Giáo án Sinh học 10 - Bài: Khái quát năng lượng và chuyển hóa vật chất

Giáo án Sinh học 10 - Bài: Khái quát năng lượng và chuyển hóa vật chất

SINH HỌC 10: KHÁI QUÁT NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực:

* Năng lực nhận thức sinh học

- Phân biệt được các dạng năng lượng trong chuyển hóa năng lượng ở tế bào (1)

- Mô tả được cấu tạo và chức năng của ATP (2)

- Nêu được quá trình chuyển hoá năng lượng trong tế bào.(3)

* Năng lực tìm hiểu thế giới sống:

- Sưu tầm được một số hình ảnh do thừa hoặc thiếu năng lượng ở người.

* Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng:

- Vận dụng được những kiến thức về năng lượng, chuyển hóa vật chất vào đời sống hàng ngày để có khẩu phần ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng.

* Năng lực tự học, tự chủ

 

docx 3 trang Trịnh Thu Huyền 03/06/2022 2070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài: Khái quát năng lượng và chuyển hóa vật chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHBD TRỰC TUYẾN
SINH HỌC 10: KHÁI QUÁT NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
I. MỤC TIÊU 
1. Năng lực:
* Năng lực nhận thức sinh học
- Phân biệt được các dạng năng lượng trong chuyển hóa năng lượng ở tế bào (1)
- Mô tả được cấu tạo và chức năng của ATP (2)
- Nêu được quá trình chuyển hoá năng lượng trong tế bào.(3) 
* Năng lực tìm hiểu thế giới sống: 
- Sưu tầm được một số hình ảnh do thừa hoặc thiếu năng lượng ở người.
* Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng:
- Vận dụng được những kiến thức về năng lượng, chuyển hóa vật chất vào đời sống hàng ngày để có khẩu phần ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng.
* Năng lực tự học, tự chủ
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tích cực làm việc cá nhân, hoat động nhóm
- Trách nhiệm: Hoàn thành nội dung học tập. 
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU:
1.Thiết bị dạy học: 
Giáo viên: phần mềm MTeams, padlet, liveworkshreets
Học sinh: chuẩn bị các thiết bị cần thiết bị cho học tập trực tuyến, nhận phiếu học tập liveworksheets trước giờ học.
Học liệu:
- Video: 
- Phiếu học tập 
- Bài tập luyện tập tại nhà: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu: 
- Kích thích tính tò mò của học sinh
- Phân biệt được các dạng năng lượng trong tế bào (1)
b. Nội dung:
1. Quan sát video “Tại sao Đom đóm có khả năng phát sáng” theo đường link đọc thông tin mục I.1 trang 53 SGK trả lời các câu hỏi sau:
Năng lượng là gì?
Trong tế bào năng lượng tồn tại ở những dạng nào? Nêu cách phân biệt các dạng năng lượng này? 
Ánh sáng do Đom đóm phát ra thuộc dạng năng lượng nào?
 2. Nộp bài tập dạng file word hoặc file ảnh chụp lên 
c. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
(trước khi giờ học trực tuyến diễn ra) GV yêu cầu HS xem video theo đường link: “Tại sao Đom đóm có khả năng phát sáng” và thực hiện nhiệm vụ như mục nội dung.
* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ và nộp bài lên trang padlet.
* Báo cáo và thảo luận: (trực tuyến - 5 phút) 
Gv mời một số HS báo cáo kết quả, các HS khác bổ sung ý kiến. 
Trong tế bào (cơ thể) năng lượng tồn tại chủ yếu ở dạng nào? 
* Kết luận: Nhận xét sơ bộ về tình hình thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà của HS. Chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi bài vào vở theo mục sản phẩm.
d. Sản phẩm:
Khái niệm: Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công
- Trong tế bào năng lượng tồn tại ở các dạng như:
Nhiệt năng.
Hóa năng: Tích trữ trong các liên kết hóa học.
 Điện năng: Trong các xung thần kinh.
* Dạng chủ yếu của năng lượng trong tế bào là hóa năng.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Tìm hiểu về ATP – ĐỒNG TIỀN NĂNG LƯỢNG CỦA TẾ BÀO (25 phút)
a. Mục tiêu: 
- Mô tả được cấu tạo và chức năng của ATP (2)
- Nêu được quá trình chuyển hoá năng lượng trong tế bào.(3) 
b. Nội dung:
1. Quan sát hình trong mục B của phiếu học tập (cấu tạo của ATP + các hình về các hoạt động trong tế bào sử dụng ATP) + đọc thông tin mục I.2 trang 53,54 SGK sinh học 10 cơ bản và thông tin mục D em có biết trên phiếu học tập để trả lời các câu hỏi sau:
ATP là gì? ATP được cấu tạo như thế nào?
Vai trò của ATP trong tế bào?
Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào?
2.Nộp bài tập dạng file word hoặc file ảnh chụp vào ô chat trong Microsoft Teams (MT)
c. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập (3’)
- GV chia học sinh vào các phòng nhỏ theo nhóm học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình trong mục B của phiếu học tập (cấu tạo của ATP + các hình về các hoạt động trong tế bào sử dụng ATP) + đọc thông tin trong mục I.2 trang 53,54 SGK thực hiện nhiệm vụ như mục nội dung.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập (10’)
- Học sinh thực hiện theo nhóm trong các phòng riêng và nộp bài vào ô chát trong MT 
* Báo cáo nhiệm vụ học tập (10’) 
- GV yêu cầu HS quay lại phòng chung
- Gv mời đại diện 1 nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ các HS khác bổ sung ý kiến 
Gv đặt câu hỏi cho hs thảo luận 
- Quá trình tổng hợp ATP gắn liền với quá trình tổng hợp hay phần giải các chất trong tế bào? Giải thích?
- Quá trình thủy phân ATP gắn liền với quá trình tổng hợp hay phần giải các chất trong tế bào? Giải thích?
- Trong tế bào, qúa trình chuyển hóa vật chất có quan hệ như thế nào với quá trình chuyển hóa năng lượng?
* Kết luận: Chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi bài vào vở theo mục sản phẩm.(2’)
d. Sản phẩm:
1. Cấu tạo ATP:
1 đường ribozơ + 1 bazơnitơ + 3 nhóm phôtphát (trong đó có 2 liên kết cao năng) 
2. Vai trò của ATP trong tế bào:
Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào: sinh tổng hợp các chất, vận chuyển các chất qua màng, sinh công cơ học 
3.Qúa trình chuyển hóa vật chất trong tế bào luôn đi kèm với quá trình chuyển hóa năng lượng:
+ Qúa trình đồng hóa - thủy phân ATP
+ Qúa trình dị hóa - tổng hợp ATP
3. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG, LUYỆN TẬP: (trực tuyến 10 phút)
a.Mục tiêu
- Học sinh củng cố kiến thức vừa học được
- Vận dụng được những kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết một tình huống
b.Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên đưa ra tình huống: Bạn Lan đang là học sinh lớp 10, cân nặng 60 kg. Bạn ấy muốn giảm cân (cân nặng mong muốn là 50KG) và có thân hình đẹp nên đã nhịn ăn sáng và giảm thiểu toàn bộ tinh bột, chất béo trong khẩu phần ăn. Theo em, bạn Lan làm như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết tình huống
* Báo cáo nhiệm vụ học tập:
- Giáo viên gọi một vài học sinh chia sẻ về ý kiến của mình về tình huống trên. Các học sinh khác đóng góp ý kiến, thảo luận
* Giáo viên có thể chốt lại những vấn đề quan trọng trong tình huống trên
IV. RÚT KINH NGHIỆM
- Rút kinh nghiệm
- Giao bài tập về nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_10_bai_khai_quat_nang_luong_va_chuyen_hoa_v.docx