Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống

Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống

Bình đẳng trong hôn nhân gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình

 

pptx 36 trang Hoài Vân Nam 03/07/2023 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÀNH VIÊN NHÓM: 
Lê Thị Thùy Linh 
Lý Thị Ngọc Lan 
Ma Khánh Huyền 
Hứa Anh Thu 
Trần Đỗ Ánh Quyên 
LỚP 12A6 
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG 
TỔ 3 
CHỦ ĐỀ: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG 
BÌNH ĐẲNG TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 
1. 
BÌNH ĐẲNG TRONG 
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 
1. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ? 
2. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình 
3.Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình 
1. THẾ NÀO LÀ BÌNH ĐẲNG TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ? 
Hôn nhân là gì ? 
Gia đình là gì ? 
Trả lời: 
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn 
Trả lời: 
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ. 
GIA ĐÌNH 
Quan hệ hôn nhân 
Quan hệ huyết thống 
Quan hệ giữa vợ 
và chồng 
Quan hệ giữa cha mẹ 
 và con 
Quan hệ giữa ông bà 
và cháu 
Quan hệ giữa anh chị em 
Bình đẳng trong hôn nhân gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình 
BÌNH ĐẲNG TRONG 
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 
1. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ? 
2. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình 
3.Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình 
2. NỘI DUNG BÌNH ĐẲNG TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình 
Bình đẳng giữa vợ và chồng 
Bình đẳng giữa anh, chị, em 
Bình đẳng giữa ông bà và cháu 
Bình đẳng giữa cha mẹ và con 
BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 
Điều 19 Luật HNGĐ 2014: “vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” 
Trong quan hệ thân nhân 
Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú 
Tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau 
Giúp đỡ, tạo điều kiện phát triển về mọi mặt 
BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 
Điều 19 Luật HNGĐ 2014: “vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” 
Trong quan hệ thân nhân 
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 
BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 
Điều 19 Luật HNGĐ 2014: “vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” 
Trong quan hệ thân nhân 
Bình đẳng trong việc bàn bạc quyết định lựa chọn và sử dụng kế hoạch hóa gia đình phù hợp 
BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 
Điều 19 Luật HNGĐ 2014: “vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” 
Trong quan hệ thân nhân 
Trong quan hệ tài sản 
Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung 
BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 
Điều 19 Luật HNGĐ 2014: “vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” 
Trong quan hệ tài sản 
Tài sản chung đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận phải ghi tên cả vợ và chồng 
BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 
Điều 19 Luật HNGĐ 2014: “vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” 
Trong quan hệ tài sản 
Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao dịch khác phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng 
BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 
Điều 19 Luật HNGĐ 2014: “vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” 
Tình huống: Người chồng do quan niệm vợ mình không đi làm, chỉ ở nhà làm công việc nội trợ, không thể quyết định việc lớn, nên khi bán xe ô tô (tài sản chung của vợ và chồng đang sử dụng vào việc kinh doanh của gia đình) đã không bàn bạc với vợ. Người vợ phản đối, không đồng ý bán. Theo em, người vợ có quyền đó không? Vì sao? 
Trả lời: 
Người vợ có quyền phản đối, không đồng ý bán xe ô tô bởi đó là tài sản chung có giá trị lớn phải được bàn bạc, thỏa thuận của cả vợ và chồng. 
VI PHẠM QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 
BÌNH ĐẲNG GIỮA CHA MẸ VÀ CON 
Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con 
Thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc 
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con 
Chăm lo cho việc học tập và phát triển của con 
Về phía cha mẹ 
Có bổn phận yêu quý, kính trọng , chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ 
Không được có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ 
Về phía con cái 
BÌNH ĐẲNG GIỮA CHA MẸ VÀ CON 
Không phân biệt đối 
 xử 
Không lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên 
Không ép buộc con làm việc phạm pháp 
Không ngược đãi, hành hạ, 
 xúc phạm con 
M ột người đàn ông được cho là đang ngồi ăn nhậu với nhóm bạn, nhưng vẫn dạy con học bài. Sau khi xem kết quả phép tính 1+3 của bé trai, thấy làm sai kết quả (bằng 2), người đàn ông cởi trần trong clip đã xưng hô "mày-tao" và dùng những lời lẽ rất thô tục không phải dành cho trẻ nhỏ. 
VI PHẠM BÌNH ĐẲNG GIỮA CHA MẸ VÀ CON 
 Đó là mối quan hệ 2 chiều: 
Ông bà nội, ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom chăm sóc, giáo dục cháu sống mẫu mực và nêu gương tốt cho các cháu 
Cháu có bổn phận chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ngoại 
BÌNH ĐẲNG GIỮA ÔNG BÀ VÀ CHÁU 
BÌNH ĐẲNG GIỮA ANH, CHỊ, EM 
Anh chị em có bổn phận yêu thương chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau 
Có nghĩa vụ và quyền đùm bọc nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện 
BÌNH ĐẲNG TRONG 
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 
1. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ? 
2. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình 
3.Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình 
3 . Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình 
Nhà nước đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hành phúc bền vững. 
Vậy Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng cách nào? 
Một là : 
N am, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ 
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình 
Xây dựng hôn nhân và quan hệ gia đình tiến bộ 
Hai là : 
Nhà nước xử lí kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình 
CỦNG CỐ KIẾN THỨC 
Câu 1 . Bình đẳng giữa cha mẹ và con có nghĩa là 
A. cha mẹ khôn phân biệt đối xử giữa các con. 
B. cha mẹ có quyền yêu thương con gái hơn con trai. 
C. cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai. 
D. cha mẹ yêu thương, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi. 
Câu 2 . Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện trong quan hệ nào dưới đây? 
A. Quan hệ thân nhân. 
B. Quan hệ tài sản. 
C. Quan hệ hợp tác. 
D. Quan hệ tinh thần. 
Câu 3 . Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ? 
A. Bình đẳng giữa những người trong họ hàng. 
B. Bình đẳng giữa vợ và chồng. 
C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con. 
D. Bình đẳng giữa anh, chị, em. 
Câu 4 . Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là biểu hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây ? 
A. Quan hệ nhân thân. 
B. Quan hệ tinh thần. 
C. Quan hệ xã hội. 
D. Quan hệ tình cảm. 
THANKS FOR LISTENNING! 
TỔ 2 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_4_quyen_binh_dang_cua.pptx