Đề ôn tập môn Vật lí Lớp 12 - Chủ đề: Sóng điện từ
Câu 1. Một mạch LC lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm và một tụ điện C = 5 μF. Sau khi kích thích
cho hệ dao động, điện tích trên tụ biến thiên theo phương trình q = 5.10–4 cos (1000πt – π/2) C. Lấy
π² = 10. Độ tự cảm của cuộn dây là
A. 10 mH B. 20 mH C. 50 mH D. 60 mH
Câu 2. Chu kỳ dao động điện từ tự do trong mạch LC lý tưởng được xác định bởi biểu thức
Câu 3. Một mạch LC lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1/π mH và một tụ điện có
điện dung C = 16/π nF. Sau khi kích thích cho mạch dao động, chu kì dao động của mạch là
A. 8.10–4 s B. 8.10–6 s C. 4.10–6 s D. 4.10–4
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Vật lí Lớp 12 - Chủ đề: Sóng điện từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 SÓNG ĐIỆN TỪ Câu 1. Một mạch LC lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm và một tụ điện C = 5 μF. Sau khi kích thích cho hệ dao động, điện tích trên tụ biến thiên theo phương trình q = 5.10–4 cos (1000πt – π/2) C. Lấy π² = 10. Độ tự cảm của cuộn dây là A. 10 mH B. 20 mH C. 50 mH D. 60 mH Câu 2. Chu kỳ dao động điện từ tự do trong mạch LC lý tưởng được xác định bởi biểu thức LC L C 2π LC C L A. 2π B. 2π C. D. 2π Câu 3. Một mạch LC lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1/π mH và một tụ điện có điện dung C = 16/π nF. Sau khi kích thích cho mạch dao động, chu kì dao động của mạch là A. 8.10 –4 s B. 8.10 –6 s C. 4.10 –6 s D. 4.10 –4 s Câu 4. Một mạch LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2/π H và một tụ điện có điện dung C. Tần số dao động riêng của mạch là f = 5 kHz. Giá trị của C là A. 2/π pF B. 0,5/π pF C. 5/π pF D. 1/π pF Câu 5. Nếu tăng điện dung của một mạch dao động lên 8 lần, đồng thời giảm độ tự cảm của cuộn dây đi 2 lần thì tần số dao động riêng của mạch sẽ A. Tăng lên 2 lần B. Tăng lên 4 lần C. Giảm đi 2 lần D. Giảm đi 4 lần Câu 6. Một mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm L và tụ có điện dung C1 thì dao động với tần số 12 KHz. Thay tụ C1 bằng tụ C2 thì tần số của mạch là 16 KHz. Vẫn giữ nguyên cuộn dây nhưng tụ gồm hai tụ C1 và C2 nói trên mắc song song thì tần số dao động của mạch là A. 28 kHz B. 9,6 kHz C. 20 kHz D. 4 kHz Câu 7. Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm L và tụ có điện dung C1 thì mạch dao động với tần số 21 KHz. Ghép thêm tụ C2 nối tiếp với C1 thì tần số dao động là 35 KHz. Tần số dao động của mạch gồm cuộn dây có độ tự cảm L và tụ điện C2 là A. 14 KHz B. 20 KHz C. 28 KHz D. 25 KHz Câu 8. Mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C = 4μF và cuộn dây thuần cảm L = 50mH. Biết rằng hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là Uo = 10V. Tại thời điểm mà hiệu điện thế giữa hai bản tụ có giá trị là 6V thì năng lượng từ trường ở cuộn dây là A. 2,5.10 –4 J B. 2.10 –4 J C. 7,2.10 –5 J D. 12,8 mJ Thầy Trần Văn Lợi ---Chúc các em có một kỳ thi thành công---- Bài giảng này phù hợp với các bạn chưa hiểu bài và mong muốn đạt kết quả đủ để xét tốt nghiệp! 2 Câu 9. Mạch dao động LC có L = 10–4 H, C = 25 pF dao động với cường độ dòng điện cực đại là 40 mA. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản của tụ điện là A. 80 V B. 40 V C. 50 V D. 100 V Câu 10. Cường độ dòng điện trong mạch dao động là i = 12cos (200 000t) mA. Biết độ tự cảm của mạch là L = 20mH và năng lượng của mạch được bảo toàn. Lúc i = 8 mA thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ là A. 45,3 V B. 16,4 V C. 35,8 V D. 80,5 V Câu 11. Một mạch dao động gồm tụ điện có C = 1 μF và cuộn dây có L = 1 mH. Cuộn dây có điện trở thuần r = 0,2 Ω. Để dao động điện từ trong mạch vẫn duy trì với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 12 V thì cần cung cấp cho mạch một công suất là A. 20,6 mW B. 5,7 mW C. 32,4 mW D. 14,4 mW Câu 12. Một mạch dao động LC gồm một cuộn dây thuần cảm và tụ điện có điện dung C = 4 μF. Mạch dao động với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 5mV. Năng lượng điện từ của mạch là A. 5.10 –11 J B. 25.10 –11 J C. 6,5.10 –12 mJ D. 10 –9 mJ Câu 13. Một mạch dao động LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 5μH và tụ điện có điện dung C = 8μF. Biết khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ có giá trị là 2 V thì cường độ dòng điện trong mạch có giá trị là 3A. Năng lượng điện từ trong mạch này là A. 31 μJ B. 15,5 μJ C. 4,5 μJ D. 38,5 μJ Câu 14. Một mạch dao động LC, cuộn dây có độ tự cảm L = 2mH và tụ điện có điện dung C = 0,8μF. Cường độ dòng điện cực đại trong cuộn cảm là 0,5A. Ở thời điểm dòng điện qua cuộn cảm có cường độ i = 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ là A. 20 V B. 40 V C. 60 V D. 80 V Câu 15. Tại thời điểm cường độ dòng điện qua cuộn dây trong mạch dao động có độ lớn là 0,1A thì hiệu điện thé giữa hai bản tụ điện của mạch là 3V. Biết điện dung của tụ là 10μF và tần số dao động riêng của mạch là 1 kHz. Điện tích cực đại trên tụ điện là A. 3,4.10 –5 C B. 5,3.10 –5 C C. 6,2.10 –5 C D. 6,8.10 –5 C Câu 16. Một mạch dao động gồm cuộn cảm 5 mH có điện trở thuần 20Ω và một tụ điện 10μF. Bỏ qua mất mát do bức xạ sóng điện từ. Để duy trì dao động trong mạch với hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu bản tụ điện là 6V thì phải cung cấp cho mach một công suất là A. 0,36 W B. 0,72 W C. 1,44 W D. 1,85 mW. Câu 17. Điện tích cực đại của tụ điện ban đầu là q = 10–5 C. Sau đó trong tụ phóng điện qua cuộn dây và dao động điện từ xảy ra trong mạch tắt dần do sự tỏa nhiệt. Cho điện dung của tụ điện là C = 5 μF. Nhiệt lượng tỏa ra trong mạch cho đến khi tắt hẳn là A. 2.10 –5 J B. 10 –4 J C. 5.10 –3 J D. 10 –5 J 3 Câu 18. Tính độ lớn của cường độ dòng điện qua cuộn dây khi năng lượng của tụ điện bằng 3 lần năng lượng từ trường của cuộn dây. Biết cường độ cực đại qua cuộn dây là 36mA. A. 18 mA B. 12 mA C. 9 mA D. 3 mA Câu 19. Mạch dao động LC của một máy phát dao động điều hòa có L = 2.10–4 H và C = 2.10–6 μF. Bước sóng của sóng điện từ bức xạ ra là A. 37,7m B. 12,56m C. 6,28m D. 628m Câu 20. Mạch dao động LC lí tưởng có độ tự cảm L không đổi. Khi tụ điện có điện dung C1 thì tần số dao động riêng của mạch là 75 MHz. Khi ta thay tụ C1 bằng tụ C2 thì tần số dao động riêng của mạch là 100 MHz. Nếu ta dùng C1 nối tiếp C2 thì tần số dao động riêng của mạch là A. 175MHz B. 125MHz C. 25MHz D. 87,5MHz Câu 21. Mạch dao động LC lí tưởng có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết khi tụ C có điện dung C = 10nF thì bước sóng mạch phát ra là λ. Để mạch phát ra bước sóng 2λ thì cần mắc thêm tụ điện Co có điện dung bao nhiêu và cần mắc như thế nào? A. 5 nF và nối tiếp với C. B. 30nF và song song với C. C. 20 nF và nối tiếp với C. D. 40nF và song song với C. Câu 22. Mạch dao động của máy thu vô tuyến có cuộn cảm với độ tự cảm biến thiên từ 0,5 μH đến 10 μH và tụ điện với điện dung biến thiên từ 10pF đến 50pF. Máy thu có thể bắt được các sóng vô tuyến có bước sóng λ thỏa điều kiện A. 4,21 m ≤ λ ≤ 29,8 m B. 4,21 m ≤ λ ≤ 42,1 m C. 421 m ≤ λ ≤ 1332 m D. 4,21 m ≤ λ ≤ 13,3 m Câu 23. Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm thuần L thì mạch thu sóng thu được sóng só bước sóng λ1 = 60m; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn cảm thuần L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ2 = 80m. Khi mắc C1 nối tiếp C2 và nối tiếp với cuộn cảm L thì mạch thu được bước sóng là A. 100m. B. 140m. C. 70 m. D. 48 m. Câu 24. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, véctơ cảm ứng từ và véctơ điện trường luôn A. biến thiên điều hòa vuông pha. B. cùng phương và vuông góc với phương truyền sóng. C. biến thiên điều hòa cùng pha. D. cùng phương với phương truyền sóng. Câu 25. Một mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L biến thiên từ 0,3 μH đến 12 μH và một tụ điện có điện dung biến thiên từ 20pF đến 800pF. Máy này có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng lớn nhất là A. 184,6m. B. 284,6m. C. 540m. D. 640m. 4 Câu 26. Sóng điện từ được dùng trong thông tin liên lạc dưới nước thuộc loại A. sóng dài B. sóng ngắn C. sóng trung D. sóng cực ngắn Câu 27. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về sóng điện từ? A. Sóng điện từ là sóng ngang. B. Sóng điện từ mang năng lượng. C. Sóng điện từ có thể phản xạ, nhiễu xạ, khúc xạ, giao thoa. D. Sóng điện từ có thành phần điện và thành phần từ biến đổi vuông pha với nhau. Câu 28. Mạch dao động của một máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 0,5mH và một tụ điện có điện dung thay đổi được. Để máy thu bắt được sóng vô tuyến có tần số từ 2 MHz đến 4 MHz thì điện dung của tụ thay đổi trong khoảng nào sau đây? A. 3,17 pF ≤ C ≤ 12,67 pF. B. 3,17 pF ≤ C ≤ 16,28 pF. C. 9,95 pF ≤ C ≤ 39,79 pF. D. 1,37 pF ≤ C ≤ 12,67 pF. Câu 29. Phát biểu nào sau đây là sai về năng lượng trong mạch dao động LC lí tưởng? A. Năng lượng điện từ của mạch biến thiên điều hòa với tần số gấp đôi tần số dao động riêng. B. Năng lượng điện trường của tụ điện và năng lượng từ trường của cuộn cảm chuyển hóa cho nhau. C. Thời gian ngắn nhất giữa hai lần năng lượng điện trường và năng lượng từ trường bằng nhau là một phần tư chu kỳ dao động riêng của mạch. D. Năng lượng điện trường cực đại bằng năng lượng từ trường cực đại. Câu 30. Tính chất nào sau đây sai? A. Sóng điện từ có thể giao thoa với nhau. B. Truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không. C. Sóng điện từ lan truyền với vận tốc ánh sáng. D. Sóng điện từ có bản chất như sóng âm.
Tài liệu đính kèm:
- de_on_tap_mon_vat_li_lop_12_chu_de_song_dien_tu.pdf