Kì thi chọn đội tuyển học sinh giỏi huyện - Mã đề: 01 (Có đáp án)

Kì thi chọn đội tuyển học sinh giỏi huyện - Mã đề: 01 (Có đáp án)

Câu I.

 1. Cho dãy các oxit sau: SO2, NO2, NO, SO3, Mn2O7, P2O5, CO, N2O5, N2O. Số oxit trong dãy tác dụng được với H2O ở điều kiện thường là? Viết PTPƯ?

 2. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích hiện tượng và viết PTPƯ cho từng thí nghiệm sau:

a. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3

b. Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch Na2SO3

c. Cho một ít đường vào đáy cốc thủy tinh rồi thêm từ từ khoảng 2ml H2SO4 đặc vào cốc.

Câu II.

 1. CO2 và SO2 phản ứng với dung dịch kiềm cho hiện tượng giống nhau nên không thể dùng dung dịch nước vôi trong để phân biệt 2 khí này. Hãy viết PTPƯ và mô tả hiện tượng để chứng minh điều đó.

 2. Bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp X gồm H2 và O2 (có tỷ khối so với H2 bằng 4) trong bình kín. Sau phản ứng, đưa hỗn hợp trong bình về nhiệt độ 250C được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với H2 bằng 28/13. Hiệu suất phản ứng (coi thể tích chất lỏng không đáng kể) bằng bao nhiêu?

Câu III.

 1. Một bình có chứa V ml H2O, sục từ từ V ml HCl (đktc) vào bình được V ml dd X. Tính CM và C% của dd X ( biết khối lượng riêng của H2O là 1g/ml).

 2. Sục một lượng khí CO2 vào V ml dd Ca(OH)2 0,05M, sau khi phản ứng hoàn toàn chỉ thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A được chất rắn khan B. Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 5,6gam chất rắn.

 a. Viết PTPƯ

 b. Tính V

 

doc 3 trang phuongtran 4600
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn đội tuyển học sinh giỏi huyện - Mã đề: 01 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG HUYỆN
ĐỀ RA (MĐ 1)
Câu I.
	1. Cho dãy các oxit sau: SO2, NO2, NO, SO3, Mn2O7, P2O5, CO, N2O5, N2O. Số oxit trong dãy tác dụng được với H2O ở điều kiện thường là? Viết PTPƯ?
	2. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích hiện tượng và viết PTPƯ cho từng thí nghiệm sau:
a. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3 
b. Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch Na2SO3
c. Cho một ít đường vào đáy cốc thủy tinh rồi thêm từ từ khoảng 2ml H2SO4 đặc vào cốc.
Câu II.
	1. CO2 và SO2 phản ứng với dung dịch kiềm cho hiện tượng giống nhau nên không thể dùng dung dịch nước vôi trong để phân biệt 2 khí này. Hãy viết PTPƯ và mô tả hiện tượng để chứng minh điều đó.
	2. Bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp X gồm H2 và O2 (có tỷ khối so với H2 bằng 4) trong bình kín. Sau phản ứng, đưa hỗn hợp trong bình về nhiệt độ 250C được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với H2 bằng 28/13. Hiệu suất phản ứng (coi thể tích chất lỏng không đáng kể) bằng bao nhiêu?
Câu III. 
	1. Một bình có chứa V ml H2O, sục từ từ V ml HCl (đktc) vào bình được V ml dd X. Tính CM và C% của dd X ( biết khối lượng riêng của H2O là 1g/ml). 
	2. Sục một lượng khí CO2 vào V ml dd Ca(OH)2 0,05M, sau khi phản ứng hoàn toàn chỉ thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A được chất rắn khan B. Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 5,6gam chất rắn. 
	a. Viết PTPƯ 
	b. Tính V
Câu IV.
	1. Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2% thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Xác đinh kim loại M.
	2.Trình bày phương pháp hóa học để tách lấy từng oxit từ hỗn hợp gồm: Al2O3; SiO2; Fe2O3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(Cho: Ca = 40; O = 16; Mg = 24; Cl = 35,5; Fe = 56; S =32; C = 12; Si = 28; C = 12)
 ............................ Hết ............................
( Giám thị không giải thích gì thêm, học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Chú ý: Học sinh làm đúng theo cách khác đạt điểm tối đa
CâuI
(6đ)
1. mỗi chất tác dụng với nước 0,25đ
Oxit tác dụng với nước là: SO2, NO2, SO3, Mn2O7, P2O5, N2O5.
PTP Ư: 
 3NO2 + H2O à 2HNO3 + NO
 Mn2O7 + H2O à 2HMnO4
2. 
a. HCl + Na2CO3 à NaHCO3 + NaCl
 NaHCO3 + HCl à NaCl + CO2 + H2O
b. H2SO4 + Na2SO3 à NaHSO3 + Na2SO4
 NaHSO3 + H2SO4 à Na2SO4 + SO2 + H2O
c. C12H22O11 12 C + 11H2O
 C + H2SO4 (nếu dư) à CO2 + SO2 +H2O
3đ
1đ
1đ
1đ
CâuII
(4đ)
1. khi cho tác dụng với dung dịch nước vôi trong cả CO2 & SO2 đều cho cùng một hiện tượng đó là lúc đầu có kết tủa tạo thành, sau đó nếu dư CO2 (hoặc SO2) thì kết tủa lại tan:
 CO2 + Ca(OH)2 à CaCO3 + H2O
 CO2 + H2O + CaCO3 à Ca(HCO3)2
 SO2 + Ca(OH)2 à CaSO3 + H2O
 SO2 + H2O + CaSO3 à Ca(HSO3)2
2. giả sử hỗn hợp ban đầu 1 mol.
Áp dụng pp dường chéo => nH2 = 0,8 mol; n O2 = 0,2 mol
 PTP Ư:
 2H2 + O2 à 2H2O
 BĐ 0,8 0,2 0
 PƯ 2x x x ( nO2 pư = x mol)
 Sau PƯ 0,8 -2x 0,2-x x
ĐK : 0 < x<0,2
Tỉ khối:
 = 56/ 13 => x = 0,16 (mol)
H% = (0,16/ 0,2).100% = 80%
2đ
2đ
Câu3
(6đ)
1. đổi V ml = 0,001V (lit)
 CM HCl = = = 1/ 22,4(M)
 C% HCl = .100% = 0,1627%
2. sau khi pư hoàn toàn chỉ thu được dd A chứng tỏ CO2 dư, Ca(OH)2 hết
 Số mol: n CaO =0,1 mol 
PTP Ư:
 2CO2 + Ca(OH)2 à Ca(HCO3)2
 0,1 0,1
 Ca(HCO3)2 à CaCO3 + CO2 + H2O
 0,1 0,1
 CaCO3 à CaO + CO2
 0,1 ß 0,1
VCa(OH)2 = 0,1 / 0,05 = 2 (l) => V = 2000 ml
3đ
3đ
Câu
 IV
(4đ)
1. Có m dung dịch sau = 24 + 100 – 0,05.44 = 121,8 gam 
 => m MSO4 = 121,8.0,3941 = 48 gam
Bảo toàn S có: n MSO4 = n H2SO4 = 39,2 : 98 = 0,4 mol 
 => M = 48 : 0,4 – 96 = 24 đvC
 M là Mg
2. B1 : cho dd HCl dư vào hỗn hợp tách được SiO2
 B2 : cho hỗn hợp muối tác dụng với dd NaOH dư thu lấy kết tủa Fe(OH)3. 
 2Fe(OH)3 à Fe2O3 + 3H2O
 B3 : thổi CO2 đến dư vào hỗn hợp NaOH dư + NaAlO2 lọc thu lấy kết tủa Al(OH)3. Nhiệt phân thu lấy Al2O3.
2đ
2đ

Tài liệu đính kèm:

  • docki_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_huyen_ma_de_01_co_dap_an.doc