Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 5, Tiết 19+20: Phong cách ngôn ngữ khoa học

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 5, Tiết 19+20: Phong cách ngôn ngữ khoa học

B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (10 phút)

1.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

-Qua việc nhớ lại kiến thức đã học, HS có nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học: luật thơ

-Tạo tâm thế hứng khởi, thoải mái cho HS trước khi vào bài mới.

2. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.

3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng

4.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+ Trò chơi: GV trình chiếu một số văn bản thuộc các PCNN khác nhau và yêu cầu HS gọi tên đúng PCNN của văn bản.

+ GV cố tình chọn 1 văn bản thuộc PCNN khoa học  GV định hướng HS nội dung tiết học về PCNN khoa học

Các ngữ liệu:

 

doc 15 trang Trịnh Thu Huyền 03/06/2022 4640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 5, Tiết 19+20: Phong cách ngôn ngữ khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Tiết:19, 20; Ngày soạn: 16/9/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
Môn học: Ngữ văn; lớp:12
 Thời gian thực hiện: 02 tiết
I.MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
-Nắm được khái niệm ngôn ngữ khoa học, các loại văn bản khoa học thường gặp, các đặc trưng cơ bản của phong cách NNKH và đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ trong PCNNKH;
- Sự lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ trong quá trình soạn thảo các văn bản mang phong cách ngôn ngữ khoa học.
KT
NĂNG LỰC-PHẨM CHẤT
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe
2
Nắm vững được các loại của văn bản khoa học, các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học.
Đ1
3
Có khả năng lĩnh hội và phân tích văn bản khoa học phù hợp với khả năng của học sinh THPT; phát hiện và sửa chữa lỗi trong văn bản khoa học.
Đ2
4
Biết phân biệt PCNN khoa học với các PCNN khác và biết sử dụng ngôn ngữ khoa học trong các trường hợp cần thiết.
Đ3
5
Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề của bài học.
N1
6
Có khả năng tạo lập một văn bản khoa học theo chủ đề.
V1
 NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
7
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT-HT
8
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
9
Năng lực tự học: chủ động trong các vấn đề học tập.
TH
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: YÊU NƯỚC, TRÁCH NHIỆM
10
 - Trân trọng những giá trị của nền văn học dân tộc.
- Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước.
YN,
TN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4, 
Học liệu: SGK, phiếu học tập, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
A. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Khởi động
(10 phút)
 Kết nối - Đ1
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học: Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức (40 phút)
Đ1,Đ2,Đ3,N1,GT-HT,GQVĐ
I.Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học.
II.Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
1. Tính khái quát, trừu tượng
Tính lí trí, logic
Tính khách quan, phi cá thể.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập (30 phút)
Đ2,Đ3,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng (10 phút)
N1, V1, YN,
TT, TN
Áp dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao về bài học.
Đàm thoại gợi mở, Thuyết trình.
Đánh giá qua sản phẩm của HS, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi làm việc, do GV đánh giá
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (10 phút)
1.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ
-Qua việc nhớ lại kiến thức đã học, HS có nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học: luật thơ
-Tạo tâm thế hứng khởi, thoải mái cho HS trước khi vào bài mới.
2. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.
3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng
4.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Trò chơi: GV trình chiếu một số văn bản thuộc các PCNN khác nhau và yêu cầu HS gọi tên đúng PCNN của văn bản.
+ GV cố tình chọn 1 văn bản thuộc PCNN khoa học à GV định hướng HS nội dung tiết học về PCNN khoa học
Các ngữ liệu:
1. Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
2.Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
3.Hỡi cô yếm trắng lòa xòa,
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
4.Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc.
5.Bản tin thời sự Dân Việt 5/3: Hải Dương xuất khẩu 2.000 tấn nông sản sau khi bỏ giãn cách
 Tin vui đầu tiên trong những ngày đầu dỡ bỏ giãn cách tại Hải Dương, đó là hơn 2.000 tấn nông sản đã được xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc và một số nước khác. Bên cạnh đó, sáng nay 5/3, vắc xin “made in Việt Nam" thứ 2 - Covivac đã bắt đầu được các tình nguyện viên đăng ký tiêm thử nghiệm giai đoạn 1.
6. Họ Lan (danh pháp khoa học: Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Măng tây, lớp thực vật một lá mầm.[2] Đây là một trong những họ lớn nhất[3] của thực vật, và chúng phân bổ nhiều nơi trên thế giới.
Vườn thực vật hoàng gia Kew liệt kê 880 chi và gần 22.000 loài được chấp nhận, nhưng số lượng chính xác vẫn không rõ (có thể nhiều tới 25.000 loài)[4] do các tranh chấp phân loại học. Số lượng loài lan cao gấp 4 lần số lượng loài động vật có vú hay hơn 2 lần số lượng loài chim. Nó chiếm khoảng 6–11% số lượng loài thực vật có hoa[5]. Khoảng 800 loài lan mới được bổ sung thêm mỗi năm. Các chi lớn nhất là Bulbophyllum (khoảng 2.000 loài), Epidendrum (khoảng 1.500 loài), Dendrobium (khoảng 1.400 loài) và Pleurothallis (khoảng 1.000 loài). Họ này cũng bao gồm chi Vanilla (chi chứa loài cây vani), Orchis (chi điển hình) và nhiều loài được trồng phổ biến như Phalaenopsis hay Cattleya.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
-Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
-GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
-HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
Ngữ liệu 1 + 3: PCNN sinh hoạt
Ngữ liệu 2: PCNN nghệ thuật
Ngữ liệu 4: PCNN chính luận
Ngữ liệu 5: PCNN báo chí
Ngữ liệu 6: PCNN khoa học à Sẽ được tìm hiểu trong tiết học này.
-GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong cuộc sống thường ngày, ta được tiếp xúc và sử dụng nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau. Trong số đó có phong cách ngôn ngữ khoa học. Vậy ngôn ngữ khoa học là loại ngôn ngữ như thế nào? Nó có những đặc trưng gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài học hôm nay.
 Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (40 phút)
2.1: Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học:
1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N1, GT - HT
2. Nội dung: HS sử dụng SGK để trả lời các vấn đề GV nêu ra.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học
1. Tìm hiểu ngữ liệu
 - Về mức độ:
+ Văn bản a: chuyên sâu.
+ Văn bản b: phù hợp với học sinh THPT.
+ Văn bản c: phổ cập.
- Về phạm vi sử dụng:
+ Văn bản a: những người có trình độ chuyên môn sâu.
+ Văn bản b: trong nhà trường.
+ Văn bản c: mọi người.
- Các loại văn bản khoa học:
+ Văn bản a: VBKH chuyên sâu.
+ Văn bản b: VBKH giáo khoa.
+ Văn bản c: VBKH phổ cập.
2. Ngôn ngữ khoa học
- Ngôn ngữ khoa học: Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp về những vấn đề khoa học.
 - Các dạng:
+ Dạng viết: báo cáo khoa học, luận văn, luận án, SGK, sách phổ biến khoa học 
+ Dạng nói: giảng bài, nói chuyện khoa học, thảo luận – tranh luận khoa học...
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu HS đọc SGK , trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4:
- Ba đoạn trích trên đều nói về những vấn đề khoa học. Nhưng khác nhau về mức độ và phạm vi sử dụng như thế nào?
- Như vậy, các văn bản trên là thuộc những loại văn bản khoa học nào?
- Qua các ngữ liệu đã phân tích, em hiểu thế nào là ngôn ngữ khoa học?
- Ngôn ngữ khoa học tồn tại dưới những dạng nào? Nêu ví dụ một số loại văn bản khoa học của từng dạng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
-HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV. 
-GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời cá nhân
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
 - Về mức độ:
+ Văn bản a: chuyên sâu
+ Văn bản b: phù hợp với học sinh THPT
+ Văn bản c: phổ cập
- Về phạm vi sử dụng:
+ Văn bản a: những người có trình độ chuyên môn sâu
+ Văn bản b: trong nhà trường
+ Văn bản c: mọi người
- Các loại văn bản khoa học:
+ Văn bản a: VBKH chuyên sâu
+ Văn bản b: VBKH giáo khoa
+ Văn bản c: VBKH phổ cập
- Ngôn ngữ khoa học: Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp về những vấn đề khoa học.
 - Các dạng:
+ Dạng viết: báo cáo khoa học, luận văn, luận án, SGK, sách phổ biến khoa học
+ Dạng nói: giảng bài, nói chuyện khoa học, thảo luận – tranh luận khoa học...
-GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
2.2. Đặc trưng của ngôn ngữ khoa học. 
1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N1; GT - HT 
2. Nội dung: HS sử dụng phiếu học tập, điền đầy đủ thông tin vào phiếu.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
II. Đặc trưng của ngôn ngữ khoa học
 1. Tính khái quát, trừu tượng 
 - Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.
 - Kết cấu văn bản: mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể)
 2. Tính lí trí, lôgic
 - Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.
 - Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.
 - Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic.
3. Tính khách quan, phi cá thể
 - Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc.
- Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân.
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành 3 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu 
Nhóm 1: Dựa vào những tư liệu thực tế và nhận định trong SGK, cho biết tính khái quát trừu tượng của ngôn ngữ khoa học thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào?
Nhóm 2: Qua tư liệu thực tế và nhận định trong SGK, em hiểu tính lí trí, lôgic của ngôn ngữ khoa học thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào?
Nhóm 3: Qua tư liệu thực tế và nhận định trong SGK, em hiểu tính khách quan, phi cá thể của ngôn ngữ khoa học thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm.
- GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm. 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung:
Sản phẩm dự kiến:
* Nhóm 1 :Tính khái quát, trừu tượng
-Đặc trưng này biểu hiên rõ nhất ở các phương tiên ngôn ngữ, trước hết là các thuật ngữ khoa học.
- Thuật ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ vựng của mỗi ngôn ngữ; nó có các đặc điểm:
+ Là lớp từ ngữ chuyên dùng để biểu thị các khái niêm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
+ Thường mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niêm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
+ Thuật ngữ có tính khái quát, trừu tượng cao và không có tính biểu cảm.
+ Do đó, khi giải thích hoặc hiểu được một thuật ngữ có thể coi là đã nắm được một đơn vị tri thức khoa học nào đó.
* Nhóm 2: Tính lí trí, lôgic
-Việc dùng từ ngữ: các từ ngữ đơn nghĩa.
-Việc dùng câu: mỗi câu thường tương đương với một phán đoán lôgic, nghĩa là được xây dựng từ hai khái niêm khoa học trở lên theo một quan hê nhất định. 
Ví dụ: Dao động là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng.
* Nhóm 3: Tính khách quan, phi cá thể
-Về từ ngữ: dùng các thuật ngữ đơn nghĩa; không dùng các từ ngữ đa nghĩa, thông tục hoặc không dùng từ ngữ với nghĩa chuyển có sắc thái biểu cảm khác nhau.
-Về câu: thường chỉ mang thông tin khoa học thuần tuý với nghĩa tường minh, không dùng nghĩa hàm ẩn; cấu trúc câu thường đơn giản, rõ ràng.
 -Về đoạn văn, văn bản: thường mạch lạc, lớp lang theo đúng trình tự của nhận thức lôgic; không đòi hỏi phải dùng liên tưởng, tưởng tượng, hư cấu.
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý:
GV cho ví dụ về thuật ngữ khoa học.
Thạch nhũ: sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của các dung dịch đá vôi hoà tan trong nước có chứa a-xít các-bô-níc. (Dùng trong văn bản khoa học địa lí).
Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiên tượng này bằng tên sự vật, hiên tượng khác có nét tương đồng với nó. (Dùng trong văn bản khoa học Ngữ văn).
Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. (Vật lí)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
 Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (30 phút)
2.3. Hoạt động 3. Luyện tập
1. Mục tiêu: Đ3, Đ4, GQVĐ
2. Nội dung: HS sử dụng sơ đồ tư duy, điền đầy đủ thông tin vào sơ đồ.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành thảo luận nhóm
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
	GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận, phát phiếu học tập có ghi câu hỏi hướng dẫn phân tích.
Nhóm 1: Bài tập 1 trong SGK tr 76
Đọc văn bản Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
a) Văn bản đó trình bày những nội dung khoa học gì ?
b) Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào ?
c) Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy?
Nhóm 2: Bài tập 2 trong SGK tr 76
GV cho ví dụ về từ “đoạn thẳng” và chia nhóm cho học sinh thảo luận các từ còn lại
Nhóm 3: Bài tập 3 trong SGK tr 76
- Gạch dưới các thuật ngữ khoa học thể hiện trong đoạn văn: “Những phát hiện của Người vượn.”
- Phân tích Tính lí trí và lôgic của văn bản được thể hiện ở những phương diện nào?
 Nhóm 4: Bài tập 4 trong SGK tr 76
 Viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống (nước, không khí và đất).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp ý chính về nội dung và nghệ thuật của 
 - GV quan sát, nhắc nhở HS về quy tắc trình bày của sơ đồ tư duy (nét đậm để thể hiện ý chính, nét nhạt dần thể hiện các ý phụ, cách dùng từ khóa, biểu tượng, )
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi từ 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
* Đại diện nhóm HS trả lời 
Sản phẩm dư kiến
 *Nhóm 1 
Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
- Nội dung thông tin: 
 + Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
 + Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn
 + Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975 và 1975 đến hết thế kỉ XX.
- Thuộc loại văn bản: ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, hoặc chuyên ngành Khoa học Ngữ văn
- Ngôn ngữ khoa học trong văn bản có nhiều đặc điểm: 
 + Dùng nhiều thuật ngữ khoa học.
 + Kết cấu của văn bản mạch lạc, chặt chẽ: có hệ thống đề mục lớn nhỏ, các phần, các đoạn rõ ràng.
* Nhóm 2 
Ví dụ: Đoạn thẳng
- Thông thường: Đoạn thẳng là đoạn không cong queo, gãy khúc.
- Toán học: Đoạn thẳng là đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.
* Nhóm 3 
 - Thuật ngữ: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá 
 - Tính lí trí và lôgic thể hiện ở lập luận:
 + Câu đầu: nêu lên luận điểm.
 + Các câu sau: nêu các luận cứ, cứ liệu thực tế.
* Nhóm 4 (trình bày đoạn văn)
- Lưu ý: Cần đảm bảo:
+ Nhất quán về nội dung: các câu đều tập trung vào chủ đề “sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống” và phát triển, làm rõ chủ đề đó.
+ Các câu liên kết với nhau và có quan hệ lập luận chặt chẽ.
+ Mỗi câu, mỗi từ cần đúng về nghĩa, về phong cách khoa học.
Ví dụ:
 Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả sự sống trên Trài Đất đều phụ thuộc vào vòng tuần hoàn nước. Nước quyết định đến khí hậu và cũng là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Nước còn đóng vai trò quan trọng trong các tế bào sinh học và môi trường các quá trình cơ bản như quang hợp. Hơn 75% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước, lượng nước trên Trái Đất vào khoảng 1, 38 tỉ km3. Việc cung cấp nước là thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới, nếu tình trạng chiến tranh, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Vì vậy chúng ta cần chung tay bảo vệ nguồn nước sạch trên Trái Đất, hạn chế, cắt giảm lượng chất thải.
-GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét. 
-GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
-Căn cứ vào phần trình bày của các nhóm, GV lưu ý HS về cách vẽ sơ đồ tư duy.
	-GV đánh giá kết quả làm việc của nhóm dựa trên rubric.
Rubric đánh giá kết quả: 
Hoạt động 4. VẬN DỤNG (10 phút) – Phương án 1
1. Mục tiêu: Đ4,Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
2. Nội dung: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về bài học
3. Sản phẩm: Phiếu học tập.
4.Tổ chức hoạt động học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV phát phiếu bài tập:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Về mặt thể loại văn học, ở nước ta, thơ có truyền thống lâu đời. Sử thi của các dân tộc ở Tây Nguyên, của dân tộc Mường..., truyện thơ dân gian của các dân tộc Thái, Tày, Nùng,:., còn lưu truyền nhiều thiên bất hủ. Ca dao, dân ca, thơ cổ điển của người Việt thời phong kiến cũng để lại nhiều viên ngọc quý. Thơ hiện đại, trước cũng như sau Cách mạng tháng Tám 1945, đã góp vào kho tàng văn học dân tộc biết bao kiệt tác. Văn xuôi tiếng Việt ra đời muộn, gần như cùng với thế kỉ XX, nhưng tốc độ phát triển và trưởng thành hết sức nhanh chóng. Với các thể bút kí, tuỳ bút, truyện ngắn, tiểu thuyết, văn xuôi Việt Nam đã có thể sánh cùng với nhiều nền văn xuôi hiện đại của thế giới.
Câu 1. Hãy cho biết, đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Căn cứ vào đâu để nhận biết điều ấy?
Câu 2. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những thuật ngữ khoa học nào?
Câu 3. Anh (chị) hiểu thế nào là kho tàng văn học dân tộc?
Câu 4. Đặt nhan đề cho đoạn văn trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS làm bài tập trong phiếu bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi HS trả lời các câu hỏi.
GV nhận xét, hướng dẫn HS trả lời: 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS dựa vào Đáp án và HD chấm.
Câu
Nội dung
Điểm
1
 - Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học. 
 - Có hai dấu hiệu để nhận biết điều ấy: 
+ Thứ nhất, nội dung của đoạn văn bàn về một vấn đề của văn học sử Việt Nam;
+ Thứ hai, trong đoạn văn, người viết sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học.
Hướng dẫn chấm
HS nêu được đủ 2 ý: 2,0 điểm
HS nêu được 1 ý: 1,0 điểm
HS không trả lời: 0 điểm
2,0
2
Các thuật ngữ khoa học xuất hiện trong đoạn văn: thể loại văn học, thơ, sử thi, truyện thơ dân gian, ca dao, dân ca, thơ cổ điển, văn xuôi, bút kí, tuỳ bút, truyện ngắn, tiểu thuyết.
Hướng dẫn chấm: 
HS nêu được đủ Các thuật ngữ khoa học 3,0 điểm
HS nêu được ½ thuật ngữ khoa học: 1,5 điểm
HS không trả lời: 0 điểm
3,0
3
 Kho tàng văn học dân tộc là tất cả các tác phẩm văn học thuộc mọi thể loại (kể cả văn học dân gian và văn học viết) có mặt trong nền văn học của nước ta từ xưa đến nay.
Hướng dẫn chấm:
HS nêu được đủ ý về cách hiểu: 3,0 điểm
HS không trả lời: 0 điểm
3,0
4
Có thể đặt nhan đề cho đoạn văn là: 
VẤN ĐỀ THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM hoặc
ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI CỦA NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM
Hướng dẫn chấm:
HS nêu được nhan đề phù hợp: 2,0 điểm
HS không trả lời: 0 điểm
2,0
Hoạt động 4. VẬN DỤNG (10 phút) – Phương án 2
1.Mục tiêu: N1, V1, YN
2.Nội dung: Liên hệ bài học với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống
3.Sản phẩm: câu trả lời miệng
4.Tổ chức hoạt động học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV đặt vấn đề thảo luận: 
Viết một văn bản khoa học phổ cập với nội dung PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐIỆN
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến. 
GV quan sát và giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS viết lên bảng văn bản khoa học phổ cập với nội dung PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐIỆN
GV yêu cầu 3 HS trình bày ý kiến của mình. GV tổ chức cả lớp tranh luận về suy nghĩ đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của học sinh.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1. Bài vừa học: Cần nắm vững lí thuyết:
 - Các loại văn bản khoa học.
 - Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học.
1.1. Qua các VBKH trong các SGK thuộc các bộ môn đang học, xác định hệ thống thuật ngữ (khoảng 10 từ) của mỗi ngành khoa học.
1.2. So sánh tính khách quan, phi cá thể trong PCNNKH với tính cá thể hóa trong PCNN nghệ thuật.
 (Khuyến khích HS làm bài xong, nộp lên đường link Padlet vào trước buổi học kế tiếp, để tích lũy điểm cộng.)
1.3. Bài tập 4. Viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống (nước hoặc không khí hoặc đất).
*Hướng dẫn
 - Cần có kiến thức khoa học thông thường;
 - Cần viết đúng phong cách ngôn ngữ khoa học.
 - HS làm vào vở và gửi lên đường link Padlet trước buổi học kế tiếp để tích lũy điểm cộng. 
 2. Bài sắp học:
 Bài 11. Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) – SGK từ tr. 117 đến tr.123
 2.1. Đọc TIỂU DẪN để tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, đoạn trích Đất Nước.
 2.2. Đọc VĂN BẢN kết hợp đọc chú thích bên dưới.
 2.3.Trả lời các câu hỏi HƯỚNG DẪN HỌC BÀI trong SGK tr. 122, 123.
(HẾT)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_tuan_5_tiet_1920_phong_cach_ngon_ngu.doc