Bài giảng điện tử Ngữ Văn Khối 12 - Tuần 7: Tây tiến

Bài giảng điện tử Ngữ Văn Khối 12 - Tuần 7: Tây tiến

- Bài thơ đã tái hiện được vẻ hùng vĩ, hoang dại, nguyên sơ nhưng cũng không kém phần thơ mộng của núi rừng Tây Bắc.

- Hình tượng của những người lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, vừa mang tinh thần bi tráng.

- Qua bài thơ, ta thấy tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó máu thịt với đoàn binh Tây Tiến của tác giả Quang Dũng.

 

pptx 35 trang Hoài Vân Nam 05/07/2023 3080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng điện tử Ngữ Văn Khối 12 - Tuần 7: Tây tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lai Châu 
Hoà Bình 
Sơn La 
Thanh Hoá 
Châu Mộc 
Viên Chăn 
Việt Nam 
Lào 
TÂY TIẾN 
 (Quang Dũng) 
CẤU TRÚC BÀI HỌC 
I. Đọc - tìm hiểu chung 
1 . Tác giả 
2 . Tác phẩm 
 a . Đơn vị Tây Tiến 
 b . Bài thơ Tây Tiến 
 c . Đọc, bố cục 
II. Đọc - hiểu tác phẩm 
1. Đoạn 1 
 a . Nhớ thiên nhiên Tây Bắc 
 b . Nhớ con đường hành quân 
 c . Hình ảnh đồng đội trên đường hành quân 
I. Đọc - tìm hiểu chung 
1. Tác giả 
TÂY TIẾN 
I – TÌM HIỂU CHUNG 
1.Tác giả 
Tên thật : Bùi Đình Diệm (1921 – 1988). 
- Quê: Phượng Trì - Đan Phượng – Hà Tây (Hà Nội) 
- Cuộc đời : 
+ Là người đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh 
+ Được biết nhiều với tư cách là nhà thơ. 
+ Phong cách sáng tác: vừa hồn nhiên vừa tinh tế, lãng mạn và hào hoa. 
 Sáng tác chính: 
+ Mây đầu ô (1968) 
+ Thơ văn Quang Dũng (1988) 
I – Tìm hiểu chung 
1. Tác giả 
a.Đơn vị Tây Tiến * Thành lập :1947.-Quang Dũng là đại đội trưởng.* Thành phần: thanh niên Hà Nội, sinh viên và học sinh.* Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào, đánh tiêu hao lực lượng Pháp ở Thượng Lào, miền tây Bắc Bộ Việt Nam, bảo vệ biên giới Lào - Việt.* Địa bàn hoạt động: khá rộng, gồm Sơn La, Hòa Bình, Sầm Nứa (Lào) vòng về miền tây Thanh Hóa.* Hoàn cảnh chiến đấu: rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. 
* Tinh thần: sống rất lạc quan, chiến đấu rất dũng cảm 
2. Tác phẩm 
b. Bài Thơ:  
- 1948 – Phù Lưu Chanh  - Nhớ Tây Tiến - Tây Tiến.  
c. Bố cục : 
* Phần 1: “Sông Mã ... nếp xôi” : 
Nhớ con đường hành quân trên cái nền thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ. 
* Phần 2: “Doanh trại ... đong đưa” : 
Nhớ kỉ niệm ấm áp tình quân dân và cảnh sông nước miền tây thơ mộng. 
* Phần 3: “Tây Tiến đoàn ... độc hành”: 
 Nhớ hình tượng người lính Tây Tiến. 
* Phần 4: “Tây Tiến người ... chẳng về xuôi”: 
Tấm lòng và sự gắn bó với Tây Tiến . 
Mạch liên kết là Nỗi nhớ. 
II. Đọc - hiểu văn bản 
I – TÌM HIỂU CHUNG 
2. Tác phẩm 
c. Bố cục: 
- Phần 1: 14 câu đầu: Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện lên giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hoang sơ,dữ dội. 
- Phần 2: 8 câu tiếp: Kỉ niệm về tình quân dân 
- Phần 3: Chân dung người lính Tây Tiến 
- Phần 4: Lời hẹn ước 
4 phần 
d. Nhan đề: 
 Nhớ Tây Tiến  Tây Tiến 
Giới thiệu được cảm xúc chủ đạo của 
 bài thơ 
Ngắn gọn, mạnh mẽ. 
Không lộ cảm xúc 
bài thơ 
1. Đoạn 1 : Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện lên giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hoang sơ,dữ dội. 
a. Hai câu đầu: 
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! 
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi! 
- Hình ảnh : 
Sông Mã, Tây Tiến, rừng núi 
- Cảm xúc : Nhớ 
- Nghệ thuật : 
+ Điệp từ “nhớ” 
+ Từ láy “chơi vơi ” 
+ Gieo vần “ơi” 
=> Đối tượng của nỗi nhớ : thiên nhiên, con người Tây Bắc; người lính Tây Tiến. 
=> Sắc thái nỗi nhớ : da diết, mãnh liệt, bay bổng, bao trùm cả không gian và thời gian. 
 Nỗi nhớ là cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ 
II – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
1. Đoạn 1 : Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện lên giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hoang sơ,dữ dội. 
a. Hai câu đầu: 
II – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
1. Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện lên giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hoang sơ,dữ dội. 
a. Hai câu đầu: khơi gợi nỗi nhớ 
b. Nhớ thiên nhiên Tây Bắc : 
Thiên nhiên 
Tây Bắc 
H oang sơ, dữ dội, khắc nghiệt 
L ãng mạn, thơ mộng 
b. Nhớ thiên nhiên Tây Bắc : 
Thiên nhiên 
Tây Bắc 
H oang sơ, dữ dội, khắc nghiệt 
L ãng mạn, thơ mộng 
=> Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ láy tượng hình “ khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” kết hợp cách phối thanh bằng trắc vừa gợi sự trúc trắc gập ghềnh,vừa gợi vẻ nhọc nhằn, vất vả, của người lính 
- Hình ảnh : dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm , ngàn thước lên cao ngàn thước xuống , heo hút cồn mây súng ngửi trời , thác gầm thét , cọp trêu người 
-> hiểm trở, hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc. 
- Các địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, . ..gợi cảm giác xa xôi, hoang vắng , bí hiểm. 
- Hình ảnh : “ Sương lấp ”, “ đêm hơi ”, “ cồn mây”, “ hoa về” cảnh vật bảng lảng, mờ ảo, thơ mộng. 
- “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” 
Câu thơ toàn vần bằng diễn tả sự thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên. 
Anh bạn dãi dầu không bước nữa 
Gục lên súng mũ bỏ quên đời 
c. Nhớ h ình ảnh đoàn quân: 
c. Nhớ h ình ảnh đoàn quân: 
Anh bạn giãi dầu không bước nữa 
Gục lên súng mũ, bỏ quên đời 
- Sự hi sinh của những người lính trên con đường hành quân gian nan, khắc nghiệt 
- Không bước nữa; bỏ quên đời: 
Nói giảm, nói tránh 
 Tây Tiến là khúc tưởng niệm bi tráng về những người đồng đội đã hi sinh trong đó cái bi thật thẳm sâu mà cái tráng thật hào hùng. 
 Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói 
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi 
+ Nắm cơm ấm tình quân dân 
+ Tây Bắc thiên nhiên thật dữ dội nhưng tình người thật nồng ấm 
 Một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội nhưng cũng rất thơ mộng trữ tình. 
 Một chặng đường hành quân đầy gian nan hiểm nguy và cả sự hi sinh thầm lặng nhưng ta thấy vẫn toát lên sự lạc quan yêu đời của những người lính Tây Tiến. 
 Phong cách nghệ thuật của Quang Dũng: Hiện thực mà lãng mạn. 
d. Nhớ con người Tây Bắc : 
2. Đoạn 2 :Kỉ niệm tươi đẹp về tình quân dân 
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa  Kìa em xiêm áo tự bao giờ  Khèn lên man điệu nàng e ấp  Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ 
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy  Có thấy hồn lau nẻo bến bờ  Có nhớ dáng người trên độc mộc  Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa. 
Kỷ niệm trong đêm liên hoan 
Cảnh sông nước miền Tây thơ mộng 
2. Đoạn 2 :Kỉ niệm tươi đẹp về tình quân dân 
* Kỷ niệm trong đêm liên hoan : 
Hình ảnh : 
+ Ánh sáng: đuốc hoa lung linh, rực rỡ 
+ Âm thanh: tiếng khèn nghe réo rắt, mê say. 
+ Vũ điệu: man điệu nồng say, cuồng nhiệt 
+ Trang phục, dáng điệu: xiêm áo, e ấp 
+“ Kìa em ”: ngỡ ngàng, ngạc nhiên, mê say trước vẻ đẹp rực rỡ lạ thường của các thiếu nữ . 
+ Tâm hồn : “Xây hồn thơ” -> bay bổng, lâng lâng 
- Cảm xúc : 
 Tất cả hòa thành một bữa tiệc âm nhạc đượm tình quân dân, những người lính đã bị cuốn hút cả hồn lẫn vía, đó là những ấn tượng đẹp, những kỷ niệm khó quên trong đời. 
* Cảnh sông nước miền Tây thơ mộng: 
- Thời gian : chiều sương. 
- Hình ảnh: + Hoa đong đưa 
 + Dáng người trên độc mộc 
- Nghệ thuật: 
+ Sử dụng bút pháp gợi tả 
+ Kết hợp hài hòa giữa chất nhạc và chất thơ. 
=> Khắc họa thêm nỗi nhớ: lưu luyến, bồi hồi vẻ đẹp mơ hồ, thấp thoáng, gần xa, hư ảo trên cái nền “chiều sương ấy”. 
+ Từ ngữ “có thấy, có nhớ” 
 Cái nhìn tinh tế, nét bút mềm mại, tài hoa; tình yêu mến và gắn bó sâu nặng với cảnh và người miền tây của nhà thơ Quang Dũng. 
3. Hình tượng người lính Tây Tiến 
* Vẻ đẹp độc đáo, lãng mạn: 
3. Hình tượng người lính Tây Tiến 
- Ngoại hình: “không mọc tóc”, “xanh màu lá ”  gian khổ, thiếu thốn, khắc nghiệt. 
- Tư thế, dáng vẻ :“ dữ oai hùm”, “mắt trừng”  oai phong hiên ngang cả trong dáng vẻ lẫn ánh mắt. 
- Tâm hồn: “ g ử i mộng”, “đêm mơ...dáng kiều thơm”  hào hoa, lãng mạn, đa tình, mộng mơ. 
 T rong chiến đấu họ oai phong, dũng cảm bấy nhiêu thì trong đời thường họ hào hoa, lãng mạn bấy nhiêu. 
* Vẻ đẹp bi tráng: 
- Sự hi sinh anh dũng : 
+ “Rãi rác mồ viễn xứ” : cái chết âm thầm, xa xôi, hoang lạnh, chìm ngay vào quên lãng. 
+ Áo bào thay chiếu: cách nói trang trọng, thiêng liêng, là niềm an ủi cho đồng đội. 
- Nghệ thuật : 
+ Từ Hán- Việt: biên cương, viễn xứ ,áo bào, độc hành 
+ Nói giảm “anh về đất”  tạo không khí trang trọng, trầm hùng, cổ kính. 
 Đoạn thơ xen lẫn yếu tố bi hùng, lãng mạn tạo nên giọng thơ thật bi tráng, các anh mãi đi vào cõi bất tử vì đã quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. 
 4. Lời hẹn ước : 
-“Không hẹn ước”, “mùa xuân ấy”: 
-> Nhắc nhớ ý nguyện một thời của đoàn quân Tây Tiến “ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” 
- “ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”: 
-> Tình cảm gắn bó sâu nặng với miền Tây 
=>T ây tiến một thời và mãi. 
NỘI DUNG – NGHỆ THUẬT 
1. Nghệ thuật: 
- Gieo vần, thanh điệu, đối lập. 
- Cảm hứng lãng mạn và cảm hứng bi tráng 
- Giọng điệu, ngôn ngữ: trang trọng, đời thường 
2. Nội dung : 
-Bài thơ đã tái hiện được vẻ hùng vĩ, hoang dại, nguyên sơ nhưng cũng không kém phần thơ mộng của núi rừng Tây Bắc. 
-Hình tượng của những người lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, vừa mang tinh thần bi tráng. 
-Qua bài thơ, ta thấy tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó máu thịt với đoàn binh Tây Tiến của tác giả Quang Dũng. 
III. Tổng kết: 
"Tây Tiến" là một trong những bài thơ hay nhất viết về người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Với bút pháp lãng mạn, với cốt cách tài hoa, phong độ hào hùng của nhà thơ - chiến sĩ, Quang Dũng đã khắc chạm vào thời gian, vào thơ ca và lòng người hình ảnh người chiến sĩ vô danh Thăng Long - Hà Nội, của dân tộc Việt Nam anh hùng. Trước linh hồn người liệt sĩ, ta thắp lên nén tâm hương, nghiêng mình với tình cảm biết ơn và kính phục nhà thơ và những chiến sĩ vinh quang trong đoàn binh Tây Tiến. 
“Tây Tiến biên cương mờ khói lửa 
Quân đi lớp lớp động cây rừng 
Và con người ấy, bài thơ ấy 
Vẫn sống muôn đời cùng núi sông.” 
 ~ Giang Nam ~ 
Chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dien_tu_ngu_van_khoi_12_tuan_7_tay_tien.pptx