Thuyết minh bài giảng Địa lí Lớp 12 - Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Thuyết minh bài giảng Địa lí Lớp 12 - Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Mục tiêu bài học:

- Sau khi học xong bài học này, các em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản sau:

- Những chuyển biến mới về kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

- Những nét chính về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Về kĩ năng: Các em cần rèn được kĩ năng phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử.

Về tư tưởng, thái độ: Qua bài học các em cần

- Lên án chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân nói chung, thực dân Pháp nói riêng.

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất vì độc lập tự do của dân tộc.

 

docx 9 trang Phước Dung 26/10/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Địa lí Lớp 12 - Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT MINH BÀI GIẢNG E-LEARNING
Bài 12
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925
Trang
Nội dung
Trang 1
Giới thiệu cuộc thi, các thông tin bài dự thi.
Trang 2
Kiểm tra bài cũ
Trang 3
Câu hỏi kiểm tra bài cũ
Trang 4
Câu hỏi kiểm tra bài cũ
Trang 5
Điểm kiểm tra bài cũ
Trang 6
Video giới thiệu bài học
Trang 7
Tên bài:
 Chương I: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930.
Ở nội dung bài 12 cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.
Trang 8
Mục tiêu bài học:
- Sau khi học xong bài học này, các em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản sau:
- Những chuyển biến mới về kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
- Những nét chính về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Về kĩ năng: Các em cần rèn được kĩ năng phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử.
Về tư tưởng, thái độ: Qua bài học các em cần
- Lên án chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân nói chung, thực dân Pháp nói riêng.
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất vì độc lập tự do của dân tộc.
Trang 9
 Cấu trúc bài học.
Trang 10
Trước hết, Cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở mục 
I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
a. Bối cảnh lịch sử
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận tổ chức hội nghị hòa bình ở Véc Xai và Oasinhtơn để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí kết thường được gọi là hệ thống VécXai – Oasinhtơn. Với trật tự này, các nước tư bản thắng trận đã giành được nhiều quyền lợi, xác lập sự áp đặt, nô dịch với các nước bại trận, đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
- Sau chiến tranh, các nước tư bản cũng bị tàn phá nặng nề. Để khắc phục hậu quả chiến tranh, giai cấp tư sản các nước này đã tăng cường bóc lột quần chúng nhân dân lao động trong nước, vừa tăng cường khai thác thuộc địa. Quần chúng nhân dân 
- Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga 1917 với sự ra đời của nước Nga Xô Viết đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông và phong trào công nhân lao động ở phương Tây phát triển mạnh mẽ.
- Quốc tế cộng sản được thành lập (3/1919) đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới.
- Pháp tuy là nước thắng trận sau chiến tranh, nhưng bị thiệt hại nặng nề: với hơn 1.4 triệu người chết và thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ phrăng. Để hàn gắn và khôi phục kinh tế, nhà cầm quyền Pháp vừa tìm cách thúc đẩy sản xuất trong nước, vừa tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa, trước hết là các nước ở Đông Dương và châu Phi.
- Ở Đông Dương: thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai.
Trang 11
Chính sách khai thác của Pháp: 
Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, Pháp đầu tư với tốc độ nhanh và quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam.
1920: số vốn đầu tư là 255 triệu phrăng. Từ 1924 đến 1929, số vốn đầu tư lên đến 4000 triệu phrăng.
Trang 12
Về hướng đầu tư của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai cũng khác so với thời kì đầu thế kỉ XX. Nếu trong cuộc khai thác lần thứ nhất, số vốn đầu tư của Pháp tập trung vào các ngành khai mỏ và giao thông vận tải, thì vào thời kì này tư bản Pháp lại đổ xô vào kinh doanh nông nghiệp song song với việc tiếp tục đẩy mạnh khai thác khoáng sản. Nông nghiệp được Pháp đầu tư nhiều nhất. Năm 1924: số vốn đầu. Đây là biểu đồ số vốn đầu tư của Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam. Trong đó Nông nghiệp chiếm tỉ lệ 31,4 %; Ngân hàng 21,8 %; khai mỏ: 19,1%; Thương mại, vận tải: 14,9 %;Công nghiệp nhẹ 12,9 %.
Trang 13
Trong nông nghiệp: Pháp bỏ vốn đầu tư nhiều nhất cho đồn điền cao su. Riêng trong năm 1927-1928, số vốn đầu tư cho đồn điền cao su đã lên tới 600 triệu phrăng. Nhờ được tăng vốn đầu tư, diện tích cao su đã được mở rộng không ngừng.
Bên cạnh cao su, nhiều đồn điền trồng chè, cà phê cũng được xây dựng và mở rộng diện tích.
Trang 14
Các ngành công nghiệp Việt Nam sau chiến tranh cũng được tăng cường đầu tư vốn và mở rộng quy mô sản xuất. Tư bản Pháp tiếp tục tăng tốc độ khai thác mỏ, trước hết là mỏ than. Vào những năm 20, nhiều công ti khai mỏ mới được thành lập như công ty than Hạ Long, công ty than Đồng Đăng, công ty than và kim khí Đông Dương, công ty than Đông Triều, công ty than Tuyên Quang. Sản lượng khai thác than không ngừng tăng lên. Nếu như năm 1919 sản lượng là 665 000 tấn; thì đến năm 1929 con số này đã nâng lên 1.972.000 tấn.
Ngoài than đá, các cơ sở khai thác mỏ thiếc, kẽm, sắt được bổ sung thêm vốn, nhân công và đẩy mạnh tiến độ khai thác.
Trang 15
Một số ngành công nghiệp chế biến quặng kẽm, thiếc; sản xuất tơ, sợi, gỗ, diêm, đường, xay xát . Cũng được mở rộng thêm ở một số thành phố như: Hà Nội, Nam Định, Vinh, Sài Gòn.
Trang 16
Thương nghiệp, trước hết là ngoại thương có bước phát triển mới. Bằng chính sách độc quyền ngoại thương, tư bản Pháp đã tạo điều kiện đưa hàng hóa của Pháp tràn ngập thị trường Việt Nam. Tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu tăng nhanh qua các năm. Giao lưu buôn bán trong nội địa cũng được đẩy mạnh.
Trang 17
 Giao thông vận tải phát triển (kể cả đường sắt, đường bộ và đường thuỷ), nhằm phục vụ công cuộc khai thác và mục đích quân sự. Các tuyến đường sắt xuyên Đông Dương được nối thêm đoạn Đồng Đăng – Na Sầm, Vinh – Đông Hà. Nhiều cảng biển mới được xây dựng như Bến Thuỷ, Hòn Gai.
Trang 18
Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.
Trang 19
Thực dân Pháp thi hành các biện pháp tăng thuế, vì vậy ngân sách Đông Dương từ năm 1919 đến năm 1930 tăng 3 lần. Trong bài thơ “Bài ca Châu Á” Phan Bội Châu viết:
Thuế chó cũi, thuế lợn bò,
Thuế diêm, thuế tửu, thuế đò, thuế xe.
Thuế các chợ, thuế trà, thuế thuốc,
Thuế môn bài, thuế nước, thuế đèn.
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền,
Thuế rừng tre gỗ, thuế thuyền bán buôn.
Thuế gò, thuế bãi, thuế cồn,
Thuế người chức sắc, thuế con hát đàn.
Thuế gạo rau, thuế lúa, thuế bông.
Thuế tơ, thuế sắt, thuế đồng,
Thuế chim, thuế cá, khắp trong lưỡng kì.
Các thức thuế kể chi cho xiết,
Thuế xi kia mới thật lạ lùng,
Làm cho thập thất cửu không,
Làm cho xơ xác, khốn cùng chưa thôi .”
Trang 20
2. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp.
– Về chính trị: mọi quyền hành đều nằm trong tay thực dân Pháp và tay sai. Bộ máy cảnh sát, mật thám, nhà tù tiếp tục được củng cố đến tận các hương thôn để xâm nhập, kiểm soát các làng xã. Đồng thời, chúng cũng thi hành vài cải cách chính trị – hành chính để đối phó với biến động ở Đông Dương.
– Về văn hoá:
+ Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, có hàng chục tờ báo bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp, nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác và thống trị ở Đông Dương. Các trào lưu tư tưởng, khoa học, kĩ thuật, văn hóa phương Tây xâm nhập mạnh vào Việt Nam.
Trang 21
Hệ thống giáo dục được mở rộng gồm các cấp tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học. Tuy vậy, trường học được mở hết sức nhỏ giọt, chủ yếu phục vụ cho công cuộc khai thác của thực dân Pháp.
Trang 22
Về xã hội: Thực dân Pháp còn đầu độc nhân dân Việt Nam bằng rượu cồn và thuốc phiện. Trong tác phẩm bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc viết: trung bình cứ một nghìn làng thì có 1200 đại lí bán lẻ rượu cồn và thuốc phiện, nhưng cũng trong một nghìn làng chỉ có vẻn vẹn 10 trường học. Cứ như thế mỗi một năm chúng tọng từ 20 đén 24 triệu lít rượu cho 12 triệu người bản xứ, kể cả đàn bà và trẻ con.
Chính sách đầu độc người bản xứ của thực dân Pháp đã khiến các tệ nạn xã hội ở Đông Dương lan tràn, hơn 90% dân số Đông Dương mù chữ.

Trang 23
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam
a. Chuyển biến về kinh tế
- Nền kinh tế tư bản thực dân tiếp tục được mở rộng và trùm lên nền kinh tế phong kiến Việt Nam.
- Cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến, song chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, nhất là một số thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, về cơ bản nền kinh tế Việt Nam vẫn trong tình trạng lạc hậu, mất cân đối, lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Đông Dương là thị trường độc chiếm của Pháp.
Trang 24
b. Chuyển biến về giai cấp xã hội
- Địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa thành 3 bộ phận khá rõ rệt là đại địa chủ, trung địa chủ và tiểu địa chủ.
+ Đại địa chủ làm tay sai cho Pháp
+ Hình thành trong một dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm nên một bộ phận không nhỏ trung, tiểu địa chủ có ý thức dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. 
Trang 25
 Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến thống trị, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và tay sai rất gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc. Để hiểu rõ hơn về đời sống của người nông dân dưới ách cai trị của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất các em hãy theo dõi video sau đây.
Trang 26
Video giới thiệu về đời sống của người nông dân dưới ách cai trị của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trang 27
- Giai cấp tiểu tư sản gồm chủ xưởng nhỏ, những người buôn bán nhỏ, thợ thủ công, học sinh, sinh viên, trí thức 
- Sau chiến tranh giai cấp tiểu tư sản phát triển tăng nhanh về số lượng. Họ có ý thức dân tộc dân chủ, chống thực dân Pháp và tay sai. 
- Đặc biệt bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên rất nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước nên rất hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc
Trang 28

- Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phần đông họ là những người đứng trung gian làm thầu khoán, đại lí tiêu thụ, cung cấp nguyên vật liệu hay hàng hóa cho tư bản Pháp. Khi có số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu. 
- Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên thế lực kinh tế yếu, không thể đương đầu với sự cạnh tranh của tư bản Pháp. Dần dân phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng. Tầng lớp tư sản dân tộc có khuyng hướng kinh doanh riêng nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc dân chủ.
Trang 29
- Giai cấp công nhân ra đời trước Chiến tranh thế giới thứ nhât, ngay trong cuộc khai thác thuộc địa của Pôn Đume với số lượng khoảng 10 vạn, sau chiến tranh tăng lên 22 vạn (1929). 
- Công nhân Việt Nam bị thực dân và tư sản áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, được kế thừa truyền thông yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nhanh chóng vươn lên thành động lực mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại. Giai cấp công nhân vươn lên trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Để hiểu rõ hơn về đời sống của công nhân Việt Nam dưới ách cai trị của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất các em hãy theo dõi video sau đây.
Trang 30
Video giới thiệu về đời sống của người nông dân dưới ách cai trị của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trang 31
Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Sự phân hóa giai cấp, mâu thuẫn xã hội và tác động của trào lưu cách mạng thế giới, nhất là Cách mạng tháng Mười Nga đã thúc đẩy phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam ngày càng phát triển.
Bị đầu độc cả về tinh thần và thể xác, bị bịt mồm và bị giam hãm, người ta cứ tưởng rằng cái bầy người ấy cứ mãi mãi để dùng làm đồ để tế cái ông thần tư bản, rằng bầy người đó không còn sống nữa, không suy nghĩ nữa và là vô dụng trong việc cải tạo xã hội. Không người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương dấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến.
Trang 32
Sơ đồ tư duy:
Với chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, các em cần lưu ý những kiến thức cơ bản sau:
- Hoàn cảnh: sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trật tự thế giới mới được thiết lập; những ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đến Việt Nam.
- Mục đích: Bù đắp những thiệt hại của chiến tranh; khôi phục kinh tế, lấy lại vị thế trong thế giới tư bản.
- Thời gian từ năm 1919- 1929.
- Nội dung: 
+ Pháp đầu tư với tốc độ nhanh và quy mô lớn.
+ Nông nghiệp được đầu tư nhiều nhất chủ yếu cho đồn điền cao su. Ngoài cao su, các đồn điền trồng chè, lúa, cà phê cũng được đầu tư, mở rộng.
+Công nghiệp: Pháp tập trung đầu tư vào khai mỏ và một số ngành công nghiệp chế biến.
+ Thương nghiệp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán trong nội địa cũng được đẩy mạnh.
+ Giao thông vận tải phát triển gồm đường sắt, đường thủy và đường bộ.
+ Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi; thực hiện các biện pháp tăng thuế.
- Tác động : 
+Về kinh tế : có tác động tích cực và tiêu cực.
+ Về giai cấp xã hội: có sự phân hóa với 5 giai cấp: địa chủ phong kiến, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, công nhân.
Trang 33
Hoạt động của Phan Bội Châu:
- Sau những năm bôn ban hoạt động ở Nhật Bản và Trung Quốc không thành công, năm 1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt ở Quảng Đông Trung Quốc bắt giam và đến cuối năm 1917 mới được trả tự do.
-Năm 1920, trước ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng tháng Mười Nga, Phan Bội Châu bắt đầu hướng đến một hệ tư tưởng – tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Cụ đánh giá cao và có ảnh hưởng lớn với cách mạng tháng Mười, phan Bội Châu viết: “May thay, đương giữa lúc trời khuya đất phủ, thình lình có một tia thái dương mọc ra, Trận gió xuân ấy, tia thái dương ấy là chủ nghĩa xã hội vậy”. 
- Tuy nhiên giữa lúc chưa thể thay đổi được tổ chức, hình thức đấu tranh cho thích hợp với biến chuyển của đất nước và thời đại, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải, kết án tù rồi đưa về an trí ở Huế.
Trang 34
Hoạt động của Phan Châu Trinh:
- Sau chiến tranh, nhiều Việt kiều hoạt động ở Pháp, điển hình là Phan Châu Trinh.
- Năm 1922, Phan Châu Trinh đã viết “Thất điều thư”, vạch trần 7 tội đáng chém của vua Khải Định.
- Ông thường tổ chức các buổi diễn thuyết để lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam hô hào mọi người “Khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh”.
- Tháng 6 năm 1925 Phan Châu Trinh về nước, tiếp tục tuyên truyền, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền nhiều tầng lớp thanh niên rất mến mộ và hưởng ứng hoạt động của Phan Châu Trinh.

Trang 35
c. Hoạt động của một số người Việt Nam ở nước ngoài.
Ở Pháp: 
 -Việt kiều chuyển tài liệu, sách báo tiến bộ về nước.
- 1925: “Hội những người lao động trí óc Đông Dương” ra đời.
Ở Trung Quốc: 1923 tổ chức “Tâm Tâm xã” được thành lập.
Trang 36
2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam.
 Hoạt động của tư sản:
- Năm 1919:Tổ chức phong trào tẩy chay tư sản hoa Kiều, chủ trương “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa”.
- Năm 1923: đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp.

Trang 37
Hoạt động của tư sản:
- Thành lập các tổ chức chính trị: 
Đảng Lập Hiến với đại biểu là Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Phan Long.
Nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh.
Nhóm Trung bắc Tân Văn của Nguyễn Văn Vĩnh
Nhìn chung giai cấp tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã có những cố gắng nhất định trong cuộc đấu tranh chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư bản nước ngoài. Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh này chủ yếu nhằm thoả mãn các yêu cầu tối thiểu về quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng trong kinh doanh kinh tế và hoạt động chính trị với tư bản Pháp.
Trang 38
Hoạt động của tư sản:
Sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho giai cấp tư sản như các tờ: Diễn đàn Đông Dương, Tiếng dội An Nam.
Trang 39
b. Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản Việt Nam:
Mục tiêu đấu tranh: đòi các quyền tự do, dân chủ.
- Một số tổ chức chính trị ra đời lãnh đạo đấu tranh: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng thanh niên.
Trang 40
- Giai cấp tiểu tư sản ấn hành và xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ: Tiếng chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã, 
Trang 41
- Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ.
+ Nam Đồng Thư Xã ở Hà Nội.
+ Cường học thư xã ở Sài Gòn.
+ Quan hải Tùng thư ở Huế.
Trang 42
Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai hồi đó có một số sự kiện nổi bật như:phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và đòi để tang Phan Châu Trinh (1926).
Trang 43
c. Phong trào công nhân
- Số lượng các cuộc đấu tranh của công nhân nhiều hơn nhưng còn lẻ tẻ và tự phát.
- 8/1925: cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân
Trang 44
Bài tập tình huống
Trang 45
Video tình huống
Trang 46
Bài tập tình huống
Trang 47
3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
Trang 48
- Sau nhiều năm bôn ba hoạt động ở hầu khắp các châu lục trên thế giới. Năm 1917: Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp.
- Năm 1919: Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
Trang 49
- Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam.


Trang 50
- Tháng7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Người tìm ra con đường cho cách mạng Việt Nam.
- Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp ở Tua. Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng cộng sản pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Trang 51
- Năm 1921 thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris.
- Xuất bản báo Người cùng khổ (Le paria).
Trang 52
- Tháng 6/1923, Người bí mật từ pháp đi Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội V Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội V của Quốc tế cộng sản (1924) Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng của các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
Trang 53
Video Nguyễn Ái Quốc đọc tham luận.
Trang 54
- Ngày 11 tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội và giai cấp ở Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp “đã tạo điều kiện để chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”.
Trang 55
Kiến thức cơ bản
Trang 56
Câu hỏi củng cố
Trang 57
Câu hỏi củng cố
Trang 58
Câu hỏi củng cố
Trang 59
Câu hỏi củng cố
Trang 60
Câu hỏi củng cố
Trang 61
Câu hỏi củng cố
Trang 62
Câu hỏi củng cố
Trang 63
Điểm câu hỏi củng cố
Trang 64
Bài tập về nhà
Trang 65
Bài tập về nhà
Trang 66
Kết thúc bài học
Trang 67
Tài liệu tham khảo

Tài liệu đính kèm:

  • docxthuyet_minh_bai_giang_dia_li_lop_12_bai_12_phong_trao_dan_to.docx