Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 4, Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC

Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 4, Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC

Bài 4: LINH KIỆN BÁN DẪN VÀ IC

( Tiết 2)

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết được cấu tạo, kí hiệu, phân loại và công dụng của một số linh kiện bán dẫn: triac và điac, quang điện tử và IC.

- Biết được nguyên lí làm việc của Triac.

2. Kĩ năng:

- Nhận dạng và đọc được các kí hiệu trên các linh kiện.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong quá trình học tập

4. Phẩm chất và năng lực hướng tới:

a. Phẩm chất.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật.

 

docx 36 trang Trịnh Thu Huyền 03/06/2022 7440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 4, Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 4	
Bài 4: LINH KIỆN BÁN DẪN VÀ IC
( Tiết 2)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được cấu tạo, kí hiệu, phân loại và công dụng của một số linh kiện bán dẫn: triac và điac, quang điện tử và IC.
- Biết được nguyên lí làm việc của Triac.
2. Kĩ năng:
- Nhận dạng và đọc được các kí hiệu trên các linh kiện.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong quá trình học tập
4. Phẩm chất và năng lực hướng tới:
a. Phẩm chất.
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật.
b. Năng lực.
	*. Năng lực chung.
- Năng lực tự học.	
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.	
- Năng lực tự quản lí.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
	*. Năng lực chuyên biệt.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật.
B. Chuẩn bị:
1. Nội dung
-	 Nghiên cứu bài 4 trong SGK.
- 	 Tham khảo các tài liệu liên quan đến bài giảng.
2. Đồ dùng dạy học:
	-	Tranh vẽ các hình 4.1 đến 4.6 sgk
-	Vật mẫu: 	
. Triăc, điăc
. Quang điện tử và IC 
C. Tiến trình tiết học: 
1. Cấu trúc và phân bố bài giảng:
	 * Bài giảng gồm có 3 phần: 
	- Triăc và điăc
	- Quang điện tử	
- Vi mạch tổ hợp (IC)	
* Trọng tâm:	
 - Cấu tạo, phân loại, kí hiệu và công dụng của một số linh kiện bán dẫn và IC
 -Nguyên lí làm việc của Điăc và triăc	
2. Các hoạt động dạy học:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
Hoạt động cá nhân
	Em hãy cho biết lớp tiếp giáp p-n được hình thành như thế nào? Linh kiện nào có 1, 2, 3 lớp tiếp giáp p – n ?
Hoạt động cả lớp:	
	HS đại diện trình bày, HS còn lại bổ sung, sau đó GV nhận xét rồi giới thiệu bài học mới:
Các em đã biết linh kiện có 1,2,3 lớp tiếp giáp p - n? Vậy linh kiện có 5 tiếp giáp p – n là linh kiện gì? IC là gì? Chúng ta đi nghiên cứu bài học hôm nay qua phiếu học tập số 5 
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
IV, Điăc và triăc:
1. Công dụng, kí hiệu, cấu tạo:
- Có 3 điện cực A1, A2,
- Dùng để điều khiển các thiết bị trong mạch xoay chiều
2. Nguyên lí làm việc:
* Triăc:
- Khi UGA1 < 0
 UA2A1 < 0 Triăc mở, dòng từ A1 A2, từ anôt sang catôt 
- Khi UGA1 > 0
 UA2A1 > 0 Triăc mở, dòng từ A2 A1, 
* Điăc: 
Khi kích mở bằng cách nâng cao điện áp vào 2 cực thì Điăc mở.
V, Quang điện tử: 
 - Quang điện tử là linh kiện có thông số thay đổi theo độ chiếu sáng.
- Quang điện tử dùng trong các mạch điều khiển bằng ánh sáng.
VI, Vi mạch tổ hợp (IC):
- IC là mạch vi điện tử tích hợp.
- IC được chia thành 2 nhóm:
 . IC tương tự: Dùng để khuếch đại, tạo dao động, làm ổn áp, thu, phát sóng vô tuyến điện, giải mã cho ti vi màu...
 . IC số: Dùng cho thiết bị tự động, thiết bị xung số, xử lí thông tin, thiết bị điện tử... 
- Cách đếm chân IC:
 . Với IC 1 hàng chân:
Nhìn theo mặt bên phải (là mặt có ghi chữ số kí hiệu) đếm từ số 1 theo chiều từ trái sang phải
 . Với IC 2 hàng chân: 
Nhìn từ trên xuống, đếm từ 1 đến hết theo chiều ngược chân đồng hồ, bắt đầu từ bên có đánh dấu trên thân IC.
GV chia lớp thành 11,12 nhóm sau đó giao nhiệm vụ:
Các nhóm tìm hiểu chung một nhiệm vụ, sau đó trao đổi giữa 2 nhóm với nhau rồi đưa ra kết luận cho nhóm
Hoạt động 1: Tìm hiểu về điôt Điăc và triăc 
Câu hỏi hướng dẫn:
1. Điăc cấu tạo gồm mấy lớp tiếp p -n ? Trong đó có mấy lớp bán dẫn loại p, mấy lớp bán dẫn loại n? 
2. Điăc có mấy cực? Đó là những cực nào?
3. Điăc dùng để làm gì? Nó được dùng trong thiết bị gì?
4. Điăc được làm việc khi nào?
5. Triăc cấu tạo gồm mấy lớp tiếp p -n ? Trong đó có mấy lớp bán dẫn loại p, mấy lớp bán dẫn loại n? 
6. Triăc có mấy cực? Đó là những cực nào?
7. Triăc dùng để làm gì? Nó được dùng trong thiết bị gì?
8. Triăc được làm việc khi nào?
9. Về nguyên lý làm việc của điac có khác gì so với triac?
Hoạt động cả lớp:
- Đại diện mỗi nhóm học sinh trình bày, các nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét và kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quang điện tử
Câu hỏi hướng dẫn:
1. Em hiểu thế nào là quang điện tử?
2. Quang điện tử dùng ở trong mạch điện tử nào?
3. Trong thực tế em gặp linh kiện quang điện tử nào? Trên thiết bị nào?
Hoạt động cả lớp:
- Đại diện mỗi nhóm học sinh trình bày, các nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét và kết luận
Hoạt động 3: Tìm hiểu về vi mạch tổ hợp (IC )
Câu hỏi hướng dẫn:
1. IC là gì?
2. IC được chia thành mấy nhóm? Đó là các nhóm nào?
3. Cách đếm chân IC được quy ước như thế nào?
4. Khi muốn biết thông số kĩ thuật của IC ta căn cứ vào đâu?
Hoạt động cả lớp:
- Đại diện mỗi nhóm học sinh trình bày, các nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét và kết luận
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
GV đặt câu hỏi theo các mục tiêu của bài để đánh giá sự tiếp thu của HS. Câu hỏi:
	- Em hãy kể tên các loại điăc và triăc mà em biết. 
	- Điăc dùng để làm gì? Nó được cấu tạo như thế nào? Kí hiệu nó ra sao? Nguyên lý làm việc như thế nào?
	- Triăc dùng để làm gì? Nó được cấu tạo như thế nào? Kí hiệu nó ra sao? Nguyên lý làm việc như thế nào? 
4. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em hãy cho biết điăc và triăc dùng trong thiết bị nào ?
5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG:
	- Trả lời các câu hỏi trong sgk
	- Đọc phần Thông tin bổ sung trong sgk
	- Tìm hiểu bài 5 thông qua phiếu học tập số 6
- Tài liệu tham khảo 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
	1. Tìm hiểu về điăc và triăc 
1. Điăc cấu tạo gồm mấy lớp tiếp p -n ? Trong đó có mấy lớp bán dẫn loại p, mấy lớp bán dẫn loại n? 
2. Điăc có mấy cực? Đó là những cực nào?
3. Điăc dùng để làm gì? Nó được dùng trong thiết bị gì?
4. Điăc được làm việc khi nào?
5. Triăc cấu tạo gồm mấy lớp tiếp p -n ? Trong đó có mấy lớp bán dẫn loại p, mấy lớp bán dẫn loại n? 
6. Triăc có mấy cực? Đó là những cực nào?
7. Triăc dùng để làm gì? Nó được dùng trong thiết bị gì?
8. Triăc được làm việc khi nào?
9. Về nguyên lý làm việc của điac có khác gì so với triac?
 	2. Tìm hiểu về quang điện tử
1. Em hiểu thế nào là quang điện tử?
2. Quang điện tử dùng ở trong mạch điện tử nào?
3. Trong thực tế em gặp linh kiện quang điện tử nào? Trên thiết bị nào?
	3. Tìm hiểu về vi mạch tổ hợp (IC )
1. IC là gì?
2. IC được chia thành mấy nhóm? Đó là các nhóm nào?
3. Cách đếm chân IC được quy ước như thế nào?
4. Khi muốn biết thông số kĩ thuật của IC ta căn cứ vào đâu?
Duyệt kế hoạch dạy học
 Ngày tháng năm 2021
 Tổ trưởng chuyên môn
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 5 
Bài 5,6: Thực hành: ĐIÔT – TIRIXTO – TRIĂC- TRANZITO
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận dạng được các loại điốt,Tirixto,triac.
- Biết cách đo điện trở thuận,điện trở ngược của các linh kiện để xác định cực A,K và xác định linh kiện đó tốt hay xấu.
2. Kỹ năng:
- Đo được điện trở thuận,điện trở ngược của các linh kiện bằng đồng hồ vạn năng.
. Thái độ:
- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn.
4. Phẩm chất và năng lực hướng tới:
a. Phẩm chất.
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật.
b. Năng lực.
	*. Năng lực chung.
- Năng lực tự học.	
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.	
- Năng lực tự quản lí.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
	*. Năng lực chuyên biệt.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật.
B. Chuẩn bị:
1.Nội dung:
-	 Nghiên cứu bài 4 và bài 5 trong SGK.
- 	 Thực hành theo mẫu báo cáo
2. Đồ dùng dạy học
- 	Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc
	-	Điôt các loại: tiếp điểm, tiếp mặt, (xấu, tốt): 6 chiếc 
	-	Tirixto và triăc (loại xấu và tốt): 6 chiếc
	- Phiếu học tập số 6
C. Tiến trình tiết học: 
1. Cấu trúc và phân bố bài giảng:
 * Bài giảng gồm có 3 phần: 
- Quan sát, nhận biết các loại linh kiện
- Cách sử dụng đồng hồ đo
- Đo điện trở thuận và ngược của các linh kiện
* Trọng tâm:
 - Kiểm tra chất lựợng các linh kiện
2. Các hoạt động dạy học:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
Giáo viên đặt vấn đề vào bài:
	Ở những tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về cấu tạo, kí hiệu, công dụng của các linh kiện bán dẫn, nhưng làm thế nào để kiểm tra xem linh kiện đó chất lượng ra sao, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hiểu bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
I. Bước 1: Quan sát, nhận biết các linh kiện:
Căn cứ vào hình dạng, cấu tạo bên ngoài của các linh kiện để chọn riêng ra: điôt tiếp điểm, điôt tiếp mặt, tirixto và triăc:
- Điôt tiếp điểm: vỏ thuỷ tinh có 2 điện cực, dây dẫn nhỏ.
- Điôt tiếp mặt: vỏ nhựa hoặc kim loại, có 2 điện cực, dây dẫn to.
- Tirixto và triăc đều có 3 điện cực ( tra sổ tay kĩ thuật)
II. Bước 2: Cách sử dụng đồng hồ vạn năng
1 : Cắm que đo: 
 Que đen vào cực (-)
Que đỏ vào cực (-) 
2: Để thang đồng hồ về thang đo trở x100(Ω), sau chập 2 que đo để chỉnh 0
III, Thực hành: Đo điện trở thuận và điện trở ngược của các linh kiện
1. Điốt:
Khi UAK > 0, có dòng qua điốt (A → K)
Khi UAK < 0, không có dòng qua điốt
1: Chuẩn bị điốt cần kiểm tra:
2: Đặt 2 đầu que đo vào 2 đầu điốt, đọc được kết quả R1
3: Đảo đầu 2 que đo, đọc được kết quả R2
4: Ghi kết quả R1, R2 vào bảng 1
Kết luận: 	
* Điốt tốt: 
Nếu 1 giá trị R nhỏ, giá trị R lớn 
(Khi kim lên, que đen đặt vào cực A, que đỏ đặt vào cực K)
* Điốt hỏng:
- Khi R1, R2 đều lớn → điốt đứt
- Khi R1, R2 đều nhỏ → điốt bị đánh thủng
2. Tirixto:
1 : Chuẩn bị tirixto cần kiểm tra:
2: Xác định chân A, K, G:
3: Đo giá trị điện trở thuận (R1) và ngược (R2) khi cực G hở
4: Đo giá trị điện trở thuận (R3) và ngược (R4) khi cực G nối với que đen
5: Ghi giá trị R1,2,3,4 vào bảng 2.
Kết luận: 	
1. Tirixto tốt: 
Nếu R1,2 lớn, R3 (hoặc R4)lớn, giá trị còn lại nhỏ
2. Tirixto hỏng: Trường hợp còn lại
3. Triăc:
1 : Chuẩn bị triac cần kiểm tra:
2: Xác định chân A1, A2, G:
3: Đo giá trị điện trở thuận (R1)và ngược (R2) khi cực G hở
4: Đo giá trị điện trở thuận (R3) và ngược (R4) khi cực G nối với que đen
5: Ghi giá trị R1,2,3,4 vào bảng 2
Kết luận: 	
1. Triac tốt: 
Nếu R1,2 lớn, R3 và R4 nhỏ
2. Triac hỏng: Trường hợp còn lại
GV chia lớp thành 4 nhóm, phát dụng cụ sau đó yêu cầu các nhóm thực hiện bài thực hành theo nội dung và trình tự sgk kết hợp với câu hỏi hướng dẫn ở PHT số 6 ( đã giao từ tiết trước )
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết các linh kiện:
Câu hỏi hướng dẫn:
1. Điốt có mấy cực? Đó là những cực nào?
2. Phân loại theo công nghệ chế tạo, điốt có mấy loại? Đặc điểm của từng loại?
3. Tirixto có mấy điện cực? Đó là các cực nào?
4. Triăc có mấy điện cực? Đó là các cực nào?
5. Căn cứ vào đâu để phân loại được tirixto và triac?
Hoạt động cả lớp:
- Đại diện một nhóm học sinh trình bày, các nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét và kết luận
Hoạt động 2: Cách sử dụng đồng hồ vạn năng
Câu hỏi hướng dẫn:
1. Cắm que đo trên đồng hồ vào vị trí nào?
2. Ta đo điện trở thuận và ngược của các linh kiện ta để đồng hồ ở thang đo nào?
3. Chỉnh 0 trong phép đo nhằm mục đích gì? Quá trình chỉnh 0 như thế nào?
 4. Điện trở thuận và điện trở ngược có giá trị bằng bao nhiêu?
Hoạt động cả lớp:
- Đại diện một nhóm học sinh trình bày, các nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét và kết luận
Hoạt động 3: Đo điện trở thuận và điện trở ngược của các linh kiện
Câu hỏi hướng dẫn:
1. Điốt:
1. Em hãy trình bày nguyên lí làm việc của điôt?
2. Kết quả đo như thế nào ta kết luận là điôt tốt, điốt hỏng?
3. Lúc đó kết luận 2 cực của điôt như thế nào?
4. Nếu kết quả đo điện trở thuận và ngược đều = 0, ta kết luận điôt hỏng như thế nào?
5. Nếu kết quả đo điện trở thuận và ngược đều = ta kết luận điốt hỏng như thế nào?
6. Em hãy nêu trình tự thực hành với điốt?
2. Tirixto:
1. Vị trí các chân của tirixto được quy ước như thế nào?
2. Khi UGK = 0, tirixto có dòng đi qua hay không?
3. Khi UGK > 0, tirixto có dòng đi qua hay không?
4. Muốn lấy được điện thế dương từ đồng hồ để đặt vào chân G ta làm thế nào?
5. Theo em, kết quả phép đo như thế nào ta kết luận được tirixto có chất lượng tốt hoặc đã hỏng?
6. Em hãy nêu trình tự thực hành với tirxto?
3. Triăc:
1. Vị trí các chân của triac được quy ước như thế nào?
2. Em hãy trình bày nguyên lí làm việc của triăc?
3. Khi cực G để hở, triăc có cho dòng đi qua không?
4. Muốn lấy được điện thế dương từ đồng hồ để đặt vào chân G ta làm thế nào?
5. Khi nối cực G với A2 dòng chạy qua triăc như thế nào? Lúc đó trị số điện trở trên đồng hồ là bao nhiêu?
6. Em hãy nêu trình tự thực hành với triac?
Hoạt động cả lớp:
- Đại diện một nhóm học sinh trình bày từng nội dung, các nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét và kết luận
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
Biểu hiện của trị số điện trở như thế nào là điot bị đánh thủng hoặc bị đứt?
Biểu hiện của trị số điện trở như thế nào là Tirixtor hỏng?
4. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Dùng đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở ta có thể kiểm tra được chất lượng loa đài không ?
5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG:
THỰC HÀNH: ĐIỐT – TIRIXTO - TRIAC
1. Tìm hiểu về điốt:
Các loại điôt
Trị số điện trở thuận
Trị số điện trở ngược
Nhận xét
Điốt tiếp điểm 4148
280Ω
∞
- Điot tốt.
- Cực A màu đỏ, K màu đen.
Điôt tiếp mặt
IN 5408
110
∞
- Điot tốt.
- Cực A màu đen, K màu trắng.
2 Tìm hiểu về tirixto:
Loại tirixto
UGK
Trị số điện trở 
thuận
Trị số điện trở
 ngược
Nhận xét
NEC
2P4M P57
Khi UGK = 0
∞
∞
Không dẫn điện
Khi UGK >0
300
∞
Dẫn điện, cực A
ở que đen
3. Tìm hiểu về triăc:
Loại triac
UG
Trị số điện trở thuận
giữa cực A1 và A2
Trị số điện trở ngược giữa cực A1 và A2
Nhận xét
BTA08
600B
Khi cực G 
để hở
∞
∞
Không dẫn điện
Khi cực G nối với A2
10
10
Dẫn điện
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
1: Quan sát, nhận biết các linh kiện:
1. Điốt có mấy cực? Đó là những cực nào?
2. Phân loại theo công nghệ chế tạo, điốt có mấy loại? Đặc điểm của từng loại?
3. Tirixto có mấy điện cực? Đó là các cực nào?
4. Triăc có mấy điện cực? Đó là các cực nào?
5. Căn cứ vào đâu để phân loại được tirixto và triac?
 2: Cách sử dụng đồng hồ vạn năng
1. Cắm que đo trên đồng hồ vào vị trí nào?
2. Ta đo điện trở thuận và ngược của các linh kiện ta để đồng hồ ở thang đo nào?
3. Chỉnh 0 trong phép đo nhằm mục đích gì? Quá trình chỉnh 0 như thế nào?
 4. Điện trở thuận và điện trở ngược có giá trị bằng bao nhiêu?
3: Đo điện trở thuận và điện trở ngược của các linh kiện
1. Điốt:
1. Em hãy trình bày nguyên lí làm việc của điôt?
2. Kết quả đo như thế nào ta kết luận là điôt tốt, điốt hỏng?
3. Lúc đó kết luận 2 cực của điôt như thế nào?
4. Nếu kết quả đo điện trở thuận và ngược đều = 0, ta kết luận điôt hỏng như thế nào?
5. Nếu kết quả đo điện trở thuận và ngược đều = ta kết luận điốt hỏng như thế nào?
6. Em hãy nêu trình tự thực hành với điốt?
2. Tirixto:
1. Vị trí các chân của tirixto được quy ước như thế nào?
2. Khi UGK = 0, tirixto có dòng đi qua hay không?
3. Khi UGK > 0, tirixto có dòng đi qua hay không?
4. Muốn lấy được điện thế dương từ đồng hồ để đặt vào chân G ta làm thế nào?
5. Theo em, kết quả phép đo như thế nào ta kết luận được tirixto có chất lượng tốt hoặc đã hỏng?
6. Em hãy nêu trình tự thực hành với tirxto?
3. Triăc:
1. Vị trí các chân của triac được quy ước như thế nào?
2. Em hãy trình bày nguyên lí làm việc của triăc?
3. Khi cực G để hở, triăc có cho dòng đi qua không?
4. Muốn lấy được điện thế dương từ đồng hồ để đặt vào chân G ta làm thế nào?
5. Khi nối cực G với A2 dòng chạy qua triăc như thế nào? Lúc đó trị số điện trở trên đồng hồ là bao nhiêu?
6. Em hãy nêu trình tự thực hành với triac?
Duyệt kế hoạch dạy học
 Ngày tháng năm 2021
 Tổ trưởng chuyên môn
Ngày soạn: 
Ngày 
Tiết 7
Bài 7: KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN TỬ- MẠCH CHỈNH LƯU- NGUỒN MỘT CHIỀU
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử
2. Kỹ năng:
- Hiểu được chức năng của mạch chỉnh lưu, nguyên lý làm việc của mạch lọc, nguồn một chiều 
3. Thái độ:
- Có ý thức trong quá trình học tập, yêu thích môn học
4. Phẩm chất và năng lực hướng tới:
a. Phẩm chất.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật.
b. Năng lực.
	*. Năng lực chung.
- Năng lực tự học.	
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.	
- Năng lực tự quản lí.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
	*. Năng lực chuyên biệt.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật.
B. Chuẩn bị:
1.Nội dung:
-	 Nghiên cứu bài 7 trong SGK.
- 	 Tham khảo các tài liệu có liên quan
2. Đồ dùng dạy học
	- 	Bo mạch hình 7.7 sgk
	- 	Phiếu học tập số 8
C. Tiến trình tiết học: 
* Bài giảng gồm có 3 phần: 
Bài giảng gồm có 3 phần: 
- Khái niệm về mạch điện tử
- Mạch chỉnh lưu
- Nguồn một chiều
* Trọng tâm:
 - Mạch chỉnh lưu
 - Nguồn một chiều
2. Các hoạt động dạy học:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
Giáo viên đặt vấn đề vào bài:
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
I. Khái niệm, phân loại mạch điện tử:
 1. Khái niệm:
Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử với các bộ phận nguồn, dây dẫn để thực hiện một nhiệm vụ nào đó. 
 2. Phân loại:
* Theo chức năng:
 - Mạch tạo sóng hình sin
 - Mạch khuếch đại
 - Mạch tạo xung
 - Mạch nguồn một chiều
* Theo phương pháp gia công, xử lý tín hiệu:
 - Mạch điện tử tương tự
 - Mạch điện tử số
II. Mạch chỉnh lưu:
 - Nguồn một chiều cung cấp cho các thiết bị điện tử có thể dùng là pin, ăcquy hoặc chỉnh lưu đổi điện xoay chiều thành nguồn 1 chiều
 - Mạch chỉnh lưu dùng các điốt tiếp điểm để đổi điện xoay chiều thành điện một chiều
1. Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ:
* Sơ đồ:
 Hình 7.2: Chỉnh lưu nửa chu kỳ
A, Sơ đồ mạch điện b, Giản đồ dạng sóng
* Giản đồ dạng sóng:
* Nhận xét:
- Ưđ: . Mạch điện đơn giản, chỉ dùng một điốt
- Nđ: . Hiệu suất sử dụng biến áp nguồn thấp
 . Dạng sóng ra có độ gợn lớn, f=50 Hz
 . Khó lọc,hiệu quả kém nên ít được dùng
GV chia lớp thành các nhóm ( mỗi nhóm có 2,3,4 hoặc 4 HS) cùng trao đổi nội dung bài học với tài liệu tham khảo là sgk kết hợp với câu hỏi hướng dẫn ở PHT số 8 ( đã giao từ tiết trước ), sau đó thảo luận giữa 2 hoặc 3, 4 nhóm với nhau
Hoạt động 1: Khái niệm, phân loại mạch điện tử:
Câu hỏi hướng dẫn:
1. Em hãy kể tên mạch điện tử trong các thiết bị mà em biết? Các mạch đó có chức năng giống nhau không?
2. Theo em, mạch điện tử là gì?
3. Phân loại theo chức năng có những loại nào?
4. Phân loại theo phương pháp gia công, xử lý tín hiệu mạch điện tử có những loại nào?
Hoạt động cả lớp:
- Đại diện một nhóm học sinh trình bày, các nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét và kết luận
Hoạt động 2: Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ
Câu hỏi hướng dẫn:
1. Em hiểu thế nào là mạch chỉnh lưu? Trong các linh kiện điện tử đã học, linh kiện nào có thể thực hiện được nhiệm vụ chỉnh lưu?
2. Quan sát hình 7.2sgk, em hãy cho biết cấu tạo của mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ?
3. Điốt làm nhiệm vụ gì trong mạch trên?
4. Dòng điện ra trên tải có đặc điểm gì? Hãy vẽ giản đồ sóng của dòng điện trên tải?
5. Căn cứ vào giản đồ sóng, em hãy cho biết ưu nhược điểm của mạch chỉnh lưu trên?
6. Theo em, mạch này có thường được dùng trong thực tế không? Vì sao?
Hoạt động cả lớp:
- Đại diện một nhóm học sinh trình bày, các nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét và kết luận
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
	1. Có mấy loại mạch chỉnh lưu? Đó là những loại nào? Nếu lựa chọn một loại dùng trong thực tế em chọn loại nào? Vì sao?
4. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em hãy cho biết mạch nguồn một chiều dùng trong các thiết bị nào?
5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG:
	- Trả lời câu hỏi sgk, học bài 10 theo câu hỏi hướng dẫn ở PHT số 10
	- Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan
Duyệt kế hoạch dạy học
 Ngày tháng năm 2021
 Tổ trưởng chuyên môn
Ngày soạn: 
Ngày 
Tiết 7
Bài 7: KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN TỬ- MẠCH CHỈNH LƯU- NGUỒN MỘT CHIỀU
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử
2. Kỹ năng:
- Hiểu được chức năng của mạch chỉnh lưu, nguyên lý làm việc của mạch lọc, nguồn một chiều 
3. Thái độ:
- Có ý thức trong quá trình học tập, yêu thích môn học
4. Phẩm chất và năng lực hướng tới:
a. Phẩm chất.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật.
b. Năng lực.
	*. Năng lực chung.
- Năng lực tự học.	
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
	*. Năng lực chuyên biệt.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật.
B. Chuẩn bị:
1.Nội dung:
-	 Nghiên cứu bài 7 trong SGK.
- 	 Tham khảo các tài liệu có liên quan
2. Đồ dùng dạy học
	- 	Bo mạch hình 7.7 sgk
	- 	Phiếu học tập số 8
C. Tiến trình tiết học: 
* Bài giảng gồm có 3 phần: 
Bài giảng gồm có 3 phần: 
- Khái niệm về mạch điện tử
- Mạch chỉnh lưu
- Nguồn một chiều
* Trọng tâm:
 - Mạch chỉnh lưu
 - Nguồn một chiều
2. Các hoạt động dạy học:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
Giáo viên đặt vấn đề vào bài:
	Nhà Lan bị hỏng sạc điện thoại, Công bảo lan cắt đầu sạc ra cắm trực tiếp dây sạc vào nguồn điện 220V, theo em làm như vậy có được không? Vậy bộ sạc điện thoại có nhiệm vụ gì? Cấu tạo gồm những khối mạch nào, chúng ta đi tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
2. Mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ:
a, Mạch chỉnh lưu 2 điốt:
* Sơ đồ:
 Hình 7.3: Chỉnh lưu hai nửa chu kỳ
* Giản đồ dạng sóng:
* Nhận xét:
- Ưu điểm: . Điện áp một chiều lấy ra có độ gợn nhỏ, f= 100Hz, dễ lọc, hiệu quả tốt
- Nhược điểm:
 . Mạch phải dùng 2 điốt
 . Cuộn thứ cấp của biến áp nguồn phải chia thành 2 nửa cân xứng nhau
 . Các điốt phải chịu điện áp ngược lớn
b. Mạch chỉnh lưu cầu:
* Sơ đồ:
Hình 7.42: Chỉnh lưu cầu
A, Sơ đồ mạch điện b, Giản đồ dạng sóng
* Giản đồ dạng sóng:
* Nhận xét:
 . Dạng sóng lấy ra có độ gợn nhỏ, tần số 100 Hz, dễ lọc
 . Mạch nguồn không có gì đặc biệt: điốt không cần chịu điện áp ngược lớn, nên mạch được dùng phổ biến
III, Nguồn một chiều:
1. Sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều:
* Công dụng: Chuyển năng lượng điện xoay chiều từ lưới điện quốc gia thành năng lượng điện một chiều có mức điện áp ổn định và công suất cần thiết để nuôi toàn bộ thiết bị điện tử
* Cấu tạo:
Khối 1: Biến áp nguồn
Khối 2: Mạch chỉnh lưu
Khối 3: Mạch lọc nguồn
Khối 4: Mạch ổn áp
Khối 5: Mạch bảo vệ
* Sơ đồ khối:
2. Mạch nguồn thực tế:
Được ghép nối bởi 4 khối sau:
Khối 1: Biến áp nguồn: Dùng biến đổi điện áp 220V~thành cấp điện áp khác
Khối 2: Mạch chỉnh lưu sử dụng chỉnh lưu cầu để biến dòng xoay chiều thành dòng một chiều
Khối 3: Mạch lọc nguồn dùng tụ hóa kết hợp cuộn cảm để lọc, san bằng độ gợn sóng
Khối 4: Mạch ổn áp dùng để ổn định điện áp một chiều
Hoạt động 3: Mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ
Câu hỏi hướng dẫn:
1. Quan sát hình 7.3a,sgk, em hãy cho biết cấu tạo của mạch chỉnh lưu 2 điốt?
2. Máy biến áp nguồn trong mạch trên có đặc điểm gì?Tại sao cần có đặc điểm đó?
3. Dòng điện ra trên tải có đặc điểm gì? Hãy vẽ giản đồ sóng của dòng điện trên tải?
4. Căn cứ vào giản đồ sóng, em hãy cho biết ưu nhược điểm của mạch chỉnh lưu trên?
5. Theo em, mạch này có thường được dùng trong thực tế không? Vì sao?
6. Nếu mắc ngược cả 2 điốt thì dòng trong tải có đặc điểm gì?
7. Nếu mắc ngược 1 điốt thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
8. Quan sát hình 7.4a,sgk, em hãy cho biết cấu tạo của mạch chỉnh lưu cầu?
9. Dòng điện ra trên tải có đặc điểm gì? Hãy vẽ giản đồ sóng của dòng điện trên tải?
9. Căn cứ vào giản đồ sóng, em hãy cho biết ưu nhược điểm của mạch chỉnh lưu trên?
10. So sánh mạch chỉnh lưu dùng 2 và 4 điốt? Theo em, mạch này có thường được dùng trong thực tế không? Vì sao?
11. Nếu mắc ngược 1 trong 4 điốt trên, hoặc 1 điốt nào đó bị đánh thủng thì hiện tượng gì xảy ra?
Hoạt động cả lớp:
- Đại diện một nhóm học sinh trình bày, các nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét và kết luận
Hoạt động 4: Nguồn một chiều
Câu hỏi hướng dẫn:
1. Theo em, biến áp nguồn có tác dụng gì trong mạch trên?
2. Khối mạch chỉnh lưu có tác dụng gì? 
Theo em, ta nên chọn mạch chỉnh lưu nào để làm nhiệm vụ này?
3. Khối mạch lọc nguồn có tác dụng gì?
Ta dùng linh kiện nào để thực hiện chức năng trên?
4. Khối mạch ổn áp dùng để làm gì? Để đạt hiệu quả cao ta dùng linh kiện nào để thực hiện nhiệm vụ trên?
5. Tại sao trong mạch lại cần có khối bảo vệ?
6. Hãy vẽ giản đồ dạng sóng của dòng điện ra khỏi các khối?
7. Nếu tụ C1 hoặc C2 bị đánh thủng thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? 
8. Giản đồ sóng thể hiện điện áp ra khỏi mỗi khối có hình dạng như thế nào?
Hoạt động cả lớp:
- Đại diện một nhóm học sinh trình bày, các nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét và kết luận
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
	1. Có mấy loại mạch chỉnh lưu? Đó là những loại nào? Nếu lựa chọn một loại dùng trong thực tế em chọn loại nào? Vì sao?
	2. Mạch nguồn 1 chiều trong thực tế bao gồm những khối nào? Chức năng của từng khối?
4. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em hãy cho biết mạch nguồn một chiều dùng trong các thiết bị nào?
5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG:
	- Trả lời câu hỏi sgk, học bài 9 theo câu hỏi hướng dẫn ở PHT số 9.
	- Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
1: Khái niệm, phân loại mạch điện tử:
1. Em hãy kể tên mạch điện tử trong các thiết bị mà em biết? Các mạch đó có chức năng giống nhau không?
2. Theo em, mạch điện tử là gì?
3. Phân loại theo chức năng có những loại nào?
4. Phân loại theo phương pháp gia công, xử lý tín hiệu mạch điện tử có những loại nào?
2: Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ
1. Em hiểu thế nào là mạch chỉnh lưu? Trong các linh kiện điện tử đã học, linh kiện nào có thể thực hiện được nhiệm vụ chỉnh lưu?
2. Quan sát hình 7.2sgk, em hãy cho biết cấu tạo của mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ?
3. Điốt làm nhiệm vụ gì trong mạch trên?
4. Dòng điện ra trên tải có đặc điểm gì? Hãy vẽ giản đồ sóng của dòng điện trên tải?
5. Căn cứ vào giản đồ sóng, em hãy cho biết ưu nhược điểm của mạch chỉnh lưu trên?
6. Theo em, mạch này có thường được dùng trong thực tế không? Vì sao?
3: Mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ
1. Quan sát hình 7.3a,sgk, em hãy cho biết cấu tạo của mạch chỉnh lưu 2 điốt?
2. Máy biến áp nguồn trong mạch trên có đặc điểm gì?Tại sao cần có đặc điểm đó?
3. Dòng điện ra trên tải có đặc điểm gì? Hãy vẽ giản đồ sóng của dòng điện trên tải?
4. Căn cứ vào giản đồ sóng, em hãy cho biết ưu nhược điểm của mạch chỉnh lưu trên?
5. Theo em, mạch này có thường được dùng trong thực tế không? Vì sao?
6. Nếu mắc ngược cả 2 điốt thì dòng trong tải có đặc điểm gì?
7. Nếu mắc ngược 1 điốt thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
8. Quan sát hình 7.4a,sgk, em hãy cho biết cấu tạo của mạch chỉnh lưu cầu?
9. Dòng điện ra trên tải có đặc điểm gì? Hãy vẽ giản đồ sóng của dòng điện trên tải?
9. Căn cứ vào giản đồ sóng, em hãy cho biết ưu nhược điểm của mạch chỉnh lưu trên?
10. So sánh mạch chỉnh lưu dùng 2 và 4 điốt? Theo em, mạch này có thường được dùng trong thực tế không? Vì sao?
11. Nếu mắc ngược 1 trong 4 điốt trên, hoặc 1 điốt nào đó bị đánh thủng thì hiện tượng gì xảy ra?
4: Nguồn một chiều
1. Theo em, biến áp nguồn có tác dụng gì trong mạch trên?
2. Khối mạch chỉnh lưu có tác dụng gì? 
Theo em, ta nên chọn mạch chỉnh lưu nào để làm nhiệm vụ này?
3. Khối mạch lọc nguồn có tác dụng gì?
Ta dùng linh kiện nào để thực hiện chức năng trên?
4. Khối mạch ổn áp dùng để làm gì? Để đạt hiệu quả cao ta dùng linh kiện nào để thực hiện nhiệm vụ trên?
5. Tại sao trong mạch lại cần có khối bảo vệ?
6. Hãy vẽ giản đồ dạng sóng của dòng điện ra khỏi các khối?
7. Nếu tụ C1 hoặc C2 bị đánh thủng thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? 
8. Giản đồ sóng thể hiện điện áp ra khỏi mỗi khối có hình dạng như thế nào?
Duyệt kế hoạch dạy học
 Ngày tháng năm 2021
 Tổ trưởng chuyên môn
Ngày soạn: 2/10/2021
Ngày giảng
Tiết 8
 Bài 8 : MẠCH KHUẾCH ĐẠI - MẠCH TẠO XUNG 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được chức năng, sơ đồ và nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại thuật toán và mạch tạo xung đơn giản.
2. Kĩ năng:
- Đọc được sơ đồ và nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại và mạch tạo xung.
3. Thái độ:
- Tuân thủ theo nguyên lí làm việc của các mạch.
4. Phẩm chất và năng lực hướng tới:
a. Phẩm chất.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật.
b. Năng lực
	*. Năng lực chung.
- Năng lực tự học.	
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.	
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tính toán
	*. Năng lực chuyên biệt.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật.
- Năng lực hình thành ý tưởng và thiết kế công nghệ.
- Năng lực tiêu dùng và kinh doanh.
B. Chuẩn bị:
1.Nội dung:
-	 Nghiên cứu bài 8 trong SGK.
- 	 Tham khảo các tài liệu có liên quan
2. Đồ dùng dạy học: Cho 1 nhóm học sinh
	- 	Mạch tạo xung đa hài thực tế như hình 8-3 sách giáo khoa
	- 	Phiếu học tập số 11
	-	Tranh vẽ các hình 8-1; 8-2; 8-3; 8-4 sách giáo khoa	
C. Tiến trình tiết học: 
1. Cấu trúc và phân bố bài giảng:
	 * Bài giảng gồm có 2 phần: 
- Mạch khuếch đại
- Mạch tạo xung
	* Trọng tâm: Mạch tạo xung
2. Các hoạt động dạy học:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
Giáo viên đặt vấn đề vào bài:
Lan đang cần xem ti vi nhưng lại bị mất điện, trong nhà lại chỉ có bình Acquy, em hãy thiết kế giúp Lan mạch điện để Lan có thể xem được ti vi trong trường hợp trên,
 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
I.Mạch khuếch đại:
1. Chức năng của mạch khuếch đại: 
Mạch khuếch đại là mạch điện mắc phối hợp với các linh kiện điện tử nhằm khuếch đại tín hiệu điện về mặt điện áp , dòng điện, công suất .
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch:
khuếch đại
a.Giới thiệu về IC khuếch đại thuật toán và mạch khuếch đại dùng IC:
VK
U
VĐ
U
ra
U
+E
- E
+
-
 Hình 8.1
b. Nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại điện áp dùng OA:
- Sơ đồ khuếch đại đảo dùng OA hình 8-2 SGK
VK
U
VĐ
U
ra
U
+E
- E
+
-
 Hình 8.2
- Mạch điện hồi tiếp âm thông qua Rht .
UKĐ nối với đất .
- Hệ số khuếch đại điện áp 
 K= = 
II . Mạch tạo xung:
1. Chức năng của mạch tạo xung
Là mạch mắc phối hợp các linh kiên điện tử để 
biến đổi năng lượng dòng điện một chiều thành năng lượng dao động điện có xung và tần số theo yêu cầu.
2. Sơ đồ nguyên lí làm v

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_12_tiet_4_bai_4_linh_kien_ban_dan_va_i.docx