Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Trường THPT Lục Nam Bắc Giang - Năm học 2019-2020 - Chương 1,2

Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Trường THPT Lục Nam Bắc Giang - Năm học 2019-2020 - Chương 1,2

I- Khái niệm, danh pháp

 Khi thay thế nhóm -OH của nhóm cacboxyl (-COOH) trong phân tử axit cacboxylic bằng nhóm -OR’ ta được hợp chất este.

 Este đơn chức : R-COO-R’ (R’ là gốc hiđrocacbon, R là gốc hiđrocacbon hoặc H).

 Công thức phân tử của este no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2 (với n  2).

Danh pháp este đơn chức dạng R-COO-R’

 - Tên gốc hiđrocacbon R’ + tên gốc axit R-COO (đuôi “at”).

Chất béo là trieste của glixerol với axit béo (gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol).

Axit béo là axit cacboxylic đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh, số nguyên tử cacbon chẵn.

 Công thức, tên gọi và phân tử khối của một số axit béo

 16C: axit panmitic, C15H31COOH, CH3-[CH2]14-COOH, (C16H32O2, k = 1), M = 256.

 18C: axit stearic, C17H35COOH, CH3-[CH2]16-COOH, (C18H36O2, k = 1), M = 284.

 18C, 1 lk C=C: axit oleic, C17H33COOH, CH3-[CH2]7-CH=CH-[CH2]7-COOH, (C18H34O2), M = 282.

 18C, 2 lk C=C: axit linoleic (C17H31COOH), (C18H34O2 k = 3), M = 280.

Công thức, tên gọi của chất béo

 Cách 1: tri + tên axit béo (bỏ đuôi ic) + in.

 Cách 2: tri + tên axit béo (bỏ đuôi ic) + oylglixerol.

 Ví dụ: - (C15H31COO)3C3H5 : tripanmitin hoặc tripanmitoylglixerol

 

doc 38 trang phuongtran 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Trường THPT Lục Nam Bắc Giang - Năm học 2019-2020 - Chương 1,2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TĂNG VĂN Y TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017-2018 
THPT LỤC NAM BẮC GIANG PHẦN LỚP 12 (chỉnh 18/10/2017)
 CHƯƠNG 1- ESTE – LIPIT (In tr1-36 9 bản)
I- Khái niệm, danh pháp
 Khi thay thế nhóm -OH của nhóm cacboxyl (-COOH) trong phân tử axit cacboxylic bằng nhóm -OR’ ta được hợp chất este. 
 Este đơn chức : R-COO-R’ (R’ là gốc hiđrocacbon, R là gốc hiđrocacbon hoặc H).
 Công thức phân tử của este no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2 (với n ³ 2).
Danh pháp este đơn chức dạng R-COO-R’
 - Tên gốc hiđrocacbon R’ + tên gốc axit R-COO (đuôi “at”).
Chất béo là trieste của glixerol với axit béo (gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol).
Axit béo là axit cacboxylic đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh, số nguyên tử cacbon chẵn.
 Công thức, tên gọi và phân tử khối của một số axit béo
 16C: axit panmitic, C15H31COOH, CH3-[CH2]14-COOH, (C16H32O2, k = 1), M = 256.
 18C: axit stearic, C17H35COOH, CH3-[CH2]16-COOH, (C18H36O2, k = 1), M = 284. 
 18C, 1 lk C=C: axit oleic, C17H33COOH, CH3-[CH2]7-CH=CH-[CH2]7-COOH, (C18H34O2), M = 282. 
 18C, 2 lk C=C: axit linoleic (C17H31COOH), (C18H34O2 k = 3), M = 280.
Công thức, tên gọi của chất béo 
 Cách 1: tri + tên axit béo (bỏ đuôi ic) + in.
 Cách 2: tri + tên axit béo (bỏ đuôi ic) + oylglixerol.
 Ví dụ: - (C15H31COO)3C3H5 : tripanmitin hoặc tripanmitoylglixerol. 
 - (C17H35COO)3C3H5 : tristearin hoặc tristearoylglixerol. 
 - (C17H33COO)3C3H5 : triolein hoặc trioleoylglixerol. 
Đồng phân 
 · Công thức chung CnH2nO2 (k = 1):
 Loại hợp chất có thể có: + Axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở (-COOH).
 + Este no, đơn chức, mạch hở (-COO-).
 + Hợp chất tạp chức: Anđehit - ancol (-CH=O, -OH).
 - Cách viết công thức cấu tạo các đồng phân este, no, đơn chức R-COO-R':
 + Viết nhóm chức este -COO- , este của axit fomic H-COO-, thêm C của ancol (R').
 + Cắt C của ancol, thêm vào gốc hiđrocacbon của axit (R). Thêm H cho đủ hóa trị.
 - Cách đếm nhanh số đồng phân este, no, đơn chức R-COO-R':
 + Viết nhóm chức este -COO-. 
 + Đếm số đồng phân căn cứ vào số gốc hiđrocacbon hóa trị I của R' và R.
 · Công thức chung CnH2n - 2O2 (k = 2): 
 Loại hợp chất có thể có: + Axit không no (-COOH, 1 lk C=C), đơn chức, mạch hở.
 + Este không no (-COO-, 1 lk C=C), đơn chức, mạch hở.
 + Hợp chất đa chức: Anđehit no hai chức (2 nhóm -CH=O).
 - Cách viết công thức cấu tạo các đồng phân este, không no (1 lk C=C), đơn chức:
 + Viết nhóm chức este -COO- , este của axit fomic H-COO-, thêm C của ancol (R'), thay đổi vị trí liên kết đôi, (chú ý xét cả đồng phân hình học nếu đề yêu cầu).
 + Cắt C của ancol, thêm vào gốc hiđrocacbon của axit (R), thêm liên kết đôi khi số nguyên tử C của gốc axit ³ 2. Thêm H cho đủ hóa trị.
 · Công thức chung CnH2n - 8O2 (k = 5): 
 Loại hợp chất có thể có: + Axit cacboxylic đơn chức (-COOH, có 1 vòng benzen).
 + Este đơn chức (-COO-, có 1 vòng benzen).
- Cách viết công thức cấu tạo các đồng phân este đơn chức (có 1 vòng benzen):
 + Viết gốc axit cacboxylic mạch hở: H-COO- , CH3COO- , thay đổi nhóm thế R' trong vòng benzen.
 + Viết các gốc axit cacboxylic có vòng benzen (C6H5-COO-), thay đổi số C trong gốc R' (mạch hở).
 · Đồng phân trieste của glixerol (xem cách viết trong bài tập phần đồng phân) 
 + Tạo thành từ một axit béo R-COOH: (RCOO)3C3H5.
 + Tạo thành từ hai axit béo khác nhau: R-COOH và R1COOH.
 + Tạo thành từ ba axit béo khác nhau: R-COOH, R1COOH, R2COOH.
Công thức của một số loại hợp chất
Loại hợp chất
Công thức chung
k
CTPT
Chất đầu dãy đồng đẳng
 Số nguyên tử C
Axit no đơn chức
R-COOH
1
CnH2nO2
H-COOH
1
Axit không no đơn chức (1 l.k đôi C=C)
R-COOH
2
CnH2n -2O2
CH2=CH-COOH
3
Axit thơm đơn chức
R-C6H4-COOH
5
CnH2n -8O2
C6H5-COOH
7
Axit no hai chức
HOOC-R-COOH
R(COOH)2
2
CnH2n - 2O4
HOOC-COOH
2
Ancol no đơn chức
R'-OH
0
CnH2n + 2O
CH3OH
1
Ancol không no đơn chức (1 l.k đôi C=C)
R'-OH
1
CnH2nO
CH2=CH-CH2OH
3
Ancol thơm đơn chức
R'-C6H4-CH2OH
4
CnH2n - 6O
C6H5-CH2OH
7
Ancol no hai chức
HO-R'-OH
R'(OH)2
0
CnH2n + 2O2
HO-CH2CH2-OH
 C2H4(OH)2
2
Ancol no ba chức-glixerol
C3H5(OH)3
0
C3H8O3
C3H5(OH)3
3
Cách viết công thức este
Loại hợp chât
Công thức chung
k
CTPT
Đ.kiện
Tạo bởi
Este no, đơn chức, mạch hở
R-COO-R'
1
CnH2nO2
n ³ 2
Axit no đơn chức và ancol no đơn chức
Este không no, đơn chức, mạch hở (1 l.k đôi C=C)
R-COO-R'
2
CnH2n -2O2
n ³ 4
Axit không no đơn chức và ancol no đơn chức
Axit no đơn chức và ancol không no đơn chức
Este đơn chức phân tử có vòng benzen 
R-C6H4-COOR'
5
CnH2n -8O2
n ³ 8
Axit thơm đơn chức và ancol no đơn chức
R-COO-CH2C6H4-R'
5
CnH2n -8O2
n ³ 8
Axit no đơn chức và ancol thơm đơn chức
R-COO-C6H4-R'
5
CnH2n -8O2
n ³ 7
Axit no đơn chức và phenol đơn chức
Este no hai chức mạch hở
R(COOR')2
2
CnH2n -2O4
n ³ 4
Axit no hai chức và ancol no đơn chức
(RCOO)2R'
2
CnH2n -2O4
n ³ 4
Axit no đơn chức và ancol no hai chức
Chất béo no
(R-COO)3C3H5
3
CnH2n - 4O6
Axit béo no đơn chức và glixerol
II- Tính chất vật lí: - Các este là những chất lỏng hoặc rắn ở nhiệt độ thường, rất ít tan trong nước.
 - Nhiệt độ sôi thấp hơn hẳn các axit có cùng số nguyên tử cacbon.
 - Một số este có mùi thơm đặc trưng: 
 CH3COO-CH2CH2CH(CH3)2 , isoamyl axetat: mùi chuối chín. 
 CH3CH2CH2COO-C2H5 , etyl butirat và CH3CH2COO-C2H5 , etyl propionat: mùi dứa, 
 CH3COOCH2C6H5 , benzyl axetat: mùi hoa nhài.
 Geranyl axetat: mùi hoa hồng.
Tính chất hóa học
1. Phản ứng thủy phân
Trong môi trường axit, phản ứng thuận nghịch.
R-COO-R’ + H-OH R –COOH + R’OH
 (este) (axit cacboxylic) (ancol) 
Trong môi trường kiềm, phản ứng xảy ra một chiều (còn được gọi là phản ứng xà phòng hóa).
R-COO-R’ + NaOH R-COONa + R’OH
 (este) (muối) (ancol) 
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3 
2. Một số phản ứng thủy phân đặc biệt
a) Este của ancol không no, thủy phân tạo anđehit hoặc xeton 
 Este của ancol không no: RCOOCH=CH-R’, thủy phân tạo anđehit R’CH2-CH=O.
 hoặc RCOOC(R')=CHR", thủy phân tạo xeton R"CH2-CO-R'.
 RCOOCH=CH-R’ + NaOH RCOONa + [HO-CH=CH-R’] ® R’CH2-CH=O (anđehit)
 Ví dụ: CH3-COO-CH=CH-CH3 + NaOH CH3-COONa + CH3CH2CHO
 RCOOC(R')=CHR" + NaOH RCOONa + [HO-C(R')=CHR"] ® R"CH2-CO-R' (xeton)
 Ví dụ: CH3-COO-C(CH3)=CH2 + NaOH CH3-COONa + CH3-CO-CH3 
b) Este đơn chức của phenol tác dụng với dung dịch kiềm (tỉ lệ mol 1 : 2) tạo 2 muối và nước 
 R-COO-C6H4-R + 2NaOH R-COONa + R-C6H4-ONa + H2O
c) Este đơn chức của phenol phân tử còn nhóm -OH phenol tác dụng với dung dịch kiềm
 (tỉ lệ mol 1 : 3) tạo 2 muối và nước
 CH3COO-C6H4-OH + 3NaOH ® CH3COONa + NaO-C6H4-ONa + 2H2O
(Nếu sản phẩm phản ứng thủy phân là muối natri của axit fomic HCOONa, anđehit thì hai sản phẩm đó thực hiện được phản ứng tráng bạc với AgNO3/NH3)
3. Tính chất khác
Các este có gốc hiđrocacbon không no, phản ứng ở gốc hiđrocacbon. 
- Phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng 
 (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 (C17H35COO)3C3H5 
 triolein (lỏng) tristearin (rắn)
- Phản ứng trùng hợp
n
	metyl acrylat poli(metyl acrylat)
Điều chế
Các este thường được điều chế bằng cách đun sôi hỗn hợp gồm ancol và axit cacboxylic, có H2SO4 đặc làm xúc tác (phản ứng este hóa). 
 RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O
 · Đặc điểm của phản ứng este hóa là thuận nghịch và cần H2SO4 đặc làm xúc tác.
 Chú ý: Phản ứng este hóa không xảy ra trong môi trường kiềm!
(Muốn cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo ra este nên dùng H2SO4 đặc xúc tác (và hút nước), lấy dư axit cacboxylic hoặc dư ancol và chưng cất để tách este ra khỏi hệ).
Chú ý: Vinyl axetat được điều chế bằng phản ứng cộng hợp giữa axit axetic và axetilen.
CH3COOH + CHCH CH3COOCH=CH2
Tham khảo thêm
Chỉ số axit của chất béo: Số mg KOH dùng để trung hòa lượng axit tự do có trong 1 gam chất béo.
Chỉ số xà phòng hóa của chất béo: Tổng số mg KOH để trung hòa axit béo tự do và xà phòng hóa hết lượng este có trong 1 gam chất béo. 
 CHƯƠNG 2 - CACBOHIĐRAT
Khái niệm 
Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
Phân loại
- Mononosaccarit: Glucozơ, fructozơ (C6H12O6), không thể thủy phân được.
- Đisaccarit: Saccarozơ, mantozơ (C12H22O11), bị thủy phân, mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit.
- Polisaccarit: Tinh bột (C6H10O5)n, xenlulozơ (C6H10O5)n hoặc [C6H7O2(OH)3]n, bị thủy phân, mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.
Công thức cấu tạo dạng mạch hở: Glucozơ: CH2OH-[CHOH]4-CHO.
 Fructozơ: CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CO-CH2OH.
Tính chất hóa học của cacbohiđrat
1- Tính chất của anđehit R-CH=O
 · Tính khử (bị oxi hóa), tác dụng với chất oxi hóa: AgNO3/NH3, Cu(OH)2/OH-, to, nước Br2... 
 · Tính oxi hóa (bị khử), tác dụng với chất khử: H2 (Ni, to).
 - Glucozơ tác dụng với nước brom tạo thành axit gluconic (fructozơ không có phản ứng). 
 - Tham gia phản ứng tráng bạc (glucozơ, fructozơ, mantozơ).
 glucozơ
amoni gluconat
OH-
 CH2OH[CHOH]4CHO+ 2AgNO3+3NH3 + H2O ® CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
 (trong môi trường kiềm: fructozơ glucozơ) 
 - Glucozơ + 2Cu(OH)2 + NaOH ® muối natri gluconat + Cu2O¯ (đỏ gạch) + 3H2O
 - Tác dụng với hiđro (glucozơ, fructozơ): 
 CH2OH-[CHOH]4CHO + H2 CH2OH-[CHOH]4CH2OH (sobitol, ancol đa chức)
2- Tính chất của ancol đa chức (poliancol)
 - Tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo hợp chất tan màu xanh lam (glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ- các cacbohiđrat tan trong nước).
 2C6H12O6 + Cu(OH)2 ® (C6H11O6)2Cu + 2H2O
 - Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit axetic trong phân tử: C6H7O(OCOCH3)5 Þ C16H22O11.
 - Xenlulozơ tác dụng với axit nitric đậm đặc tạo xenlulozơ trinitrat (dùng làm thuốc súng không khói).
 [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O 
 Mối liên hệ: 162 ------------ 189 ----------------------- 297 
3- Phản ứng thủy phân (xúc tác axit hay enzim thích hợp) (saccarozơ, mantozơ, tinh bột, xenlulozơ). 
 C12H22O11 (saccarozơ) + H2O C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)
 C12H22O11 (mantozơ) + H2O 2C6H12O6 (glucozơ) 
 Tinh bột hoặc xenlulozơ: 
 (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 (glucozơ) 
4- Phản ứng lên men rượu
 C6H12O6 (glucozơ) 2C2H5OH + 2CO2
 Sơ đồ phản ứng lên men rỉ đường (saccarozơ):
 C12H22O11 2C6H12O6 4C2H5OH + 4CO2
 Sơ đồ phản ứng lên men tinh bột:
 (C6H10O5)n nC6H12O6 2nC2H5OH + 2nCO2
5- Phản ứng đốt cháy cacbohiđrat (Cn(H2O)m)
 Cn(H2O)m + nO2 ® nCO2 + mH2O
Bài tập chương 1 - Este - lipit
1- Đồng phân, danh pháp
(T2-tr48)-Câu 1: Hợp chất X có công thức cấu tạo CH2=CH-COOCH3. Tên gọi của X là
A. etyl axetat.	B. vinyl axetat.	C. metyl acrylat.	D. metyl metacrylat.
(T3-tr50-7.KB-14)Câu 22: Axit nào sau đây là axit béo ? (SGK12-tr8)
A. Axit axetic.	B. Axit glutamic. C. Axit stearic. 	D. Axit ađipic.
(Thi THPTQG 2015)-Câu 16: Chất béo là trieste của axit béo với
A. ancol etylic.	B. ancol metylic.	C. etylen glicol. 	D. glixerol.
(T2-tr50-15.CĐ-11)Câu 21: Công thức của triolein là
A. (CH3[CH2]16COO)3C3H5. 	B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5.
C. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5. 	D. (CH3[CH2]14COO)3C3H5.
(Thi THPTQG 2016)-Câu 2: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol ?
A. Benzyl axetat.	B. Tristearin.	C. Metyl fomat.	D. Metyl axetat.
(T2-tr48)-Câu 2: Este tạo bởi ancol no đơn chức và axit không no đơn chức (có 1 liên kết đôi C=C) có công thức phân tử chung là 
 A. CnH2n – 2O2 ( n 2)	 B. CnH2n – 2O2 ( n 4) 
 C. CnH2n – 2O2 ( n 3) D. CnH2nO2 ( n 4)
(16pp-tr24) Câu 6: Este tạo bởi axit no đơn chức và ancol thơm đơn chức (phân tử có 1 vòng benzen) có công thức phân tử chung là 
 A. CnH2n – 6O2 ( n 6). B. CnH2n – 8O2 ( n 8). 
 C. CnH2n – 4O2 ( n 6). D. CnH2n - 8O2 ( n 7).
(T1-tr54-20.KA-08)-Câu 18: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 6.	B. 4.	C. 5.	D. 2. 
(T1-tr54-22.CĐ-09)-Câu 23 : Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
(Đề minh họa 2015)-Câu 36. Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit thì thu được axit fomic là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
(T1-tr54-21.CĐ-07)-Câu 29: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2, đều tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 5.	B. 3.	C. 6.	D. 4. 
(T1-tr54-25.KB-2010)-Câu 32: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là
A. 4.	B. 5.	C. 8.	D. 9
(T1-tr54-24.KA-2010)-Câu 15: Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là
A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
(T1-tr54-23.KB-07)-Câu 32: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 4.	B. 5.	C. 3. 	D. 2.
(T2-tr49-7.KB-12)Câu 5: Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este là đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên là 
A. 4	B. 3	C. 6	D. 5
(T2-tr49-6.KB-12)Câu 37: Este X là hợp chất thơm có công thức phân tử là C9H10O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, tạo ra hai muối đều có phân tử khối lớn hơn 80. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3COOCH2C6H5.	B. HCOOC6H4C2H5. 
C. C6H5COOC2H5.	D. C2H5COOC6H5.
Câu 6: Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit HCOOH và CH3COOH. 
Phân tử khối của X là
A. 126. 	B. 150.	C. 132. 	D. 164.
 Giải: Công thức của X dạng: H-COO-CH2CH2-OOC-CH3, M = 62 + 46 + 60 - 2´18 = 132.
Câu 3: Công thức đơn giản nhất của một este no, mạch hở là C2H3O2 , công thức phân tử của este là
 A. C2H3O. B. C4H6O4. C. C6H9O6 D. C8H12O8.
(16pp-tr25) Câu 13: Este X có công thức đơn giản nhất là C2H3O2. X không tác dụng với Na. Đun nóng X trong dung dịch NaOH thu được một muối của axit no và một ancol no. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 4.	B. 1.	C. 3. 	D. 2.
(T3-tr49)-Câu 6: Có bao nhiêu este có công thức phân tử C8H8O2 , biết trong cấu tạo của chúng đều chứa vòng benzen, đun nóng với dung dịch NaOH thu được hai muối ? (hoặc phản ứng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2 (Y) ? , tỉ lệ mol 1 : 1 (X) ?)
A. 3. 	B. 6. C. 2. 	D. 4.
Giải: Hợp chất có k = 5, este đơn chức, phân tử có 1 vòng benzen.
Axit (số C)
Ancol - phenol (số C)
Công thức este
1C: HCOOH
7C:,
HCOO-CH2-C6H5
 (benzyl fomat)
HCOO-C6H4-CH3 (o-, m-, p-)
2C: CH3-COOH
6C: hoặc C6H5-OH
 CH3COO-C6H5
 (phenyl axetat)
7C: 
1C: CH3OH
 C6H5-COO-CH3
 (metyl benzoat)
 Công thức cấu tạo: (X) HCOO-CH2-C6H5 , C6H5COO-CH3, phản ứng với NaOH tỉ lệ 1 : 1.
 (Y) CH3COO-C6H5 , H-COO-C6H4-CH3, phản ứng với NaOH tỉ lệ 1 : 2.
(T1-tr79-8.KA-07)-Câu 6: Mệnh đề không đúng là:
A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime. 
(Đề ktra 12-1B) Câu 19: Este X không tác dụng được với Na, khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được glixerol và natri axetat. Công thức phân tử của X là
A. C6H8O6.	B. C9H12O6.	C. C9H16O6.	D. C9H14O6.
(T1-tr77)-Câu 17: Thủy phân 1 mol este X cần 2 mol KOH. Hỗn hợp sản phẩm thu được gồm glixerol, kali axetat, kali propionat. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn với X ?
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
(T1-tr67-8.KB-07)-Câu 29 : Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
A. 6.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
(T2-tr50-17.KB-12)Câu 16: Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit CH3COOH và axit C2H5COOH là 
A. 9. 	B. 4. 	C. 6. 	D. 2.
(Đề minh họa 2015)-Câu 37. Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat, natri stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) và glixerol. Có bao nhiêu triglixerit X thỏa mãn tính chất trên ?
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
(T1-tr77)-Câu 18: Có bao nhiêu trieste của glixerol chứa đồng thời 3 gốc axit C17H35COOH, C17H33COOH, C15H31COOH?
A. 1. 	B. 2. 	C. 3.	D. 5. 
(ktra-12)Câu 21: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp ba axit béo ở điều kiện thích hợp, số loại trieste tối đa có thể tạo ra là
A. 6.	B. 3.	C. 12.	D. 18.
 Giải: Để đơn giản ta kí hiệu gốc glixerol là và các gốc axit béo là R1, R2 và R3.
Số gốc axit béo trong 1 phân tử
Số tổ hợp (số cặp)
R1
R1
R1
Số đồng phân của một tổ hợp (cặp)
Tổng số đồng phân
3 gốc giống nhau
3: R1, R2, R3
R1
R1
R2
1: 
1´3 = 3
2 gốc giống nhau
1 gốc khác
3: R1-R2 , R1-R3, R2-R3
R2
R2
R1
R1
R2
R1
R2
R1
R2
4: , 
R2
R1
R3
R1
R3
R2
R1
R2
R3
 ,
4´3 = 12
3 gốc khác nhau
1: R1-R2-R3
3: , ,
3´1 = 3
Số triglixerit tối đa
3+12 + 3= 18
(T2-tr49-1.CĐ-12)*Câu 52: Cho các phát biểu:
(1) Tất cả các anđehit đều có cả tính oxi hóa và tính khử;
(2) Tất cả các axit cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng bạc;
(3) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch;
(4) Tất cả các ancol no, đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2.
Phát biểu đúng là
A. (2) và (4).	B. (3) và (4).	C. (1) và (3). 	D. (1) và (2).
(T2-tr50-14.KB-11)Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Trong phản ứng este hoá giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ –OH trong nhóm
 -COOH của axit và H trong nhóm -OH của ancol.
B. Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl axetat có
 mùi thơm của chuối chín.
C. Để phân biệt benzen, toluen và stiren (ở điều kiện thường) bằng phương pháp hoá học, chỉ cần 
 dùng thuốc thử là dung dịch brom.
D. Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công
 nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm.
(T3-tr49)-Câu 2: Phản ứng điều chế este là phản ứng thuận nghịch:
 RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O
 Để nâng cao hiệu suất của phản ứng điều chế este có thể thực hiện những biện pháp nào trong số những biện pháp sau ?
 (a) Dùng dung dịch axit H2SO4 loãng làm xúc tác sẽ điện li ra nhiều ion H+. 
 (b) Dùng dung dịch axit H2SO4 đặc làm xúc tác và hút được nhiều nước.
 (c) Lấy dư một trong hai chất axit cacboxylic hoặc ancol.
 (d) Cùng lấy tăng gấp đôi lượng axit cacboxylic và ancol.
 (e) Làm giảm nồng độ các chất sản phẩm.
 (f) Làm tăng nồng độ các chất sản phẩm. 
A. (b), (c), (e). 	B. (a), (c), (f).	
C. (b), (d), (f). 	D. (a), (d), (e).
(T2-tr50-16.KA-12)Câu 3: Cho các phát biểu sau:
	(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
	(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
	(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
	(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
	Số phát biểu đúng là
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
(T1-tr78-5.KA-08)Câu 42: Phát biểu đúng là:
A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
B. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
C. Phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol (rượu) khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
D. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol.
(T3-tr50-8.KB-13)Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo. (SGK12-tr8)
B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.
D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
(T2-tr49-10.CĐ-12)Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Ancol etylic tác dụng được với dung dịch NaOH.
B. Axit béo là những axit cacboxylic đa chức.
C. Etylen glicol là ancol no, đơn chức, mạch hở.
D. Este isoamyl axetat có mùi chuối chín.
(T1-tr79-16.CĐ-09)-Câu 18 : Phát biểu nào sau đây sai ?
	A. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
	B. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
	C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
 D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
(T1-tr79-14.KA-08)-Câu 35: Cho triolein (hay trioleoylglixerol) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
A. 5.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
(T2-tr50-18.KB-11)Câu 31: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây ?
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).	 B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường).
C. Dung dịch NaOH (đun nóng).	 D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
(T2-tr49- 5.CĐ-12)Câu 23: Cho các este: etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là
A. (1), (2), (3).	B. (1), (3), (4).	C. (2), (3), (5). 	D. (3), (4), (5).
2- Dự đoán công thức cấu tạo
(T2-tr48)Câu 10: Cho toluen tác dụng với dung dịch KMnO4 đun nóng, thu được muối của axit hữu cơ. Cho muối đó tác dụng với axit H2SO4 thu được axit hữu cơ X. Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 thu được ancol đa chức Y. Thực hiện phản ứng este hóa giữa X và Y thu được este Z không có khả năng tác dụng với Na kim loại. Công thức phân tử của Z là
A. C18H18O4.	B. C16H14O4.	C. C10H12O2.	D. C9H10O3.
(T1-tr78-4.KA-08)-Câu 14: Este X có các đặc điểm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;
- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).
Phát biểu không đúng là:
A. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.
B. Chất Y tan vô hạn trong nước.
C. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.
D. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
(Thi thử THPTQG-B.Giang 2016)-Câu 34: Este X hai chức, mạch hở có công thức phân tử C6H8O4 không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc, được tạo ra từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC không tạo ra được anken; Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Trong X có ba nhóm -CH3.
B. Chất Z không làm mất màu dung dịch brom.
C. Chất Y là ancol etylic.
D. Trong phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
 Giải: Chọn D. X là este hai chức mạch hở C6H8O4 (k = 3) Þ X là este chưa no (1 liên kết đôi C=C) hai chức. Biện luận:
 - Nếu X tạo bởi ancol đơn chức Y và axit cacboxylic không no (1 liên kết đôi C=C) hai chức Z.
 + Đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC không tạo anken Þ Y là CH3OH (ancol metylic).
 Z là axit không no (1 liên kết đôi C=C) hai chức (k = 3) là C4H4O4. 
 CTCT của Z (C2H2(COOH)2) là:
 HOOC-CH=CH-COOH hoặc CH2=C(COOH)2 (số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi).
 Công thức cấu tạo của este là: CH3OOC-CH=CH-COOCH3, hoặc CH2=C(COOCH3)2. 
 - Nếu X tạo bởi ancol không no hai chức Y (n ³ 4) và axit đơn chức Z.
 + Y có n = 4, không tác dụng với Cu(OH)2.
 Công thức phân tử C4H6(OH)2, ví dụ HO-CH2CH=CH-CH2-OH, Z là axit HCOOH.
 Công thức este (HCOO)2C4H6, không phù hợp vì este có phản ứng tráng gương.
(T3-tr51-14.KB-14)Câu 7: Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng ?
	A. Chất T không có đồng phân hình học.
	B. Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1 : 3.
	C. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.
	D. Chất Z làm mất màu nước brom.
(16pp-tr121-t.tự T2-tr48 câu 5) Câu 37: Chất X có công thức C11H20O4. X tác dụng với NaOH tạo ra muối của axit hữu cơ Y mạch không nhánh và hai ancol là etanol và propan-2-ol. 
 Phát biểu nào sau đây không đúng ? 
A. X là đieste. 	 
B. Từ Y có thể điều chế nilon-6,6.
C. Y là axit glutamic có công thức cấu tạo HOOC[CH2]4COOH.	 
D. Tên gọi của X là etyl isopropyl ađipat.
(T1-tr92-11.CĐ-08)-Câu 8: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ứng: 
 C4H6O4 + 2NaOH ® 2Z + Y.
 Để oxi hoá hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là
A. 44 đvC.	B. 58 đvC. 	C. 82 đvC. 	D. 118 đvC.
(ktra-12)Câu 5: Hai chất hữu cơ X, Y (MX < MY < 62 và đều tạo nên từ các nguyên tố C, H, O). Cả X và Y đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch NaOH sinh ra muối. Tỉ khối hơi của Y so với X là
A. 1,533. 	B. 1,304. 	C. 1,272. 	D. 1,363. 
(T2-tr52-31.CĐ-11)Câu 26: Hai chất hữu cơ X, Y có thành phần phân tử gồm C, H, O (MX < MY < 82). Cả X và Y đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch KHCO3 sinh ra khí CO2. Tỉ khối hơi của Y so với X có giá trị là
A. 1,47.	B. 1,61. 	C. 1,57. 	D. 1,91.
(T1-tr54-28.CĐ-2010)-Câu 33 : Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C2H4O2. Chất X phản ứng được với kim loại Na và tham gia phản ứng tráng bạc. Chất Y phản ứng được với kim loại Na và hoà tan được CaCO3. Công thức của X, Y lần lượt là
	A. HOCH2CHO, CH3COOH 	 B. HCOOCH3, HOCH2CHO
 C. CH3COOH, HOCH2CHO 	 D. HCOOCH3, CH3COOH 
(T1-tr54-27.CĐ-09)*-Câu 54: Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na; X tác dụng được với NaHCO3 còn Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là
	A. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO.	 B. C2H5COOH và HCOOC2H5.
	C. HCOOC2H5và HOCH2CH2CHO.	 D. HCOOC2H5 và HOCH2COCH3.
(T1-tr78-2.KB-07)-Câu 48: Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là
A. ancol metylic.	B. etyl axetat.	
C. ancol etylic. 	D. axit fomic.
(ktra-12)Câu 8: Thủy phân este có công thức phân tử C4H6O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Chất Y là
A. ancol etylic. 	B. axit axetic. 	
C. anđehit axetic. 	D. etyl axetat.
(T1-tr79-13.CĐ-08)-Câu 4: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là:
A. CH3-COOH, CH3-COO-CH3.	
B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.
C. H-COO-CH3, CH3-COOH.	
D. CH3-COOH, H-COO-CH3.
(THPT Hùng Vương-Quảng Bình)-Câu 9. Este X có tỉ khối hơi so với He bằng 21,5. Cho 17,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng, thu được dung dịch chứa 16,4 gam muối. Công thức của X là 
 A. C2H3COOCH3.	 B. CH3COOC2H3.	
 C. HCOOC3H5.	 D. CH3COOC2H5.
(T1-tr81-36.KB-09)-Câu 36: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng và với dung dịch AgNO3 trong NH3. Thể tích của 3,7 gam hơi chất X bằng thể tích của 1,6 gam khí O2 (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam X thì thể tích khí CO2 thu được vượt quá 0,7 lít (ở đktc). Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOCH3. 	B. O=CH-CH2-CH2OH.
C. HOOC-CHO.	D. HCOOC2H5.
(T2-tr49-8.CĐ-11)Câu 30: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H8O3. X có khả năng tham gia phản ứng với Na, với dung dịch NaOH và phản ứng tráng bạc. Sản phẩm thuỷ phân của X trong môi trường kiềm có khả năng hoà tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X có thể là
A. CH3CH(OH)CH(OH)CHO. 	
B. HCOOCH2CH(OH)CH3. 
C. CH3COOCH2CH2OH. 	
D. HCOOCH2CH2CH2OH.
(Thi thử Lê Hồng Phong 2017)-Câu 33: Hai chất hữu cơ X và Y đều có công thức phân tử C4H6O4. X tác dụng với NaHCO3, giải phóng khí CO2. Y có phản ứng tráng gương. Khi cho X hoặc Y tác dụng với NaOH đun nóng, đều thu được một muối và một ancol. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là:
	A. CH3-OOC-CH2-COOH và H-COO-CH2-CH2-OOC-H
	B. CH3-OOC-CH2-COOH và H-COO-CH2-OOC-CH3.
	C. HOOC-COO-CH2-CH3 và H-COO-CH2-COO-CH3.
	D. CH3-COO-CH2-COOH và H-COO-CH2-OOC-CH3. 
(T1-tr79-10.KB-2010)-Câu 1 : Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4. Thủy phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X là
 A. CH3OCO-CH2-COOC2H5.	B. C2H5OCO-COOCH3.
 C. CH3OCO-COOC3H7.	 D. CH3OCO-CH2-CH2-COOC2H5.
(T1-tr79-17.KA-09)-Câu 16: Xà phòng hóa một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là:
	A. CH2=CH-COONa, HCOONa và CHºC-COONa.
	B. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.
	C. HCOONa, CHºC-COONa và CH3-CH2-COONa.
	D. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.
(Đề ktr12 tr23) Câu 39: Este X có công thức phân tử C6H10O4. X không tác dụng với Na. Đun nóng X với NaOH thu được sản phẩm Y và Z. Y có thể phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam, Z không có phản ứng tráng gương. X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất trên ?
A. 1. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 2. 
(T2-tr50-12.KA-12)Câu 20: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
	(a) X + 2NaOH ® X1 + X2 + H2O	
 (b) X1 + H2SO4 ® X3 + Na2SO4
	(c) nX3 + nX4 ® nilon-6,6 + 2nH2O	
 (d) 2X2 + X3 ® X5 + 2H2O
	Phân tử khối của X5 là
A. 198. 	B. 202. 	C. 216. 	D. 174.
(T2-tr50-13.CĐ-12)*Câu 60: Cho các phản ứng sau: 
 X + 2NaOH 2Y + H2O (1)
 Y + HCl (loãng) ¾® Z + NaCl (2)
Biết X là chất hữu cơ có công thức phân tử C6H10O5. Khi cho 0,1 mol Z tác dụng hết với Na (dư) thì số mol H2 thu được là
A. 0,20.	B. 0,15.	C. 0,10.	D. 0,05
(T2-tr45-2.KB-11)Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng: 
 (1) X + O2 axit cacboxylic Y1.
 (2) X + H2 ancol Y2. 
 (3) Y1 + Y2 Y3 + H2O
 Biết Y3 có công thức phân tử C6H10O2. Tên gọi của X là
A. anđehit acrylic. 	B. anđehit propionic.	 
C. anđehit metacrylic. 	D. anđehit axetic.
(T3-tr50-5.CĐ-14)Câu 11: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
	X + NaOH Y + Z 
	Y (rắn) + NaOH (rắn) CH4 + Na2CO3 (xem điều chế metan trong PTN- SGK11-tr114).
	Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
	Chất X là 
A. etyl fomat.	B. metyl acrylat.	C. vinyl axetat.	D. etyl axetat.
(T3-tr50-6.KA-13)Câu 23: Cho sơ đồ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_truong_thpt_lu.doc