Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tiết 22: Vật liệu polime (Tiết 2)
Tiết 22 VẬT LIỆU POLIME (2/2)
Số Tiết: 02
TIẾT 2
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
Trình bày được :
- Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của : chất dẻo, vật liệu compozit. tơ, cao su.
Trọng tâm
Thành phần chính và cách sản xuất của : chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su.
2.Kĩ năng
- Viết các PTHH cụ thể điều chế một số chất dẻo, tơ, cao su
- Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.
3.Thái đô
Rèn luyện tính cẩn thận, lòng yêu thích môn hóa và phương pháp học tập có hiệu quả.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tiết 22: Vật liệu polime (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Tiết 22 VẬT LIỆU POLIME (2/2) Số Tiết: 02 TIẾT 2 A.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức Trình bày được : - Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của : chất dẻo, vật liệu compozit. tơ, cao su. Trọng tâm - Thành phần chính và cách sản xuất của : chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su. 2.Kĩ năng - Viết các PTHH cụ thể điều chế một số chất dẻo, tơ, cao su - Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống. 3.Thái đô Rèn luyện tính cẩn thận, lòng yêu thích môn hóa và phương pháp học tập có hiệu quả. 4. Định hướng năng lực đươc hình thành - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - Năng lực làm việc độc lập. - Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm. - Năng lực tính toán hóa học. 5. Tích hợp bảo vệ môi trường + Giúp học sinh có ý thức sử dụng, bảo quản, xử lý phế liệu từ vật liệu polime một cách hợp lý có hiệu quả. + Đề xuất sử dụng phế thải hoặc tiêu hủy một số vật liệu polime hợp lý. B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS 1. Phương pháp Phương pháp dạy học nhóm , kĩ thuật đặt câu hỏi.. 2. Phương tiện , thiết bị: Sách giáo khoa hoá 12 C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: Ổn định tổ chức: Lớp Ngày dạy Tiết/ngày Sĩ số HS vắng Có phép Không phép 12A1 12A3 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới 3.Bài mới: Hoạt động 1( 2 phút) : Hoạt động khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Ở giờ học trước các em đã phần nào nắm được tầm quan trọng của vật liệu polime, ta đã tìm hiểu được chất dẻo;Tơ. Vậy một số loại tơ thường được sử dụng là gì? Cao su có thành phần như thế nào?tại sao người ta phải lưu hóa cao su ta tiếp tục nghiên cứu buổi học hôm nay * Thưc hiện nhiệm vụ học tập Tập trung, tái hiện kiến thức * Báo cáo kết quả và thảo luận * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức Hoạt động 2(40 phút) : II. Hình thành kiến thức Hoạt động của GV Hoạt động của HS B.Tơ 3. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp Mục tiêu: Trình bày được : - Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của: tơ * Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu HS tự nghiên cứu SGK và trình bày tên gọi, PTPƯ điều chế, tính chất và ứng dụng của các loại tơ được nêu trong SGK HS: Rồi nhận nhiệm vụ học tập và làm việc HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập +Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị báo cáo các kết quả HS:Báo cáo kết quả và thảo luận HS: nghiên cứu trả lời Tơ Nilon-6,6 n H2N[CH2]6NH2 + nHOOC[CH2]4COOH ( HN[CH2]6NHOC[CH2]4CO )n + 2nH2O poli(hexametylen-añipamit)(nilon-6,6) b.Tơ nitron n CH2=CH (CH2-CH)n ǀ ǀ CN CN Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức GV lưu ý HS: -Tơ poliamit nói chung kém bền với nhiệt, với axit, bozơ - Nhóm amit là nhóm –CO-NH- C.Cao Su Mục tiêu: Trình bày được : - Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của : cao su. GV:Chuyển giao nhiệm vụ học tập : bằng cách chia hs thành 4 nhóm theo số thứ tự bàn học trong lớp + Yêu cầu các nhóm : + Tìm hiểu khái niệm cao su +Thế nào là tính đàn hồi + sự khác nhau giữa cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp +Cao su bu na là gì ? +Cao su buna-S ; cao su buna-N ? GV: Quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS có thể giúp đỡ HS khi cần thiết HS: Hình thành các nhóm theo quy luật Rồi nhận nhiệm vụ học tập và làm việc theo nhóm HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua làm việc nhóm +thỏa thuận quy tắc làm việc trong nhóm +Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị báo cáo các kết quả HS:Báo cáo kết quả và thảo luận HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận Nhóm 1 ,2 báo cáo 1.Khái niệm: + Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi +Tính đàn hồi là tính bị biến dạng khi chịu lực tác dụng bên ngoài và trở lại dạng ban đầu khi thôi tác dụng Nhóm 3,4 báo cáo a. Cao su thiên nhiên Cao su thiên nhiên là polime của isopren .Nghiên cứu nhiễu xạ tia X cho biết các mắt xích isopren đều có cấu hình cis như sau: : -Cao su thiên nhiên có tính chất đàn hồi .Không thấm khí và nước .không tan trong nươc,etanol nhưng tan trong xăng và benzen b. Cao su tổng hợp .Cao su bu na nCH2 = CH - CH = CH2 ( CH2 - CH = CH - CH2 )n Cao su bu na-S Là sản phẩm đồng trùng hợp giữa buta-1.3-đien và stiren Có tính đàn hồi cao Cao su bu na-N Là sản phẩm đồng trùng hợp giữa buta-1.3-đien và acrilonitrin Có tính chống dầu khá cao GV:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức 4.Củng cố: * Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: + Rèn luyện kĩ năng giải bài tập + Phát triển năng lực tính toán hóa học Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS làm bài tập Câu 1: Clo hoá PVC được một loại tơ Clorin chứa 66,6% Clo. Trung bình một phân tử Clo tác dụng với bao nhiêu mắc xích PVC? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Khối lượng phân tử của tơ Capron là 15000 đvc. Số mắt xích trong của đoạn polime này là: A. 113 B. 133 C. 118 D. 226 Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn. - Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả * Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị lên báo cáo * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức 5. Hướng dẫn về nhà: * Hoạt động vận dụng tìm tòi, mở rộng: Tích hợp bảo vệ môi trường - Mục tiêu: + Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn + Phát triển năng lực giải quyết vấn đề Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập theo em các vật liệu polime có ảnh hưởng đến môi trường không?nếu ảnh hưởng thì ảnh hưởng như thế nào?ví dụ - Giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn. * Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị lên báo cáo * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận Vật liệu polime có ảnh hưởng đến môi trường Vật liệu polime được làm từ polime rất bền ,không bay hơi, khó phân hủy nên sau khi sử dụng vào lòng đát sẽ gây yếm khí...ảnh hưởng đến môi trường đất/ Nếu đốt thì gây ô nhiễm môi trường không khí ,rồi phá hủy tầng ozon VD. Đốt PVC sinh ra khí Cl2 gây ô nhiễm môi trường VD: đốt cháy cao su.được lưu hóa bởi S nên sinh ra S ,hợp chất của luu huỳnh VD đốt cháy Tơ sinh ra hợp chất NOx gây hiệu ứng nhà kính... Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị bài mới.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_12_tiet_22_vat_lieu_polime_tiet_2.doc