Giáo án Sinh học Lớp 12 - Môi trường sống và các nhân tố sinh thái - Nguyễn Thị Thu Hằng

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Môi trường sống và các nhân tố sinh thái - Nguyễn Thị Thu Hằng

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh cần nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, các loại môi trường sống.

- Học sinh nêu được khái niệm nhân tố sinh thái. Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.

- Học sinh hiểu được nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật theo các quy luật. Phân tích được quy luật giới hạn sinh thái.

- Học sinh nêu được các khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở và ổ sinh thái. Lấy ví dụ minh họa.

2. Kĩ năng

Sau khi học xong bài học, học sinh được rèn các kĩ năng sau:

- Kĩ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày 1 vấn đề.

- Kĩ năng thu thập thông tin trong thực tế, kĩ năng phân tích, tổng hợp, xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (Thực tế, internet, sách, báo.) để giải quyết vấn đề của dự án.

- Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Kĩ năng học tập với internet.

3. Thái độ

- Học sinh có thái độ tích cực, chủ động khi học môn sinh học.

- Học sinh có thái độ tích cực bảo vệ môi trường, tuyên truyền thuyết phục người khác tham gia bảo vệ môi trường. Tôn trọng, tin tưởng ủng hộ chính sách bảo vệ môi trường của nhà nước. Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho môi trường.

- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

- Hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê học tập với bộ môn Sinh học.

 

doc 20 trang Phước Dung 26/10/2024 250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Môi trường sống và các nhân tố sinh thái - Nguyễn Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING
Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4
--------------------------------------
Bài giảng:
MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Môn Sinh học, lớp 12
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hằng
Email: Nguyenthithuhang.gvvanquan@vinhphuc.edu.vn
Điện thoại di động: 0988207257
Trường THPT Văn Quán
Xã Văn Quán, Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Tháng 10/2016
PHẦN I: THIẾT KẾ GIÁO ÁN (KỊCH BẢN)
Tiết 37, Bài 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh cần nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, các loại môi trường sống.
- Học sinh nêu được khái niệm nhân tố sinh thái. Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Học sinh hiểu được nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật theo các quy luật. Phân tích được quy luật giới hạn sinh thái.
- Học sinh nêu được các khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở và ổ sinh thái. Lấy ví dụ minh họa.
2. Kĩ năng
Sau khi học xong bài học, học sinh được rèn các kĩ năng sau:
- Kĩ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày 1 vấn đề.
- Kĩ năng thu thập thông tin trong thực tế, kĩ năng phân tích, tổng hợp, xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (Thực tế, internet, sách, báo...) để giải quyết vấn đề của dự án.
- Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Kĩ năng học tập với internet.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ tích cực, chủ động khi học môn sinh học.
- Học sinh có thái độ tích cực bảo vệ môi trường, tuyên truyền thuyết phục người khác tham gia bảo vệ môi trường. Tôn trọng, tin tưởng ủng hộ chính sách bảo vệ môi trường của nhà nước. Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho môi trường.
- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
- Hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê học tập với bộ môn Sinh học.
II. Phương pháp, phương tiện 
1. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải.
2. Chuẩn bị của giáo viên
- Một số tranh ảnh về môi trường sống của sinh vật,...
3. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài học.
III. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
Lớp
12A1
12A3
Ngày dạy


Sĩ số


2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
GV đặt vấn đề: Cô chào các em, như các em thấy mỗi một cơ thể sinh vật đều sống phụ thuộc vào môi trường của nó về nơi ở, thức ăn cũng như các nhu cầu cần thiết khác. Mỗi sinh vật không sống riêng lẻ mà sống chung với các cá thể cùng loài với nó đồng thời nó cũng có mối liên hệ với các sinh vật thuộc loài khác. Sinh thái học là một bộ môn khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường ở các cấp độ tổ chức từ cơ thể, quần thể đến quần xã. Để tìm hiểu vấn đề này chúng ta vào nội dung bài học hôm nay.
Phần 7. Sinh thái học.
Chương I. Cá thể và quần thể sinh vật.
Tiết 37, Bài 35. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
- GV: Các em hãy quan sát hình và dựa vào kiến thức thực tế, hãy kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của con Trâu?
- GV: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đến sinh trưởng và phát triển của con trâu: nước, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sán lá gan, ve, cỏ, con người, và các yếu tố đó tạo nên môi trường sống của con Trâu. Vậy thế nào là môi trường sống?
- GV: Vậy nếu môi trường bị biến đổi thì sinh vật còn tồn tại được hay không? Ví dụ?
- GV: Giả sử có các sinh vật sau: Giun đất, cá chép, chim vẹt, sán dây, cây tre, con ngựa. Dựa vào kiến thức thực tế em hãy cho biết môi trường sống của các loài sinh vật kể trên. Từ đó cho biết có mấy loại môi trường sống? Kể tên? Đặc điểm của từng loại môi trường sống?
- GV bổ sung kiến thức: Học ở phần 1 các em cần nhớ rằng mỗi loại sinh vật sẽ có một môi trường sống đặc trưng riêng, sống trong môi trường nào sinh vật phải có đặc điểm thích nghi với môi trường đó, có thể gộp vào mấy nhóm cơ bản
- Thích nghi về hình thái.
- Thích nghi về sinh lí.
- Thích nghi về tập tính sinh thái.
- GV đặt vấn đề: Bây giờ trong môi trường sẽ tồn tại các yếu tố ví dụ như gió, bão, ví dụ như nhiệt độ, ví dụ như ánh sáng ví dụ như độ ẩm, ví dụ như các sinh vật, Vậy từng thành phần tham gia vào môi trường đó người ta gọi là gì? Để tìm hiểu điều đó chúng ta tìm hiểu phần 2. Nhân tố sinh thái.
- GV: Vậy nhân tố sinh thái là gì? Có mấy nhóm nhân tố sinh thái, chúng ta hãy quay trở lại ví dụ ban đầu. Như các em vừa tìm hiểu có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đến sinh trưởng và phát triển của con trâu: nước, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sán lá gan, ve, cỏ, con người, Tất cả những yếu tố đó gọi là nhân tố sinh thái. Vậy nhân tố sinh thái là gì? Phân loại nhân tố sinh thái?
- GV: Bổ sung thêm thông tin về nhân tố con người.
- GV: Nhận xét về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường ?
- GV: Video mối quan hệ giữa con người và môi trường.
- GV đặt vấn đề: Cô vừa giới thiệu với các em về các nhân tố sinh thái. Các nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật theo một số qui luật như: qui luật tác động tổng hợp, qui luật tác động không đồng đều, qui luật giới hạn sinh thái...Trong giờ học hôm nay chúng ta chỉ tìm hiểu qui luật giới hạn sinh thái trong mục II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái.
- GV: Em hãy quan sát đồ thị về ảnh hưởng của nhiệt độ lên cá rô phi ở Việt nam từ đó. Hãy mô tả giới hạn sinh thái của cá rô phi ?
- GV: Khoảng nhiệt độ từ 5,60C - 420C cá rô phi tồn tại và phát triển được gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam. Vậy giới hạn sinh thái là gì?
- Quan sát hình vẽ và cho biết thế nào là: Khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu?
- GV: Cô có ví dụ như sau: Giới hạn về nhiệt độ của cá rô phi và cá chép ở Việt Nam:
+ Cá rô phi: 5,60C - 420C 
+ Cá chép: 20C - 440C
® Nhận xét về giới hạn sinh thái của 2 loài này?
- GV nêu vấn đề: Chúng ta cùng xem lại ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ lên cá rô phi ở VIệt Nam. Cá rô phi có giới hạn sinh thái về nhiệt độ là từ 5,60C đến 420C. Đây được gọi là ổ sinh thái riêng về nhiệt độ của cá rô phi, trong khoảng 200C đến 350C là khoảng thuận lợi trong ổ sinh thái còn cá chép có giới hạn sinh thái từ 20C đến 440C. Vậy đây là ổ sinh thái riêng của cá chép. Trong ổ sinh thái này thì cá chép sinh trưởng và phát triển mạnh trong khoảng nhiệt độ từ 170C đến 370C. Vậy ổ sinh thái riêng là gì?
- GV nêu vấn đề từ đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Ổ sinh thái chung là gì?
- GV phân tích sơ đồ về ổ sinh thái.
- GV lấy ví dụ về ổ sinh thái chung.
- Phân biệt ổ sinh thái và nơi ở? VD minh họa?
- Tại sao lại có sự phân hóa ổ sinh thái?
- Ý nghĩa của sự phân hóa ổ sinh thái?

I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
1. Khái niệm và phân loại môi trường
a. Khái niệm môi trường sống: Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
b. Phân loại môi trường: Các loại môi trường sống chủ yếu
- Môi trường trên cạn bao gồm: mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn các sinh vật trên trái đất.
- Môi trường đất: gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật đất sinh sống.
- Môi trường nước: gồm những vùng nước ngọt (nước hồ, ao, sông, suối,..), nước mặn (biển, hồ nước mặn), nước lợ (nước vùng cửa sông, ven biển). Là môi trường sống của các sinh vật thuỷ sinh.
- Môi trường sinh vật: Thực vật, động vật, con người. Là môi trường sống của các sinh vật khác như sinh vật kí sinh, cộng sinh 
2. Các nhân tố sinh thái
a. Khái niệm nhân tố sinh thái:
- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
b. Các nhóm nhân tố sinh thái:
- Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: là tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật. Ví dụ: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,...
- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường và là những quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với 1 sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh.
- Nhân tố con người: thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật và môi trường.
- Nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
Sinh vật Môi trường
II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
1. Giới hạn sinh thái
a. Ví dụ
Cá rô phi chỉ sống được trong khoảng nhiệt độ từ 5,60C - 420C. Khi vượt ra khoảng nhiệt độ trên thì cá rô sẽ chết. 
5,60C là điểm giới hạn dưới (Min) hay còn gọi là điểm gây chết dưới, 420C là điểm giới hạn trên (Max) hay còn gọi là điểm gây chết trên, khoảng cực thuận từ 200C đến 350C là khoảng giá trị của nhiệt độ mà cá rô phi phát triển thuận lợi nhất.
b. Khái niệm
- Giới hạn sinh thái: Khoảng giá trị xác định của 1 nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
- Khoảng thuận lợi:
- Khoảng chống chịu:
c. Quy luật giới hạn sinh thái
- Cùng một nhân tố sinh thái nhưng các loài có giới hạn sinh thái khác nhau.
- Mỗi loài có 1 giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái. 
2. Ổ sinh thái
- Ổ sinh thái riêng: Giới hạn sinh thái của một loài về một NTST.
- Ổ sinh thái chung:
+ Trong tự nhiên, sinh vật chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố sinh thái và tổ hợp các giới hạn sinh thái của các NTST làm thành một ổ sinh thái chung của một loài.
+ Ổ sinh thái của một loài là một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
* Nguyên nhân của sự phân hóa ổ sinh thái:
Cạnh tranh chính là nguyên nhân chủ yếu làm phân hóa ỏ sinh thái giữa các loài
* Ý nghĩa của việc phân hoá ổ sinh thái:
- Giảm mức độ cạnh tranh gay gắt của các loài sống trong cùng 1 nơi ở.
- Tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian sống. 
4. Củng cố bài học
Câu 1: Nhân tố nào sau đây bao hàm các nhân tố còn lại?
A. Nhân tố vô sinh.
B. Nhân tố sinh thái.
Nhân tố hữu sinh.
D. Nhân tố con người.
Câu 2: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,...vì
A. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
B. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
C. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.
D. tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
Câu 3: Khoảng chống chịu là khoảng của một nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật. Đúng hay sai?
A. Đúng.
Sai.
Câu 4: Quy luật giới hạn sinh thái có ý nghĩa
A. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi.
B. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di nhập vật nuôi.
C. trong việc ứng dụng di nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp.
D. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, việc di nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp.
Câu 5: Hoàn thành câu trả lời dưới đây bằng cách điền vào chỗ trống.
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.
Đáp án: một
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài cũ
- Đọc tham khảo mục III trang 152,153 sách giáo khoa (không dạy trên lớp vì đã giảm tải).
- Làm các câu hỏi và bài tập 1, 2, 3, 4, 5 sách giáo khoa trang 154. 
- Sưu tầm tranh, ảnh của những cây mọc riêng lẻ và mọc thành đám để chuẩn bị cho tiết học sau.
PHẦN II: THUYẾT MINH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG (TRÌNH CHIẾU)
TT
Nội dung các hoạt động (các slide)
Kiến thức, kỹ năng HS lĩnh hội
Đa phương tiện
Tài nguyên
(tác giả,
bản quyền)
1

Lời giới thiệu
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Internet
2

Video giới thiệu nội dung bài học.
Sử dụng video
Nguồn: Tác giả
3

Giới thiệu tên bài học
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Internet
4

Học sinh nắm được mục tiêu về kiến thức của bài học.



5

Học sinh nắm được mục tiêu về kĩ năng của bài học.



6

Học sinh nắm được mục tiêu về kĩ năng của bài học.



7

- Video giới thiệu cấu trúc bài học
Sử dụng video, âm thanh.
Nguồn: Tác giả
8

- Kiến thức: Học sinh nêu được khái niệm về môi trường.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
- Sử dụng hình ảnh.
Hình: Internet
9

- Học sinh vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
10

- Kiến thức: Học sinh nêu được các loại môi trường sống của sinh vật.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình, vận dụng kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.
- Sử dụng hình ảnh.
Nguồn: Internet.
11

- Học sinh kể tên được các loại môi trường sống của sinh vật.


12

- Kiến thức: Học sinh nêu được đặc điểm của môi trường trên cạn.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tế.
Sử dụng hình ảnh.
Nguồn: Internet
13

- Kiến thức: Học sinh nêu được đặc điểm của môi trường đất.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tế.
Sử dụng hình ảnh.
Nguồn: Internet
14

- Kiến thức: Học sinh nêu được đặc điểm của môi trường nước.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Sử dụng hình ảnh.

Nguồn: Internet.
15

- Kiến thức: Học sinh nêu được đặc điểm của môi trường sinh vật.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Sử dụng hình ảnh.

Nguồn: Internet.
16

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập nhận biết các loại môi trường.

Tranh ảnh
Nguồn: Internet.
17

- Kiến thức: Học sinh nêu được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- Sử dụng hình ảnh
Nguồn: Internet.
18

- Kiến thức: Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
- Sử dụng hình ảnh.
Nguồn: Internet.
19
 
- Kiến thức: Nêu được các nhóm NTST và đặc điểm của từng nhóm.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- Sử dụng hình ảnh.
Nguồn: Internet.
20

- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức về nhân tố con người.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.
- Sử dụng hình ảnh.
- Nguồn: Internet.
21

- Kiến thức: Học sinh nêu được mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường.
- Kĩ năng: Dựa vào kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.


22

- Kiến thức: Học sinh phân tích được ví dụ về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tế.
Tranh ảnh
Nguồn: Internet.
23

- Học sinh xem video từ đó rút ra nhận xét.
- Sử dụng video.
- Nguồn: Internet.
24

- Kiến thức: Phân tích được ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ lên cá rô phi ở Việt Nam.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
- Sử dụng đồ thị về ảnh hưởng của nhiệt độ lên cá rô phi ở Việt Nam.
Nguồn: Internet.
25

- Kiến thức: Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
Tranh ảnh
Nguồn: Internet.
26

- Kiến thức: Nêu được nội dung của quy luật giới hạn sinh thái.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
Tranh ảnh:
Nguồn: Internet.
27

- Kiến thức: Nêu được khái niệm ổ sinh thái riêng.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
Tranh ảnh:
Nguồn: Internet.
28

- Kiến thức: Nêu được khái niệm ổ sinh thái chung.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
- Đồ thị ảnh hưởng của nhiệt độ lên cá rô phi ở Việt Nam.
Nguồn: Internet.
29

- Kiến thức: Học sinh phân tích được sơ đồ để hiểu rõ về ổ sinh thái chung.
- Kĩ năng: Quan sát sơ đồ phát hiện kiến thức.
- Sử dụng sơ đồ.
Nguồn: Internet.
30

- Kiến thức: Học sinh nắm phân tích được ổ sinh thái chung trong ao cá.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức.
Sử dụng hình ảnh.
Nguồn: Internet.
31

- Kiến thức: Học sinh nắm phân biệt được nơi ở và ổ inh thái, phân tích ví dụ.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức.
Tranh ảnh
Nguồn: Internet.
32

- Kiến thức: Phân tích ví dụ.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức..
Tranh ảnh
Nguồn: Internet.
33

- Kiến thức: Phân tích ví dụ.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức..
Tranh ảnh
Nguồn: Internet.
34

- Kiến thức: Phân tích ví dụ.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức..
Tranh ảnh
Nguồn: Internet.
35

- Kiến thức: Học sinh nắm nguyên nhân của sự phân hóa ổ sinh thái, phan tích sơ đồ.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức..
Sử dụng hình ảnh.
Nguồn: Internet.
36

- Học sinh vận dụng kiến thức lí thuyết để liên hệ thực tế.
Sử dụng hình ảnh.
Nguồn: Internet.
37

- Kiến thức: Học sinh nêu được ý nghĩa của sự phân hóa ổ sinh thái.
- Kĩ năng: Liên hệ thực tế.


38

- Kiến thức: Học sinh nắm được các nhóm nhân tố sinh thái.
- Kĩ năng: Nhận biết kiến thức.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh.
Nguồn: Internet.
39

- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức về ổ sinh thái.
- Kĩ năng: Vận dụng lí thuyết để trả lời câu hỏi.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh.
Nguồn: Internet.
40

- Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm khoảng chống chịu.
- Kĩ năng: Nhận biết kiến thức.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh.
Nguồn: Internet.
41

- Kiến thức: Học sinh nắm được ý nghĩa của quy luật giới hạn sinh thái.
- Kĩ năng: Nhận biết kiến thức.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh.
Nguồn: Internet.
42

- Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm giới hạn sinh thái.
- Kĩ năng: Nhận biết kiến thức.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh.
Nguồn: Internet.
43

Hướng dẫn về nhà
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Internet.
44

Lời cảm ơn
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Internet.
45

Tài liệu tham khảo
Sử dụng âm thanh
Nguồn: Internet.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_12_moi_truong_song_va_cac_nhan_to_sinh.doc