Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 18: Thực hành điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng Tranzito - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Quốc Hội

Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 18: Thực hành điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng Tranzito - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Quốc Hội

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Qua bài học HS cần: -Điều chỉnh được từ xung đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng.

-Biết cách thay đổi chu kì xung.

2. Kĩ năng: Sử dụng các dụng cụ thực hành đúng kĩ thuật.

3.Thái độ (giá trị): - HS rèn luyện: Có ý thức tìm hiểu về bài thực hành, học tập nghiêm túc, tích cực.

4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, tự học, thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng về điện, điện tử

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên: Nội dung: đọc kĩ bài 8 và bài 12 trong SGK

Dụng cụ, vật liệu cho một nhóm học sinh ( hoặc cho nhóm HS chuẩn bị trước)

o Một mạch tạo xung đa hài đã ráp sẵn dùng Tranzito như hình 8.3 ( SGK)

o 1 tụ hóa, 1 nguồn điện một chiều, kìm, tua vít, .

 *Đồ dùng, vật liệu (cho một nhóm học sinh).

Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc

Bo mạch thử: 1 chiếc

Kìm, kẹp, tua vít.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài thực hành trong SGK. Đọc tài liệu liên quan đến bài giảng.

 

doc 3 trang hoaivy21 4920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 18: Thực hành điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng Tranzito - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Quốc Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18: (Từ ngày 31/12-5/1/2019)
Tiết thứ: 18
THỰC HÀNH: ĐIỀU CHỈNH CÁC THÔNG SỐ CỦA MẠCH TẠO XUNG ĐA HÀI DÙNG TRANZITO
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần: -Điều chỉnh được từ xung đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng.
-Biết cách thay đổi chu kì xung.
2. Kĩ năng: Sử dụng các dụng cụ thực hành đúng kĩ thuật.
3.Thái độ (giá trị): - HS rèn luyện: Có ý thức tìm hiểu về bài thực hành, học tập nghiêm túc, tích cực.
4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, tự học, thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng về điện, điện tử
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Nội dung: đọc kĩ bài 8 và bài 12 trong SGK
Dụng cụ, vật liệu cho một nhóm học sinh ( hoặc cho nhóm HS chuẩn bị trước)
Một mạch tạo xung đa hài đã ráp sẵn dùng Tranzito như hình 8.3 ( SGK)
1 tụ hóa, 1 nguồn điện một chiều, kìm, tua vít, .....
 *Đồ dùng, vật liệu (cho một nhóm học sinh).
Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc
Bo mạch thử: 1 chiếc
Kìm, kẹp, tua vít.
2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài thực hành trong SGK. Đọc tài liệu liên quan đến bài giảng.
III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh
1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:5’ Ôn lại kiến thức lí thuyết bài 4,7,9 và nhắc lại nguyên tắc sử dụng đồng hồ vạn năng
3.Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)
(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm 
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Các em đã được nghiên cứu mạch tạo xung và đã nắm vững nguyên lý làm việc của mạch, hôm nay chúng ta đi kiểm chứng lại các thông số của mạch à Bài mới 
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (30’)
(1) Mục tiêu: -Điều chỉnh được từ xung đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng.
-Biết cách thay đổi chu kì xung.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại, 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Tiến hành thực hành
Hoạt động của Giáo viên – Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: (10 phút) Trình tự các bước thực hành.
*GV chia HS thành các nhóm nhỏ phù hợp với số lượng dụng cụ thực hành.
*HS: Thực Hiện Theo Yêu Cầu Của GV
GV cho học sinh kiểm tra mạch và cấp nguồn cho mạch hoạt động.
*GV: Tự kiểm tra mạch và cấp nguồn.
*HS: Thực hiện
*GV Kiểm Tra
GV hướng dẫn học sinh gắn thêm hai tụ điện.
GV kiểm tra mạch của học sinh rồi cho cắm nguồn.
*HS: Quan sát. Quan sát khi chỉ gắn một tụ điện.
- Bước 1: Cấp nguồn cho mạch điện hoạt động.
+ Quan sát ánh sáng và đếm số lần sáng tối của led trong khoảng 60 giây. Ghi kết quả vào bảng theo mẫu báo cáo thực hành.
 - Bước 2: Cắt nguồn, mắc song song hai tụ điện với nhau. Đóng điện và làm như bước1 
- Bước 3: Cắt điện, bỏ ra một tụ điện ở 1 vế của bước 2. Đóng điện và làm như bước 1. 
So sánh thời gian sáng tối của hai led.
Hoạt động 2.2: (15 phút) Tự đánh giá kết quả bài thực hành.
GV hướng dẫn HS thực hành lần lượt theo các bước trong SGK. 
Yêu cầu HS chú ý câu hỏi để làm báo cáo sau bài.
HS phải chú ý quan sát, xem xét để đưa ra các nhận xét phù hợp với lý thuyết.
- Thể hiện trong bảng báo cáo và nhận xet của nhóm HS sau khi đã thảo luận và đã làm thực hành.
- Học sinh hoàn thành theo mẫu và tự đánh giá kết quả thực hành.
Giáo viên đánh giá kết quả của bài thực hành và cho điểm.
Hoạt động 3: (10 phút): Hoàn thành mẫu báo cáo
ĐIỀU CHỈNH CÁC THÔNG SỐ
MẠCH TẠO XUNG ĐA HÀI DÙNG TRANZITO
 Họ và tên: .
 Lớp: 12
Trường hợp
Số lần sáng và thời gian sáng của các led
LED đỏ
LED xanh
Khi chưa có thay đổi tụ bước1
Khi mắc song song thêm tụ bước 2
Khi thay đổi tụ điện ở bước 3
 - Tự nhận xét cho kết luận về chiều hướng thay đổi các thông số của mạch điện có thể thực hiện được các trường hợp sau:
+ Kéo dài chu kỳ dao động cho đèn nháy chậm
+ Rút ngắn chu kỳ dao động cho đèn nháy nhanh
+ Cho đèn đỏ sáng lâu, đèn xanh tắt lâu và ngược lại.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập(củng cố kiến thức) (1’)
1) Mục tiêu: Ôn tập để củng cố kiến thức 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học:Phiếu học tập 
(5) Sản phẩm: Học sinh khắc sâu kiến thức
GV có thể giải thích thêm và đặt câu hỏi mở rộng cho HS thảo luận:
Tại sao khi mắc song song thêm hai tụ điện với hai tụ điên ở trong mạch thấy đèn LED nháy chậm lại ?
Tại sao khi chỉ mắc song song thêm tụ điện vào môt bên tụ thấy thời gian sáng tối của hai đèn LED khác nhau ?
Hoạt động 4:Hoạt động vận dụng (2’) làm bài tập SGK
Hoạt động 5:Hoạt động tìm tòi mở rộng (2’) : Chuẩn bị soạn đề cương, ôn tập kiến thức đã học 
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày 30 tháng 12 năm 2018
Ký duyệt tuần 18
Diệp Anh Tuấn
Nguyeãn Vaên Linh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_12_tiet_18_thuc_hanh_dieu_chinh_cac_th.doc