Giáo án Tin học Lớp 12 - Chương I: Khái niệm về hệ cơ sở dữ liệu - Bài 1: Một số khái niệm cơ bản

Giáo án Tin học Lớp 12 - Chương I: Khái niệm về hệ cơ sở dữ liệu - Bài 1: Một số khái niệm cơ bản

Chương I. KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

§1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Mục tiêu

1.1. Kiến thức:

• Biết các vấn đề thường phải giải quyết trong một bài toán quản lí và sự cần thiết phải có cơ sở dữ liệu (CSDL);

• Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống;

1.2. Kĩ năng:

1.3. Thái độ:

HS có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.

1.4. Định hướng năng lực được hình thành:

• Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông.

• Hợp tác trong môi trường số.

2. Nội dung

- Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức: tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ sơ và khai thác hồ sơ.

 

doc 4 trang Trịnh Thu Huyền 5001
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 12 - Chương I: Khái niệm về hệ cơ sở dữ liệu - Bài 1: Một số khái niệm cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN CM: 1
TIẾT PPCT: 1	
Ngày dạy: .
Chương I. KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
§1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Mục tiêu
1.1. Kiến thức:
Biết các vấn đề thường phải giải quyết trong một bài toán quản lí và sự cần thiết phải có cơ sở dữ liệu (CSDL);
Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống;
1.2. Kĩ năng:
1.3. Thái độ:
HS có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.
1.4. Định hướng năng lực được hình thành: 
Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông.
Hợp tác trong môi trường số.
Nội dung
Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức: tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ sơ và khai thác hồ sơ.
Chuẩn bị
3.1. Giáo viên:
Giáo án, sách giáo khoa Tin học 12, sách giáo viên Tin học 12, hình minh họa hồ sơ học sinh.
3.2. Học sinh:
Tập học, sách giáo khoa Tin học 12.
Tiến trình
Ổn định lớp:
Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
Kiểm tra miệng: không.
Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán quản lí (20 phút)
GV: Trong xã hội phát triển như ngày nay, công việc quản lí đã rất phổ biến. Ví dụ như các công ty, khách sạn, trường học, bệnh viện, ngân hàng, Để thấy rõ hơn các công việc trong công tác quản lí, ta xét ví dụ về quản lí học sinh trong nhà trường. Theo em, để quản lí thông tin của học sinh trong một lớp em nên lập danh sách chứa các cột thông tin nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Để quản lí chúng ta cần tạo một bảng gồm các cột như số thứ tự, họ tên, ngày sinh, giới tính, điểm toán, điểm lí, điểm hóa, điểm văn, điểm tin.
GV: Phân tích câu trả lời của HS. Theo em, việc tạo ra các hồ sơ lớp nhằm mục đích gì?
HS: Trả lời. (lưu trữ và khai thác thông tin)
GV: Nhận xét. Em hãy cho biết một số ví dụ khai thác đối với hồ sơ lớp?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
HS: Nghe giảng và ghi bài.
 Hoạt động 2: Giới thiệu các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức. (20 phút)
GV: Việc ứng dụng tin học trong công tác quản lí hiện nay đã trở nên phổ biến. Công việc quản lí ở từng tổ chức có những đặc điểm riêng về chủ thể cần quản lí cũng như phương thức khai thác thông tin. Nhưng cũng có những đặc điểm chung. Theo em, các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một tổ chức nào đó gồm những công việc gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời: tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ sơ, khai thác hồ sơ.
GV: Nhận xét câu trả lời của HS. Để tạo lập hồ sơ, cần thực hiện các công việc gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét. Em hãy cho biết một số việc thường làm để cập nhật hồ sơ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét. Cho ví dụ: với thông tin nơi sinh của học sinh Nguyễn Văn A lúc đầu được ghi là Tân Biên-Tây Ninh. Nhưng nơi sinh của HS A ở Tân Châu nên nội dung Tân Biên-Tây Ninh được xóa và gõ lại là Tân Châu-Tây Ninh. Hỏi thao tác đang thực hiện là sửa hồ sơ hay xóa hồ sơ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
HS: Nghe giảng và ghi bài.
Chương I. KHÁI NIỆM HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
§1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
 Bài toán quản lí
Để quản lí học sinh trong nhà trường, người ta thường lập các bảng biểu gồm các cột, hàng để chứa thông tin cần quản lí.
Ví dụ: Để quản lí học sinh ta có thể tạo một bảng như sau:
STT
Họ tên
Năm sinh
Đoàn viên
Điểm Lí
Điểm Tin
1
Nguyễn An
12/8/1991
C
8.2
8.5
2
Lê Châu
3/5/1991
K
7.0
8.6
3
Trần Hải
3/7/1991
C
7.0
7.8
- Việc lập hồ sơ không chỉ đơn thuần là để lưu trữ mà chủ yếu là để khai thác, nhằm phục vụ các yêu cầu quản lí của nhà trường.
Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức
Tạo lập hồ sơ về đối tượng cần quản lí:
+ Xác định chủ thể cần quản lí.
+ Xác định cấu trúc của hồ sơ.
+ Thu thập thông tin cần thiết.
Cập nhật hồ sơ: sửa chữa, bổ sung thêm, xóa hồ sơ để đảm bảo phản ánh kịp thời, đúng thực tế. 
Khai thác hồ sơ: tìm kiếm, sắp xếp, thống kê, lập báo cáo 
Tổng kết và hướng dẫn học tập
Tổng kết:
Hãy nêu các công việc thường khi gặp khi quản lí thông tin của một tổ chức nào đó?
Hướng dẫn học tập:
Học bài cũ.
Chuẩn bị tìm hiểu khái niệm CSDL và hệ QTCSDL và các ứng dụng của CSDL.
TUẦN CM: 02
TIẾT PPCT: 02	
Ngày dạy: 
Chương I. KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
§1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tt)
1. Mục tiêu
 1. Kiến thức:
Biết khái niệm của cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.;
Biết ứng dụng của CSDL trong học tập và cuộc sống;
 2. Kĩ năng:
 3. Thái độ:
HS có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.
 4. Định hướng năng lực được hình thành: 
Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông.
Hợp tác trong môi trường số.
Ứng xử phù hợp trong môi trường số.
2. Nội dung
Khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
3. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
Giáo án, sách giáo khoa Tin học 12, sách giáo viên Tin học 12, hình minh họa hồ sơ học sinh.
2. Học sinh:
Tập học, sách giáo khoa Tin học 12.
4. Tiến trình
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Hãy cho biết các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức. Để tạo lập và cập nhật hồ sơ cần phải làm những việc gì? Cho ví dụ.
Câu 2: Khai thác hồ sơ bao gồm những việc chính nào? Cho ví dụ.
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm CSDL và hệ QTCSDL. (20 phút)
GV: Một xã hội càng văn minh thì trình độ quản lí của xã hội ngày càng cao. Máy tính điện tử ra đời và phát triển đã trở thành một công cụ có khả năng lưu trữ rất lớn, tốc độ truy xuất và xử lí rất nhanh. Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu ra đời để giúp con người có thể sử dụng máy tính để lưu trữ và khai thác thông tin. Theo em, việc lưu trữ trên máy tính có ưu điểm gì so với lưu trữ trên giấy?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét. Vậy theo em thế nào là một CSDL?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét. Để người sử dụng có thể tạo lập, lưu trữ và khai thác CSDL trên máy tính ta phải có một phần mềm và phần mềm đó được gọi là hệ QTCSDL. Vậy hệ QTCSDL là gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét. Thuật ngữ hệ CSDL thường dùng để chỉ một CSDL cùng với hệ QTCSDL quản trị và khai thác CSDL đó.
HS: Nghe giảng và chép bài.
GV: Theo em, để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có các thành phần nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
HS: Ghi bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng của CSDL (15 phút)
GV: Nêu một số ứng dụng CSDL trong công tác quản lí.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
HS: Nghe giảng và ghi chép.
Chương I. KHÁI NIỆM HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
§1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tt)
Hệ cơ sở dữ liệu
Khái niệm CSDL và hệ QTCSDL
Khái niệm CSDL: một CSDL là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó (như một trường học, một ngân hàng, một công ti, một nhà máy ), được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau.
Khái niệm hệ QTCSDL: Phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL được gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Chú ý: Người ta thường dùng thuật ngữ hệ cơ sở dữ liệu để chỉ một CSDL cùng với một hệ QTCSDL quản trị và khai thác CSDL đó.
Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có:
Cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Các thiết bị vật lí: máy tính, đĩa cứng, mạng 
Một số ứng dụng
Việc xây dựng, phát triển và khai thác các hệ cơ sở dữ liệu ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế 
Cơ sở giáo dục và đào tạo cần quản lí thông tin người học, môn học, kết quả học tập 
Cơ sở kinh doanh cần có CSDL về thông tin khách hàng, sản phẩm, việc mua bán 
Các giao dịch qua thẻ tín dụng cần quản lí việc bán hàng bằng thể tín dụng và xuất ra báo cáo tài chính định kì (theo ngày, tuần, tháng, quý, năm )
Ngân hàng cần quản lí các tài khoản, khoản vay, các giao dịch hàng ngày 
Hãng hàng không cần quản lí các chuyến bay, việc đăng kí vé và lịch bay 
Và một số ứng dụng khác 
Tổng kết và hướng dẫn học tập
5.1. Tổng kết:
Câu 1. Hãy trình bày khái niệm CSDL và hệ QTCSDL?
Câu 2. Hãy nêu một ứng dụng CSDL của một tổ chức mà em biết?
5.2. Hướng dẫn học tập:
Học bài cũ.
Xem trước §2 HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_12_chuong_i_khai_niem_ve_he_co_so_du_lie.doc