Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 63 đến 67 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 63 đến 67 - Năm học 2020-2021

I.TÊN CHỦ ĐỀ: TRUYỆN NGẮN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI

Ý tưởng chọn chủ đề:

Theo dự án phát triển giáo dục trung học về “Xây dựng các chủ đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh” và dựa vào nội dung của sách giáo khoa hiện hành, từ các bài học sau trong SGK Ngữ văn 12 tập 2, chúng tôi xây dựng chủ đề : TRUYỆN NGẮN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI

II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ:

1. Mô tả chủ đề:

Chuyên đề này gồm các bài:

1. Tuần 21,22 : Rừng xà nu: 3 tiết

2. Tuần 22,23: Những đứa con trong gia đình : 2 tiết

3. Tuần 23: Nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: 2 tiết

2. Mạch kiến thức của chủ đề:

a. Cơ sở khoa học:

- Tác phẩm: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

+ Nắm được tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng trong tác phẩm: sự lựa chọn con đường tự giải phóng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù;

+ Thấy được chất sử thi, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm trong thời điểm nó được ra đời và trong thời đại ngày nay.

- Tác phẩm: Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

+ Hiểu được nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước;

+ Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

 - Nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

+ Nắm được cách viết bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.

b. Vận dụng thực tiễn:

 Chuyển thể văn bản (Kịch, điện ảnh,.)

3. Dự kiến thời lượng hoàn thành chủ đề: 8 tiết trong học kì 2 (Tuần 20, 21, 22)

 

doc 10 trang hoaivy21 4820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 63 đến 67 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 16/02/2021
Tiết 63-69: Chủ đề: TRUYỆN NGẮN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
I.TÊN CHỦ ĐỀ: TRUYỆN NGẮN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
Ý tưởng chọn chủ đề: 
Theo dự án phát triển giáo dục trung học về “Xây dựng các chủ đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh” và dựa vào nội dung của sách giáo khoa hiện hành, từ các bài học sau trong SGK Ngữ văn 12 tập 2, chúng tôi xây dựng chủ đề : TRUYỆN NGẮN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: 
1. Mô tả chủ đề:
Chuyên đề này gồm các bài: 
1. Tuần 21,22 : Rừng xà nu: 3 tiết
2. Tuần 22,23: Những đứa con trong gia đình : 2 tiết
3. Tuần 23: Nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: 2 tiết
2. Mạch kiến thức của chủ đề:
a. Cơ sở khoa học:
- Tác phẩm: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
+ Nắm được tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng trong tác phẩm: sự lựa chọn con đường tự giải phóng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù;
+ Thấy được chất sử thi, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm trong thời điểm nó được ra đời và trong thời đại ngày nay.
- Tác phẩm: Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) 
+ Hiểu được nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước;
+ Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
 - Nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
+ Nắm được cách viết bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
b. Vận dụng thực tiễn:
	 Chuyển thể văn bản (Kịch, điện ảnh,..)
3. Dự kiến thời lượng hoàn thành chủ đề: 8 tiết trong học kì 2 (Tuần 20, 21, 22)
III. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI CỦA CHỦ ĐỀ:
1. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1.1. Kiến thức
Tác phẩm : Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
- Hình tượng rừng xà nu- biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt.
- Hình tượng nhân vật Tnú và câu chuyện bi trang về cuộc đời anh thể hiện đầy đủ nhất cho chân lí: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
- Chất sử thi thể hiện qua cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, giọng điệu và vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm.
Tác phẩm: Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
- Phẩm chất tốt đẹp của con người trong gia đình Việt, nhất là Chiến và Việt.
- Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, nghệ thuật xây dựng tính cách miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất hiện thực và màu sắc ở Nam Bộ 
Nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
- Đối tượng của bài làm văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
- Cách thức triển khai bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: giới thiệu khái quát về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận; bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi theo định hướng của đề bài đánh giá chung về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi đó.
1.2. Kĩ năng
Củng cố nâng cao kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, kĩ năng đọc –hiểu truyện ngắn hiện đại.
1.3. Thái độ
Giúp HS có thái độ nhận thức đối với cuộc sống: biết yêu thương con người (đặc biệt là người phụ nữ), yêu quê hương, trân trọng những tình cảm tốt đẹp giữa người với người...
2. CÁC NĂNG LỰC CHUNG:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết những huống đặt ra trong văn bản.
+ Năng lực đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
+ Năng lực cảm thụ văn học
+ Năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ
+ Năng lực tư duy sáng tạo
+ Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT) (HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, viết báo cáo; Trình chiếu báo cáo kết quả nghiên cứu, thực hiện website )
+ Năng lực lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề
Thời gian
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương pháp thực hiện
Sản phẩm
B. CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT: Tập trung vào năng lực giải quyết vấn đề, trong đó tập trung các kĩ năng sau:
1. Quan sát
2. Phân loại 
3. Tìm kiếm mối quan hệ:
4. Xử lý và trình bày số liệu
5. Đưa ra các tiên đoán
6. Hình thành giả thuyết khoa học:
......
IV. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/ BÀI TẬP/THỰC HÀNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH QUA CHỦ ĐỀ
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng
và vận dụng cao
Nêu được các thông tin về tác giả, tác phẩm (HĐ hình thành kiến thức về tác giả)
Hiểu đặc điểm thể loại truyện ngắn.
Tóm tắt được các các văn bản.
Tóm tắt sáng tạo các văn bản.
Liệt kê các nhân vật trong truyện.
Chia nhân vật theo nhóm hoặc nêu được hình tượng nhân vật chính.
Tóm tắt truyện theo nhân vật chính hoặc theo kết cấu văn bản.
Phân tích, đánh giá đặc điểm nhân vật theo đặc trưng thể loại
Liệt kê được những chi tiết, sự việc tiêu biểu liên quan đến từng nhân vật của mỗi tác phẩm
Lý giải thái độ của các nhà văn khi xây dựng hình tượng nhân vật.
Lí giải được ý nghĩa của những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong truyện.
Trình bày những quan điểm riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản
Liệt kê được những chi tiết nghệ thuật liên quan đến giá trị nội dung của truyện.
Lí giải thái độ, quan điểm của nhà văn trong mỗi truyện ngắn
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của mỗi truyện ngắn
Thấy được hiện thực chiến tranh được khắc hoạ qua hình tượng nghệ thuật trong mỗi truyện ngắn
Thấy được vẻ đẹp tương đồng và khác biệt giữa 2 truyện ngắn
Tự đọc và khám phá giá trị của một văn bản mới cùng thể loại, cùng thời kì
Phân biệt truyện ngắn thời kì chống Mỹ và truyện ngắn các giai đoạn khác
 BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng
Dựa vào tiểu dẫn trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi, em hãy trình bày những nét chính về 2 tác giả nêu trên?
Xác định hoàn cảnh ra đời, xuất xứ và vị trí của mỗi tác phẩm?
Xét ở phương diện hoàn cảnh ra đời và vị trí, hai tác phẩm này có điểm gì chung?
Em hiểu thế nào về chủ nghĩa anh hùng Cách mạng?
Dựa vào bài khái quát văn học 1945-1975, hãy cho biết thế nào là khuynh hướng sử thi trong văn học? Khuynh hướng đó thể hiện trên những phương diện nào?
Vậy chất sử thi thể hiện trên những phương diện nào trong 2 tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong một gia đình?
 Phân tích hai tác phẩm để làm sáng tỏ những điểm chung của hai tác phẩm
NS: 16/2/2019
 Tiết 65,66,67: RỪNG XÀ NU
	(Nguyễn Trung Thành)
I. Mục tiêu :	
1. Kiến thức
- Hình tượng rừng xà nu- biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt.
- Hình tượng nhân vật Tnú và câu chuyện bi trang về cuộc đời anh thể hiện đầy đủ nhất cho chân lí: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
- Chất sử thi thể hiện qua cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, giọng điệu và vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm.
2. Kĩ năng, năng lực:
- Tóm tắt tác phẩm; 
-Tiếp tục hoàn thiện kĩ năng đọc- hiểu văn bản tự sự.
Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến truyện Rừng xà nu;
- Năng lực đọc – hiểu tác phẩm truyện Rừng xà nu;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về truyện Rừng xà nu;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề;
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học
3. Thái độ, phẩm chất:
- Tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân nhân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; thấy được trách nhiệm của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, thiết kế bài dạy, chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, các ĐDDH cần thiết.
- Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm
2. Học sinh:
- Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập, sản phẩm...
III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức lớp: 
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
Tóm tắt truyện ngắn vợ nhặt của nhà văn KL và nêu chủ đề của TP?
 Cảm nhận của em về hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ và thị . Qua đó em có suy nghĩ gì về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng Tám ?- Kiểm tra việc soạn bài của HS.
3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động: (3 phút) 
Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận, gợi mở
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày 1 phút 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- GV giao nhiệm vụ: 
+ Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh 
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Chiến tranh xâm lược đã tàn phá bao vùng đất, giết đi bao mạng sống của cả con người lãn sinh vật. Có những vùng đất phải gánh chịu vô vàn những thương đau mà tinh thần vẫn luôn quật khởi, ý chí vẫn vững vàng. Tây Nguyên là một nơi như thế đấy và dân làng Xô man trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đã nói lên điều đó. Cánh rừng cũng như con người “nằm trong tầm đai bác” vẫn cứ hiên ngang sống. Không cần đợi chờ nữa, hãy bắt đầu tìm hiểu tác phẩm.
- HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
+ Nhìn hình đoán tác giả Nguyễn Trung Thành
+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả
Định hướng vào bài học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (110 phút)
Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận, nghiên cứu tình huống...
Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, trình bày một phút, đặt câu hỏi, đọc hợp tác, động não...
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung bài học
Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 * Gọi HS đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi
Dựa vào tiểu dẫn hãy cho biết vài nét chính về nhà văn Nguyễn Trung Thành ?
Tác phẩm chính ?
Hãy cho biết đặc điểm sáng tác văn chương của nhà văn NTT ?
Cho biết xuất xứ của văn bản Rừng xà nu? 
Hướng dẫn HS tóm tắt 
 Hãy nêu chủ đề 
HS trả lời 
HS trả lời 
HS dựa vào tiểu dẫn SGK trả lời
2,3 HS tóm tắt 
HS trả lời
I .Tìm hiểu chung
Về tác giả : 
- Nguyễn Trung Thành ( Nguyên Ngọc), sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, có vốn hiểu biết về đất nước – con người Tây Nguyên rất phong phú.
- Đặc điểm sáng tác :mang đậm tính sử thi -phản ánh những nhân vật anh hùng tiêu biểu cho cộng đồng, những vấn đề lớn của cộng đồng
 2 . Xuất xứ : Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965, đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ(số 2-1965), sau đó được introng tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. 
 3. Tóm tắt :Tài liệu
 4. Chủ đề : Tác phẩm đã tái hiện lại thời kì lịch sử đen tối ở Tây Nguyên, nỗi đau của cá nhân và mất mát lớn lao của buôn làng đã khiến Tnú và dân làng Xôman đồng khởi. n toc
Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
- GV thuyết giảng và cho 
 GV hướng dẫn HS đọc
- Sau khi đọc GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi 1 SGK và cho biết ý nghĩa nhan đề
- GV sơ kết 
GV cho Hs đọc “ Làng ở trong tầm đại bác...xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” phát hiện
- Hình tượng cây xà nu được NTT miêu tả gây ấn tượng khó quên cho người đọc như thế nào?
- Ngoài ý nghĩa tả thực cây xà nu còn có ý nghĩa gì ? BPNT mà tác giả sử dụng để làm nổi bậtý nghĩa tượng trưngnghĩa là cây xà nu không chỉ hiện lên vẻ đẹp mà còn mà còn biểu tượng cho điều gì? Hãy nêu một số chi tiết để chứng minh cho điều ấy ?
- GVthuyết giảng
- GV cho HS đọc “ Trong rừng ít có loại cây sinh sôi...tiếp lấy ánh nắng...”và nêu ý nghĩa 
- Em có suy nghĩ gì về cách miêu tả cây xà nu ứng chiếu với con người?
- Trong đoạn văn trên tác giả còn nói lên điều gì ?
- GVthuyết giảng và hỏi HS
- Từ những điều đã phân tích em hãy nêu ý khái quát mà nhà văn NTT thể hiện qua cách miêu tả rừng xà nu?u tah
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Tnú
Nhân vật nào góp phần làm nên chủ đề của thiên truyện? Hãy cho biết những ấn tượng của mình về nhân vật Tnú : lai lịch và phẩm chất của Tnú
- GV cho HS thảo luận câu hỏi 2 SGK
- Vì sao trong câu chuyện về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại Tnú không cứu sông được vợ con và ghi sâu vào tâm trí người nghe “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”
- Vì sao Tnú không cứu được vợ con?
- Vì sao dân làng Xôman không cứu Tnú?
GV thuyết giảng về giọng văn mà tác giả dành cho nhân vật Tnú: Chính sự tàn bạo kẻ thù đã nung nấu lòng căm thù trong Tnú và dân làng Xôman. Cho nên câu chuyện của Tnú nói lên chân lí nào của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ. 
- Vì sao cụ Mết muốn chân lí đó phải được nhớ được ghi?
- Các hình tượng nhân vật cụ Mết, Mai, Dít, Heng có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm?
-Theo em hình ảnh cảnh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết hữu cơ, khăng khít như thế nào?
- Hãy nêu những cảm nhận của mình về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm?
- HS tìm hiểu về tác phẩm
- HS nghe 
- HS đọc văn bản SGK
- Hs đọc và trả lời 
- HS tìm những dẫn chứng 
Khói xà nu..., lửa xà nu..., nhựa xà nu..., đuốc xà nu...
- HS trả lời BP nhân hóa
(HS có thể nêu những nội dung khác nhưng phải đảm bảo ý trên)
- Hs nghe
- HS đọc và suy nghĩ trả lời nghi d
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS nghe và trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc sách và phát hiện
- HS trả lời và đưa ra ví dụ minh họa cụ thể
- HS trả lời bằng cách tìm dẫn chứng minh họa
- HS nghe
HS đọc phần cuối và trả lời bằng các dẫn chứng cụ thể như:
Tiếng thét của Tnú
Tiếng hét của cụ Mết “chém , chém hết”
Bàn tay bóp chết những tên chỉ huy ở đồn giặc...
- HS trả lời 
- Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung.
- Cụ Mết "quắc thước như một cây xà nu lớn" là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, là người hieuj triệu và chỉ huy đồng khởi. 
- Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.
- Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.
Dường như cuộc chiến khốc liệt này đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có sức trỗi dậy của một Phù Đổng Thiên Vương
- HS tìm ra mối quan hệ đó và khái quát 
HS trả lời
- HS trả lời
II . Đọc – hiểu văn bản:
1. Nội dung:
1. 1 Hình tượng cây xà nu:
Hình tượng cây xà nu mở đầu và khép lại , xuyên suốt toàn bộ tác phẩmvừa mang ý nghĩa hiện thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng.
- Ý nghĩa tả thực : cây xà nu vươn cao, thẳng đứng , cành lá sum suê, ở chỗ vết thương nhựa ứa ra...Nó phóng nhanh thơm mỡ màng .Rừng xà nu có mặt trong suốt câu chuyện, trong đời sống hằng ngày của dân làng.cây xà nu tiêu biểu của rừng núi Tây Nguyên và gắn bó với dân làng Xôman .
- Ý nghĩa tượng trưng: biêủ tượng cho con người và núi rừng Tây Nguyên.
+ Cả rừng xà nu không có cây nào không bị thương...cuộc sống bị tàn phá nặng nề đến đau thương của dân làng Xôman.Biểu hiện của đau thương
+ Cây xà nu ham ánh sáng...Tnú, Mai hướng tới cuộc sống tự do.
+ “Đạn đại bác...đến hút tầm mắt”Sức chịu đựng của xà nu cũng là sự bất khuất kiên cường của dân làng ôman.
+ “Rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng”con người đang chiến đấu để bảo vệ quê hương.
+ “Những đồi xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời, cây con nối cây lớn”nhiều thế hệ Tây Nguyên nối tiếp nhau đánh giặc
+ Cách miêu tả cây xà nu ứng chiếu với con người và ngược lại “Cụ Mết...,Tnú...,BéHeng...”
+ “Những cây mới mọc và nhọn hoắc như mũi lê”RXN được láy lại ở cuối truyện và phát triển như con người Xôman chịu nỗi đau thương quá lớn và sự quật khởi của họ.
=> Cây xà nu là sáng tạo độc đáo của NTT, biện pháp nghệ thuật nhân hóa gợi cho người đọc nghĩ đến vùng đất và con người Tây Nguyên yêu tự do, bất khuất.
- Cây xà nu góp phần làm nổi bật chủ đề, ca ngợi con người và đất rừng Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược. ga Rua
1.2. Hình tượng nhân vật Tnú
*Tnú là người gan góc, dũng cảm, mưu trí: baico, sauye
+ Lúc nhỏ làm liên lạc thay anh Quyết: lựa chọn con đường khó mà đi,học chữ thua Mai thì đập đầu ,bị giặc bắt thì nuốt thư, bị tù thì vượt ngục
+ Khi lớn lên: là con chim đầu đàn của làng Xôman giặc đốt mười ngón tay Tnú không thèm kêu than.
- Giàu lòng yêu thương:
+ Yêu quê hương: Ba năm đi lực lượng trở về làng nghe âm thanh tiếng chày, đến con nước lớn đầu làng..chân vấp , tim đập bồi hồi,xúc động nhớ từng kỉ niệm,ghi nhớ hình ảnh rừng xà nu.
+ Yêu Đảng , sớm giác ngộ cách mạng: Lúc nhỏ vào rừng nuôi cán bộ,làm liên lạc; quyết học chữ thay anh Quyết làm cán bộ, lãnh đạo phong trào cách mạng của quê hương.
+ Yêu gia đình vợ con: xé tấm giồ làm địu cho con, sẵn sàng cứu vợ con.
- Trung thành với cách mạng , ý thức tổ chức kỉ luật cao.
- Căm thù giặc
 Khi giặc kéo về làng để tiêu diệt phong trào nổi dậy ở Xôman
+ vào rừng nuôi cán bộ
+ giặc bắt Mai và con anh tra tấn dã man bằng gậy sắt và cả vợ con anh đều gục chết
+ Anh không cứu nổi vợ con... “ừ ,Tnú không cứu sống được mẹ con Mai...”
+ Anh bị giặc bắt , trói chặt bằng dây rừngvà đốt tay bằng nhựa xà nu
 Như vậy Tnú có nỗi đau rất lớn cả về thể xác lẫn tinh thần
- Chân lí “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”
(dẫn chứng )
bởi khi chúng ta cầm súng đứng lên chống lại súng đạn của kẻ thù thì mọi thứ đều thay đổi.
*Tnú là người có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thàng với cách mạng.
- Niềm tin vào Đảng vào cách mạng ngay từ khi còn nhỏ.
- Khi nhìn thấy vợ con bị giặc tra tấn vẫn cố dằn mình để bảo vệ Đảng, cách mạng.
- Khi bị đốt đầu mười ngón tay : anh không kêu vì nhớ lời anh Quyết : “Người cộng sản không thèm kêu van”.
- Sau khi được dân làng cứu sống anh lại vác ba lô lên đường theo lực lượng. 
- Dù ở gần làng nhưng sau ba năm khi có phép của cấp trên Tnú mới về thăm làng đúng một đêm.
* T nú có một trái tim yêu thương và sôi sục căm thù giặc:
- Giàu lòng yêu thương
- Yêu quê hương:
+ Chỉ được trở về một đêm à vẫn trở về với tâm trạng háo hức.
+ Để cho vòi nước của làng dội lên người như ngày trước.
+ Nhớ mặt, nhớ tên từng người.
- Yêu gia đình vợ con: 
+ Khi sinh con không có vải , xé tấm giồ làm địu cho con.
+ Khi vợ con bị tra tấn anh cố dằn lòng nhưng tình cảm với vợ con cứ thôi thúc anh, anh nhảy xô vào bon lính để cứu vợ con, dù tay không tất sắt rồi dang tay ôm chặt mẹ con
Luôn mang trong tim ba mối thù lớn:
- Thù của bản thân: mười ngón tay mỗi ngón bị mất một đốt ànhư một chứng tích đầy căm hờn.
- Thù của gia đình: Chứng kiến cái chết của vợ con.
- Thù của buôn làng: bao nhiêu người dân làng Xô man bị giết dã man: Anh Xút, bà Nhan, cánh rừng xà nu bị tàn phá nặng nề.
à tạo thành khối thù à biến thành sức mạnh chiến đấu.
=> Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của T nú điển hình cho con đường đến với CM của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: phải dùng bạo lực CM để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
Mối quan hệ giữa nhân vật Tnú và rừng xà nu:
- Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như Tnú và sự hi sinh của nững con người như Tnú góp phần làm cho những cánh rừng mãi mãi xanh tươi.
Nhiệm vụ 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết- rút ra kết luận
- Hãy nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
- Qua văn bản, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

GV thuyết giảng thêm cho HS hiểu về Khuynh hướng sử thi của tác phẩm thể hiện qua đề tài, chủ đề , nhân vật , giọng điệu, xung đột...
- HS trả lời 
- HS trả lời 
2. Nghệ thuật
- Không khí, màu sắc mang đậm tính Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên ở ngôn ngữ ; ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật
- Xậy dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tình khái quát, tiêu biểu (Cụ Mết, Tnú, Dít,...).
- Khắc hoạ thành công hình tương cây xà nu - một sáng tạo nghệ thuật đắc sắc - tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.
- Lời văn giàu tình tạo hình, giàu nhạc điệu , khi trầm ngâm, khi tha thiết, trang nghiêm,...
3. Ý nghĩa văn bản:
 Ngợi ca tình thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại : để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận...
Kĩ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút ...
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
GV giao nhiệm vụ: 
Câu hỏi 1: Các nhân vật trong truyên “ Rừng xà nu” được xây dựng trên cơ sở nào?
a. Các nguyên mẫu nhà văn từng gặp trong một ngôi làng ở Tây Nguyên.
b. Do nhà văn hư cấu tưởng tượng ra.
c. Do nhà văn được nghe kễ lại khi còn ở ngoài miền Bắc.
d. Từ những nguyên mẫu nhà văn từng gặp gỡ trong nhiều làng ở Tây Nguyên.
Câu hỏi 2: Theo diễn biến và lô gíc của câu chuyện cho phép người đọc dễ có liên tưởng nào sau đây?
a. Sau chuyến về phép này Tnú ra đi chiến đấu sẽ hi sinh.
b. Rồi đây Tnú sẽ có mối tình thứ hai đó là với Dít.
c. Dít rồi đây cũng sẽ xung phong vào lực lượng quân giải phóng.
d. Dít rồi đây cũng sẽ ngã xuống như Mai..
Câu hỏi 3: Dòng nào chưa đúng nói về đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn miêu tả “ Rừng xà nu” ở đầu và cuối tác phẫm?
a. Nghệ thuật nói giảm. 
b. Nghệ thuật ẫn dụ, nhân hóa
c. Kết cấu đầu cuối tương ứng.
d.Ngôn ngữ hình ảnh đậm tính sử thi hoành tráng.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: ĐÁP ÁN
[1]='d'
[2]='b'
[3]='a'
Hoạt động 4: Vận dụng (7 phút)
Phương pháp: Thảo luận
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày 1 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
GV giao nhiệm vụ: 
Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. .... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...
(Trích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 
3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Trung Thành sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, đối lập. Xác định biểu hiện các phép tu từ đó và nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì ? 
4. Xác định từ loại của các từ được gạch chân : mọc, lao, phóng, ham, tiếp, vượt, ưỡn trong văn bản ? Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ đó là gì ?
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức tự sự là chính. 
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : nói về đặc tính của cây xà nu. Đó là cây ham ánh sáng mặt trời, sinh sôi nảy nở nhanh và khoẻ. Khi bị đạn đại bác bắn, cây xà nu bị chặt đứt ngang thân, cây chết. Nhưng một số cây còn sống, vết thương chóng lành, vượt lên trên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây xà nu bảo vệ dân làng Xô Man. 
3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Trung Thành sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, đối lập. 
a/Biểu hiện các phép tu từ đó là :
-So sánh : Trong rừng ít loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy ; Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng.
- Nhân hoá: những vết thương của chúng chóng lành ; Chúng vượt lên rất nhanh; rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...
- Đối lập: Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên; Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê 
b/Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là :
-Biện pháp so sánh nhằm ca ngợi sức cống hiếm có của cây xà nu.
-Biện pháp nhân hoá khiến xà nu không chỉ hiện lên ở phương diện sinh vật học với đặc tính dẻo dai, sức chịu đựng tốt mà còn trở thành sinh thể sống, đang chịu những đau đớn về thể xác nhưng bất khuất, kiên cường, gan dạ, bản lĩnh, ẩn tàng một sức sống bất diệt, một tâm hồn giàu chất thơ.
-Biện pháp đối lập giữa cây xà nu ngà gục với mọc lên, giữa cái chết với sự sống nhằm khẳng định sự sống sinh ra từ trong cái chết, mạnh hơn cái chết của cây xà nu cũng chính là tượng trưng cho con người Tây Nguyên đau thương mà anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
4. Từ loại của các từ được gạch chân : mọc, lao, phóng, ham, tiếp, vượt, ưỡn trong văn bản là động từ, hàng loạt động từ mạnh. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các động từ đó là : thể hiện tư thế chủ động của cây xà nu, ca ngợi sự khao khát sống, khả năng sống tiềm tàng, mãnh liệt.
Hoạt động 5: Mở rộng (2 phút)
Phương pháp: Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
GV giao nhiệm vụ: 
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Từ văn bản trên, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về những cánh rừng bị tàn phá hiện nay.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy
+ Một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về những cánh rừng bị tàn phá hiện nay, đảm bảo các ý chính :
- Tóm tắt vẻ đẹp của rừng xà nu trong chiến tranh khốc liệt
- Nhưng hiện nay, bên cạnh những cánh rừng bạt ngàn, xanh rờn thì không ít những cánh rừng bị tàn phá, biến thành những đồi trọc.
- Hậu quả những cánh rừng bị tàn phá ?
- Nguyên nhân (chủ quan và khách quan)
- Đề xuất biện pháp khắc phục
- Bài học cho bản thân ?
IV. Tổng kết và hướng dẫn học bài (3 phút)
1. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK)
2. Hướng dẫn học bài:
- Học bài cũ.	
- Chuẩn bị bài: Những đứa con trong gia đình
V/ Rút kinh nghiệm:
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_63_den_67_nam_hoc_2020_2021.doc