Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 8: Nhật Bản

Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 8: Nhật Bản

1. Kinh tế:

- Do tác động của khủng hoảng năng lượng 1973, kinh tế của Nhật Bản xen kẽ những đợt suy thoái ngắn.

- Từ nữa sau những năm 1980, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới, là chủ nợ của thế giới.

2. Chính sách đối ngoại:

- Tăng cường quan hệ về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa với các nước Đông Nam Á và tổ chức Asean. ( học thuyết Phucưđa ( 1977) và Kaiphu ( 1991).

- Ngày 21/9/1973 thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

 

pptx 20 trang Hoài Vân Nam 03/07/2023 3351
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 8: Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những hình ảnh dưới đây là biểu tượng của nước nào? 
BÀI 8: NHẬT BẢN ( 1945- 2000) 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
I- Nhật Bản 1945 -1952 
II- Nhật Bản 1952 - 1973 
III- Nhật Bản 1973 - 1991 
IV- Nhật Bản 1991 - 2000 
Lược đồ Nhật Bản 
Dân số: 127.5 triệu 
 người (6/2006) 
Diện tích: 377.835km2 
I- Nhật Bản 1945 -1952 
BÀI 8: NHẬT BẢN ( 1945- 2000) 
- Khó khăn: bại trận, kinh tế bị tàn phá, bị Mĩ chiếm đóng. 
Hi rô si ma 
Nagasaki 
Nhật đầu hàng Đồng minh 
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp những khó khăn nào? 
BÀI 8: NHẬT BẢN ( 1945- 2000) 
I- Nhật Bản 1945 -1952 
1. Kinh tế : 
 Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh 
 ( SCAP) đã 3 cải cách lớn: 
+ Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế. 
+ Cải cách ruộng đất. 
+ Dân chủ hóa lao động. 
→ Dựa và nổ lực bản thân và viện trợ của Mĩ năm 
1950-1951 kinh tế phục hồi, đạt mức trước chiến tranh. 
I- Nhật Bản 1945 -1952 
* Đối ngoại: 
+ liên minh chặt chẽ với Mĩ. 
+ 1951: Kí hiệp ước hòa bình Xanphranxixco => chấm dứt chế độ chiếm đóng của quân đồng minh. 
+ 1951: Kí với Mĩ hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật=> theo đó chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình. 
II- Nhật Bản 1952 -1973 
1. Kinh tế : 
- Từ 1952 – 1960: Kinh tế phát triển nhanh. 
- Từ 1960 – 1973: Kinh tế phát triển thần kì. 
- Từ 1968 vươn lên đứng thứ hai sau Mĩ. 
- Từ đầu những năm 1970, Nhật trở thành một trong 
ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới. 
II- Nhật Bản 1952 -1973 
1. Kinh tế : 
* Nguyên nhân: 
- Yếu tố con người. 
- Áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất. 
- Vai trò quan lí của nhà nước. 
- Ít chi phí cho quân sự. 
- Tận dụng tốt yếu tố thuận lợi từ bên ngoài ( viện trợ của Mĩ, 
các cuộc chiến tranh ở triều Tiên ( 1950- 1953) và Việt Nam 
( 1954 – 1975)) để làm giàu. 
II- Nhật Bản 1952 -1973 
1. Kinh tế : 
*. Hạn chế: 
- Lãnh thổ không rộng, nghèo tài nguyên khoáng sản. 
- Cơ cấu kinh tế thiếu cân đối. 
- Vấp phải sự cạnh tranh của Mĩ, Tây Âu, Trung Quốc, 
II- Nhật Bản 1952 -1973 
2. Giáo dục, khoa học - kĩ thuật: 
- Nhật Bản coi trọng giáo dục và khoa học, đẩy nhanh 
sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. 
- Tập trung vào lĩnh vực sản xuất dân dụng ( tivi, tủ lạnh, 
 ô tô). 
II- Nhật Bản 1952 -1973 
3. Chính sách đối ngoại: 
+ Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ. 
+ Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được gia hạn. 
+ Năm 1956 Nhật Bản đã bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc. 
Sadako Sasaki là một nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử ở tỉnh Hiroshima và tỉnh Nagasaki. Cô bé bị nhiễm phóng xạ của bom nguyên tử, phát bệnh ung thư bạch cầu vào năm 10 tuổi và qua đời chỉ 2 năm sau đó. Tuy nhiên, sự kiên cường chiến đấu với bệnh tật của Sadako Sasaki đã truyền cảm cho nhiều người, cô đã trở thành một nhân vật biểu tượng cho hòa bình ở tỉnh Hiroshima 
Đài tưởng niệm hòa bình trẻ em trong Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima 
 Năm 1958, tượng đài hòa bình của trẻ em được khánh thành. Tượng đài có dạng một mái vòm, phía trên là tượng Sadako đang cầm một con hạc giấy lớn, bên dưới tượng đài có dòng chữ: "Đây là lời kêu gọi của chúng tôi. Đây là lời cầu nguyện của chúng tôi. Hòa bình cho thế giới." 
Cảnh đêm Nagasaki được vinh danh là một trong ba cảnh đêm lộng lẫy nhất thế giới 
Lâu đài Hiroshima in dáng giữa nền trời xanh 
III- Nhật Bản 1973 -1991 
1. Kinh tế : 
- Do tác động của khủng hoảng năng lượng 1973, kinh tế của Nhật Bản xen kẽ những đợt suy thoái ngắn.. 
- Từ nữa sau những năm 1980, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới, là chủ nợ của thế giới. 
2. Chính sách đối ngoại: 
- Tăng cường quan hệ về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa với các nước Đông Nam Á và tổ chức Asean. ( học thuyết Phucưđa ( 1977) và Kaiphu ( 1991). 
- Ngày 21/9/1973 thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 
tàu cao tốc shinkansen của Nhật Bản 
Đồng chí Phan Văn Khải thăm Nhật Bản 
Bộ trưởng ngoại giao Nhật thăm Việt Nam 
 Hội đàm Việt- Nhật 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Nhật 
IV- Nhật Bản 1991 -2000 
1. Kinh tế : 
- Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế lâm vào suy thoái. Nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. 
2. Chính sách đối ngoại: 
+ Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á. 
+ Coi trong quan hệ với Tây Âu. 
+ Tiếp tục liên minh với Mĩ. 
 BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT. CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE. HÃY CHÉP BÀI ĐẦY ĐỦ VÀ TÌM HIỂU BÀI MỚI TRƯỚC Ở NHÀ NHÉ! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_12_bai_8_nhat_ban.pptx