Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 32: Mạch điện xoay chiều 3 pha (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Quốc Hội

Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 32: Mạch điện xoay chiều 3 pha (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Quốc Hội

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Qua bài giảng,HS phải:

- Hiểu được nguồn điện ba pha và các đại lượng đặc trưng của nguồn điện ba pha.

- Hiểu được sơ đồ nguồn điện và tải đấu hình sao và hình tam giác.

- Hiểu được các quan hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha.

2. Kĩ năng: Vẽ được sơ đồ nối nguồn điện và tải thành hình sao,hình tam giác.Giải thích được các đại lượng dây,pha trên sơ đồ.

3.Thái độ (giá trị): - HS rèn luyện: ý thức tìm hiểu mạch điện xoay chiều ba pha trong thực tế và liên hệ với bài học.

4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, tự học, thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng về điện, điện tử

II. Chuẩn bị

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Nghiên cứu bài 23 SGK.

- Nghiên cứu SGK Vật lý lớp 12 liên quan đến bài học.

- Tranh vẽ Máy phát điện xoay chiều ba pha và sơ đồ hình 23-1,hình 23.2,hình 23.3 SGK.

- Mô hình Máy phát điện xoay chiều ba pha,động cơ điện xoay chiều ba pha.

2.Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài mới SGK.

III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh

1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Em hãy nêu khái niệm về hệ thống điện quốc gia? Tại sao trên sơ đồ hệ thống điện lại đặt ở đầu đường dây trạm tăng áp,ở cuối đường dây trạm hạ áp?

3.Tiến trình bài học:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)

(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm

(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa

(5) Sản phẩm: Ngày nay dòng điện xoay chiều ba pha được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất.Vậy mạch điện ba pha là mạch điện như thế nào?Cách nối các nguồn ba pha và tải ba pha ra sao?Các quan hệ đại lượng dây pha thế nào Chúng ta hãy nghiên cứu bài 23.

 

doc 3 trang hoaivy21 4800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 32: Mạch điện xoay chiều 3 pha (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Quốc Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32: (Từ ngày 22/4-27/4/2019)
Tiết thứ: 32(30)
MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA (T1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Qua bài giảng,HS phải:
- Hiểu được nguồn điện ba pha và các đại lượng đặc trưng của nguồn điện ba pha.
- Hiểu được sơ đồ nguồn điện và tải đấu hình sao và hình tam giác.
- Hiểu được các quan hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha. 
2. Kĩ năng: Vẽ được sơ đồ nối nguồn điện và tải thành hình sao,hình tam giác.Giải thích được các đại lượng dây,pha trên sơ đồ.
3.Thái độ (giá trị): - HS rèn luyện: ý thức tìm hiểu mạch điện xoay chiều ba pha trong thực tế và liên hệ với bài học.
4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, tự học, thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng về điện, điện tử
II. Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu bài 23 SGK.
- Nghiên cứu SGK Vật lý lớp 12 liên quan đến bài học.
- Tranh vẽ Máy phát điện xoay chiều ba pha và sơ đồ hình 23-1,hình 23.2,hình 23.3 SGK.
- Mô hình Máy phát điện xoay chiều ba pha,động cơ điện xoay chiều ba pha.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài mới SGK.
III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh
1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Em hãy nêu khái niệm về hệ thống điện quốc gia? Tại sao trên sơ đồ hệ thống điện lại đặt ở đầu đường dây trạm tăng áp,ở cuối đường dây trạm hạ áp?
3.Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)
(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm 
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Ngày nay dòng điện xoay chiều ba pha được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất.Vậy mạch điện ba pha là mạch điện như thế nào?Cách nối các nguồn ba pha và tải ba pha ra sao?Các quan hệ đại lượng dây pha thế nào Chúng ta hãy nghiên cứu bài 23.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (30’)
(1) Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm về vai trò của hệ thống điện quốc gia
- Hiểu được sơ đồ lưới điện quốc gia 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại, 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: vào bài mới
*Hoạt động 1 : (23phút) Tìm hiểu mạch điện xoay chiều ba pha
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- GV giới thiệu các thành phần của mạch điện xoay chiều ba pha: (Nguồn điện ba pha và tải ba pha). - GV dùng sơ đồ hình 23-1 để giới thiệu về máy phát điện ba pha. Câu hỏi; Em có nhận xét gì về các cuộn dây AX,BY,CZ ? - GV dùng sơ đồ hình 23-2 và hỡnh 23-3 để minh hoạ sự lệch pha giữa các pha,đồng thời đưa ra biểu thức sđđ của các cuộn dây. eB = Emsinωt ; eC = Emsin( ωt - ) ; eA= Emsin(ωt - ) 
I/Khái niệm về mạch điện xoay chiều ba pha.
1.Nguồn điện ba pha.
-MPĐ ba pha gồm 3 dây quấn AX,BY,CZ.Mỗi dây quấn là một pha (Dây quấn pha A ký hiệu là AX,pha B là BY và pha C là CZ).Các dây quấn này đặt lệch nhau một góc 1200 trong không gian.
- Khi quay nam châm điện với tốc độ không đổi,trong dây quấn mỗi pha xuất hiện sđđ xoay chiều một pha.Các sđđ này bằng nhau về biên độ,tần số nhưng lệch pha nhau một góc 1200 hay về thời gian là 1/3 chu kỳ.
2.Tải ba pha
 Tải ba pha thường là các động cơ điện ba pha,các lò điện ba pha Tổng trở của các pha A,B,C của tải là ZA,ZB,ZC.
*Hoạt động 2 : (10phút) Tìm hiểu cách nối nguồn điện và tải ba pha.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS quan sát hình 23-4 SGK và đặt câu hỏi: Trên hình 23-4 ta thấy mỗi pha của MPĐ nối riêng rẽ với tải,ta có mạch điện ba pha không liên hệ nhau,cách nối dây này trong thực tế ít dùng.Em hãy giải thích vì sao? - HS suy nghĩ trả lời,Sau đó GV nhận xét và kết luận. - GVdiễn giảng: Thông thường,người ta nối ba pha của nguồn điện,ba pha của tải thành hình sao hoặc tam giác. - GV dùng sơ đồ hình 23-5 a,b,c giải thích cho HS về cách nối sao và tam giác. - GV yêu cầu HS phát biểu về cách nối nguồn và tải ba pha hình sao và hình tam giác. - GV vẽ sơ đồ nối tải ba pha hình sao và hình tam giác lên bảng và yêu cầu HS vẽ vào vở.
II/Cách nối nguồn điện và tải ba pha. 1.Cách nối nguồn điện ba pha. a/Nối hình sao. Nối nguồn ba pha hình sao là chập ba điểm cuối của ba pha(X,Y,Z) thành điểm O gọi là điểm trung hòa.Các điểm A,B,C nối với dây dẫn điện thế nơi tiêu thụ (Các dây đó gọi là các dây pha hay dây nóng).Dây nối từ điểm trung hòa đến điểm trung hòa của tải gọi là dây trung hòa hay dây lạnh. ( Sơ đồ hình 23-5a là nối hình sao.Sơ đồ hình 23-5b là nối hình sao có dây trung hòa). b/Nối hình tam giác. Nối nguồn hình tam giác là nối điểm đầu của pha này với điểm cuối của pha kia(BX,CY,AZ). Như vậy,khi nối hình tam giác chỉ có ba dây pha,không có dây trung hòa. (Sơ đồ hình 23-5c là sơ đồ nối nguồn hình tam giác). 2.Cách nối tải ba pha. Tương tự như nối nguồn ba pha. 
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập(củng cố kiến thức) (1’)
1) Mục tiêu: Ôn tập để củng cố kiến thức 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học:Phiếu học tập 
(5) Sản phẩm: Học sinh khắc sâu kiến thức: GV tổng hợp tiết học theo đề mục và nhấn mạnh đặc điểm của cách nối sao và tam giác.
 - Yêu cầu HS ôn lại đại lượng dây,đại lượng pha và quan hệ giữa chúng ở SGK Vật lý lớp 12 để chuẩn bị kiến thức cho tiết 2 của bài học.
Hoạt động 4:Hoạt động vận dụng (2’) làm bài tập SGK
Hoạt động 5:Hoạt động tìm tòi mở rộng (2’): Giao nhiệm vụ về nhà yêu cầu HS học thuộc nội dung bài. xem trước nội dung phần còn lại của bài
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày 21 tháng 4 năm 2019
Ký duyệt tuần 32
Diệp Anh Tuấn
Nguyeãn Vaên Linh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_12_tiet_32_mach_dien_xoay_chieu_3_pha.doc