Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Chủ đề 1: Linh kiện điện tử thụ động - Lê Thị Hồng Gấm

Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Chủ đề 1: Linh kiện điện tử thụ động - Lê Thị Hồng Gấm

TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ 1: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG

Môn học: Công nghệ; lớp: 12

Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Trình bày được công dụng, cấu tạo, kí hiệu và số liệu kĩ thuật của các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

- Giải thích được cách ghi thông số trên vỏ của điện trở vòng màu, các kí hiệu, số liệu kĩ thuật của tụ điện, cuộn cảm.

- Trình bày được cách đọc và đo trị số của điện trở vòng màu, cách đọc số liệu kĩ thuật của tụ điện.

2. Về năng lực:

- NL tự học: Trình bày được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm

- NL hợp tác: Hợp tác nhóm trong các họa động nhóm để nhận biết, phân loại các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm; đọc và đo thông số của linh kiện.

- NL Công nghệ:

+ NL nhận biết công nghệ: Nhận biết và phân loại được các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm; Đọc được thông số của điện trở bằng vòng màu và đọc và đo được các số liệu kĩ thuật của một số loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm

+ NL sử dụng CN: Sử dụng được đồng hồ vạn năng để đo thông số của một số loại điện trở theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

 

docx 6 trang Trịnh Thu Huyền 03/06/2022 7710
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Chủ đề 1: Linh kiện điện tử thụ động - Lê Thị Hồng Gấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Kí duyệt
04/9/2021
12A3
12A4
TRƯỜNG: THPT THÁI NGUYÊN
Tổ: Tự nhiên
Họ và tên giáo viên: Lê Thị Hồng Gấm
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Tiết 2,3,4)
TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ 1: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG 
Môn học: Công nghệ; lớp: 12
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Trình bày được công dụng, cấu tạo, kí hiệu và số liệu kĩ thuật của các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- Giải thích được cách ghi thông số trên vỏ của điện trở vòng màu, các kí hiệu, số liệu kĩ thuật của tụ điện, cuộn cảm.
- Trình bày được cách đọc và đo trị số của điện trở vòng màu, cách đọc số liệu kĩ thuật của tụ điện. 
2. Về năng lực: 
- NL tự học: Trình bày được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm
- NL hợp tác: Hợp tác nhóm trong các họa động nhóm để nhận biết, phân loại các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm; đọc và đo thông số của linh kiện.
- NL Công nghệ: 
+ NL nhận biết công nghệ: Nhận biết và phân loại được các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm; Đọc được thông số của điện trở bằng vòng màu và đọc và đo được các số liệu kĩ thuật của một số loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm
+ NL sử dụng CN: Sử dụng được đồng hồ vạn năng để đo thông số của một số loại điện trở theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 
3. Về phẩm chất: 
- Có ý thức thực hiện việc đo đạc, sử dụng dụng cụ đo và các linh kiện điện tử thụ động đúng quy trình và quy định về an toàn cho người và thiết bị.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- SGK, bài giảng PP hoặc tranh vẽ phóng to các hình vẽ trong SGK
- Một mạch điện tử có đủ 3 loại linh kiện thụ động điện trở, tụ điện, cuộc dây.
- Một số điện trở, biến trở, tụ điện, cuộn cảm.
III. Tiến trình dạy học
*) Ổn định và kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi kiểm tra:
Câu 1: KTĐT có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống? Kể tên một số ứng dụng tiêu biểu của KTĐT trong sản xuất và đời sống.
	Câu 2: Trình bày triển vọng phát triển của ngành KTĐT trong tương lai.
1. Hoạt động 1: Mở đầu (Khởi động) ) Làm nảy sinh và phát biểu các vấn đề cần nghiên cứu về Linh kiện điện tử thụ động
a) Mục tiêu: 
- Xác định được các vấn đề cần nghiên cứu về linh kiện điện tử thụ động, từ đó có thái độ học tập tích cực, chủ động trong hoạt động học.
b) Nội dung: HỌC SINH quan sát hình ảnh một vài mạch điện tử và mạch điện tử thực tế, thảo luận và trả lời các câu hỏi để nhận biết 1 số linh kiện điện tử mà HS đã biết về tên gọi, màu sắc, kích thước, mô tả hình dạng.
c) Sản phẩm: Bảng nhận biết các linh kiện điện tử và các câu hỏi nghiên cứu của bài học
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Chia nhóm HS theo bàn. Cho HS quan sát hình ảnh 1 vài mạch điện tử và mạch điện tử thực tế
- Yêu cầu các nhóm HS quan sát, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
C1: Trong mạch em có thể nhận biết được loại linh kiện điện tử nào mà em biết? 
Tên gọi linh kiện
Vị trí trong mạch
Mô tả hình dạng, màu sắc
- Nhận xét và KL: Như vậy có thể thấy một mạch điện tử nhỏ nhưng nó sử dụng rất nhiều linh kiện điện tử thụ động. Với những hiểu biết của mình các em đã nhận ra được 1 số linh kiện điện tử trong mạch, Vậy, để nhận biết đc nhiều linh kiện điện tử hơn cũng như tìm hiểu sâu hơn về khái niệm, tên gọi, kí hiệu, công dụng, thông số kỹ thuật của các linh kiện điện tử cơ bản chúng ta cùng tìm hiểu trong các chủ đề về linh kiện điện tử, trong đó chủ đề 1: Linh kiện điện tử thụ động sẽ được tìm hiểu trong 3 tiết với các nội dung ở bài 2 và 3 SGK
- Yêu cầu HS đọc SGK và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu của bài học
- Gợi ý, hướng dẫn các nhóm thống nhất được câu hỏi nghiên cứu, nhận xét và nhấn mạnh các vấn đề ngoài SGK. 
- Thống nhất các vấn đề cần nghiên cứu trong bài học
- Thảo luận theo nhóm và trả lời vào vở.
Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhận vấn đề
- Đọc SGK, suy nghĩ từ thực tế vấn đề được nảy sinh, thảo luận nhóm và đặt ra câu hỏi cần nghiên cứu cho bài học.
Thống nhất câu hỏi. Có thể là:
+ Tìm hiểu về điện trở: Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu, quy ước màu để ghi và đọc giá trị điện trở, đọc và đo giá trị điện trở.
+ Tìm hiểu về tụ điện: Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu, cách đọc số liệu kĩ thuật ghi trên tụ.
+ Tìm hiểu về cuộn cảm: Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu, cách đọc số liệu kĩ thuật ghi trên cuộn cảm.
 - Ghi nhận
2. Hoạt động 2: Giải quyết vấn đề đặt ra từ Hoạt động 1 
2.1. Hoạt động Tìm hiểu về điện trở
a) Mục tiêu: 
- HS nhận biết được hình dạng của một số loại điện trở.
- HS trình bày được Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu, quy ước màu để ghi và đọc giá trị điện trở. 
- HS đọc được giá trị điện trở bằng vòng màu và đo giá trị điện trở bằng đồng hồ vạn năng
b) Nội dung: Học sinh đọc quan sát mạch điện thật, xem tranh, đọc SGK, quan sát một số loại điện trở, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của GV để tìm hiểu các nội dung về: Công dụng, cấu tạo, hình dáng, phân loại, kí hiệu, các số liệu kĩ thuật, quy ước về màu để đọc ghi giá trị điện trở. Thực hành đọc giá trị điện trở bằng quy ước vạch màu.
c) Sản phẩm: Các nội dung phát biểu, trao đổi, thảo luận, nội dung ghi vở của HS, báo cáo nội dung thực hành theo mẫu tại bảng 1 trang 17 SGK
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tìm hiểu công dụng của điện trở:
- Cho HS quan sát lại mạch điện tử ở hoạt động 1 và 1 số mạch điện mà HS đã đc học trong môn Vật lí và đặt câu hỏi:
+ Qua việc quan sát mạch điện tử ở hoạt động 1, các em thấy số lượng điện trở có trong mạch ntn so với các loại linh kiện khác?
+ Trong các môn vật lý các em đã được biết đến điện trở trong các mạch điện, vậy theo các em điện trở có tác dụng gì ở trong các mạch điện đó.
- Nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung
- Kết luận: Vậy qua 2 câu hỏi này, các em đã thấy được công dụng của điện trở trong mạch điện tử. Hãy đọc SGK và ghi công dụng của R vào vở 
- Quan sát mạch điện và hình vẽ thảo luận và trả lời các câu hỏi
+ Số lượng điện trở trong mạch nhiều nhất so với các linh kiện khác
+ Để giảm dòng điện chạy qua bóng đèn và giảm điện áp đặt lên bóng đèn
- Lắng nghe, ghi nhận vấn đề
Tìm hiểu cấu tạo, hình dạng, phân loại, kí hiệu điện trở:
- Cho HS quan sát hình ảnh và giới thiệu cho HS về hình dạng của một số loại điện trở. 
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Điện trở được làm từ các loại vật liệu nào?
+ Có các cách phân loại điện trở nào? Các loại điện trở và kí hiệu của chúng tương ứng với mỗi cách phân loại?
- Nhận xét câu trả lời của HS
+ Giải thích về cấu tạo của điện trở: Dùng công thức để giải thích việc dùng dây kim loại có điện trở suất cao để làm điện trở.
+ Dùng hình ảnh để giúp HS phân biệt và phân loại các loại điện trở, biến trở. Chú ý phân biệt điện trở với một số cuộn cảm có hình dạng gần giống với điện trở vòng màu
Kết luận để HS ghi nhận vấn đề, yêu cầu HS chú ý việc nhận biết hình dạng và các kí hiệu điện trở để sử dụng cho các nội dung học tập tiếp theo
- Quan sát hình ảnh và ghi nhận vấn đề
- Đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Điện trở đc chế tạo từ dây kim loại có điện trở suất cao hoặc bột than phun lên lõi sứ
+ Điện trở đc phân loại theo công suất, trị số và sự thay đổi giá trị điện trở theo các đại lượng vật lí tác động lên điện trở. Kể tên các loại điện trở.
- Ghi nhận vấn đề và ghi nội dung vào vở. Vẽ đúng kí hiệu các loại điện trở, biến trở
Tìm hiểu các số liệu kĩ thuật của điện trở. 
Đặt câu hỏi: 
+ Trong nội dung về mạch điện trong môn vật lí, khi nói đến điện trở chúng ta quan tâm đến giá trị gì của điện trở? Trị số đó có đơn vị đo ntn?
- Nhận xét câu trả lời của HS: ngoài đơn vị đo là ôm (W), giá trị điện trở còn đo bằng kilo ôm (kW), mega ôm (MW); Ngoài ra khi sử dụng điện trở ta còn cần phải quan tâm đến thông số về công suất định mức của điện trở .. và KL các nội dung như SGK
- Trả lời câu hỏi:
+ Khi nói đến điện trở, quan tâm đến trị số của điện trở, có đơn vị đo là ôm (W)
- Lắng nghe, ghi nhận vấn đề
Quy ước về màu để ghi và đọc giá trị điện trở. Thực hành đọc và đo giá trị của điện trở
- Dẫn dắt vấn đề: Đối với các điện trở có kích thước nhỏ, ko đủ chỗ để ghi TSKT trên vỏ của điện trở, người ta sử dụng các vòng màu để ghi trị số của điện trở. Khi sử dụng điện trở, để đọc được trị số của điện trở ta cần biết các quy ước này. Đưa ra bảng quy ước về màu của điện trở và cách đọc trị số điện trở bằng vạch màu.
- Cho HS chọn 5 điện trở màu. Hướng dẫn HS lần lượt đọc và đo trị số điện trở bằng đồng hồ vạn năng. Chú ý HS cách sử dụng đồng hồ vạn năng đảm bảo an toàn kĩ thuật
- Cho HS báo cáo nội dung thực hành
- Lắng nghe, ghi nhận vấn đề
- Thực hành theo hướng dẫn của GV và ghi nội dung thực hành vào bảng 1 trang 17 SGK.
- Đại diện một số nhóm báo cáo nội dung thực hành. Các nhóm khác góp ý, nhận xét
2.2. Hoạt động Tìm hiểu về tụ điện
a) Mục tiêu: 
- HS nhận biết được hình dạng của một số loại tụ điện
- HS trình bày được Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu, các số liệu kĩ thuật của tụ điện, cách đọc các số liệu kĩ thuật trên tụ điện
- HS thực hành nhận biết tụ điện và đọc thông số kĩ thuật của tụ điện
b) Nội dung: Học sinh đọc quan sát mạch điện thật, xem tranh, đọc SGK, quan sát một số loại tụ điện, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của GV để tìm hiểu các nội dung về: Công dụng, cấu tạo, hình dáng, phân loại, kí hiệu, các số liệu kĩ thuật của tụ điện. Thực hành nhận biết tụ điện và đọc, giải thích số liệu kĩ thuật của tụ điện.
c) Sản phẩm: Các nội dung phát biểu, trao đổi, thảo luận, nội dung ghi vở của HS, báo cáo nội dung thực hành theo mẫu tại bảng 3 trang 18 SGK 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tìm hiểu công dụng của tụ điện:
- Đặt câu hỏi: Trong đời sống hàng ngày các em đã biết đến tụ điện được sử dụng ở đâu?
- Nhận xét và Cho HS quan sát hình ảnh một số mạch và sơ đồ mạch điện tử và yêu cầu HS chỉ ra đâu là điện trở trong mạch.
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi: Theo các em tụ điện có tác dụng gì ở trong các mạch điện, mạch điện tử?
- Nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung và kết luận về công dụng của tụ điện như SGK 
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, quan sát mạch điện và hình vẽ thảo luận và chỉ ra các tụ điện trong các mạch điện
- Đọc SGK và trả lời
- Lắng nghe, ghi nhận vấn đề
Tìm hiểu cấu tạo, hình dạng, phân loại, kí hiệu điện trở:
- Cho HS quan sát hình ảnh và giới thiệu cho HS về hình dạng của một số loại tụ điện 
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Tụ điện có cấu tạo như thế nào? 
+ Căn cứ để phân loại tụ điện? Các loại tụ điện và kí hiệu của chúng?
- Nhận xét câu trả lời của HS
+ Giải thích từ “vật dẫn” và “điện môi”, vật liệu thường dùng làm chất điện môi của tụ điện để HS hiểu rõ hơn về cấu tạo của tụ điện
 + Dùng hình ảnh để giúp HS phân biệt và phân loại các loại tụ điện. Chú ý phân biệt hình dáng, kí hiệu tụ điện cố định với tụ xoay, tụ điện có cực tính với tụ điện không có cực tính. 
Kết luận để HS ghi nhận vấn đề, yêu cầu HS chú ý việc nhận biết hình dạng và các kí hiệu tụ điện để sử dụng cho các nội dung học tập tiếp theo
- Quan sát hình ảnh và ghi nhận vấn đề
- Đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Tụ điện có cấu tạo gồm các vật dẫn ngăn cách bởi lớp điện môi 
+ Tụ điện đc phân loại căn cứ theo chất điện môi. Kể tên các loại tụ điện gồm: tụ cố định, tụ xoay, tụ gốm, tụ giấy, tụ mica, tụ hóa, tụ dầu 
- Ghi nhận vấn đề và ghi nội dung vào vở. Vẽ đúng kí hiệu các loại tụ điện.
Tìm hiểu các số liệu kĩ thuật của tụ điện 
Đặt câu hỏi: 
+ Trong nội dung về mạch điện trong môn vật lí, khi nói đến tụ điện chúng ta quan tâm đến giá trị gì của tụ điện? Trị số đó có đơn vị đo ntn?
- Nhận xét câu trả lời của HS: ngoài đơn vị đo là Fara (F), giá trị điện dung của tụ điện còn đo bằng các đơn vị nhỏ hơn F là micro Fara (mF), nano Fara (nF), pico Fara (pF); Ngoài ra khi sử dụng tụ điện trở ta còn cần phải quan tâm đến thông số về điện áp định mức (Uđm) của tụ điện. Giải thích về Dung kháng (XC) của tụ điện, đưa ra công thức tính XC. Nhận xét và KL các nội dung như SGK.
- Lấy ví dụ để HS luyện tập tính dung kháng của tụ điện
- Trả lời câu hỏi:
+ Khi nói đến tụ điện trở, quan tâm đến trị số điện dung của tụ điện, có đơn vị đo là Fara (F), và dung kháng của tụ (XC)
- Lắng nghe, ghi nhận vấn đề
- Tính dung kháng của tụ điện 
Cách đọc số liệu kĩ thuật ghi trên tụ điện. Thực hành nhận biết tụ điện và đọc, giải thích số liệu kĩ thuật của tụ điện
- Cho HS chọn 1 tụ điện có cực tính và 1 tụ điện không có cực tính. Hướng dẫn HS Thực hành nhận biết tụ điện và đọc, giải thích số liệu kĩ thuật của tụ điện và ghi nội dung vào bảng 3 trang 18 SGK
- Cho HS báo cáo nội dung thực hành 
- Nhận xét hoạt động thực hành của HS
- Lắng nghe, ghi nhận vấn đề
- Thực hành theo hướng dẫn của GV và ghi nội dung thực hành vào bảng 1 trang 18 SGK.
- Đại diện một số nhóm báo cáo nội dung thực hành. Các nhóm khác góp ý, nhận xét
2.3. Hoạt động Tìm hiểu về cuộn cảm
a) Mục tiêu: 
- HS nhận biết được hình dạng của một số loại cuộn cảm
- HS trình bày được Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu, các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm, cách đọc các số liệu kĩ thuật trên cuộn cảm
- HS thực hành nhận biết cuộn cảm và tìm hiểu về cuộn cảm
b) Nội dung: HS đọc quan sát mạch điện thật, xem tranh, đọc SGK, quan sát một số loại cuộn cảm, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của GV để tìm hiểu các nội dung về: Công dụng, cấu tạo, hình dáng, phân loại, kí hiệu, các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm. Thực hành nhận biết cuộn cảm.
c) Sản phẩm: Các nội dung phát biểu, trao đổi, thảo luận, nội dung ghi vở của HS, báo cáo nội dung thực hành theo mẫu tại bảng 2 trang 18 SGK 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tìm hiểu công dụng của cuộn cảm:
- Đặt câu hỏi: Trong đời sống hàng ngày các em đã biết đến cuộn dây/cuộn cảm được sử dụng ở đâu?
- Nhận xét và Cho HS quan sát hình ảnh một số mạch và sơ đồ mạch điện và yêu cầu HS chỉ ra các cuộn cảm trong mạch.
- Sau khi HS biết đc kí hiệu cuộn cảm trong sơ đồ mạch điện, đặt câu hỏi: Các em đã được học về cuộn cảm ở môn học nào? Cuộn cảm các em đã học có công dụng gì
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi: Cuộn cảm có công dụng gì ở trong các mạch điện tử?
- Nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung và kết luận về công dụng của tụ điện như SGK 
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, quan sát mạch điện và hình vẽ thảo luận và chỉ ra các cuộn cảm trong các mạch điện.
- Trả lời câu hỏi
- Đọc SGK và trả lời
- Lắng nghe, ghi nhận vấn đề
Tìm hiểu cấu tạo, hình dạng, phân loại, kí hiệu cuộn cảm:
- Cho HS quan sát hình ảnh và giới thiệu cho HS về hình dạng của một số loại cuộn cảm 
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Cuộn cảm có cấu tạo như thế nào? 
+ Căn cứ để phân loại cuộn cảm? Các loại cuộn cảm và kí hiệu của chúng?
- Nhận xét câu trả lời của HS
+ Giải thích từ “cao tần” “trung tần”và “âm tần”. 
+ Dùng hình ảnh để giúp HS phân biệt và phân loại các loại cuộn cảm. Chú ý phân biệt hình dáng, kí hiệu cuộn cảm âm tần, trung tần và cao tần
Kết luận để HS ghi nhận vấn đề, yêu cầu HS chú ý việc nhận biết hình dạng và các kí hiệu cuộn cảm để sử dụng cho các nội dung học tập tiếp theo
- Quan sát hình ảnh và ghi nhận vấn đề
- Đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Cuộn cảm có cấu tạo gồm vòng dây của dây dẫn điện
+ Cuộn cảm đc phân loại theo cấu tạo và phạm vi sử dụng gồm: cuộn cảm cao tần, trung tần và cuộn cảm âm tần
- Ghi nhận vấn đề và ghi nội dung vào vở. Vẽ đúng kí hiệu các loại cuộn cảm
Tìm hiểu các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm 
Đặt câu hỏi: 
+ Trong nội dung về mạch điện trong môn vật lí, khi nói đến cuộn cảm chúng ta quan tâm đến giá trị gì của chúng? Trị số đó có đơn vị đo ntn?
- Nhận xét câu trả lời của HS: ngoài đơn vị đo là henry (H), giá trị điện cảm của cuộn dây còn đo bằng các đơn vị nhỏ hơn henry (H) là mili henry (mH) và micro henry (mH); 
- Giải thích về cảm kháng (XL) của cuộn cảm, đưa ra công thức tính XL, giải thích các đại lượng trong công thức và nhận xét như SGK
Ngoài ra khi sử dụng cuộn cảm ta còn cần phải quan tâm đến thông số về Hệ số phẩm chất (Q) của cuộn cảm. Hướng dẫn HS tìm hiểu về thông số này như SGK.
- Lấy ví dụ để HS luyện tập tính cảm kháng và hệ số phẩm chất của cuộn dây.
- Trả lời câu hỏi:
+ Khi nói đến cuộn cảm, quan tâm đến trị số điện cảm của tụ điện, có đơn vị đo là henry (H), và cảm kháng của tụ (XL)
- Lắng nghe, ghi nhận vấn đề
- Tính cảm kháng và hệ số phẩm chất của cuộn dây 
 Thực hành nhận biết cuộn cảm cuộn cảm
- Cho HS chọn 3 loại cuộn cảm khác nhau về vật liệu làm lõi và cách quấn dây. Hướng dẫn HS Thực hành nhận biết các loại cuộn dây, thực hành hoàn thiện các nội dung theo bảng 2 trang 18 SGK
- Cho HS báo cáo nội dung thực hành 
- Nhận xét hoạt động thực hành của HS
- Thực hành theo hướng dẫn của GV và ghi nội dung thực hành vào bảng 1 trang 18 SGK.
- Đại diện một số nhóm báo cáo nội dung thực hành. Các nhóm khác góp ý, nhận xét
3. Hoạt động 3: Luyện tập, hệ thống hóa kiến thức và giao bài tập luyện tập
a) Mục tiêu: 
- HS hệ thống hóa và chuẩn hóa lại kiến thức
- HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi, làm bài tập vận dụng.
- Giao bài tập luyện tập, vận dụng
b) Nội dung: HS trả lời các câu hỏi, luyện tập nhận biết, đọc số liệu kĩ thuật của các linh kiện điện tử.
c) Sản phẩm: Câu trả lời, bài tập luyện tập vận dụng của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Y/c các nhóm thảo luận và hệ thống lại kiến thức, phát biểu những lưu ý có thể có đối với mỗi đơn vị kiến thức
- Nhấn mạnh lại các nội dung trọng tâm của bài học
- Y/c HS trả lời các câu hỏi
- GV quan sát, hướng dẫn hỗ trợ HS thực hiện
- Y/c HS trả lời câu hỏi cuối bài ở nhà.
- Hướng dẫn HS phân tích sâu các ứng dụng của KTĐT trong các thiết bị điện mà em biết
- Thảo luận nhóm, trình bày hệ thống kiến thức dưới dạng liệt kê hoặc bản đồ tư duy. Trao đổi thảo luận những lưu ý có thể có.
- Ghi nhận
- Trả lời và làm bài tập vận dụng
- Ghi chép các yêu cầu và làm bài ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_12_chu_de_1_linh_kien_dien_tu_thu_dong.docx