Bài giảng môn Giáo dục công dân 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật

Bài giảng môn Giáo dục công dân 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật

VD: Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi.

Trong trường hợp này, người vi phạm có thể bị phạt:

- Cảnh cáo với học sinh từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện (khoản 1 Điều 21).

- Phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng với học sinh từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên (điểm a khoản 4 Điều 21).

 

pptx 32 trang Hoài Vân Nam 03/07/2023 1240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Giáo dục công dân 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2 THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
TÓM TẮT 
KIẾN THỨC 
03 
LUYỆN TẬP 
04 
KHÁI NIỆM, HÌNH THỨC VÀ THPL 
01 
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 
02 
Hình ảnh sau phản ánh điều gì? 
KHÁI NIỆM, CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT. 
Tìm hiểu về KN, HT và GĐ TH pháp luật. 
I 
1. KHÁI NIỆM 
Thực hiện PL là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của PL đi vào cuộc sống trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. 
2. CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 
SỬ DỤNG QUYỀN 
SỬ DỤNG PL 
SỬ DỤNG NGHĨA VỤ 
THI HÀNH PL 
KHÔNG LÀM ĐIỀU CẤM 
TUÂN THỦ PL 
RA QUYẾT ĐỊNH 
ÁP DỤNG PL 
Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà PL cho phép làm. 
a. SỬ DỤNG PHÁP LUẬT 
VÍ DỤ: 
- Quyền tự do kinh doanh 
- Quyền ĐK kết hôn khi đủ tuổi 
- Quyền học tập, 
KHÔNG VPPL 
CÓ THỂ LÀM HOẶC KHÔNG LÀM 
Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ của mình, chủ động làm những gì mà PL quy định phải làm. 
b. THI HÀNH PHÁP LUẬT 
VÍ DỤ: 
- Nghĩa vụ đóng thuế 
- Nghĩa vụ quân sự 
BẮT BUỘC PHẢI LÀM 
NẾU KHÔNG LÀM THÌ SẼ BỊ XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH CỦA PL 
Các cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những điều mà PL cấm làm. 
c. TUÂN THỦ PHÁP LUẬT 
VÍ DỤ: 
- Không buôn bán ma tuý 
- Không chở 3 và dàn hàng ngang 
KHÔNG LÀM NHỮNG GÌ PL CẤM 
NẾU LÀM NHỮNG ĐIỀU CẤM THÌ SẼ BỊ XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH CỦA PL 
Các cơ quan, công chức chức nhà nước có thẩm quyền xử li người vi phạm pháp luật. 
d. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 
VÍ DỤ: 
- CSGT xử lí người vượt đèn đỏ 
- CSCĐ xử lí người gây mất trật tự 
NHỮNG NGƯỜI CÓ THẢM QUYỀN 
NẾU VPPL THÌ NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN SẼ XỬ LÝ 
CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 
SỬ DỤNG PL: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà PL cho phép làm. 
THI HÀNH PL: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ của mình, chủ động làm những gì mà PL quy định phải làm. 
TUÂN THỦ PL: Các cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những điều mà PL cấm làm . 
ÁP DỤNG PL: Các cơ quan, công chức chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào PL để ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc TH các quyền, nghĩa vụ cụ thể của các nhân, tổ chức. 
2. CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 
Khái niệm về các loại VPPL và TNPL 
II 
II. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 
 Là hành vi trái PL, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ XH được PL bảo vệ. 
a. KHÁI NIỆM VPPL: 
VD: 
- Ông A buôn bán ma tuý 
- Bà B tham gia giao thông không đội nón bảo hiểm. 
- Bà C kinh doanh nhưng trốn thuế, 
1. VI PHẠM PHÁP LUẬT 
b. DẤU HIỆU VI PHẠM PHÁP LUẬT 
THỨ NHẤT 
Là hành vi 
trái PL 
THỨ HAI 
Do người có năng lực TNPL thực hiện 
THỨ BA 
Là hành vi có lỗi 
- Làm những việc ko được làm theo quy định PL. 
- H.vi đó xâm phạm , gây thiệt hại đến các quan hệ XH được PL bảo vệ. 
Không THI HÀNH 
PHÁP LUẬT 
VD: Đánh bạn 
=> Xâm phạm đến QH giữa HS với HS. 
=> Hành vi “Bạo lực học đường” 
- Độ tuổi 
- Nhận thức 
- Khả năng điều khiển hành vi 
- Loại trừ người bị tâm thần 
- Loại trừ người mất năng lực hành vi dân sự 
- Biết hành vi của mình là sai trái và có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để cho sự việc xảy ra. 
Lỗi cố ý 
Lỗi vô ý 
Ông A cố tình vượt đèn đỏ gây tai nạn 
Ông A đặt bẫy chuột bằng điện vô tình gây chết người 
II. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 
TNPL: 
Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ hành vi VPPL của mình. 
a. KHÁI NIỆM TNPL: 
VD: Bạn A đánh bạn B bị gãy tay. 
Chịu trách nhiệm về sức khoẻ (khám– chữa bệnh) 
Chịu trách nhiệm về tinh thần (xin lỗi bạn) 
CHỊU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 
2. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 
b. MỤC ĐÍCH CỦA TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 
THỨ NHẤT 
Buộc chủ thể VPPL chấm dứt hành vi VPPL 
THỨ HAI 
GD răn đe người khác để họ không vi phạm. 
THỨ BA 
Kiềm chế những việc làm trái PL. 
3. CÁC LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 
VPPL 
HÌNH SỰ 
VPPL 
HÀNH CHÍNH 
TRÁCH NHIỆM 
HÌNH SỰ 
TRÁCH NHIỆM 
DÂN SỰ 
VPPL 
DÂN SỰ 
TRÁCH NHIỆM 
HÀNH CHÍNH 
TRÁCH NHIỆM 
KỶ LUẬT 
VI PHẠM 
 KỶ LUẬT 
KN: Là những hành vi bị coi là tội phạm, gây nguy hiểm cho XH. Quy định tại Bộ luật hình sự. (VD: Cuớp của, giết người, đánh người, buôn bán ma tuý, ) 
a. VPPL HÌNH SỰ 
+ Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiệm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 
+ Từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 
+ Việc xử lí người chưa thành niên (từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội lấy nguyên tắc giáo dục là chủ yếu. 
TNPL: Người phạm tội phải chịu TN hình sự theo quyết định của Toà án. 
VD: Vụ án Lê Văn Luyện (18/10/1993) giết cả gia đình 3 người, làm bị thương 1 người và cướp tài sản (xảy ra vào ngày 24/8/2011 tại Bắc Giang). 
- Tại thời điểm Luyện thực hiện hành vi thì mới 17 tuổi 10 tháng 3 ngày. ( <18 tuổi). 
- Tuy nhiên, luật pháp VN chỉ tử hình đối với trường hợp phạm tội từ đủ 18 tuổi trở lên. 
- Mức phạt cao nhất đối với người vi phạm hình sự khi chưa đủ 18 tuổi là 18 năm tù giam. 
=> Mức án Luyện phải chịu là 18 năm tù giam. 
KN: Là những hành vi VPPL có mức độ nguy hiểm cho XH thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý NN. (VD: Luật giao thông đường bộ, luật đô thị, luật hôn nhân và gia đình, ) 
b. VPPL HÀNH CHÍNH 
+ Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý. 
+ Từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. 
TNPL: Người vi phạm phải chịu TN hành chính theo quy định của PL (phạt tiền). 
VD: Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi. 
Trong trường hợp này, người vi phạm có thể bị phạt: 
- Cảnh cáo với học sinh từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện (khoản 1 Điều 21). 
- Phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng với học sinh từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm 3 trở lên (điểm a khoản 4 Điều 21). 
SẢN XUẤT HÀNG GIẢ THÌ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 
HAY HÌNH SỰ? 
Sản xuất hàng giả có trị giá dưới 30.000.000 đồng thì bị xử phạt hành chính. 
Sản xuất hàng giả có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên thì bị xử phạt hình sự theo bộ luật Hình sự. 
Là hành vi VPPL xâm phạm đến các quan hệ tài sản (quan hệ tài sản, quan hệ hợp đồng, ) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân). 
c. VPPL DÂN SỰ 
+ Người vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự, chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm. 
+ Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tham gia vào các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. 
TNPL: Người VP phải chịu TN dân sự. 
* Theo luật Lao động. 
Công dân từ đù 15 tuổi thì được tham gia vào lao động. Tuy nhiên, khi thực hiện kí kết hợp đồng lao động trong độ tuổi từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì phải được sự đồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ. 
Thời gian làm việc: Không quá 8 giờ/ ngày và không quá 40 giờ/ tuần. 
VD: Công ty xây dựng A kí hợp đồng xây dựng và hoàn thiện căn nhà của bà B trong thời hạn 9 tháng. Tuy nhiên, do thiếu trách nhiệm nên hơn 10 tháng chưa xây xong. 
=> Công ty A vi phạm hợp đồng. 
Hậu quả: Gia đình bà B không có nhà ở theo kế hoạch dự định và phải tiếp tục thuê nhà trong thời gian chờ công ty A hoàn thiện và bàn giao nhà. 
TNPL: Công ty A có trách nhiệm phải bồi thường số tiền phát sinh đó cho bà B. => Thực hiện trách nhiệm dân sự. 
Là VP kỷ luật xâm phạm các quan hệ lao động công vụ NN do PL lao động và PL hành chính bảo vệ. 
d. VPPL KỶ LUẬT 
VPKL và TNKL chỉ thực hiện ở một cơ quan nhất định như trường học, bệnh viện, công ty,... Không áp dụng toàn quốc. 
TNPL: Người vi phạm phải chịu TN kỷ luật như: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc,... 
VD: Khi chúng ta đi xe máy không đội nón bảo hiểm, thì dù vi phạm ở tỉnh thành nào cũng đều sẽ bị xử lí hành chính theo quy định. 
Còn khi chúng ta đi học trễ, đi làm trễ thì chỉ bị kỉ luật ở trường học, hoặc cơ quan, công ty nơi chúng ta làm việc. 
CÁC LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ 
Vi phạm hình sự: Là những hành vi nguy hiểm cho XH, bị coi là tội phạm. Quy định tại Bộ luật hình sự. Người phạm tội phải chịu TN hình sự . 
Vi phạm hành chính: Là những hành vi VPPL có mức độ nguy hiểm cho XH thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý NN. Người vi phạm phải chịu TN hành chính . 
Vi phạm dân sự: Là hành vi VPPL xâm phạm đến các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Người VP phải chịu TN dân sự . 
Vi phạm kỉ luật: Là VPPL xâm phạm các quan hệ lao động công vụ NN do PL lao động và PL hành chính bảo vệ. Người VP phải chịu TN kỉ luật . 
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ 
Do you have any questions? 
THANKS! 
lettm@iec.edu.vn 
+84 935105957 
Fb/Zalo/Viber: 0935105957 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_giao_duc_cong_dan_12_bai_2_thuc_hien_phap_luat.pptx