Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 1+2+3: Pháp luật và đời sống

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 1+2+3: Pháp luật và đời sống

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, HS cần:

1. Về kiến thức

 - Nêu được khái niệm, bản chất của pháp luật ; mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính

 trị, đạo đức.

 - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội.

2. Về kĩ năng

 - Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn

 mực của pháp luật.

3. Về thái độ

- Có ý thức tôn trọng pháp luật ; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.

II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HS

 NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

III. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

- Thảo luận nhóm/lớp.

- Xử lí tình huống.

- Đàm thoại.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD lớp 12;

- Trường hợp, tình huống pháp luật liên quan đến nội dung bài học.

- Video, tranh ảnh làm tư liệu, dẫn chứng minh họa.

 

doc 4 trang hoaivy21 3910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 1+2+3: Pháp luật và đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT: Tiết 1,2,3 BÀI 1: 
PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
Soạn ngày 16/8/2017 	
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, HS cần:
1. Về kiến thức
 - Nêu được khái niệm, bản chất của pháp luật ; mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính 
 trị, đạo đức.
 - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội.
2. Về kĩ năng
 - Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn
 mực của pháp luật.
3. Về thái độ
- Có ý thức tôn trọng pháp luật ; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật. 
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HS
	NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.
III. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thảo luận nhóm/lớp. 
- Xử lí tình huống.
- Đàm thoại.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD lớp 12;
- Trường hợp, tình huống pháp luật liên quan đến nội dung bài học.
- Video, tranh ảnh làm tư liệu, dẫn chứng minh họa.
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC 
Tiết 1
Hoạt động cơ bản của giáo viên và HS
Nội dung bài học
1. Khởi động
 * Mục tiêu: 
- Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về pháp luật.
* Cách tiến hành: 
GV hỏi: 
 Em hãy kể tên một số luật mà em đã được biết . Những luật đó do cơ quan nào ban hành?
 Việc ban hành luật đó nhằm mục đích gì?
 Nếu không thực hiện pháp luật có sao không?
- 2 đến 3 HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung (nếu có).
GV giảng:
Hiện nay, nhiều người vẫn thường nghĩ rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán, là sự hạn chế tự do cá nhân, là việc xử phạt..., từ đó hình thành thái độ e ngại, xa lạ với pháp luật, coi pháp luật chỉ là việc của nhà nước... 
Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về :
- Những việc được làm. 
- Những việc phải làm. 
- Những việc không được làm.
VD: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quay định của pháp luật đồng thời có nghĩa vụ nộp thuế.
- 2 đến 3 HS trả lời.
GV nêu câu hỏi: 
* GV chốt lại: Vậy chính xác thế nào là pháp luật ? bản chất của pháp luật ra sao? Đó chính là nội dung bài học hôm nay. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm pháp luật. 
* Mục tiêu: - HS nêu được thế nào là pháp luật 
* Cách tiến hành: Qua phân tích em hiểu thế nào là pháp luật? 
* Kết luận : GV định hướng HS : HS cần có ý thức tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật
Hoạt động 2. Đọc hợp tác SGK và Xử lí thông tin tìm hiểu các đặc trưng của pháp luật:
* Mục tiêu: - HS trình bày được các đặc trưng của pháp luật: - Rèn luyện NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề cho HS.
* Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi: 
GV cho học sinh quan sát hình ảnh và cho biết quy định của PL về việc chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc đèn tín hiệu? 2 đến 3 HS trả lời.
* GV chốt lại: GV sử dụng tình huống trong ảnh để phân tích tính quyền lực bắt buộc của PL
 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
 Trong Bộ luật Dân sự, Điều 5 nguyên tắc bình đẳng quy định : “Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau” và Điều 47 ghi rõ: “Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của). Điều 25 (sửa đổi, bổ sung Điều 70) của hiến pháp 1992 sủa đổi 2013
GV su dụng các thông tin tài liệu và hình ảnh để phân tích tim hiểu các đặc trưng của PL
1. Khái niệm pháp luật 
a) Pháp luật là gì ?
 Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
b) Các đặc trưng của pháp luật:
 Tính quy phạm phổ biến : Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
 Tính quyền lực , bắt buộc chung: Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước, bắt buộc đối với tất cả mọi đối tượng trong xã hội.
 Tính chặt chẽ về hình thức: các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_12_tiet_123_phap_luat_va_doi_s.doc