Đề thi kiểm tra chất lượng đội tuyển HSG lần 2 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Triệu Sơn 2 - Năm học 2019-2020
Câu I (3,0 điểm)
1. Trình bày sự phân bố lượng mưa trên Trái đất. Nguyên nhân của sự phân bố đó?
2. Phân tích hoạt động của các dòng biển trong đại dương thế giới.
Câu II ( 4,0 điểm)
1. Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ. Tại sao ở các nước đang phát triển thường có số nam nhiều hơn số nữ?
2. Trình bày các đặc điểm của sản xuất công nghiệp. Tại sao sản lượng điện của các nước đang phát triển còn thấp?
Câu III (3,0 điểm)
1. Trình bày biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu. Phân tích những hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra.
2. Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế Châu Phi.
Câu IV (4,0 điểm)
1. Chứng minh thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn của nền kinh tế Nhật Bản. Vì sao ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế của Nhật Bản?
2. Trình bày những điểm giống nhau về đặc điểm tự nhiên miền Tây Hoa Kì và miền Tây trung Quốc.
Câu V ( 6,0 điểm)
ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG (Lần 2) LIÊN TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1,2,3,4 NĂM HỌC 2019-2020 Môn: Địa lí - Lớp 11 THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: 04 tháng 1 năm 2020 (Đề thi có 01 trang, gồm 5 câu) Câu I (3,0 điểm) 1. Trình bày sự phân bố lượng mưa trên Trái đất. Nguyên nhân của sự phân bố đó? 2. Phân tích hoạt động của các dòng biển trong đại dương thế giới. Câu II ( 4,0 điểm) 1. Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ. Tại sao ở các nước đang phát triển thường có số nam nhiều hơn số nữ? 2. Trình bày các đặc điểm của sản xuất công nghiệp. Tại sao sản lượng điện của các nước đang phát triển còn thấp? Câu III (3,0 điểm) 1. Trình bày biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu. Phân tích những hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. 2. Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế Châu Phi. Câu IV (4,0 điểm) 1. Chứng minh thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn của nền kinh tế Nhật Bản. Vì sao ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế của Nhật Bản? 2. Trình bày những điểm giống nhau về đặc điểm tự nhiên miền Tây Hoa Kì và miền Tây trung Quốc. Câu V ( 6,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau. Dân số và sản lượng lương thực của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012 Năm 1985 1995 2004 2012 Dân số (triệu người) 1.058 1.211 1.300 1.390 Sản lượng lương thực (triệu tấn) 340 419 423 590 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực đầu người của Trung Quốc giai đoạn trên. --------------------Hết-------------------- Lưu ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm . ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LIÊN TRƯỜNG (LẦN 2) Môn: Địa lí - Lớp 11 THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: 26 tháng 10 năm 2019 ( Đáp án có 05 câu, gồm 04 trang) Câu Ý Nội dung Điểm I (3,0đ) 1 Trình bày sự phân bố lượng mưa trên Trái đất. Nguyên nhân của sự phân bố đó? 1,5 * Phân bố mưa không đều theo vĩ độ - Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, do khí áp thấp, nhiệt độ cao, phân bố chủ yếu là đại dương, rừng xích đạo ẩm ướt, nước bốc hơi mạnh. - Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến, do khí áp cao, tỷ lệ diện tích lục địa tương đối lớn. - Mưa trung bình ở 2 vùng ôn đới ( khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam ) do có khí áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào. - Mưa càng ít khi càng về 2 cực do khí áp cao, không khí lạnh, hơi nước không bốc hơi lên được. * Phân bố mưa không đều do ảnh hưởng của đại dương - Vùng ven biển thường có lượng mưa nhiều ( trừ khu vực có dòng biển lạnh hoạt động ). - Sâu trong lục địa thường mưa ít do ở xa đại dương không có không khí ẩm của đại dương thổi vào. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 2 Phân tích hoạt động của các dòng biển trong đại dương thế giới 1,5 * Hoạt động của các dòng biển trong đại dương thế giới. - Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên xích đạo, chảy về hướng tây, khi gặp lục địa thì chuyển hướng chảy về phía cực. - Các dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 300- 400 thuộc khu vực gần bờ phía đông của các đại dương rồi chảy về phía xích đạo. - Các dòng biển nóng kết hợp với các dòng biển lạnh thành các hệ thống hoàn lưu. Hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam thì ngược lại. - Ở bán cầu Bắc còn có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ tây các đại dương chảy về phía xích đạo. - Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa. - Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau ở 2 bờ đại dương. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0,25 II (4,0đ) 1 Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ. Tại sao ở các nước đang phát triển thường có số nam nhiều hơn số nữ? 1,5 * Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ. - Cơ cấu dân số già: độ tuổi 0-14 tuổi chiếm tỉ lệ thấp 15%. Các nước phát triển thường có cơ cấu dân số già. - Cơ cấu dân số trẻ: Độ tuổi 0-14 tuổi đông: >35%; tuổi từ 60 tuổi trở lên thấp dưới 10%. Các nước đang phát triển thường có cơ cấu dân số trẻ. * Giải thích: -Trình độ phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe giới, phong tục, tập quán và tâm lí xã hội, kĩ thuật y tế, tác động đến tỉ số giới. - Ở độ tuổi dưới 15, nam giới chiếm tỉ lệ lớn hơn nữ giới; từ 65 tuổi trở lên, nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với nam giới. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, số người trong nhóm tuổi 0-14 nhiều, trên 65 tuổi ít, do đó nam nhiều hơn nữ. 1,0 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 2 Trình bày các đặc điểm của sản xuất công nghiệp. Tại sao sản lượng điện của các nước đang phát triển còn thấp? 2,5 * Trình bày các đặc điểm của sản xuất công nghiệp. - Sản xuất công nghiệp gồm hai giai đoạn: + Giai đoạn 1: tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu. + Giai đoạn 2: chế biến nguyên liệu để tạo ra tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công đoạn sản xuất phức tạp nhưng có mối liên hệ chặt chẽ vơi nhau và đều sử dụng máy móc. - Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ (d/c). - Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp của nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. * Sản lượng điện của các nước đang phát triển còn thấp vì: - Các nước đang phát triển còn nhiều hạn chế về vốn, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học- kĩ thuật. - Trong cơ cấu nền kinh tế, ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn, công nghiệp còn có vị trí nhỏ. Nhiều nước đang tiến hành công nghiệp hóa nhưng sản xuất công nghiệp vẫn còn ở mức thấp, nhu cầu về điện chưa cao. - Đời sống của phần đông dân cư còn nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu thụ điện còn thấp. 1,5 0.25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,25 0,5 0,25 III (3,0đ) 1 Trình bày biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu. Phân tích những hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. 1,5 * Trình bày biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu: - Hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên: ước tính trong 100 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng khoảng 0,60C; dự báo đến năm 2100, nhiệt độ Trái Đất tăng từ 1,40- 5,80C. - Mưa axit, băng tan ở 2 cực làm nước biển dâng, thủng tầng ôzôn. *Hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra: - Băng tan ở 2 cực và một số đỉnh núi cao. - Mực nước biển dâng làm ngập một số vùng đất thấp ( nhiều diện tích đất canh tác ở các châu thổ màu mỡ sẽ bị ngập dưới nước biển). - Thiên tai gia tăng, thời tiết thay đổi thất thường tác động xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất. - Mưa axit gây tác hại đối với các cây trồng, vật nuôi, ăn mòn các công trình kiến trúc, hòa vào nước ảnh hưởng xấu đến sinh vật thủy sinh, làm nghèo dinh dưỡng của đất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người . 0,5 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế Châu Phi. 1,5 * Thuận lợi: Dân số đông, gia tăng tự nhiên cao nên có nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn. * Khó khăn: - Dân số đông, gia tăng tự nhiên cao gây sức ép về kinh tế, tài nguyên môi trường và chất lượng cuộc sống. - Bệnh tật, tỉ lệ nhiễm HIV cao (chiếm 2/3 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới), ảnh hưởng đến lực lượng lao động và năng lực sản xuất. - Các cuộc xung đột tại Bờ Biển Ngà (Cốt-đi-voa), Công-gô, Xu-đăng, Xô-ma-li, đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, mà phần lớn là những người trong độ tuổi lao động. - Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ, xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật đã và đang đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người châu Phi. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 IV (4,0đ) 1 Chứng minh rằng thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn của nền kinh tế Nhật Bản. Vì sao ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế của Nhật Bản? 3,0 * Chứng minh rằng thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn của nền kinh tế Nhật Bản. - Thương mại Nhật Bản đứng hàng thứ tư thế giới (sau Hoa Kì, CHLB Đức và Trung Quốc). - Nhật Bản là nước xuất siêu với cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu như sau: + Nhập khẩu: sản phẩm nông nghiệp (lúa mì, lúa gạo, đỗ tương, hoa quả, đường, thịt, hải sản ); năng lượng (than, dầu mỏ, khí tự nhiên ); nguyên liệu công nghiệp (quặng mỏ, gỗ, cao su, bông, vải, len, .) + Xuất khẩu: sản phẩm công nghiệp chế biến như tàu biển, ô tô, xe gắn máy, sản phẩm tin học, ( chiếm 99% giá trị xuất khẩu). - Bạn hàng của Nhật Bản gồm cả các nước phát triển và đang phát triển ở khắp các châu lục. Các bạn hàng lớn là Hoa Kì, Trung Quốc, EU, các nước Đông Nam Á, Ô-xtray-li-a - Là nước có ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển. Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA). * Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế của Nhật Bản vì: - Đất nước là quần đảo với 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ, đường bờ biển dài, việc giao lưu kinh tế- xã hội trong nước và quốc tế chủ yếu thực hiện bằng đường biển. - Đất nước nghèo tài nguyên, nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và thị trường thế giới nên do đó giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt nhằm hỗ trợ cho việc xuất nhập khẩu. - Giao thông vận tải biển có nhiều ưu thế: giá rẻ, chở được hàng nặng, cồng kềnh đi xa.. 2,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 1,0 0,5 0,25 0,25 2 Điểm giống nhau về đặc điểm tự nhiên miền Tây Hoa Kì và miền Tây trung Quốc. 1,0 * Giống nhau : - Địa hình: Miền tây Hoa Kì và miền tây Trung Quốc địa hình đều là đồi núi cao, các cao nguyên, sơn nguyên, bồn địa. - Khí hậu, rừng : hoang mạc và bán hoang mạc - > khắc nghiệt, khô hạn, rừng lớn - Sông ngòi: đều là nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn , giá trị về thủy điện. - Khoáng sản : đa dạng, phong phú về chủng loại. 0,25 0,25 0,25 0,25 V (6,0đ) 1 Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng số dân, sản lượng lương thực,và bình quân lương thực trên người của Trung Quốc giai đoạn 1985- 2012 3,0 * Tính bình quân lương thực đầu người: Năm 1985 1995 2004 2012 BQ lương thực (kg/người) 321,4 346,0 325,4 424,5 * Xử lí số liệu: Tốc độ tăng trưởng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người của Trung Quốc 1985 - 2012 (%). Năm 1985 1995 2004 2012 Số dân 100,0 114,5 122,9 131,4 Sản lượng lương thực 100,0 123,2 124,4 173,5 BQ lương thực/người 100,0 107,7 101,2 132,1 - Vẽ biểu đồ đường, gồm 3 đường (các dạng khác không cho điểm). - Yêu cầu: + Chính xác khoảng cách năm, số liệu. + Đầy đủ tên, chú giải. + Biểu đồ đẹp, trực quan. (Thiếu và sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm). 0,5 0,5 2.0 2 Nhận xét và giải thích. 3,0 * Nhận xét: - Số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012 đều tăng nhưng mức độ tăng khác nhau. - Sản lượng lương thực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất 73,5% . - Bình quân lương thực đầu người tăng 32,1%, tuy có giảm giai đoạn 1995-2004. - Số dân tăng chậm nhất 31,4 % * Giải thích: - Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất do chính sách hiện đại hóa trong SXNN.. - Dân số tăng chậm nhất do chính sách KHHGĐ triệt để.... - Bình quân lương thực đầu người tăng do sản lượng lương thực tăng nhanh hơn dân số..... 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 0,5 0,25 0,25 Tổng Câu I + Câu II + Câu III + Câu IV + Câu V 20 Lưu ý: Nếu HS làm theo cách khác đảm bảo nội dung vẫn cho điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_kiem_tra_chat_luong_doi_tuyen_hsg_lan_2_mon_dia_li_lo.docx