Giáo án Tin học Lớp 12 - Bài 10: Cơ sở dữ liệu quan hệ
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức
- Biết khái niệm mô hình dữ liệu quan hệ và các đặc trưng cơ bản của mô hình này.
- Biết khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ, khoá và liên kết giữa các bảng.
2. Năng lực
- Khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL quan hệ.
3. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng, máy tính
- Học liệu: sách giáo khoa
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của GV như chuẩn bị tài liệu, TBDH .
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 12 - Bài 10: Cơ sở dữ liệu quan hệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT .. Tổ: .. Họ và tên giáo viên Tên bài dạy § 10. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (T1) Môn học: Tin Học; Lớp: 12 Thời gian thực hiện: 3 tiết I. MỤC TIÊU 1.Về kiến thức - Biết khái niệm mô hình dữ liệu quan hệ và các đặc trưng cơ bản của mô hình này. - Biết khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ, khoá và liên kết giữa các bảng. 2. Năng lực - Khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL quan hệ. 3. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng, máy tính - Học liệu: sách giáo khoa 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của GV như chuẩn bị tài liệu, TBDH .. - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Không A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. a. Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản CSDL quan hệ. b. Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân. c. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv yêu cầu học sinh nhắc lại các nội dung cơ bản đã học CSDL quan hệ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm theo yêu cầu Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV Nhận xét và minh họa bằng sơ đồ tư duy. Bước 4: Kết luận, nhận định Gv nhận xét và dẫn dắt vào chủ đề 1. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (Dự kiến 15 phút) Hoạt động 1. Mô hình dữ liệu a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các vấn đề mô hình dữ liệu quan hệ. b. Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. c. Sản phẩm: Học sinh biết được các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động 1. Mô hình dữ liệu HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời 1. Mô hình dữ liệu: ●Cấu trúc dữ liệu. ●Các thao tác và các phép toán trên dữ liệu. ●Các ràng buộc dữ liệu. GV: Theo em để tiến hành xây dựng và khai thác một hệ CSDL thường được tiến hành qua mấy bước? GV: Như trong chương I các em đã được học một CSDL bao gồm những yếu tố nào? GV: Như đã biết ở các chương trước, có thể mô tả dữ liệu lưu trữ trong CSDL bằng ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu của một hệ QTCSDL cụ thể. Tuy nhiên, để mô tả các yêu cầu dữ liệu của một tổ chức sao cho dễ hiểu đối với nhiều người sử dụng khác nhau cần có mô tả ở mức cao hơn (trừu tượng hóa) – mô hình dữ liệu. GV: Theo mức mô tả chi tiết về CSDL, có thể phân chia các mô hình thành 2 loại. Các mô hình lôgic (còn được gọi là mô hình dữ liệu bậc cao) cho mô tả CSDL ở mức khái niệm và mức khung nhìn. Các mô hình vật lí (còn được gọi là các mô hình dữ liệu bậc thấp) cho biết dữ liệu được lưu trữ như thế nào. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -Học sinh trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại a.Khái niệm: Mô hình dữ liệu là một tập các khái niệm, dùng để mô tả CTDL, các thao tác dữ liệu, các ràng buộc dữ liệu của một CSDL. b.Các loại mô hình dữ liệu -Mô hình DL hướng đối tượng -Mô hình DL quan hệ -Mô hình dữ liệu phân cấp + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Hoạt động 2: Mô hình dữ liệu quan hệ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời - GV: Mô hình quan hệ được E.F.Codd đề xuất năm 1970. Trong khoảng hai mươi năm trở lại đây các hệ CSDL theo mô hình quan hệ được dùng rất phổ biến. GV: Em hãy nhắc lại khái niệm về CSDL, khái niệm về hệ QTCSDL? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -Học sinh trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 2.Mô hình dữ liệu quan hệ: Trong mô hình quan hệ: + Về mặt cấu trúc dữ liệu được thể hiện trong các bảng. Mỗi bảng thể hiện thông tin về một loại đối tượng (một chủ thể) bao gồm các hàng và các cột. Mỗi hàng cho thông tin về một đối tượng cụ thể (một cá thể) trong quản lí. + Về mặt thao tác trên dữ liệu: có thể cập nhật dữ liệu như : thêm, xóa hay sửa bản ghi trong một bảng. + Về mặt ràng buộc dữ liệu: dữ liệu trong một bảng phải thỏa mãn một số ràng buộc. Chẳng hạn, không được có hai bộ nào trong một bảng giống nhau hoàn toàn; với sự xuất hiện lặp lại của một số thuộc tính ở các bảng, mối liên kết giữa các bảng được xác lập. Mối liên kết này thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể được CSDL phản ánh. C + D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được về mô hình dữ liệu, các loại mô hình dữ liệu, các đặc trưng của mô hình dữ liệu quan hệ. b. Nội dung: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. c. Sản phẩm: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Nắm khái niệm mô hình dữ liệu; - Nắm một số mô hình mô hình dữ liệu phổ biến; - Nắm các đặc trưng của mô hình dữ liệu quan hệ. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Câu 1: Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là: A. Mô hình phân cấp B. Mô hình dữ liệu quan hệ C. Mô hình hướng đối tượng D. Mô hình cơ sở quan hệ Câu 2: Các khái niệm dùng để mô tả các yếu tố nào sẽ tạo thành mô hình dữ liệu quan hệ? A. Cấu trúc dữ liệu B. Các ràng buộc dữ liệu C. Các thao tác, phép toán trên dữ liệu D. Tất cả câu trên Câu 3: Mô hình dữ liệu quan hệ được E. F. Codd đề xuất năm nào? A. 1975 B. 2000 C. 1995D. 1970 Câu 4: Trong mô hình quan hệ, về mặt cấu trúc thì dữ liệu được thể hiện trong các: A. Cột (Field) B. Hàng (Record) C. Bảng (Table) D. Báo cáo (Report) Câu 5: Thao tác trên dữ liệu có thể là: A. Sửa bản ghi B. Thêm bản ghi C. Xoá bản ghi D. Tất cả đáp án Trường: THPT .. Tổ: .. Họ và tên giáo viên Tên bài dạy § 10. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (T2, 3) Môn học: Tin Học; Lớp: 12 Thời gian thực hiện: 3 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Nắm được khái niệm mô hình dữ liệu và biết sự tồn tại của các loại mô hình CSDL. - Nắm được khái niệm mô hình dữ liệu quan hệ và các đặc trưng cơ bản của mô hình này. 2. Năng lực - Khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL quan hệ. 3. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin 12, Sách GV Tin 12, bảng phụ; 2. Chuẩn bị của học sinh: Sách GK tin 12, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ được mô hình dữ liệu, các loại mô hình dữ liệu, các đặc trưng của mô hình dữ liệu quan hệ đồng thời tạo động cơ để HS có nhu cầu tìm hiểu về CSDL quan hệ. b. Nội dung: Làm việc cá nhân. c. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d. Tổ chức thực hiện (?) Mô hình dữ liệu là gì? Kể tên các loại mô hình dữ liệu mà em biết? Cho biết chủ đề và tựa bài 10? - Nhận xét, cho điểm HS. (?) Cho biết các đặc trưng của mô hình dữ liệu quan hệ? Cho biết các đề mục chính bài 10 (mục 1, 2)? - Nhận xét, cho điểm HS. - Tóm tắt nội dung mục 1 và dẫn dắt vào mục 2a, b. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1. CSDL quan hệ a. Mục tiêu: Biết về khái niệm về CSDL quan hệ b. Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. c. Sản phẩm: Học sinh biết được các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu kiến thức và đưa ra câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời GV: Trong phần này GV nên sử dụng máy chiếu để thể hiện các bảng cũng như các mối quan hệ giữa các bảng trong bài toán quản lý thư viện để từ đó chỉ ra cho HS thấy tại sao chúng ta phải liên kết giữa các 3.Cơ sở dữ liệu quan hệ: a.Khái niệm: CSDL được xây dựng trên mô hình dữ liệu quan hệ gọi là CSDL quan hệ. Hệ QTCSDL dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ gọi là hệ QTCSDL quan hệ. Một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ có những đặc trưng sau: bảng và tại sao chúng ta phải tạo các khóa cho các bảng. Như vậy trong các thuộc tính của một bảng, ta quan tâm đến một tập thuộc tính (có thể chỉ gồm một thuộc tính) vừa đủ để phân biệt được các bộ. Vừa đủ ở đây được hiểu không có một tập con nhỏ hơn trong tập thuộc tính đó có tính chất phân biệt được các bộ trong bảng các bộ trong bảng. Trong một bảng, tập thuộc tính được mô tả ở trên được gọi là khóa của một bảng. GV: Khi các em gửi thư , các em phải ghi đầy đủ địa chỉ của người gửi và địa chỉ người nhận, như vậy địa chỉ của người gửi và địa chỉ của người nhận chính là các khóa: Song nếu các em không ghi 1 trong 2 địa chỉ thì điều gì sẽ xảy ra? GV:Vậy địa chỉ người nhận chính là khóa chính. GV: Để đảm bảo sự nhất quán về dữ liệu, tránh trường hợp thông tin về một đối tượng xuất hiện hơn một lần sau những lần cập nhật. Do đó người ta sẽ họn 1 khóa trong các khóa của bảng làm khóa chính. +Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với tên các quan hệ khác. +Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ không quan trọng. +Mỗi thuộc tính có một tên để phân biệt, thứ tự các thuộc tính không quan trọng. +Quan hệ không có thuộc tính là đa trị hay phức hợp. b.Ví dụ: (các ví dụ trong SGK86 – 87) c.Khóa và liên kết giữa các bảng: -Khóa: Khóa của một bảng là một tập thuộc tính gồm một hay một số thuộc tính của bảng có hai tính chất: +Không có 2 bộ khác nhau trong bảng có giá trị bằng nhau trên khóa. +Không có tập con thực sự nào của tập thuộc tính này có tính chất trên. -Khoá chính: Một bảng có thể có nhiều khóa. Trong các khóa của một bảng người ta thường chọn (chỉ định) một khóa làm khóa chính. GV: Mục đích chính của việc xác định khóa là thiết lập sự liênkết giữa các bảng. Điều đó cũng giải thích tại sao ta cần xác định khóa sao cho nó bao gồm càng ít thuộc tính càng tốt. Thông qua các ví dụ có thể diễn giải cách thiết lập sự liên kết giữa các bảng và qua đó giúp học sinh hiểu được thêm về ý nghĩa và phương pháp xác định khóa. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -Học sinh trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Khi nhập dữ liệu cho một bảng, giá trị của mọi bộ tại khóa chính không được để trống. Chú ý : -Mỗi bảng có ít nhất một khóa. Việc xác định khóa phụ thuộc vào quan hệ lôgic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị của các dữ liệu. -Nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất. -Liên kết: Thực chất sự liên kết giữa các bảng là dựa trên thuộc tính khóa. Chẳng hạn thuộc tính số thẻ là khóa của bảng người mượn xuất hiện lại ở bảng mượn sách đã tạo nên liên kết giữa 2 bảng này. Ví dụ: Hoạt động 2: Làm bài tập Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV: Giáo viên sử dụng CSDL bài toán quản lý bán hang để HS thực hành các công việc: + Biết chọn khoá, khoá chính cho các bảng, liên kết giữa các bảng + Phân tích xem mô hình DL mà Giáo viên đưa ra có những đặc trưng gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS: Làm bài tập nhóm trong 10 phút. - Dùng bảng phụ ghi ý kiến của nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm trả lời Bước 4: Kết luận, nhận định - GV: Chỉnh sửa, bổ sung ý kiến của HS. Bài tập: sử dụng CSDL bài toán quản lý bán hàng để HS thực hành các công việc: + Biết chọn khoá, khoá chính cho các bảng, liên kết giữa các bảng + Phân tích xem mô hình DL mà Giáo viên đưa ra có những đặc trưng gì? C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG: a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được CSDL quan hệ. b. Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. c. Sản phẩm: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. d. Tổ chức thực hiện C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Biết được khái niệm CSDL quan hệ và hệ QTCSDL quan hệ - Biết được các mô hình CSDL quan hệ. - Biết được khóa, liên kết giữa các bảng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Câu 1: Tiêu chí nào sau đây thường được chọn khoá chính? A. Khoá bất kì B. Khoá có ít thuộc tính nhất C. Chỉ là khoá có một thuộc tính D. Không chứa các thuộc tính thay đổi theo thời gian, chẳng hạn như tên địa danh Câu 2: Liên kết giữa các bảng được thực hiện dựa trên: A. thuộc tính khoá B. ý định người quản trị hệ CSDL C. các thuộc tính trùng tên và kiễu dữ liệu giữa các bảng D. ý định ghép các bảng thành một bảng có nhiều thuộc tính hơn Câu 3: Có thể tạo liên kết giữa hai bảng thông qua: A. một thuộc tính bất kì của bảng 1 với một thuộc tính khoá chính của bảng 2 B. hai thuộc tính cùng kiểu dữ liệu của hai bảng C. hai thuộc tính trùng tên bất kì giữa hai bảng D. khoá chính của bảng 1 với thuộc tính tương ứng thuộc khoá của bảng 2 Câu 4: Thao tác nào sau đây KHÔNG thuộc loại thao tác tạo lập CSDL quan hệ? A. Tạo cấu trúc bảngB. Chọn khoá chính C. Ðặt tên bảng và lưu cấu trúc bảngD. Nhập dữ liệu ban đầu Câu 5: Thao tác nào sau đây KHÔNG là thao tác cập nhật dữ liệu? A. Nhập dữ liệu ban đầuB. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp C. Thêm bản ghiD. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng Câu 6: Thao tác nào sau đây KHÔNG là khai thác CSDL quan hệ? A. Sắp xếp các bản ghiB. thêm bản ghi mới C. Thiết lập, sửa đổi liên kết giữa các bảngD. tạo các truy vấn Câu 7: Trong quá trình tạo cấu trúc của một bảng, khi tạo một trường, việc nào sau đây KHÔNG nhất thiết phải thực hiện? A. đặt tên, các tên của các trường cần phân biệt B. chọn kiểu dữ liệu C. đặt kích thước D. mô tả nội dung Câu 8: Chọn khẳng định đúng cho phát biếu sau: Sau khi tạo cấu trúc cho bảng thì A. không thể sửa lại cấu trúc B. phải nhập dữ liệu ngay C. có thể lưu lại cấu trúc và nhập dữ liệu sau D. khi tạo cấu trúc cho bảng xong thì phải cập nhật dữ liệu vì cấu trúc của bảng không thể sửa đổi Câu 9: Nhập dữ liệu cho bảng nhờ biểu mẫu có gì thuận tiện hơn so với nhập trực tiếp vào bảng? A.Nhanh hơn nếu biểu mẫu được tổ chức giao diện thuận tiện B. Thuận tiện hơn cho người nhập dữ liệu vì thao tác đơn giản hơn C. Hạn chế khả năng nhầm lẫn D. Nhanh hơn, thuận tiện và ít nhầm lẫn hơn Câu 10: Việc đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là việc nào trong các việc dưới đây? A. Tạo lập một hay nhiều bảng B. Tạo ra một hay nhiều mẫu hỏi C. Tạo ra một hay nhiều biểu mẫu D. Tạo ra một hay nhiều báo cáo
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_12_bai_10_co_so_du_lieu_quan_he.docx