Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT lần 1 môn Hóa học Lớp 12 - Năm 2021 - Tỉnh Vĩnh Phúc - Mã đề: 301

Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT lần 1 môn Hóa học Lớp 12 - Năm 2021 - Tỉnh Vĩnh Phúc - Mã đề: 301

• Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Cl =35,5; Na = 23;

K = 39; Ca = 40; Ba = 137; Al = 27; Fe =56; Cu =64; Zn = 65.

• Giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn m gam etyl axetat bằng oxi dư, thu được H2O và 4,48 lít (đktc) khí CO2. Giá trị của m bằng bao nhiêu?

 A. 4,4. B. 8,8. C. 8,6. D. 4,3.

Câu 42: Chất nào sau đây là muối axit?

 A. CH3COONa. B. NH4Cl. C. NaHCO3. D. NaCl.

Câu 43: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

 A. Tinh bột. B. Glucozơ. C. Xenlulozơ. D. Saccarozơ.

Câu 44: Etyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được muối nào sau đây?

 A. HCOONa. B. CH3ONa. C. CH3COONa. D. C2H5ONa.

Câu 45: Cho các tơ sau: capron, visco, xenlulozơ axetat, nitron. Có bao nhiêu tơ bán tổng hợp?

 A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 46: Phản ứng nào sau đây tạo ra muối sắt(III)?

 A. Cho Fe vào dung dịch CuSO4. B. Cho Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.

 C. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. D. Cho Fe dư tác dụng với Cl2, đốt nóng.

Câu 47: Cho 2,24 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,1M đến phản ứng hoàn toàn. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng bằng bao nhiêu?

 A. 2,32 gam. B. 2,16 gam. C. 1,68 gam. D. 2,98 gam.

Câu 48: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là

 

doc 4 trang phuongtran 5090
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT lần 1 môn Hóa học Lớp 12 - Năm 2021 - Tỉnh Vĩnh Phúc - Mã đề: 301", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
 ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ CHO KỲ THI 
TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 – LẦN 1 
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 04 trang)
Mã đề thi: 301
· Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Cl =35,5; Na = 23; 
K = 39; Ca = 40; Ba = 137; Al = 27; Fe =56; Cu =64; Zn = 65.
· Giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.
Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn m gam etyl axetat bằng oxi dư, thu được H2O và 4,48 lít (đktc) khí CO2. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
	A. 4,4.	B. 8,8.	C. 8,6.	D. 4,3.
Câu 42: Chất nào sau đây là muối axit?
	A. CH3COONa.	B. NH4Cl.	C. NaHCO3.	D. NaCl.
Câu 43: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
	A. Tinh bột.	B. Glucozơ.	C. Xenlulozơ.	D. Saccarozơ.
Câu 44: Etyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được muối nào sau đây?
	A. HCOONa.	B. CH3ONa.	C. CH3COONa.	D. C2H5ONa.
Câu 45: Cho các tơ sau: capron, visco, xenlulozơ axetat, nitron. Có bao nhiêu tơ bán tổng hợp?
	A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Câu 46: Phản ứng nào sau đây tạo ra muối sắt(III)?
	A. Cho Fe vào dung dịch CuSO4.	B. Cho Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.
	C. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.	D. Cho Fe dư tác dụng với Cl2, đốt nóng.
Câu 47: Cho 2,24 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,1M đến phản ứng hoàn toàn. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng bằng bao nhiêu?
	A. 2,32 gam.	B. 2,16 gam.	C. 1,68 gam.	D. 2,98 gam.
Câu 48: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là 
	A. Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O.
	B. CaCO3 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + CO2 + H2O.
	C. 2NaHCO3 + H2SO4 Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O.
	D. BaCO3 + H2SO4 BaSO4 + CO2 + H2O.
Câu 49: Trùng hợp etilen thu được polime nào sau đây?
	A. Polistiren.	B. Polipropilen.	C. Polietilen.	D. Polibutađien.
Câu 50: Chất nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng mưa axit?
	A. CO2.	B. SO2.	C. CO.	D. SO3.
Câu 51: Chất nào sau đây là amin bậc I?
	A. C6H5-NH-CH3.	B. CH3-NH-CH3.	C. CH3-NH2.	D. (CH3)3N.
Câu 52: Polime nào sau đây được dùng làm cao su?
	A. Poli(metyl metacrylat).	B. Poli(vinyl clorua).
	C. Polietilen.	D. Poliisopren.
Câu 53: Có bao nhiêu ancol có công thức phân tử C3H8O?
	A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Câu 54: Kim loại sắt không tan trong dung dịch nào sau đây?
	A. AgNO3.	B. CuSO4.
	C. H2SO4 loãng.	D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 55: Metanol có công thức phân tử nào sau đây?
	A. CH2O.	B. CH4O.	C. CH2O2.	D. C2H6O.
Câu 56: Chất nào sau đây là đisaccarit?
	A. Fructozơ.	B. Glucozơ.	C. Xenlulozơ.	D. Saccarozơ.
Câu 57: Chất nào sau đây là đipeptit?
	A. Ala-Gly-Ala.	B. Alanin.	C. Gly-Ala.	D. Gly-Gly-Gly.
Câu 58: Hỗn hợp nào sau đây khi hòa tan vào nước, thu được chất khí?
	A. K2SO4 và BaCl2.	B. Na2CO3 và CaCl2.
	C. KHCO3 và NaHSO4.	D. NaHCO3 và NaOH.
Câu 59: Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Saccarozơ có vị ngọt hơn fructozơ.
	B. Glucozơ còn được gọi là đường mía.
	C. Thủy phân saccarozơ thu được glucozơ và fructozơ.
	D. Amilozơ là polime không phân nhánh.
Câu 60: Chất nào sau đây tan nhiều trong nước?
	A. NaOH.	B. Mg(OH)2.	C. BaSO4.	D. CaCO3.
Câu 61: Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Protein không bị thủy phân trong môi trường kiềm.
	B. Dung dịch protein có phản ứng màu biure.
	C. Protein hình sợi tan trong nước tạo dung dịch keo.
	D. Amino axit là chất lỏng ở điều kiện thường.
Câu 62: Hòa tan m gam Mg bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít (đktc) khí H2. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
	A. 2,4.	B. 1,2.	C. 3,6.	D. 4,8.
Câu 63: Hiđro hóa hoàn toàn triolein thu được triglixerit X. Đun X với dung dịch NaOH dư, thu được muối nào sau đây?
	A. Natri stearat.	B. Natri axetat.	C. Natri oleat.	D. Natri panmitat.
Câu 64: Thủy phân 51,3 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 80%, thu được dung dịch X. Khối lượng glucozơ trong X bằng bao nhiêu?
	A. 21,6 gam.	B. 27,0 gam.	C. 43,2 gam.	D. 54,0 gam.
Câu 65: Hợp chất hữu cơ X mạch hở chỉ chứa một loại nhóm chức, có công thức phân tử C4H6O4. Biết rằng khi đun X với dung dịch NaOH tạo ra một muối và một ancol no, đơn chức, mạch hở. Cho 14,16 gam X tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
	A. 24,10.	B. 22,48.	C. 16,08.	D. 30,16.
Câu 66: Cho 1 mol chất X (C7H6O4, chứa vòng benzen) tác dụng tối đa với 4 mol NaOH trong dung dịch, thu được 1 mol muối Y, 1 mol muối Z và 3 mol H2O. Có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X?
	A. 3.	B. 5.	C. 4.	D. 6.
Câu 67: Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp Cu và Fe2O3 luôn tan hết trong dung dịch HCl dư.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy xuất hiện kết tủa.
(c) Ca(OH)2 bị nhiệt phân thành CaO.
(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl2, thu được một chất kết tủa.
(e) Cho NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2, thấy xuất hiện kết tủa và sủi bọt khí.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?
	A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 2.
Câu 68: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm ancol C3H8O và hai amin no, đơn chức, mạch hở Y, Z (số mol của Y gấp 3 lần số mol của Z, MZ = MY + 14) cần vừa đủ 1,5 mol O2, thu được N2, H2O và 0,8 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E bằng bao nhiêu?
	A. 23,23.	B. 59,73.	C. 39,02.	D. 46,97.
Câu 69: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho 3 – 4 ml dung dịch AgNO3 2% vào hai ống nghiệm (1) và (2). Thêm vài giọt dung dịch NaOH loãng, cho amoniac loãng 3% cho tới khi kết tủa tan hết (vừa cho vừa lắc).
Bước 2: Rót 2 ml dung dịch saccarozơ 5% vào ống nghiệm (3) và rót tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng. Đun nóng dung dịch trong 3 – 5 phút.
Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (3) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2.
Bước 4: Rót nhẹ tay 2 ml dung dịch saccarozơ 5% theo thành ống nghiệm (1). Đặt ống nghiệm (1) vào cốc nước nóng (khoảng 60 – 70oC). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (1) ra khỏi cốc.
Bước 5: Rót nhẹ tay dung dịch trong ống nghiệm (3) vào ống nghiệm (2). Đặt ống nghiệm (2) vào cốc nước nóng (khoảng 60 – 70oC). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (2) ra khỏi cốc.
Cho các phát biểu sau:
(a) Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 dư.
(b) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
(c) Ở bước 1 xảy ra phản ứng tạo phức bạc amoniacat
(d) Sau bước 4, thành ống nghiệm (1) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào.
(e) Sau bước 5, thành ống nghiệm (2) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 70: Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng với 3,36 lít hỗn hợp Y gồm O2 và Cl2, thu được 16,2 gam hỗn hợp rắn Z. Cho Z vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của Al trong X bằng bao nhiêu?
	A. 64,0.	B. 18,4.	C. 36,0.	D. 81,6.
Câu 71: Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1 : 3.
	B. Chất Y có công thức phân tử là C4H4O4Na2.
	C. Chất Z làm mất màu nước brom.
	D. Chất T không có đồng phân hình học.
Câu 72: E là một chất béo được tạo bởi hai axit béo X, Y (có cùng số C, MX < MY) và glixerol. Xà phòng hóa hoàn toàn 53,28 gam E bằng NaOH vừa đủ, thu được 54,96 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, nếu đem đốt cháy hoàn toàn 53,28 gam E thu được 3,42 mol CO2 và 3,24 mol H2O. Khối lượng mol phân tử của X có giá trị bằng bao nhiêu?
	A. 304.	B. 284.	C. 306.	D. 282.
Câu 73: Hỗn hợp E gồm chất X (C3H7O5N) và chất Y (C2H8O2N2), trong đó X là muối của axit vô cơ và Y là muối của amino axit. Cho 3,159 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,057 mol NaOH, thu được khí Z duy nhất (làm xanh quỳ tím ẩm) và dung dịch sau phản ứng chứa m gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
	A. 2,619.	B. 4,209.	C. 2,997.	D. 3,051.
Câu 74: Hỗn hợp M gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở X (C7H18O4N2) và Y (C6H18O4N4). Đun nóng 0,12 mol M với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp E gồm hai amin hơn kém nhau một nhóm -NH2, có cùng số nguyên tử cacbon và dung dịch chứa ba muối của glyxin, alanin và axit axetic. Đốt cháy hoàn toàn E thu được 0,47 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 64,5.	B. 28,5.	C. 88,0.	D. 84,5.
Câu 75: Cho chất hữu cơ E có công thức phân tử C9H8O4 và các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(1) E + 3NaOH → 2X + Y + H2O
(2) 2X + H2SO4 → Na2SO4 + 2Z 
(3) Z + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → T + 2Ag + 2NH4NO3 
(4) Y + HCl → F + NaCl
Cho các phát biểu sau: 
(a) Chất E có 3 công thức cấu tạo phù hợp. 
(b) Chất T tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. 
(c) Chất E và chất X đều có phản ứng tráng bạc. 
(d) Dung dịch Y tác dụng được với khí CO2.
(e) Chất F là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
	A. 4.	B. 5.	C. 2.	D. 3.
Câu 76: Cho các phát biểu sau:
(a) Xà phòng hóa hoàn toàn phenyl axetat thu được muối và ancol.	
(b) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang thì xuất hiện màu xanh tím.
(c) Metylamoni clorua tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
(d) Nhỏ dung dịch HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa.
(e) Tinh bột bị thủy phân với xúc tác axit, bazơ hoặc enzim.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 77: Cho các phát biểu sau:
(a) Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.
(b) Dung dịch lysin làm quỳ tím hóa đỏ. 
(c) Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.
(d) Protein khi thủy phân hoàn toàn chỉ thu được hỗn hợp các α-amino axit.
(e) Phân tử Gly-Ala-Glu-Gly có 5 nguyên tử oxi.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
	A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 78: X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở; Z là este tạo từ X và Y với etylen glicol. Đốt cháy hoàn toàn 9,28 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z bằng khí O2, thu được 8,288 lít (đktc) khí CO2 và 6,12 gam H2O. Mặt khác cho 9,28 gam E tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 0,5M, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
	A. 11,80.	B. 14,22.	C. 12,96.	D. 12,91.
Câu 79: Cho 12,49 gam hỗn hợp X gồm C, P, S vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2, NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 91,675 gam kết tủa. Để hấp thụ hết khí Z cần dung dịch chứa tối thiểu 2,55 mol NaOH. Phần trăm khối lượng của C trong X bằng bao nhiêu?
	A. 30,74.	B. 51,24.	C. 11,53.	D. 38,43.
Câu 80: Cho các phát biểu sau:
(a) Các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố cacbon.
(b) Trong tự nhiên, các hợp chất hữu cơ đều là các hợp chất tạp chức.
(c) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
(d) Lên men glucozơ thu được etanol và khí cacbon monooxit.
(e) Phân tử amin, amino axit, peptit và protein đều chứa nguyên tố nitơ.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_kien_thuc_chuan_bi_cho_ki_thi_tot_nghiep_thp.doc