Đề kiểm tra thử học kì I môn Hóa học Lớp 12

Đề kiểm tra thử học kì I môn Hóa học Lớp 12

Câu 1: Glucozơ có công thức phân tử là

A. C12H22O11. B. C6H12O6. C. C6H10O5. D. C5H10O5.

Câu 2: Chất nào sau đây không phải là este?

A. HCOOCH3 .B. CH3COOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOH.

Câu 3: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 4: Thủy phân hỗn hợp hai este gồm metyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, sau phản ứng thu được

A. 1 muối và 2 ancol. B. 2 muối và 1 ancol. C. 1 muối và 1 ancol. D. 2 muối và 2 ancol.

Câu 5: Công thức hóa học của tripanmitin là

A. (C15H31COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5. C. (C17H35COO)3C3H5. D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu 6: Cho các chất sau: xenlulozơ, axit aminoaxetic, Ala-Gly-Glu, etyl propionat. Số chất có phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 7: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Nilon-6,6. B. Xenlulozơ. C. Protein. D. Polibutađien.

Câu 8: Trong số các kim loại sau, kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

A. Cr. B. Hg. C. Li. D. W.

Câu 9: Cho hỗn hợp gồm 12,8 gam Cu và 11,2 gam Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là A. 11,20. B. 8,96. C. 4,48. D. 6,72.

Câu 10: Fructozơ không phản ứng với

A. Cu(OH)2/OH-. B. nước brom. C. H2/Ni (đun nóng). D. dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng).

Câu 11: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học trong dung dịch?

A. Fe + Cu(NO3)2. B. Zn + Fe(NO3)2. C. Ag + Fe(NO3)3. D. Cu + AgNO3.

Câu 12: Thể tích (ml) dung dịch HCl 2M cần dùng để phản ứng vừa đủ với 41,385 gam anilin là

A. 222,5. B. 445,0. C. 232,5. D. 465,0.

Câu 13: Cho các phát biểu sau:

 

doc 6 trang phuongtran 3030
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra thử học kì I môn Hóa học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ 1 (THỬ)
Câu 1: Glucozơ có công thức phân tử là
A. C12H22O11.	B. C6H12O6.	C. C6H10O5.	D. C5H10O5.
Câu 2: Chất nào sau đây không phải là este?
A. HCOOCH3	.B. CH3COOCH3.	C. HCOOC2H5.	D. CH3COOH.
Câu 3: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là 
A. 4. 	B. 1. 	C. 3. 	D. 2. 
Câu 4: Thủy phân hỗn hợp hai este gồm metyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, sau phản ứng thu được
A. 1 muối và 2 ancol.	B. 2 muối và 1 ancol.	C. 1 muối và 1 ancol.	D. 2 muối và 2 ancol.
Câu 5: Công thức hóa học của tripanmitin là
A. (C15H31COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5. C. (C17H35COO)3C3H5.	D. (C17H31COO)3C3H5.
Câu 6: Cho các chất sau: xenlulozơ, axit aminoaxetic, Ala-Gly-Glu, etyl propionat. Số chất có phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) là	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 7: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Nilon-6,6.	B. Xenlulozơ.	C. Protein.	D. Polibutađien.
Câu 8: Trong số các kim loại sau, kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Cr.	B. Hg.	C. Li.	D. W.
Câu 9: Cho hỗn hợp gồm 12,8 gam Cu và 11,2 gam Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là	A. 11,20.	B. 8,96.	C. 4,48.	D. 6,72.
Câu 10: Fructozơ không phản ứng với
A. Cu(OH)2/OH-. B. nước brom. C. H2/Ni (đun nóng).	D. dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng).
Câu 11: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học trong dung dịch?
A. Fe + Cu(NO3)2.	B. Zn + Fe(NO3)2.	C. Ag + Fe(NO3)3.	D. Cu + AgNO3.
Câu 12: Thể tích (ml) dung dịch HCl 2M cần dùng để phản ứng vừa đủ với 41,385 gam anilin là
A. 222,5.	B. 445,0.	C. 232,5.	D. 465,0.
Câu 13: Cho các phát biểu sau:
(a). Công thức hóa học của xenlulozơ là [C6H7O2(OH)3]n.
(b). Tinh bột là hỗn hợp của amilozơ và amilopectin.
(c). Phân tử saccarozơ được cấu tạo bởi hai gốc glucozơ.
(d). Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân của nhau.
Số phát biểu đúng là	A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Câu 14: Xà phòng hóa este X bằng dung dịch NaOH, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức cấu tạo của X là	A. C2H3COOC2H5.	B. C2H5COOCH3.	C. CH3COOCH3.	D. CH3COOC2H5.
Câu 15: Phân tử khối trung bình của một loại PE bằng 398300. Hệ số polime hóa của loại PE đó là
A. 2122.	B. 14225.	C. 4737.	D. 6373.
Câu 16: Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH trong dung dịch, đun nóng?
A. Lòng trắng trứng.	B. Metylamin.	C. Gly-Ala-Gly.	D. Glyxin.
Câu 17: Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam metyl axetat bằng dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là	A. 11,0.	B. 6,8.	C. 9,6.	D. 8,2.
Câu 18: Dung dịch trong nước của chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. Glyxin.	B. Amoniac.	C. Đimetylamin.	D. Axit glutamic.
Câu 19: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại ở trạng thái lỏng?
A. Glyxin.	B. Metylamin.	C. Đimetylamin.	D. Anilin.
Câu 20: Polime nào sau đây không được dùng làm chất dẻo?
A. Poli(vinyl clorua). B. Poliacrilonitrin. C. Polietilen.	D. Poli(metyl metacrylat).
Câu 21: Cho các phát biểu sau:
(a). Polietilen được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu điện, bình chứa,...
(b). Polipeptit và nilon-6,6 có chứa các loại nguyên tố hoá học giống nhau.
(c). Tơ visco, tơ tằm có nguồn gốc từ polime thiên nhiên.
Số phát biểu sai là	A. 0.	B. 2.	C. 1.	D. 3.
Câu 22: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình: A. Sn bị ăn mòn điện hóa. 	B. Fe bị ăn mòn điện hóa.
C. Fe bị ăn mòn hóa học. 	D. Sn bị ăn mòn hóa học.
Câu 23: Cho sơ đồ phản ứng trong dung dịch: GlyxinX Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, X, Y là các chất hữu cơ và NaOH dùng dư. Công thức phân tử của Y là
A. C3H6O2NNa.	B. C2H5O2NNaCl.	C. C2H4O2NNa.	D. C2H6O2NCl.
Câu 24: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân etyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và ancol etylic.
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
(c) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được hỗn hợp α-amino axit.
(d) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2. 
Số phát biểu đúng là	A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 25: Este C4H6O2 thủy phân trong môi trường axit thu được hỗn hợp không tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo thu gọn của este là
A. HCOO-CH=CH-CH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CH-COO-CH3	D. HCOO-CH2-CH=CH2.
Câu 26: Chia m gam glucozơ thành 2 phần. Phần 1 cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư (đun nóng), hiệu suất 90%, thu được 9,72 gam Ag. Phần 2 cho lên men etylic với hiệu suất 80%, thu được 0,5376 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là	A. 18,0.	B. 20,7.	 	C. 11,7.	D. 14,4.
Câu 27: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là
A. Mg, Fe, Al. 	B. Fe, Mg, Al. 	C. Fe, Al, Mg. 	D. Al, Mg, Fe.
Câu 28: Cho hỗn hợp gồm valin và axit glutamic (có tỉ lệ mol tương ứng là 2: 1) tác dụng với 198 ml dung dịch KOH 2M (dùng dư 10% so với lượng phản ứng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa m gam chất tan. Giá trị của m là A. 61,024.	B. 49,708.	C. 61,416.	D. 49,986.
Câu 29: Thủy phân chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm axit oleic và axit linoleic. Đốt hoàn toàn m gam X cần 53,088 lít O2 (đktc), thu được 38,304 lít CO2 (đktc). Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 180.	B. 90.	C. 60.	D. 150.
Câu 30: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu
Thí nghiệm
Hiện tượng
X
Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
Tạo dung dịch có màu xanh lam
Y
Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 
Tạo dung dịch màu xanh lam
Z
Tác dụng với quỳ tím
Quỳ tím chuyển màu xanh
T
Tác dụng với nước Brom
Có kết tủa trắng
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. fructozơ, amilopectin, amoniac, alanin.	B. saccarozơ, triolein, lysin, anilin.
C. saccarozơ, tristearin, etylamin, glyxin.	D. glucozơ, xenlulozơ, etylamin, anilin.
Câu 31: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Cu + dung dịch FeCl3. 	B. Fe + dung dịch HCl. C. Fe + dung dịch FeCl3. D. Cu + dung dịch FeCl2.
Câu 32: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
	A. Mg	B. Al	C. Zn	D. Fe
Câu 33: Để khử mùi tanh của cá người ta thường rửa cá với
A. Giấm	B. Nước muối	C. Nước lạnh	D. Nước sôi
Câu 34: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=C(CH3)COOCH3. 	B. CH2 =CHCOOCH3. C. C6H5CH=CH2. 	D. CH3COOCH=CH2.
Câu 35: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước được gọi là phản ứng A. trao đổi. 	B. nhiệt phân. 	C. trùng hợp. 	D. trùng ngưng.
Câu 36: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit ?
	A. 1 chất. 	B. 2 chất. 	C. 3 chất. 	D. 4 chất. 
Câu 37: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là A. 9,9 gam.	B. 9,8 gam.	C. 7,9 gam.	D. 9,7 gam.
Câu 38: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch KOH và dung dịch HCl. 	B. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
C. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4 . 	D. dung dịch KOH và CuO.
Câu 39. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là 
	A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2. 	B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. 	
	C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. 	D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2. 
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn amin no đơn chức X, thu được 16,8 lít CO2 ; 2,8 lít N2 (đktc) và 20,25 g H2O. Công thức phân tử của X là
 A. C4H9N.	B. C3H7N.	C. C2H7N.	D. C3H9N.
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 
MÔN: HÓA HỌC Lớp 12
Câu 1: Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của 
	A amin. 	B xeton. 	C ancol. 	D anđehit. 
Câu 2: Đun nóng 6,00 gam CH3COOH với 5,06 gam C2H5OH (H2SO4 đặc xúc tác) thu được 6,6 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là A 75,00%.	 B 68,18%.	C 89,19%.	D 81,08%.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,2 mol CO2 và 0,05 mol N2. Số đồng phân cấu tạo bậc 1 của X là A 4.	B 1.	C 2.	D 6.
Câu 4: Phân tử khối trung bình của PE là 420.000 đvC, của PVC là 750.000 đvC. Hệ số trùng hợp của PE và PVC lần lượt là: A 15.000 và 26.786.	B 15.000 và 12.000.	C 12.000 và 15.000.	D 12.000 và 26.786.	
Câu 5: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
	A 2.	B 5.	C 4.	D 1.
Câu 6: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?
	A Bông.	B Tơ tằm.	C Tơ visco. 	D Tơ nilon-6,6. 
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và sacarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được a mol CO2. Giá trị của a là A 0,11520.	 B 0,05625. 	C 0,11250. 	D 0,2250. 
Câu 8: Dãy các kim loại đều tác dụng với nước ở điều kiện thường là
A. Fe, Na, K	B. Na, Ba, Al	C. K, Ba,Na	D. Al, Fe, K
Câu 9: Cho các chất sau xenlulozơ, tinh bột, Gly-Ala, anbumin, glucozơ, sacarozơ, glixerol, andehit axetic và axit axetic. Số chất trong dãy tác dụng với Cu(OH)2 /OH- ở nhiệt độ thường là A. 5 B. 6	C. 4 	D. 7
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol etyl amin ( C2H5NH2), sinh ra V lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của V là
	A 1,12.	B 8,96.	C 4,48.	D 2,24.	
Câu 11: Tinh bột, Saccarozơ, xenlulozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
	A trùng ngưng.	B tráng gương.	C thủy phân. D hòa tan Cu(OH)2.
Câu 12: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
	A phenol. 	B este đơn chức.	C glixerol. 	D ancol đơn chức. 
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
	A Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.	B Chất béo không tan trong nước.
	C Chất béo là este đơn chức của glixerol với axit béo. D Chất béo được gọi là triglixerit.
Câu 14: Công thức cấu tạo của polietilen là
	A (-CH2-CHCl-)n.	B (-CH2-CH=CH-CH2-)n. C (-CF2-CF2-)n.	D (-CH2-CH2-)n.
Câu 15: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng
	A trùng ngưng.	B thủy phân.	C trùng hợp.	D xà phòng hóa.
Câu 16: Phản ứng nào sau đây không xãy ra
A. Fe + FeCl3	B. Cu + FeCl2	D. AgNO3 + FeCl3 	D. Fe+ ZnCl2
Câu 17: Kim loại nào sau đây dẻo nhất ? A. Vàng	B. Bạc	C. Đồng	D. Nhôm
Câu 18: Số este có công thức phân tử C4H8O2 là A 4. 	B 2. 	C 6. 	D 3. 
Câu 19: Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là
	A (H2N)2C4H7COOH.	B H2NC3H6COOH. C H2NC3H5(COOH)2.	D H2NC2H4COOH.
Câu 20: Hợp chất X có công thức cấu tạo HCOOCH3. X có tên gọi nào sau đây?
A. Etyl fomat.	B. Metyl fomat.	C. Axit axetic.	D. Metyl axetat.
Câu 21: Cho 8,8 gam etyl axatat tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là A 10,4 gam. B 3,28 gam.	C 5,12 gam.	D 8,2 gam.
Câu 22: Loại cacbohiđrat nào có nhiều nhất trong mật ong?
A. tinh bột.	B. mantozơ.	C. fructozơ.	D. xenlulozơ.. 
Câu 23: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 60 gam kết tủa và dung dịch X. Giá trị của m là
	A 90,0.	B 75,6.	C 64,8.	D 72,0.
Câu 24: Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là
	A C2H5COOCH3.	B HCOOC2H5.	C CH3COOCH3.	D C2H5COOC2H5.
Câu 25: Cho hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe và 4,8 gam Mg, tác dụng với 250ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m (g) kim loại. Giá trị của m là A. 18,8 gam B. 17,2 gam	C. 16 gam	D. 19,2 gam
Câu 26: Chất nào thuộc loại polisaccarit trong các chất sau?
A. saccarozơ.	B. tinh bột.	C. fructozơ.	D. glucozơ.
Câu 27: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
	A dung dịch NaOH. B Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. C dung dịch NaCl.	D dung dịch HCl.
Câu 28: Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là A 6. 	B 4. 	C 3. 	D 5. 
Câu 29: Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là
A. 3.	B. 5.	C. 4.	D. 2.
Câu 30: Công thức thu gọn của benzyl axetat là
A. CH3COOCH2C6H5.	B. CH3COOC6H5.	C. HCOOCH3.	D. CH3COOCH3
Câu 31: Glucozơ không có được tính chất nào dưới đây?
	A Tính chất của nhóm andehit.	B Tính chất ancol đa chức.
	C Lên men tạo rượu etylic.	D Tham gia phản ứng thủy phân.
Câu 32: Xà phòng hóa 22,2 gam hỗn hợp hai este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 đã dùng hết 200 ml dung dịch NaOH. Nồng độ mol của dung dịch NaOH là A 1,50M.	B 0,75M.	C 0,06M. 	D 0,67M.
Câu 33: Dãy điện hóa của kim loại được sắp xếp theo chiều
A. Tăng dần tính khử của kim loại, giảm dần tính OXH của ion kim loại
B. Giảm dần tính khử của kim loại, tăng dần tính oxh của ion kim loại
C. Giảm dần tính khử của kim loại, giảm dần tính oxh của ion kim loại
D. Tăng dần tính khử của kim loại, tăng dần tính oxh của ion kim loại
Câu 34: Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic(Y), amin (Z), este của aminoaxit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung dịch HCl là
	A X, Y, Z.	B X, Y, T.	C X, Y, Z, T.	D Y, Z, T.
Câu 35: Tính chất vật lí chung của kim loại được quyết định do
A. Các electron tự do có trên bề mặt kim loại B. Các proton có trong mạng tinh thể
C. Do kim loại có ít electron lớp ngoài cùng D. kim loại có tính khử 
Câu 36: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là
	A tinh bột.	B saccarozơ. 	C xenlulozơ.	D glicogen.
Câu 37: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
T
Quỳ tím
Quỳ tím chuyển màu xanh
Y
Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng
Kết tủa Ag trắng sáng
X, Y
Cu(OH)2
Dung dịch xanh lam
Z
Nước brom
Kết tủa trắng
X, Y, Z, T lần lượt là:
	A Etylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin.	B Anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ.	
	C Saccarozơ, glucozơ, anilin, etylamin. 	D Saccarozơ, anilin, glucozơ, etylamin.
Câu 38: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 1 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val), 1 mol axit glutamic (Glu) và 1 mol Lysin (Lys). Thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp chứa: Gly-Lys; Val-Ala; Lys-Val; Ala-Glu và Lys-Val-Ala. Xác định cấu tạo của X?
A. Gly-Lys-Val-Ala-Glu B. Glu-Lys-Val-Ala-Gly C. Gly-Lys-Ala-Val-Glu D. Lys-Val-Ala-Glu-Gly 
 Câu 38: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là: A 18,72 gam. B 18,38 gam. 	C 14,12 gam. 	D 17,80 gam. 
Câu 39: Cho các phát biểu sau:
(a) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(b)Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.
(c) Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng H2
(d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bảo hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
(e) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.
(g) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt. 
	Số phát biểu đúng làA 4.	B 3.	C 2.	D 5.
Câu 40: Đốt chày hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo từ axit cacboxylic và ancol, MX < MY < 150), thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 1 muối và 3,14 gam hỗn hợp ancol Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong E là
	A. 29,63%. 	B. 62,28%. 	C. 40,40%. 	D. 30,30%.
Câu 41: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh
thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaC bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
	A. 5. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 4.
Câu 42: Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở đều tạo từ axitcacboxylic và ancol: X (no đơn chức), Y (không no, đơn chức, phân tử có hai liên kết pi) và Z (no, hai chức). Cho 0,58 mol E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 38,34 gam hỗn hợp 3 ancol cùng dãy đồng đẳng và 73,22 gam hỗn hợp T gồm 3 muối của 3 axit cacboxylic. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,365 mol O2, thu được Na2CO3, H2O và 0,6 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 6. 	B. 7. 	C. 5 	D. 8.
Câu 43. Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol
(a) 	(c) 
(b) 	(d) 
Biết X có công thức phân tử C6H10O4 và chứa hai chức este; X1, X2 đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử và khối lượng mol của X1 nhỏ hơn khối lượng mol của X2. Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Phân tử khối của X4 là 60. 	B. X5 là hợp chất hữu cơ tạp chức. 
C. X6 là anđehit axetic. 	D. Phân tử X2 có hai nguyên tử oxi.
Câu 44. Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được ứng dụng làm cửa kính ô tô.
(b) Quá trình làm rượu vang từ quả nho xảy ra phản ứng lên men rượu của glucozơ.
(c) Khi ngâm trong nước xà phòng có tính kiềm, vải lụa làm bằng tơ tằm sẽ nhanh hỏng.
(d) Khi rớt axit sunfuric đặc vào vải cotton (sợi bông) thì chỗ vải đó sẽ bị đen rồi thủng.
(e) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do liên kết C=C của chất béo bị oxi hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 2. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 45. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol, MX < MY < 150) thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol Z và 6,76 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 50,34%. 	B. 60,40%. 	C. 44,30%. 	D. 74,50%.
Câu 46. Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol: X (no, đơn chức), Y (không no, đơn chức, phân tử có hai liên kết pi) và Z (no, hai chức). Cho 0,2 mol E phản ứng vừa đủ
với dung dịch NaOH, thu được 12,88 gam hỗn hợp ba ancol cùng dãy đồng đẳng và 24,28 gam hỗn
hợp T gồm ba muối của ba axit cacboxylic. Đốt cháy toàn bộ T cần vừa đủ 0,175 mol O2, thu được
Na2CO3, CO2 và 0,055 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị
nào sau đây?
	A. 9. 	B. 12. 	C. 5. 	D. 6.
Câu 47: Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) 
(b) 
(c) 
(d) 
Biết X là hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa một loại nhóm chức. Khi đốt cháy hoàn toàn X2, sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và Na2CO3. Phân tử khối của X4 là
	A. 118. 	B. 90. 	C. 138. 	D. 146.
Câu 48: Cho 7,34 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol,
MX < MY < 150) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được ancol Z và 6,74 gam hỗn hợp muối T.
Cho toàn bộ lượng Z tác dụng với Na dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn T, thu
được H2O, Na2CO3 và 0,05 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là
	A. 40,33%. 	B. 35,97%. 	C. 81,74%. 	D. 30,25%.
Câu 49: Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol, trong đó hai este có
cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Xà phòng hóa hoàn toàn 7,76 gam X bằng dung dịch NaOH
vừa đủ thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp Z gồm
hai muối. Cho toàn bộ Y vào bình đựng kim loại Na dư, sau phản ứng có khí thoát ra và khối lượng
bình tăng 4 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 0,09 mol O2, thu được Na2CO3 và 4,96 gam hỗn hợp
CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối nhỏ nhất trong X là
	A. 19,07%.	B. 77,32%. 	C. 15,46%. 	D. 61,86%.
Câu 50: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
Cho biết: X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C10H10O4; X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X5 là
A. 118. 	B. 194. 	C. 222. 	D. 202.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_thu_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_12.doc