Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tiết 28: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại (Tiết 2)
Tiết 28: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI.DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI (2/3)
(Số tiết: 03)
TIẾT 2
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức
Trình bày được:
- Tính chất vật lí chung: ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- Tính chất hoá học chung là tính khử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit , ion kim loại trong dung dịch muối).
- Quy luật sắp xếp trong dãy điện hóa các kim loại ( các nguyên tử được sắp xếp theo chiểu giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiểu tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.
. Trọng tâm
Tính chất vật lí chung của kim loại và các phản ứng đặc trưng của kim loại
Dãy điện hóa của kim loại và ý nghĩa của nó
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tiết 28: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / / Tiết 28: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI.DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI (2/3) (Số tiết: 03) TIẾT 2 A. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức Trình bày được: - Tính chất vật lí chung: ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. - Tính chất hoá học chung là tính khử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit , ion kim loại trong dung dịch muối). - Quy luật sắp xếp trong dãy điện hóa các kim loại ( các nguyên tử được sắp xếp theo chiểu giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiểu tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó. . Trọng tâm - Tính chất vật lí chung của kim loại và các phản ứng đặc trưng của kim loại - Dãy điện hóa của kim loại và ý nghĩa của nó 2.Kĩ năng - Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện hoá . - Viết được các PTHH phản ứng oxi hoá - khử chứng minh tính chất của kim loại. - Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp .3.Thái đô Rèn luyện tính cẩn thận, lòng yêu thích môn hóa và phương pháp học tập có hiệu quả. 4. Định hướng năng lực đươc hình thành - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - Năng lực làm việc độc lập. - Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm. - Năng lực tính toán hóa học. B. Chuẩn bị: 1. Phương pháp: Dạy học nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi 2. Phương tiện , thiết bị: GV: Bột nhôm, đèn cồn, Đinh sắt sạch, CuSO4, ống nghiệm, giá ống nghiệm HS : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. C. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: Lớp Ngày dạy Tiết/ngày Sĩ số HS vắng Có phép Không phép 12A1 12A3 2.Kiểm tra bài cũ: cho biết tính chất vật lí chung của kim loai?giảI thích tại sao kim loại lại có những tính chất đó? 3. Bài mới Hoạt động 1( 3 phút) : Hoạt động khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Ơ tiết trước các em đã được tìm hiểu về tính chất chung của kim loại.Vậy ngoài những tính chất trên thì kim loại có tính chất hóa học ra sao nhằm giải quyết các vấn đề này ta vào bài ngày hôm nay * Thưc hiện nhiệm vụ học tập Tập trung, tái hiện kiến thức * Báo cáo kết quả và thảo luận * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức Hoạt động 2(30 phút) : II. Hình thành kiến thức Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2.Tính chất hóa học của kim loại Mục tiêu: Trình bày được: - Tính chất hoá học chung là tính khử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit , ion kim loại trong dung dịch muối). GV:thuyết trình nêu lên tính chất hóa học của kim loại M → Mn+ + ne GV:Chuyển giao nhiệm vụ học tập : GV thành lập 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm Nhóm 1: Tìm hiểu Tác dụng với phi kim Nhóm 2: Tìm hiểu Tác dụng với axit Nhóm 3: Tìm hiểu Tác dụng với Nước Nhóm 4: Tìm hiểu Tác dụng với dung dịch muối GV: Quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS có thể giúp đỡ HS khi cần thiết GV hướng dẫn để HS làm TN nghiên cứu: * Kim loại tác dụng với phi kim: + Đốt dây Fe trong khí O2, khí Cl2 + Đốt bột Al trong không khí + Trộn bột Fe với bột S rồi đốt HS: Hình thành các nhóm theo quy luật Rồi nhận nhiệm vụ học tập và làm việc theo nhóm HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua làm việc nhóm chuyên gia +thỏa thuận quy tắc làm việc trong nhóm +Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ HS:Báo cáo kết quả và thảo luận Nhóm 1 báo cáo Tác dụng với phi kim: 1. Tác dụng với phi kim Nhiều kim loại có thể khử được phi kim đến số oxi hoá âm, đồng thời nguyên tử kim loại bị oxi hoá đến số oxi hoá dương. a) Tác dụng với clo Hầu hết các kim loại đều có thể khử trực tiếp clo tạo ra muối clorua. Thí dụ: Dây sắt nóng đỏ cháy mạnh trong khí clo tạo ra khói màu nâu là những hạt chất rắn sắt (III) clorua. Trong phản ứng này Fe đã khử từ xuống b) Tác dụng với oxi Hầu hết các kim loại có thể khử từ xuống Thí dụ: Khi đốt, bột nhôm cháy mạnh trong không khí tạo ra nhôm oxit. c) Tác dụng với lưu huỳnh Nhiều kim loại có thể khử lưu huỳnh từ xuống Phản ứng cần đun nóng (trừ Hg). Thí dụ : Nhóm 2 báo cáo Tác dụng với axit a) Với dung dịch H2SO4 loãng, HCl - Từ K " Ni: có phản ứng Nhiều kim loại có thể khử được ion H+ trong các dung dịch axit H2SO4 loãng, HCl thành hiđro. Thí dụ : b) Với dung dịch H2SO4 đặc, HNO3 α) Với dung dịch H2SO4 đặc * Hầu hết kim loại (trừ Pt, Au) khử được(trong H2SO4) xuống số oxi hoá thấp hơn ( +4/SO2, 0/S, -2/H2S). * H2SO4 đặc, nguội làm thụ động hoá Al, Fe, Cr, ... Thí dụ: β) Với dung dịchHNO3 * Hầu hết kim loại (trừ Pt, Au) khử được (trong HNO3) xuống số oxi hoá thấp hơn (+4/NO2, +2/NO, +1/N2O, 0/N2, -3/NH4NO3). * HNO3 đặc, nguội làm thụ động hoá Al, Fe, Cr, ... Thí dụ: Nhóm 3 báo cáo Tác dụng với nước: Các kim loại ở nhóm IA và IIA của bảng tuần hoàn (trừ Be, Mg) do có tính khử mạnh nên có thể khử được H2O ở nhiệt độ thường thành hiđro. Các kim loại còn lại có tính khử yếu hơn nên chỉ khử được H2O ở nhiệt độ cao (thí dụ Fe, Zn,...) hoặc không khử được H2O (thí dụ Ag, Au,...). Thí dụ : 0 +1 +1 0 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2 Nhóm 4 báo cáo Tác dụng với dung dịch muối: Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do. Thí dụ : Ngâm một đinh sắt (đã làm sạch lớp gỉ) vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian màu xanh của dung dịch CuSO4 bị nhạt dần và trên đinh sắt có lớp đồng màu đỏ bám vào. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức 4.Củng cố: * Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: + Rèn luyện kĩ năng giải bài tập + Phát triển năng lực tính toán hóa học Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu hs làm các bài tập sau BT1 : Trong các kim loại sau kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường ? A.Au B. Na C.Fe D.Cu BT2 : Trong các kim loại sau kim loại nào không tác dụng với HNO3 đặc nguội ? A.Ag B. Na C.Fe D.Cu BT3 : Trong các kim loại sau kim loại nào có tác dụng với S ở nhiệt độ thường ? A.Hg B. Fe C.W D.Cr - Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn. - Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả * Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị lên báo cáo * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: BT1 : Trong các kim loại sau kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường ? A.Au B. Na C.Fe D.Cu BT2 : Trong các kim loại sau kim loại nào không tác dụng với HNO3 đặc nguội ? A.Ag B. Na C.Fe D.Cu BT3 : Trong các kim loại sau kim loại nào có tác dụng với S ở nhiệt độ thường ? A.Hg B. Fe C.W D.Cr Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức 5. Hướng dẫn về nhà: * Hoạt động vận dụng tìm tòi, mở rộng: - Mục tiêu: + Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn + Phát triển năng lực giải quyết vấn đề Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập Tại sao người ta vẫn dùng bình làm từ Fe để đựng H2SO4 đặc nguội để chuyên chở vận chuyển - Giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn. * Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị lên báo cáo * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: Vì Fe thụ động với H2SO4 đặc nguội nên không có phản ứng xảy ra Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức Học bài, chuẩn bị phần dãy điện hóa của kim loại
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_12_tiet_28_tinh_chat_cua_kim_loai_day_di.doc