Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử

Ví dụ: Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam (1954 – 1975), lực lượng nào chỉ xuất hiện trong chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” ?

A. Quân đội Sài Gòn B. Quân Mĩ

C. Quân Mĩ và quân chư hầu Mĩ D. Quân Bắc Phi

2. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất

Trong 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D) có thể có nhiều phương án đúng, nhưng chỉ có một phương án đúng nhất, đầy đủ nhất, quan trọng nhất, quyết định nhất.

Ví dụ: Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công là:

A. Hệ thống XHCN trên thế giới đang hình thành, nguồn cổ vũ to lớn cho cuộc đấu tranh của nhân dân.

B. Có Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí Minh lãnh đạo nên nhân dân rất tin tưởng.

C. Nhân dân đã giành được quyền làm chủ nên rất phấn khởi, sẽ ủng hộ cho cách mạng.

D. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang lên cao.

3. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải hoàn thành câu (điền vào chỗ trống)

Trong câu đề dẫn của câu hỏi sẽ thiếu một số cụm từ, 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D) sẽ cho sẵn để thí sinh chọn một phương án đúng.

 

doc 263 trang phuongtran 4340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Năm 2019, các môn Khoa học Xã hội trong đó có Lịch sử đã thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Vậy đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử sẽ có những dạng câu hỏi như thế nào? Sau đây tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử.
1. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng
Trong 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D) chỉ có một phương án đúng, các phương án còn lại đều sai.
Ví dụ: Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam (1954 – 1975), lực lượng nào chỉ xuất hiện trong chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” ?
A. Quân đội Sài Gòn B. Quân Mĩ
C. Quân Mĩ và quân chư hầu Mĩ D. Quân Bắc Phi
2. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất
Trong 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D) có thể có nhiều phương án đúng, nhưng chỉ có một phương án đúng nhất, đầy đủ nhất, quan trọng nhất, quyết định nhất.
Ví dụ: Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công là:
A. Hệ thống XHCN trên thế giới đang hình thành, nguồn cổ vũ to lớn cho cuộc đấu tranh của nhân dân.
B. Có Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí Minh lãnh đạo nên nhân dân rất tin tưởng.
C. Nhân dân đã giành được quyền làm chủ nên rất phấn khởi, sẽ ủng hộ cho cách mạng.
D. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang lên cao.
3. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải hoàn thành câu (điền vào chỗ trống)
Trong câu đề dẫn của câu hỏi sẽ thiếu một số cụm từ, 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D) sẽ cho sẵn để thí sinh chọn một phương án đúng.
Ví dụ: Cho dữ liệu: Bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính trong đó (1) là cơ quan giữ vai trò trọng yếu để duy trì hòa bình và an ninh thế giới. (2) . Là cơ quan hành chính, đứng đầu là (3) . Với nhiệm kì 5 năm. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại (4) .
Chọn dữ liệu cho sẵn để điền vào chỗ trống.
A. (1) Hội đồng quản thác; (2) Ban thư kí; (3) Tổng thư kí; (4) Niu Oóc ( Mĩ).
B. (1) Hội đồng Bảo an; (2) Ban thư kí; (3) Tổng thư kí; (4) Vecxai ( Pháp).
C. (1) Đại hội đồng; (2) Ban thư kí; (3) Tổng thư kí; (4) Niu Oóc ( Mĩ).
D. (1) Hội đồng Bảo an; (2) Ban thư kí; (3) Tổng thư kí; (4) Niu Oóc ( Mĩ).
4. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải kết nối đúng hoặc sắp xếp đúng trật tự (thứ tự) logic của các sự kiện, hiện tượng lịch sử
Ví dụ 1: Cho các sự kiện sau:
Nhật vượt biên giới Việt – Trung tiến vào miền Bắc nước ta. 
Nhật đầu hàng Đồng minh vụ kiều điện
Nhật đảo chính Pháp
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng tiến trình lịch sử
A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 2 C. 3, 2, 1 D. 2, 1, 3
Ví dụ 2: Cho các dữ liệu sau:
Nội dung giải quyết
Biện pháp có thể
 1. Chính quyền cách mạng
 A. “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”.
 2. Nạn đói
 B. Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
 3. Nạn dốt
 C. “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”.
 4. Khó khăn về tài chính
 D.Thành lập Nha bình dân học vụ
Nối nội dung giải quyết của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám với biện pháp có thể.
1 – b, 2 – a, 3 – c, 4 – D.
1 – c, 2 – a, 3 – b, 4 – D.
1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – C.
1 – a, 2 – c, 3 – b, 4 – D.
5. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn văn bản
Ví dụ: Cho đoạn tư liệu sau:
“ Cuộc kháng chiến rất lâu dài và đau khổ dù phải hi sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giê, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất .” (Trích Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các nước Đồng minh ngày 21/12 / 1946).
Nội dung đoạn thư trên cho chúng ta biết thông điệp:
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tố cáo sự bội ước của thực dân Pháp đối với Hiệp định Sơ bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Việt kiều ở Pháp và các nước Đồng minh ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta. 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh dự đoán cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sẽ kéo dài và gặp nhiều gian khổ.
6. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải lựa chọn ý phủ định
Ví dụ: Ý nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?
Đây là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao của nhân dân ta. 
Hoàn thành Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “ngôy nhào”.
Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân hai miền đất nước.
Mĩ phải công nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước.
Để môn Lịch sử đạt được kết quả cao, các bạn hãy đọc và ôn luyện thật kỹ càng các dạng bài đã phân tích ở trên. Mong rằng với tài liệu này mà tụi chia sẻ sẽ giúp các bạn ôn luyện và biết cách ôn các phần sao cho tốt. 
Chúc các bạn ôn thi
THPT Quốc gia môn Lịch sử hiệu quả, thi tốt, đạt điểm cao!
LỚP 11: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI(TIẾP THEO).
A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN - HIỆN ĐẠI
Chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi.
Câu 1. Đặc điểm của phong trào công nhân trong những năm CTTG I ?
A. Mục tiêu đấu tranh là đòi các quyền lợi về kinh tế.
B. Phong trào thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân.
C. Phong trào công nhân có sự liên kết với nông dân.
D. Phopng trào mang tính tự giác.
Câu 2. Thời gian hình thành Trục Béclin – Tôkyô - Rôma ?
A. Trong thập niên đầu thế kỉ XX.	 B. Trong những năm 20 của thế kỉ XX.
C. Trong những năm 30 của thế kỉ XX. D. Trong những năm 40 của thế kỉ XX.
Câu 3. Kết quả của cuộc tấn công Xta - lin - grat của quân Đức là
A. buộc phải rút khỏi lãnh thổ Liên Xô.	 B. chiếm được sau 2 tháng.
C. không thể chiếm được thành phố này.	 D. chiếm được nhanh chóng.
Câu 4. Nguyên thủ quốc gia tham dự hội nghị I - an - ta (2/1945) là của các nước
A. Liên Xô, Đức, Mĩ.	 B. Đức, Italia, Nhật. C. Anh, Pháp Mĩ.	 D. Liên Xô, Mĩ, Anh.
Câu 5. Quân Anh và quân Mĩ phối hợp phản công quét sạch liên quân Đức - Italia khỏi lục địa châu Phi vào thời gian
A. tháng 6/1944.	 B. tháng 7/1943.	 C. tháng 5/1943.	 D. tháng 4/1943.
Câu 6. Số người bị thiệt mạng trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai khoảng
A. 50 triệu người.	 B. 20 triệu người.	 C. 90 triệu người. D. 60 triệu người.
Câu 7. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu vào ngày
A. 9/5/1945.	 B. 9/8/1945.	 C. 8/8/1945.	 D. 30/4/1945.
Câu 8. Trận đánh tạo ra bước ngoặt ở mặt trận Thái Bình Dương khi Mĩ đánh bại quân Nhật là
A. Gu-a - đan ca- nan.	 B. Xa - lô - mông.	 C. Mít - uây.	 D. Ca - rô - lin.
Câu 9. Sau khi thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939), phát xít Đức đã
A. chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. B. thỏa hiệp với Anh, Pháp để chống lại Liên Xô.
C. đàm phán với Liên Xô để chống lại Anh, Pháp.
D. gây hấn và chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan.
Câu 10. Hội nghị Muy - ních (29/9/1938) giữa Anh, Pháp, Đức và Italia họp để
A. biến Tiệp Khắc thành bàn đạp tấn công Ba Lan.
B. yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc trao quyền tự trị cho Xuy - đét.
C. Anh, Pháp đòi lại vùng Xuy - đét của Tiệp Khắc từ người Đức.
D. bàn tính kế hoạch tiến công Liên Xô.
Câu 11. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Á khi
A. phát xít Italia bị sụp đổ.	 B. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.
C. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật. 	 D. phát xít Đức bị tiêu diệt.
Câu 12. Khối liên minh phát xít bao gồm các nước
A. Anh, Pháp, Mĩ.	 B. Đức, Italia, Nhật.	 C. Đức, Áo, Hung. D. Nhật, Mĩ, Anh.
Câu 13. Sau khi chiếm được hầu hết các nước tư bản ở Châu Âu, phát xít Đức tấn công vào
A. Anh.	 B. Pháp.	 C. Hà Lan.	 D. Liên Xô.
Câu 14. Mĩ - Anh và quân đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng sự kiện
A. tấn công vào Béc - lin.	 B. đóng quân ở sông En - bơ.
C. gặp nhau tại Toóc - gâu.	 D. đổ bộ tại Noóc - măng - đi. 
Câu 5. Trận đánh thay đổi cục diện chiến tranh thế giới thứ hai, làm cho phát xít Đức từ thế chủ động sang phòng ngự bị động trên chiến trường là ở
A. Xta - lin - grat.	B. Mát - xcơ - va. C. En-a - la - men.	 D. vòng cung Cuốc - xcơ.
Câu 16. Để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, Liên Xô 
A. chủ trương liên kết với các nước tư bản Âu - Mĩ.
B. kí với khối phát xít hiệp ước không xâm lược nhau.
C. đứng ngoài cuộc , thực hiện chính sách trung lập. D. chuẩn bị lực lượng để đối phó.
Câu 17. Khối đồng minh chống phát xít ra "Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc" cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình gồm
A. 5 quốc gia. B. 26 quốc gia. C. Mĩ, Trung Quốc, Pháp. D. Liên Xô, Mĩ, Anh.
Câu 18. Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc kéo dài bao nhiêu năm?
A. 10 năm. 	 B. 13 năm. 	 C. 14 năm. 	 D. 12 năm.
Câu 19. Trước thái độ của triều đình phong kiến Mãn Thanh nhân dân Trung Quốc đã có hành động gì?
A. Liên tục nổi dậy đấu tranh chống lại thực dân phong kiến.
B. Đầu hàng thực dân phong kiến. C. Thoả hiệp với thực dân, phong kiến.
D. Dựa vào đế quốc khác để chống lại thực dân, phong kiến.
Câu 20. Nước tư bản phương Tây đầu tiên nào đã tìm cách đòi chính quyền Mãn Thanh phải mở cửa?
A. Pháp.	 B. Đức C. Anh.	 D. Mĩ. 
Câu 21. Nội dung cơ bản của hiệp ước Nam Kinh (1842)?
A. Trung Quốc phải bồi thường chiến tranh. 
B. Trung Quốc phải nhượng Hồng Kông cho Anh.
C. Trung Quốc phải mở 5 cửa biển cho thương nhân Anh buôn bán.
D. Tất cả các nội dung.
Câu 22. Tôn Trung Sơn là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng nào?
A. Vụ sản.	 B. Trung lập.	 C. Dân chủ tư sản.	 D. Phong kiến.
Câu 23. Cuộc chiến tranh giữa Anh và Trung Quốc kết thúc vào thời gian nào?
A. Tháng 9 - 1842.	 B. Tháng 10 - 1842.	 C. Tháng 7 - 1842.	 D. Tháng 8 - 1842.
Câu 24. Mở đầu cho phong trào chống thực dân phong kiến là cuộc khởi nghĩa nào?
A. Cuộc vận động Duy Tân.	 B. Khởi nghĩa Vũ Xương.
C. Cách mạng Tân Hợi.	 D. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc.
Câu 25. Những nước đế quốc nào không xâu xé Trung Quốc cuối thế kỉ XIX?
A. Anh.	 B. Đức. C. Pháp.	 D. Bồ Đào Nha.
Câu 26. Địa điểm bùng nổ phong trào Nghĩa Hoà Đoàn là?
A. Sơn Tây.	 B. Bắc Kinh.	 C. Sơn Đông.	 D. Trực Lệ.
Câu 27. Hậu quả của việc kí hiệp ước 1842 giữa triều Mãn Thanh với thực dân Anh?
A. Trung Quốc được thực dân Anh công nhận là nước độc lập.
B. Trung Quốc thực sự trở thành nước thuộc địa. C. Trung Quốc trở thành nước phụ thuộc.
D. Mở đầu quá trình Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Câu 28. Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào?
A. Nông dân.	 B. Công nhân.	 C. Tiểu tư sản.	 D. Tư sản.
Câu 29. Trước sự xâm lược của của các đế quốc triều đình Mãn Thanh có thái độ gì?
A. Thoả hiệp với các nước đế quốc. B. Bỏ mặc cho nhân dân.
C. Trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. D. Kiên quyết chống lại âm mưu xâm lược.
Câu 30. Cuộc Duy Tân diễn ra vào thời gian nào?
A. 1905.	 B. 1901.	 C. 1899.	 D. 1898.
Câu 31. Lãnh đạo cuộc Duy Tân là ai?
A. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.	 B. Từ Hy Thái Hậu.
C. Viên Thế Khải.	 D. Tôn Trung Sơn.
Câu 32. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc là cuộc đấu tranh của giai cấp nào?
A. Công nhân.	 B. Tư sản. 	 C. Binh lính.	 D. Nông dân.
Câu 33. Thực dân Anh đã dựa vào cớ nào để xâm lược Trung Quốc?
A. Chính quyền nhà Thanh bế quan toả cảng. B. Triều đình nhà Mãn Thanh cấm đạo.
C. Chính quyền nhà Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh.
D. Chính quyền nhà Mãn Thanh gây hấn với thực dân Anh.
Câu 34. Ngày 6 - 8 - 1945 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Châu Á Thái Bình Dương?
A. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, hủy diệt thành phố Hirosima. 
B. Hồng quân Liên Xô đánh bại 1 triệu quân Quan Đông của Nhật.
C. Hít le tự tử dưới hầm chỉ huy. D. Tất cả các nội dung.
Câu 35. Cuộc chiến tranh giữa thực dân Anh và Trung Quốc bắt đầu diễn ra vào thời gian nào?
A. Tháng 4 - 1840. B. Tháng 3 - 1840.	 C. Tháng 5 - 1840. D. Tháng 6 - 1840.
Câu 36. Hà Lan hoàn thành xâm lược In-đô-nê-xi-a vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỷ XIX.	. B. Cuối thế kỷ XVIII.	 
C. Giữa thế kỷ XVIII.	 D. Giữa thế kỷ XIX.
Câu 37. Kết cục của cuộc chiến tranh giữa Anh và Trung Quốc ra sao?
A. Hai bên hoà hoãn. B. Chính quyền Mãn Thanh thắng lợi. C. Anh thắng lợi. 
D. Chính quyền Mãn Thanh phải kí hiệp ước Nam Kinh, chấp nhận các điều khoản theo yêu cầu của thực dân Anh.
Câu 38. Từ giữa thế kỷ XVI, Phi - lip - pin trở thành thuộc địa của thực dân nào?
A. Tây Ban Nha. B. Pháp.	 C. Anh.	 D. Bồ Đào Nha.
Câu 39. Nước đế quốc nào không tham gia xâm lược Xiêm cuối thế kỉ XIX?
A. Pháp.	 B. Mĩ.	 C. Anh .	 D. Cả 3 nước.
Câu 40. Mỹ tiến hành xâm lược Phi - lip - pin vào thời gian nào?
A. 1900 - 1902.	 B. 1898 - 1900.	 C. 1899 - 1902.	 D. 1897 - 1898.
Câu 41. Hầu hết cư dân Phi - lip - pin theo tôn giáo nào?
A. Thiên Chúa giáo.	 B. Đạo Hồi.	 C. Phật giáo.	 D. Nho giáo.
Câu 42. Phong trào đấu tranh của nông dân Inđônêxi a điển hình là cuộc khởi nghĩa diễn ra vào năm nào?
A. 1890.	 B. 1902.	 C. 1888.	 D. 1900.
Câu 43. Cuối thế kỷ XIX ở Phi - lip - pin xuất hiện xu hướng nào trong phong trào giải phóng dân tộc?
A. Cải cách.	 B. Cải cách và bạo động. C. Thỏa hiệp.	 D. Không có.
Câu 44. Những nước tư bản phương Tây đòi nhà Thanh mở cửa, tự do buôn bán những mặt hàng nào?
A. Vũ khí.	 B. Thuốc phiện.	 C. Máy móc. D. Len dạ.
Câu 45. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của phong trào Ngũ tứ đối với cách mạng Trung Quốc?
A. Mở đầu cao trào chống đế quốc và phong kiến. B. Giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị.
C. Mở ra thời kì chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản cũ sang cách mạng dân chủ mới .
D. Sau phong trào Ngũ tứ, CN Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc
Câu 46. Nước nào trong khu vực Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược nhưng không được?
A. Ma-lai-xi-a. B. In-đô-nê-xia. C. Xiêm. 	 D. Việt Nam.
Câu 47. Sự kiện nào đánh dấu Cam - pu - chia trở thành thuộc địa của Pháp?
A. Pháp buộc Nô - rô - đôm kí hiệp ước 1884. B. Pháp gạt ảnh hưởng của phong kiến Xiêm.
C. Ba nước Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp.
D. Cam - pu - chia là một nước độc lập của Đông Dương.
Câu 48. 00004 Sau cách mạng tháng 2/1917 nước Nga tồn tại mấy chính quyền nào?
A. chính quyền của giai cấp tư sản.	 B. nền chuyên chính của giai cấp vô sản.
C. nền quân chủ của quý tộc phong kiến.	 D. chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết.
Câu 49. 00020 Kết quả nào sau đây không phải của chính sách ngoại giao mà Liên Xô thực hiện từ sau cách mạng tháng Mười 1917 đến 1921?
A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.
B. Liên Xô bị cô lập giữa vòng vây chủ nghĩa đế quốc.
C. Phá vỡ chính sách bao vây của các nước đế quốc. D.Tất cả các chính sách trên.
Câu 50. Sự kiện đánh dấu cách mạng tháng 10/1917 ở Nga giành thắng lợi hoàn toàn là
A. đêm 25/10, quân khởi nghĩa đánh chiếm cung điện Mùa Đông.
B. đầu năm 1918 cách mạng thành công trên toàn lãnh thổ Nga rộng lớn. 
C. đêm 24/10, các đội cận vệ đã đánh chiếm vị trí then chốt ở thủ đô.
D. đêm 25/10, chính quyền Xô viết được thành lập do Lê nin đứng đầu
Câu 51. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10/1917 đối với nước Nga quan trọng nhất là
A. đưa người dân lên làm chủ đất nước. B. thay đổi cục diện chính trị thế giới.
C. mở đường cho phong trào đấu tranh thế giới. D. mở ra thời kì lịch sử thế giới hiện đại.
Câu 52. Nền kinh tế nước Nga đầu thế kỉ XX có biểu hiện là
A. kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.	 B. kinh tế tư bản chủ nghĩa chậm phát triển.
C. kinh tế nông nghiệp phát triển.	 D. kinh tế xã hội chủ nghĩa. 
Câu 53. Ngày 21 - 1 - 1924, ở Liên Xô diễn ra sự kiện gì?
A. Lê - nin qua đời. B. Thành lập Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết.
C. Pu - tin nắm lên quyền. D. Lập quan hệ với Việt Nam.
Câu 54. Lênin có báo cáo quan trọng chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa có tên gọi là
A. Luận cương tháng tư.	 B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C. Luận cương về vai trò của Đảng cộng sản. D. Sắc lện hoà bình.
Câu 55. Sau khi thực hiện các kế hoạch 5 năm, thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được trong lĩnh vực xã hội là
A. có sức mạnh về quân sự.	 B. thanh toán được nạn mù chữ.
C. xoá bỏ giai cấp bóc lột.	 D. hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp.
Câu 56. 000Trước cách mạng 1905 - 1907 nước Nga theo thể chế chính trị
A. Quân chủ lập hiến.	 B. Quân chủ chuyên chế.	 
C. Xã hội chủ nghĩa. D. Dân chủ cộng hoà.
Câu 57. 00010 Nôi dung cơ bản của chính sách Kinh tế mới mà nước Nga thực hiện là
A. trưng thu lương thực thừa của nông dân.
B. thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với mọi công dân.
C. xây dựng nền kinh tế nhiều hàng hóa nhiều thành phần.
D. nhà nước nắm độc quyền về kinh tế.
Câu 58. 00003 Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga nổ ra đầu tiên ở đâu?
A. Matx - cơ va. B. Pê - tơ - rô - grat. C. Xanh - pê - téc - bua. D. Xta - lin - grát.
Câu 5. Tính chất của cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là
A. cách mạng dân chủ tư sản.	 B. cách mạng xã hội chủ nghĩa
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.	 D. cách mạng vô sản.
Câu 60. “NEP” là cụm từ viết tắt của
A. kế hoạch 5 năm của Liên Xô. B. chính sách Cộng sản thời chiến.
C. chính sách kinh tế mới.	 D. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Câu 61. Cộng hoà Liên bang XHCN Xô viết được thành lập vào thời gian nào?
A. 03 - 1923.	 B. 01 - 1923.	 C. 12 - 1922.	 D. 02 - 1923.
Câu 62. Lê nin lánh nạn sang nước nào sau cách mạng tháng 2 - 1917?
A. Ba lan. B. Hà Lan. C. Phần Lan. D. Trung Quốc.
Câu 63. Khi bước vào thời kỳ xây dựng đất nước, nước Nga Xô viết gặp những khó khăn gì?
A. Lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá ở nhiều nơi.
B. Chính trị không ổn định. C. Kinh tế bị tàn phá. D. Tất cả các khó khăn.
Câu 64. Ý nghĩa của chính sách kinh tế mới?
A. Vượt qua được khó khăn về chính trị. B. Hoàn thành được công cuộc khôi phục kinh tế. 
C. Tác động đến công cuộc xây dựng CNXH ở các nước sau này. D. Tất cả các ý.
Câu 65. Các nước thắng trận tổ chức hội nghị Vecxai - Oasinhtơn nhằm mục đích gì?
A. Giải quyết hậu quả của chiến tranh.	 B. Hợp tác kinh tế.
C. Kí hoà ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.	 D. Hợp tác quân sự.
Câu 66. Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, Liên Xô bước vào xây dựng CNXH với nhiệm vụ trọng tâm gì?
A. Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại. B. Mở rộng giao lưu buôn bán với bên ngoài.
C. Công nghiệp hoá XHCN.	 D. Đẩy mạnh công nghiệp quốc phòng.
Câu 67. Thái độ của Nga Hoàng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?
A. Nhảy vào cuộc chiến khi thấy có lợi. B. Tham gia chiến tranh một cách có điều kiện.
C. Đứng ngoài cuộc chiến tranh. D. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc
Câu 68. Sự kiện quan trọng nhất trong cuộc khởi nghĩa cách mạng Tháng Mười là?
A. Nhân dân các nước nổi dậy khởi nghĩa B. Khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát - xcơ - va.
C.Nga hoàng bị bắt giam. D. Quân khởi nghĩa chiếm được cung điện Mùa Đông.
Câu 69. Chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện vào thời gian nào?
A. 03 - 1921.	 B. 01 - 1921.	 C. 02 - 1921.	 D. 04 - 1921.
Câu 70. Thực chất của chính sách kinh tế mới (NEP) là gì?
A. Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân.
B. Thực hiện chính sách kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước.
C. Tư bản trong nước chi phối nền kinh tế. D. Nhà nước độc quyền về mọi mặt.
Câu 71. Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá ưu tiên phát triển những ngành nào sau đây?
A. Công nghiệp quốc phòng, năng lượng, khai khoáng, chế tạo máy móc.
B. Công nghiệp nhẹ. C. Công nghiệp chế biến. D. Công nghiệp ô tô.
Câu 72. Sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở nước Nga đã tác động như thế nào đến nền kinh tế ?
A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. B. Kìm hãm sự phát triển của CNTB.
C. Bước đầu tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
D. Tạo điều kiện cho nền kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ.
Câu 73. Sau cách mạng thành công, nước Nga Xô - viết gặp những khó khăn gì?
A. Quân đội đế quốc tấn công vũ trang.	 B. Chính quyền cách mạng còn non trẻ.
C. Bọn Bạch vệ trong nước nổi dậy chống phá. 	 D. Tất cả các ý.
Câu 74. Cách mạng Tháng Hai năm 1917 thắng lợi ở nước Nga xuất hiện tình trạng chính trị như thế nào?
A. Các nước đế quốc can thiệp.	 B. Nhiều đảng phái phản động ngóc đầu dậy.
C. Quân đội cũ nổi dậy chống phá.	 D. Hai chính quyền song song tồn tại.
Câu 75. Sau cách mạng 1905 - 1907 nước Nga theo thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ chuyên chế.	 B. Xã hội chủ nghĩa. 
C. Quân chủ lập hiến.	 D. Dân chủ đại nghị.
Câu 76. Với việc thực hiện Chính sách kinh tế mới, nền kinh tế của nước Nga Xô Viết có sự thay đổi gì?
A. Kinh tế quốc dân không có sự thay đổi. B. Kinh tế quốc dân khủng hoảng hơn trước.
C.Kinh tế quốc dân có sự chuyển biến rõ rệt. D. Tất cả sai. 
Câu 77. Nước Nga Xô - viết bước vào thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước vào thời gian nào?
A. 1919.	 B. 1918.	 C. 1921. 	 D. 1917.
Câu 78. Trong chính sách kinh tế mới (NEP), nhà nước không nắm những ngành nào sau đây?
A. Du lịch.	 B. Công nghiệp.	 C. Ngân hàng.	 D. Giao thông vận tải.
Câu 79. Sự kiện nào mở đầu cho cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bùng nổ?
A. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương.
B. Tôn Trung Sơn thông qua cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội.
C. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”.
D. Chính quyền Mãn Thanh kí Điều ước Tân Sửu với các nước đế quốc
Câu 80. Trước sự sụp đổ của chính quyền cũ, quần chúng nhân dân Nga có biện pháp gì để thay thế?
A. Thành lập chính phủ.	 B. Bầu các Xô viết đại biểu công - nông - binh.
C. Thành lập quốc hội.	 D. Tổ chức quân đội để quản lý.
Câu 81. Trước những khó khăn của đất nước, Đảng Bôn - sê - vích Nga đã có những biện pháp gì để giải quyết?
A. Thực hiện chính sách kinh tế mới. B. Dựa vào sự giúp đỡ của các nước đế quốc 
C. Kêu gọi nhân dân sản xuất, xây dựng lực lượng quân sự. D. Đàm phán với bọn phản động.
Câu 82. Chính sách Cộng sản thời chiến được ban hành từ năm nào?
A. 1921.	 B. 1922.	 C. 1920.	 D. 1919.
Câu 83. Thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ vào
A. giữa thế kỷ XIX. B. giữa thế kỷ XVIII.	 C. giữa thế kỷ XVII. D. giữa thế kỷ XX.
Câu 84. Mạc Phủ buộc phải ký với Mĩ hiệp ước chấp nhận mở hai cửa biển Simôđa và Hakôđatê cho người Mĩ vào buôn bán vào năm
A. 1858.	 B. 1854.	 C. 1864.	 D. 1868.
Câu 85. Khởi nghĩa Xipay diễn ra trong những năm
A. 1847 - 1849.	 B. 1857 - 1869.	 C. 1867 - 1869.	 D. 1857 - 1859.
Câu 86. Trung Quốc Đồng minh hội chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc được thành lập
A. 8/1898.	 B. 12/1911.	 C. 8/1905.	 D. 5/1911.
Câu 87. Chiến tranh Trung - Nhật nổ ra vào những năm
A. 1904 - 1905.	 B. 1894 - 1895.	 C. 1874 - 1875.	 D. 1884 - 1885.
Câu 88. Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc bùng nổ ngày
A. 1/1/1851.	 B. 1/1/1861.	 C. 1/6/1841.	 D. 1/11/1851.
Câu 89. Sự kiện tháng 6 năm 1840 trong lịch sử Trung Quốc đánh dấu
A. khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc bùng nổ. B. mở đầu cách mạng Tân Hợi.	 
C. khởi nghĩa do Chu Nguyên Chương lãnh đạo. D. chiến tranh thuốc phiện bắt đầu.
Câu 90. Học thuyết (Chủ nghĩa) Tam dân là gì ?
A. Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
B. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
C. Dân tộc độc lập, dân quyền ấm no, dân sinh tự do.
D. Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Câu 91. Quốc tế Cộng sản được thành lập vào thời gian nào?
A. 1/ 1919.	 B. 3/ 1919.	 C. 3/ 1920.	 D. 1/1930.
Câu 92. Trong khi Hit - le thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939) thì Mút - xô - li – ni chiếm nước nào ở châu Âu?
A. Hung - ga - ri.	 B. Bun - ga - ri.	 C. An - ba - ni.	 D. Ru - ma - ni.
Câu 93. Ngày 22 - 6 - 1941, sự kiện quan trọng nào đã diễn ra ở châu Âu?
A. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. B. Đức hoàn thành việc xâm lược châu Âu.
C. Nước Pháp kí văn kiện đầu hàng Đức D. Quân Đức thực hiện kế hoạch “Sư tử biển”.
Câu 94. Tuyên ngôn Liên hợp quốc (1 - 1 - 1942) của 26 nước do Liên Xô, Mĩ, Anh đứng đầu đã đề cập đến nội dung chủ yếu nào?
A. Cam kết hợp tác chặt chẽ với nhau về kinh tế.
B. Cam kết tập trung tiềm lực kinh tế tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
C. Cam kết hợp tác chặt chẽ với nhau về kinh tế, ủng hộ về quân sự.
D. Cam kết sử dụng toàn bộ lực lượng, cùng nhau chiến đấu chống phát xít.
Câu 95. Từ sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, bài học nào là quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn một cuộc chiến tranh?
A. Kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. B. Có đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn.
C. Đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.
D. Biết kìm chế, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình.
Câu 96. Từ kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai, kết luận quan trọng nào được rút ra để giải quyết các vấn đề xung đột quốc tế hiện nay?
A. Cần tập hợp và đoàn kết lực lượng. B. Thắng lợi không thuộc về kẻ phi nghĩa
C. Chính nghĩa và thắng lợi luôn thuộc về nhân dân.
D. Trong chiến tranh, thắng lợi không thuộc về kẻ mạnh.
Câu 97. Từ hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai, kết luận quan trọng nhất nhân loại rút ra cho mình là
A. cần ngăn chặn các cuộc chiến tranh. B. cần khắc phục hậu quả các cuộc chiến tranh.
C. chiến tranh là tất yếu không thể ngăn chặn.
D. chiến tranh chỉ đem lại chết chóc và thương đau.
Câu 98. Chính sách đối ngoại của Chính phủ Nhật từ năm 1927 trở đi là 
A. Quan hệ thân thiện với Liên Xô và Trung Quốc 
B. Dùng vũ lực để bành trướng ra bên ngoài. 
C. Dùng sức mạnh kinh tế để mở rộng phạm vi ảnh hưởng. 
D. Không tán thành “Chính sách láng giềng thân thiện” của Mĩ đối với các nước Mĩlatinh.
Câu 99. Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề chính của lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945?
A. Sản xuất vật chất của nhân loại có những chuyển biến quan trọng.
B. Phong trào cách mạng thế giới bước sang một thời kì phát triển mới.
C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền đế quốc chủ nghĩa.
D. Chủ nghĩa xã hội xác lập ở nước đầu tiên trên thế giới.
Câu 100. Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề chính của lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945?
A. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đặt ra đòi hỏi mới cho nhân loại.
B. Chủ nghĩa xã hội xác lập ở nước đầu tiên trên thế giới.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai gây tổn hại nhất trong lịch sử nhân loại.
D. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất thế giới.
Câu 101. Cuộc Chiến tranh Nga - Nhật diễn ra vào thời gian nào?
A. Từ năm 1904 đến năm 1905. B. Từ năm 1903 đến năm 1904.
C. Từ năm 1903 đến năm 1905. D. Từ năm 1904 đến năm 1906.
Câu 102. Đặc điểm nổi bật của đế quốc Mĩ là
A. sự hình thành các Tơ - rơt khổng lồ với những tập đoàn tài chính hùng mạnh.
B. đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân.
C. đế quốc cho vay nặng lãi. D. xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong nội bộ.
Câu 103. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là
A. mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.
B. mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
D. mâu thuẫn giữa phe Hiệp ước (Anh, Nga, Pháp) với phe Liên minh (Đức, Áo - Hung, I - ta- li - a)
Câu 104. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt là vì
A. sự tranh chấp giữa các nước đế quốc về thuộc địa.
B. sự xâm luợc các thuộc địa của các nước đế quốc
C. sự hình thành các tổ chức độc quyền với sự ra đời tầng lơp tư bản tài chính.
D. cả A, B, C.
Câu 105. Lĩnh vực được đặc biệt coi trọng trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là
A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Giáo dục. D. Quân sự.
Câu 106. Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế của Mĩ vươn lên đứng đầu thế giới là
A. giàu tài nguyên thiên nhiên, có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, năng động.
B. phát triển sau nên áp dụng đựơc những thành tựu khoa học – kĩ thuật và kinh nghiệm của các nước đi trước.
C. có thị trường rộng lớn. D. thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.
Câu 107. Chiến tranh thế giới thứ nhất chính thức bùng nổ vào 
A. ngày 28 tháng 6 năm 1914. B. ngày 28 tháng 7 năm 1914.
C. ngày 28 tháng 8 năm 1914. D. ngày 28 tháng 9 năm 1914.
Câu 108. Ở Mĩ có hai đảng nắm quyền, đó là 
A. Đảng Tự do và Đảng Cộng hoà. B. Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.
C. Đảng dân chủ và Đảng bảo thủ. D. Đảng Dân chủ và Đảng Tự do.
Câu 109. Phát xít Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc vào thời gian nào ?
A. Năm 1937.	 B. Năm 1939.	 C. Năm 1938.	 D. Năm 1940.
Câu 110. Trước hành động chuẩn bị chiến tranh của phát xít Đức, Liên Xô có chính sách đối ngoại như thế nào với phát xít Đức ?
A. Bắt tay với Anh, Pháp để có lập Đức. B. Kí với Đức hiệp ước Xô - Đức.
C. Đối đầu với Đức.	 D. Không có hành động gì.
Câu 111. Liên Xô có chủ trương gì với nước Anh và Pháp trước chiến tranh thế giới thứ 2 ?
A. Hợp tác chặt chẽ với Anh, Pháp.	 B. Đối đầu với các nước Anh, Pháp.
C. Khước từ mọi đề nghị của Anh, Pháp. D. Đề nghị Anh, Pháp hợp tác chống Đức.
Câu 112. Các nước phát xít sau khi hình thành liên minh có hành động gì ?
A. Đầu tư vốn nhiều nơi trên thế giới.
B. Ra sức đầu tư phát triển vũ khí mới chuẩn bị cho chiến tranh.
C. Tăng cường hành động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới.
D. Tăng cường trang bị vũ khí cho quân đội chuẩn bị chiến tranh.
Câu 113. Ở Đông Nam Á, Đảng Cộng sản nước nào ra đời sớm nhất?
A. Inđônêxia. B. Lào. C. Ấn Độ. D. Việt Nam.
Câu 114. Lãnh tụ nào của Ấn Độ được nhân dân tôn sùng như vị thánh?
A. Ti - lắc. B. Gan - đi. C. A - sô – ka. D. Gô - ta – ma. 
B. LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1. Thực dân Pháp dựa vào giai cấp nào để thống trị nhân dân ta?
A. Nông dân. B. Công nhân. C. Tiểu tư sản. D. Địa chủ phong kiến.
Câu 2. Người dám mạnh dạn bày tỏ ý kiến cải cách (duy tân) bị vua Tự Đức khép tội chết là
A. Nguyễn Lộ Trạch. B. Nguyễn Trường Tộ. C. Nguyễn Quyền. D. Lê Văn Khôi.
Câu 3. Người được nhân dân 3 tỉnh miền Đông phong Bình Tây Đại nguyên soái là
A. Trương Quyền. B. Nguyễn Trung Trực. C. Trương Định. D. Phạm Bành. 
Câu 4. Người được xem là đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế là ai?
A. Nguyễn Tri Phương. B. Nguyễn Văn Tường. 
C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Thanh Giản.
Câu 5. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở Việt Nam ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của Cách mạng Việt Nam?
A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp công nhân.
C. Giai cấp đại địa chủ phong kiến. D. Giai cấp tư sản dân tộ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_thi_tot_nghiep_thpt_quoc_gia_mon_lich_su.doc