái măng một mình” 
- “cô em gái”: cách gọi thể hiện sự trân trọng, yêu thương của tác giả với con người VB 
- “hái măng một mình”: không gợi lên sự cô đơn, hiu hắt trái lại là chất trữ tình, mộng mơ, gần gũi thân thương tha thiết 
- Động từ “hái”: nhẹ nhàng --> động tác làm việc với cả tinh thần hăng say trong công việc 
--> Hình ảnh con người hiện lên trong lao động, thể hiện sự chăm chỉ, chịu khó của con người VB 
- Điệp phụ âm “m”: cảm xúc bâng khuâng 
- Vần lưng: “gái” vần với “hái” 
--> Những vần thơ nên họa nên nhạc, tạo nên một không gian nghệ thuật đẹp, vui và đầy màu sắc 
Bức tranh mùa thu 
“Rừng thu trăng rọi hòa bình” 
- Gợi tả vẻ đẹp êm đềm nên thơ, lãng mạn của núi rừng Việt Bắc 
 + “rừng thu”: vừa gợi tả không gian và thời gian 
 + “ánh trăng”: ánh sáng của trăng là ánh sáng biểu tượng cho hòa bình, khát vọng, tự do 
 + “rọi”: khiến ánh trăng không những là ánh trăng của cuộc sống an lành mà còn mang ý nghĩa biểu trưng. Là tiếng hát cuối của một trường đoạn hoài niệm làm nên sự tượng trưng và bao quát 
“Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” 
- Con người say sưa cất tiếng hát chân thành với tâm hồn thủy chung son sắc 
 + Đại từ phiếm chỉ “ai” giàu sức gợi. Đại từ “ai” mang ý chỉ những người dân Việt Bắc đã gắn bó yêu thương suốt 15 năm 
--> Tiếng hát gợi nên sự lạc quan yêu đời, thủy chung sắc son là ấn tượng sâu đậm về nghĩa tình của người Việt Bắc trong lòng người ra đi. Được khái quát thành lối sống và cốt cách con người Việt Bắc. 
NGHỆ THUẬT 
- Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống 
- Giọng thơ ngọt ngào, tha thiết 
- Lối đối đáp xưng hô “mình-ta” 
- Màu sắc hài hòa, hình ảnh gần gũi giản dị 
- Với các nghệ thuật: điệp từ, điểm xuyết, đảo ngữ, 
- Thể hiện tình cảm yêu mến, tha thiết của tác giả đối với thiên nhiên, con người 
- Thiên nhiên bốn mùa được miêu tả bằng những hình ảnh giản dị, gần gũi của núi rừng Việt Bắc 
- Trình tự miêu tả: Đông - Xuân - Hạ - Thu gợi liên tưởng đến sự vận động từ lạnh lẽo đến sự sống. Tinh thần lạc quan về tương lai Đất Nước 
=> Đoạn thơ tái hiện bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong vẻ đẹp hài hòa, nồng thắm, mang nét thi vị, độc đáo của vùng đất này 
ĐÁNH GIÁ CHUNG 
C ảm ơn mọi người đã lắng nghe 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_12_tuan_8_viet_bac.pptx